What's new

Hà Nội - TP HCM - Cà Mau, 60 ngày lang thang xe đạp.

Chào các bác.
Hè năm nay, em có tham gia hành trình đạp xe từ Hà Nội vào TP HCM cùng 1 nhóm. Bọn em ở Hà Nội đi từ 30/6 đến 30/7 thì đến TP HCM. Đến TP HCM đoàn chia thành nhiều nhóm, nhóm đi xe máy đến Cà Mau, nhóm đi xe đạp đến Cà Mau, nhóm lên Tây Nguyên,... Nghĩ đến TP HCM rồi, mà vẫn còn được nghỉ 1 tháng nữa nên em cũng đi Cà Mau, mà đi 1 mình. Từ lúc đọc quyển "Xách ba lô lên và đi" của Huyền Chip, và đặc biệt là quyển "Tôi là một con lừa" của chị Nguyễn Phương Mai, em luôn muốn có những chuyến đi như thế, kiểu vừa đi vừa trải nghiệm văn hóa và cuộc sống ở những nơi mình đi qua ấy ạ. Thế là em quyết định độc hành từ TP HCM đến Cà Mau, đơn giản thế thôi.

Vì hành trình từ Hà Nội và TP HCM đã xong cách đây hơn 1 tháng rồi nên bây giờ em không nhớ rõ từng sự việc diễn ra trong thời gian ấy. Tất nhiên, việc ăn, ở, sinh hoạt, đạp xe,.... của gần 150 con người cũng có nhiều chuyện để nói lắm, nhưng giờ em chưa thể nhớ lại hết để kể với các bác được. Vì thế, em sẽ tập trung vào hành trình của em từ TP HCM đến Cà Mau.

NGÀY ĐẦU TIÊN: TP HCM - BẾN TRE.

yA2URvN.jpg

Bữa sáng ngày đầu tiên ở TP HCM - bánh cuốn. Bát ớt để chụp cho đẹp thôi chứ em không ăn được cay.

Vì đi một mình nên em cứ đi từ từ, vừa đi vừa ngắm đường. Đi với nhóm cũng có cái hay, chỉ có cái là trên đường phải tập trung để theo kịp tốc độ của đoàn. Mà đoàn em toàn người khỏe nên đạp như gió, em phải cong mông lên mới đuổi kịp. Vì thế nên không có nhiều thời gian ngắm cảnh trên đường. Giờ thì thoải mái hơn.

IMG_2256.jpg


Mà đường hôm ấy sao vắng thế, cứ như có mỗi em đi trên đường ấy. Thỉnh thoảng mới có cái ô tô đi qua. Đang sướng, đi thêm 1 đoạn nữa gặp cái trạm thu phí mới biết đi vào đường cao tốc. Khổ, cái tội mải ngắm cảnh mà không để ý đường.

IMG_2251.jpg


Lại hì hục xách xe xuống đường dành cho xe đạp.

IMG_2252.jpg


Xách xe xuống xong, em ngồi nghỉ luôn ở cái quán nước đằng sau 1 lúc. Từ lúc đi đến giờ cũng được gần 2h rồi.

IMG_2253.jpg


Nghỉ xong, đi tiếp. Đi được 1 đoạn nữa thì em gặp 1 cái sông.

kiup9kc.jpg


Em cứ chạy theo ggmap, đến đoạn này gg nó vẫn chỉ đi thẳng tiếp. Nhìn lên trên đúng là đi thẳng tiếp được, mà đấy là đường dành cao tốc, cái đường lúc nãy em đi nhầm vào ấy. Mẹ, đi được gần nửa đường rồi, chẳng lẽ giờ lại quay lại? Bên cạnh có một cái đường nhỏ, mà em không biết nó dẫn đi đâu (lúc này em vẫn chưa có kinh nghiệm dùng ggmap). Nhìn thấy có cái nhà ở gần đấy, em chạy lại hỏi đường. Bác ấy bảo cứ đi theo cái đường nhỏ dọc bờ sông ấy thì đến thị trấn Bến Lức, đi tiếp sẽ đến được Tiền Giang.

Cái đường bên cạnh bờ sông nó như thế này:

IMG_2265.jpg


IMG_2266.jpg


Đi hết con đường nhỏ ấy em cũng đến được thị trấn Bến Lức, Long An.

