What's new

Hà Tĩnh mình thương

Bạn có bình chọn cho bài viết dự thi của Adachi không?

  • Votes: 3 75.0%
  • Không

    Votes: 1 25.0%

  • Total voters
    4

Adachi

Phượt thủ
Nick thành viên: Adachi
Sdt: 0903592725
Email: [email protected]
...Đi mô cũng nhớ về Hà Tĩnh...
Kể từ mùa hè năm 2009, đã 2 năm rồi chưa về thăm quê. Mua vé về quê thăm bà tiện thể ra bắc làm một hành trình khám phá. Cái thú vui đi đây đi đó đã ngấm vào trong máu. Lại vác balô lên đường. Vẫn là cái túi ấy, cái máy ảnh ấy và đôi giày ấy hành trang ta mang theo không nặng cũng không nhẹ, tạm quên đi công việc ta lại lên đường. Đi cho biết đó biết đây để thấy mọi nẻo đường quê hương, để tìm lại năng lượng của bản thân, động lực của cuộc sống, để biết nhịp sống của con người trên khắp miền đất nước.
Bất chợt nghe một giọng quê ngồi bên cạnh phòng chờ máy bay, bắt chuyện làm quen, tiện thể rủ đi chung xe từ Vinh về Hà Tĩnh. Câu chuyện đầu tiên của cuộc hành trình bắt đầu.
“Chị - là một công nhân ở Bình Dương, phải mua gấp một chiếc vé máy bay để về gấp chịu tang bố. Bố chị bị ung thư thực quản hơn 6 tháng nay, chị đã 3 lần về quê, mới vào chỉ 3 ngày thì bố chị mất. Đồng hương nên mình rủ chị cùng về bằng taxi vì 6h tối không còn xe buýt. Hành trang chị mang theo là 3triệu, sau khi trừ tiền vé máy bay thì còn 300 ngàn. Có duyên gặp nhau thành bạn đồng hành, mình không nỡ lấy tiền xe của chị, chúc chị tiếp tục về nhà bình an và nhanh chóng lo xong tang lễ cho bố. Chị nói:”Có lẽ hôm nay chị găp may có quới nhân phù trợ nên gặp mình ở sân bay”. Ừm có lẽ là duyên số. Ai đó có nói câu:”đền đáp nối tiếp” mình nghĩ trong cuộc đời nếu mình đã được ai đó giúp đỡ thì khi có cơ hội nên giúp đỡ người khác”
Cũng trong lúc đó mình được nghe chuyện nhà sư nhất bộ nhất bái đã đi đến cầu Nghèn – Hà Tĩnh. Hành trình của ông đã bắt đầu từ mùa xuân năm 2009 tại tp HCM. Lâu rồi không nghe tin về ông. Thật là đáng khâm phục!
3 ngày tại quê nhà trời mưa rả rích. Ngồi chống ghế nhìn ra vườn. Màu xanh nơi đây không mượt mà tươi sáng như màu xanh của cánh đồng nam bộ, Nó có màu ảm đạm kèm theo cái lạnh mùa thu. Đường làng trơn trượt, trâu đi trước ngừơi rảo bước theo sau…Không gian lặng lẽ tĩnh mịch. Sáng thứ hai lũ trẻ đi học, làng quê vắng bóng người , chỉ nghe lao xao tiếng gió lùa qua ngọn tre, thổi bay những tàu lá chuối khô, tiêng cục ta cục tác của con gà mái nhảy ổ, tiếng cạp cạp của bầy vịt đói. Màu trời hòa vào màu khói tạo thành một làn sương mỏng âm u, đối lập hoàn toàn với những ngày hè nắng chói chang. Mùi khói bếp đưa xa theo gió - mùi của quê hương. Làng quê bây giờ đã đổi khác, không còn cái náo nhiệt của ngày xưa. Quê thay đổi hay con người thay đổi?! Có lẽ cả hai. Làng quê phát triển theo sự đô thị hóa một cách nhanh chóng nơi những người nông dân ít học không bắt kịp nhịp sống mới, khi ruộng vườn đã bị thu lại lấy đất làm đường làm đô thị, người nông dân bỗng trở nên thừa thải ngay chính nơi họ sinh ra và gắn bó cả cuộc đời. Thế là một trang sách mới mở ra, thanh niên lên đường vào nam làm công nhân, phụ nữ đi xuất khẩu lao động, đàn ông lên Hà Nội làm thợ xây theo mùa vụ. Làng chỉ còn lại người già và trẻ nhỏ…những căn nhà ngói khang trang mọc lên thay cho những căn nhà lá sập xệ. Những đứa trẻ tự lập sớm, khuôn mặt và ánh mắt trông già dặn hơn lứa tuổi. Người thành phố thích hoài niệm, muốn tìm về những căn nhà lá ngày xưa nhưng hỡi ôi nhà lá thì làm sao chống chọi với gió mùa đông bắc hay những cơn lũ bất chợt ùa về… Câu hỏi lớn vẫn dành cho các nhà lãnh đạo và hoạch định kinh tế. Làm sao nông thôn phát triển bền vững?...
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,575
Bài viết
1,153,778
Members
190,132
Latest member
thetkenoithat
Back
Top