IMG_2267.jpg


Dừng lại mua túi nước đậu nành, tiện em hỏi cái tượng này tên gì. Chị bán hàng bảo chị ấy bán ở đây lâu nhưng cũng không biết, chỉ biết mọi người gọi là tượng Bà cầm cờ

IMG_2273.jpg
 
Last edited:
NGÀY 2: GẶP THỔ ĐỊA Ở TRÀ VINH (TIẾP VÀ HẾT)

Sau khi đến bưu điện Trà Vinh, em gọi cho Phúc. Đợi 1 lúc thì Phúc đến. Ấn tượng đầu tiên của em, Phúc là một người khá lịch sự và gọn gàng.
Nhà Phúc đang sửa nên Phúc dẫn em về nhà bà ngoại của bạn ấy. Nhà bà ngoại Phúc bán nội thất, rất rộng và đẹp. Thực sự hôm đấy em không thoải mái lắm, vì trước giờ toàn ở những chỗ "bình dân", hôm nay ở một chỗ vừa đẹp vừa lịch sự thế này, hơn nữa nhìn em lúc đấy vừa bẩn vừa lôi thôi nên cũng hơi ngại. Nhưng thấy Phúc nhiệt tình, với cả giờ đi tìm chỗ ngủ khác cũng khó nên em ở lại, dù sao cũng chỉ một đêm thôi.

IMG2544.jpg


Tắm bằng cái vòi xịt nước nhỏ xong em mới biết cái bồn này dùng để tắm.

- Ngọc Anh tắm rửa đi rồi đi mình đưa Ngọc Anh đi dạo.
- Ok, đợi mình tí.

- Đây là chợ Trà Vinh, Ngọc Anh ăn tối chưa?
- Lúc chiều mình có ăn bún rồi. Bún nước lèo ấy.
- Ngọc Anh ăn ở đâu thế?
- Mình ăn ở trên đường vào thành phố Trà Vinh.
- Thế à, để mai mình dẫn Ngọc Anh đi ăn bún nước lèo đầy đủ ở đây. Còn bây giờ Ngọc Anh ăn tạm cái gì đi đã.

- Chú ơi, cho con .... Ngọc Anh ăn gì?
- Ở đây có gì hả Phúc?
- Có hủ tiếu, phở, bún,.....
- Cho mình bát phở đi.
- Cho con một bát phở với một cốc trà đá chú ơi.
- Phúc không ăn gì à?
- Mình vừa ăn rồi, với lại tháng này mình đang ăn chay?
- Phúc ăn chay?
- Ừ, chỉ tháng này thôi, mình theo đạo mà.

- Ăn xong rồi, giờ mình đi dạo chút rồi về nhé.
- Ok.

- Ở Trà Vinh có đặc sản gì hả Phúc?
- Đặc sản Trà Vinh thì có bún nước lèo, bún suông, bánh canh Bến Có, dừa sáp. Bây giờ tối rồi, để mai mình dẫn Ngọc Anh đi ăn sau. À, không biết bây giờ còn bán dừa sáp ko? Dừa sáp thịt của nó mềm và dày hơn dừa bình thường, nước cũng ngọt hơn nữa.

Đi một lúc cũng tìm được một quán bán sinh tố dừa sáp chứ không phải dừa sáp các bác ạ. Ăn thịt (cùi) của nó mềm, có cảm giác như ăn cơm ấy.

- Lúc đi vào Trà Vinh, mình thấy mấy cái chùa. Chùa ở đây rộng và đẹp thật.
- Đúng rồi Ngọc Anh. Những chùa đấy đêu của người Khmer đấy. Người Khmer ở Trà Vinh đông thứ 2 trên cả nước, khoảng 30% dân số. Có những huyện như Trà Cú, người Khmer chiếm khoảng 70%. Vì thế nên Trà Vinh vẫn giữ được một số nét văn hóa đặc trưng của người Khmer. Ở Trà Vinh có khoảng 150 ngôi chùa, chùa nào cũng rộng trên dưới 1 hecta. Bây giờ tối rồi, mình chỉ đi qua thôi, để sáng mai Phúc dẫn Ngọc Anh đến mấy ngôi chùa nổi tiếng ở đây.
- Ok.

IMG_2547.jpg
 
Last edited:
NGÀY 3: GẶP BỢM NHẬU Ở TIỂU CẦN, TRÀ VINH.

Sáng, em bắt đầu tour du lịch Trà Vinh, với xế kiêm hướng dẫn viên - Phúc.
Đầu tiên, em qua chợ Trà Vinh.

IMG_2588.jpg


IMG_2557.jpg


Chợ ở đây rộng lắm, chia làm nhiều khu riêng biệt: khu bán đồ ăn; khu bán gia vị; khu bán hải sản; khu bán rau, củ, quả; khu bán thịt và khu bán đồ khô.

Một gian hàng bán mắm. Mắm ở đây thì nhiều bạt ngàn luôn.

IMG_2575.jpg


Đây là mắm prohok, còn có tên khác là bò hóc, một loại mắm của người Khmer với nguyên liệu chính là cá nước ngọt.

IMG_2574.jpg


Khu đồ tươi, hải sản.

IMG_2585.jpg


Mấy con trong chậu đỏ là con ba khía các bác ạ.

IMG_2578.jpg


Em cứ tưởng mực ở Bến Tre là to lắm rồi, mà mực ở đây còn to hơn. Có con phải bằng cái bắp chân của em.

IMG_2586.jpg


Khu bán rau, củ, quả.

IMG_2581.jpg


Quả dưa hấu non, ở quê em gọi là dưa chánh, thường bỏ đi, còn ở đây dùng để nấu ăn.

IMG_2577.jpg


Loại rau này em quên tên rồi, mà ăn nó giòn giòn và có vị hơi giống rau má.

IMG_2580.jpg
 
Một gian hàng bán đồ khô. Đồ khô ở đây đủ loại luôn, từ cá khô, mực khô đến ... nhiều thứ nữa em không biết =))

IMG_2591.jpg


Một gian hàng bán thịt.

IMG2589.jpg


Khu ăn uống.

IMG2592.jpg


Bánh này là bánh vá. Gọi là vậy vì bánh có hình giống cái vá.

IMG_2594.jpg


- Bây giờ, Ngọc Anh sẽ được ăn một bát bún nước lèo đầy đủ.

IMG_2561.jpg


IMG_2562.jpg


1 suất bún nước lèo đầy đủ nó như thế này các bác ạ. Cái bát màu tím là bông súng.

IMG_2563.jpg


Còn Phúc thì ăn hủ tiếu chay.

IMG_2565.jpg


Em phải cố ăn mãi mới hết. Kiểu này chắc trưa khỏi ăn cơm luôn.

- Rồi, ăn hết luôn ha.
- Dạ, bún ngon mà nhiều đồ ăn kèm quá bác ạ.
- Một suất bún nó thế mà con. Nếu con ăn mỗi bát bún thì chỉ có 10.000 thôi à, ăn thêm đĩa thịt heo thì 10.000 nữa, 2 cái chả với 2 miếng chả tôm cũng thế.
 
Last edited:
- Phúc , dừng lại chờ mình một tí.
- Chụp hình đúng không?
- Yeah :)

IMG_2598.jpg


Đại học Trà Vinh rộng thật,chắc phải gấp mấy lần trường em :)). Đối diện là 1 trường đại học dành cho người Khmer, cũng rộng không kém.

IMG_2600.jpg


IMG2601u9Pwc.jpg


Tiếp, em và Phúc đến một ngôi chùa theo đạo Cao Đài. Cả gia đình Phúc đều theo đạo này.

IMG26022WzrA.jpg


IMG_2609.jpg


IMG_2607.jpg


Chùa có một bệnh xá khám, chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn.

IMG2608.jpg


Một ngôi chùa trên đường.

IMG2612.jpg


IMG2613.jpg
 
Last edited:
Tiếp, em và Phúc đến ao Bà Om.

- Phúc có biết sao lại gọi là ao Bà Om không?
- À, có một điển tích như thế này. Ngày xưa, khi người phụ nữ ở đây vẫn chưa được coi trọng, đàn ông có quyền quyết định hầu hết mọi việc. Một ngày, có một người phụ nữ không chấp nhận cuộc sống như thế, đã đứng lên để thách thức những người đàn ông ở đây cùng đào một cái ao, bên nào làm xong nhanh hơn thì thắng. Nhóm đàn ông đồng ý, và cũng rất chủ quan. Nhóm phụ nữ, biết sức mình không bằng đàn ông nên đã làm ngày đêm, dưới sự lãnh đạo của bà Om. Họ còn dùng một mẹo nữa là đắp đất xung quanh ao cao lên để tạo cảm giác đào được sâu hơn. Sáng hôm sau, nhóm đàn ông chấp nhận thua. Từ đấy ao này có tên là ao Bà Om.

IMG_2618.jpg


Xung quanh ao có những gốc cây lộ cả phần rễ trên mặt đất.

IMG_2619.jpg


IMG_2624.jpg


Vì có thể gây nguy hiểm khi đi ở đây trong trời tối nên chính quyền đã đắp thêm đất vào đất ở đây. Trước đây cái rễ cây này có thể đứng lọt một người cao khoảng 1m6, theo lời Phúc.

IMG_2623.jpg


Tranh thủ tự sướng :))

IMG_2626.jpg


Bên cạnh ao Bà Om có một ngôi chùa. Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Trà Vinh cũng như miền Tây. Phát âm chuẩn của tên chùa rất dài và khó, nên mọi người thường gọi đây là chùa Âng. Hiện chùa còn giữ được một số công trình kiến trúc được xây dựng từ năm 990, và tất cả các kiến trúc điêu khắc, trạm trổ trong chùa đều được thực hiện thủ công.

IMG_2627.jpg


IMG_2629.jpg


IMG_2631.jpg


IMG_2637.jpg


Hầu hết các bức tường trong các ngôi chùa của người Khmer đều được trang trí bằng những tấm ảnh kể về cuộc đời của Đức Phật Thích Ca.

IMG_2638.jpg
 
Nhà có cái mái màu nâu được xây từ năm 990 các bác ạ.

IMG_264661a14.jpg


Tượng sư tử trong chùa Âng. Dạng sư tử này gọi là Singha, xuất phát từ thần thoại Hindu. Nó là một hình tượng tôn giáo ở các nước Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ như Miến Điện, Thái Lan và Campuchia.

IMG2642.jpg


Có 2 kiểu Singha mình biết như hình dưới. Cảm ơn anh Nguyễn Minh Vũ về ảnh và thông tin trên.

1536426102024220883832952847992335250429097n.jpg


Bọn em xin được vào cả phòng sư trụ trì.

IMG_2649.jpg


IMG_2652.jpg


Biển ở bãi gửi xe cũng có tiếng Khmer bên cạnh.

IMG_2668.jpg


Đối diện chùa là Bảo tàng văn hóa dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh, mà đúng hôm em đến lại đóng cửa. Thế nên em chỉ chụp được mấy cái ảnh bên ngoài thôi.

IMG_2659.jpg


IMG_2662.jpg


- Bây giở, Phúc sẽ dẫn Ngọc Anh đến chùa Hang. Đây là ngôi chùa có nhiều cò nhất ở Trà Vinh.
- Ok. Mà sao lại gọi là chùa hang hả Phúc?
- Ở Trà Vinh, người ta thường gọi tên đường theo 1 công trình kiến trúc hay địa điểm nổi tiếng ở trên đường ấy chứ không gọi theo tên chính xác. Vi dụ có 5 đường lớn vào chợ, họ sẽ gọi là đường số 1, số 2, số 3, số 4, số 5. Đường số 1 trước có một tiệm bán tương nổi tiếng ở đấy nên gọi là đường tiệm tương. Ngoài ra, còn có ngã ba xương cá, đường chợ lớn,.... Gọi là chùa Hang vì cổng vào chùa giống một cái hang.

Cổng vào chùa Hang.

IMG_2693.jpg


Một cổng khác của chùa.

IMG_2695.jpg
 
Last edited:
Bên trong chùa Hang.

IMG_2669.jpg


Một bức tường khá lạ ở trong một hồ nước.

IMG_2670.jpg


Lúc đầu em còn thấy lạ với các tượng hình đầu rắn như thế này, nhưng rồi em nhìn thấy ở một số chùa khác nữa nên dần dần cũng thấy quen.

IMG_2671.jpg


IMG_2672.jpg


Một số tác phẩm điêu khắc trong chùa, phần lớn được chính các nhà sư trong chùa làm.

IMG_2676.jpg


IMG_2684.jpg


Cái rễ cây này sẽ được dùng để tạo nên những tác phẩm điêu khắc như trên.

IMG_2678.jpg


- Cò ở đây nhiều nhất thường là buổi sáng, hoặc buổi chiều khi đi kiếm ăn về. Còn bây giờ nó đang đi kiểm ăn nên ở đây ít lắm.
- Không sao, nhìn cái này là mình biết ở đây nhiều cò rồi :))

IMG_2681.jpg


Đây là một lớp học dành cho người Khmer thì phải, tại em thấy có cái bảng toàn tiếng Khmer.

IMG_2685.jpg


IMG_2689.jpg
 
- Rồi, Ngọc Anh thấy chùa ở Trà Vinh thế nào?
- Chùa ở đây đẹp thật, đẹp hơn mấy chùa ở Hà Nội mình từng đến nhiều (mặc dù em mới vào mỗi cái chùa ở trong Đại học Quốc Gia Hà Nội :) )
- Người Khmer có tín ngưỡng tôn giáo rất cao. Cuộc sống của họ có thể chưa được đầy đủ, nhưng họ vẫn thường xuyên đến chùa vào các dịp lễ và tổ chức các dịp lễ tết. Tết của người Khmer cũng hay lắm nhe, có tết Chol Chnam Thmay, tết cổ truyền của người Khmer, được tổ chức vào khoảng tháng 4 dương lịch. Vào ngày này, người Khmer ở cả tỉnh được nghỉ để chuẩn bị và đón Tết. Ngoài ra còn có lễ Ok Om Bok, là lễ cúng trăng. Người Khmer quan niệm rằng thần mặt trăng là người cai quản thời tiết và mùa màng trong năm, nêm lễ này để cầu cho mùa màng được bội thu. Lễ Ok Om Bok được tổ chức vào tháng 10 âm lịch. Vào lễ này, người Khmer mặc trang phục và nhảy các điệu nhảy truyền thống, hay lắm.
- Phúc đã bao giờ tham gia các lễ hội ấy chưa.
- Tuy mình là người Trà Vinh, nhưng mình học ở TP HCM và cũng thỉnh thoảng mới về quê nên chưa có dịp được dự lễ Chol Chnam Thmay và lễ Ok Om Bok. Nhưng mình từng được tham gia một lễ truyền thống khác của người Khmer, đó là lễ tu trả hiếu. Lễ này để chứng tỏ một người con trai đã trở thành một người đàn ông trưởng thành.
- Tức là mình sẽ vào chùa tu hả Phúc?
- Đúng rồi. Người Khmer chủ yếu theo đạo Phật. Đạo Phật có 3 dòng chính: Phật Giáo chính tông (Mật Tông) - những người theo dòng tu này thường ở Tây Tạng và mang một nét gì đấy huyền bí; Đại Thừa (Bắc Tông) - người Kinh thường theo dòng tu này và Tiểu Thừa (Nam Tông) - người Khmer thường theo dòng tu này. Về cơ bản, dòng tu Đại Thừa và Tiểu Thừa không khác nhau nhiều, chỉ khác nhau ở một sô điểm sau:

1. Tiểu thừa (TT) vẫn cho người tu (người Khmer gọi là ông Lục) ăn mặn, không bắt buộc ăn chay như Đại Thừa (ĐT). mỗi ngày các Lục đi khất thực, Phật tử cho gì ăn nấy.
2. Về trang phục, Tiểu Thừa dùng một mảnh vải quấn lại thành bộ đồ trong khi Đại Thừa may hẳn thành một chiếc áo.
3. Tiểu Thừa thờ mỗi phật Thích Ca, Đại Thừa thì thờ nhiều Phật, Bồ Tát khác nhau trong chùa.
4. Kiến trúc chùa, cái này tuy thấy rõ sự khác biệt nhưng không biết diễn đạt thành lời như thế nào vì không am hiểu lắm. (Theo lời Phúc)

Những người tu trả hiếu sẽ tu theo dòng Tiểu Thừa. Sau một thời gian, từ 1 đến 2 năm, họ sẽ thực hiện lễ tu trả hiếu như một phần minh chứng của sự trưởng thành.

Một ngôi chùa ngay trong thành phố Trà Vinh. Ở đây, cứ đi khoảng 2 - 3 km là lại có một chùa.

IMG_2700.jpg


IMG_2701.jpg


Tượng hình đầu rắn, giống ở chùa Hang.

IMG_2702.jpg


Gặp một dãy bánh tráng (bánh đa) đang được phơi. Trước giờ em mới chỉ ăn chứ chưa biết cách làm như thế nào.

IMG_2698.jpg


IMG_2699.jpg


Còn đây là bánh canh Bến Có. Vì sao lại gọi thế thì như em đã nói ở trên, bánh canh ở đây gần cầu Bến Có. Một bát bánh canh Bến Có có bánh canh và lòng lợn, giống kiểu cháo lòng ở Hà Nội ấy.

IMG_2705.jpg


Ăn xong, về nhà Phúc nghỉ ngơi một lúc rồi em tiếp tục lên đường. Lần đầu gặp nhau ở bưu điện Trà Vinh, lúc tiễn cũng ở bưu điện Trà Vinh. Tuy thời gian gặp nhau chưa nhiều, chỉ một buổi tối và một buổi sáng, nhưng Phúc đã giúp em rất nhiều trong thời gian ở đây. Điều này càng làm em cảm thấy những điều được nghe trước khi bắt đầu đi từ TP HCM là đúng: "Người miền Tây rất mến khách".

IMG27185XUFs.jpg
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,616
Bài viết
1,153,958
Members
190,146
Latest member
sportifiles
Back
Top