What's new

Hai Bác Già: Nhìn lại những nẻo đường

Lũ trẻ đã vào kỳ nghỉ đông cả rồi, nhà im vắng cộng thêm cái lạnh lẽo của mùa đông khiến mùi thơm của ly cà phê buổi sáng thêm thơm nồng gian nhà nhỏ. Ừ mà mùa đông năm nay thời tiết khắc nghiệt quá: xứ miệt dưới này nhà cửa có bao giờ dự liệu sẽ chịu đựng cái rét âm 5 đâu nên trong nhà mà muốn tiết kiệm điện thì người ngợm cứ như dân Eskimo, bao nhiêu giẻ rách chổi cùn mang ra quấn tất vào người vẫn còn run cầm cập. Ừ thì ra ta đã bước sâu thêm vào tuổi xế chiều rồi!

Trẻ thì hướng đến tương lai, già thì lui về quá khứ. Pha thêm bình trà, hai bác già chìm trở về....
 
Ryōan-ji

Ngôi thiền tự này nổi tiếng với khu vườn đá và được tạo dựng năm 1450. Qua cổng San mon là con đường cong cong dẫn vào ngôi thiền viện, bên trong có khu vườn "khô" nổi tiếng gồm 15 viên đá đủ cở lớn nhỏ đặt trong một vuông sân hình chử nhật trải sạn nhỏ được cào cẩn thận. Theo chỉ dẩn của các sách (trong thiền viện này thì lại không có một chỉ dẩn nào khác, hình như theo thiền thì tùy ngộ tánh mà lãnh hội điều cao siêu!) thì những đường cào dọc theo chu vi sân tượng trưng cho biển cả đại dương, đá và những đường cào vòng quanh đá thì tượng trưng cho bầu trời ; tóm lại là toàn khu vườn tượng trưng cho vũ trụ! dọc theo vòng đai sân có dãy hành lang phản thấp, người ngồi đen kịt nhưng yên lặng ngắm 15 viên đá. Phần hai bác già, thiên tư nông cạn, ngộ tánh tầm thường nên chen được một chỗ ngồi, ngắm đi ngắm lại vẫn nhìn toàn là đá và sạn! Cho hay minh sư không phải lúc nào cũng có cao đồ :).

Hôm đó hình như ngày hạn của hai bác già: không biết lăn tăn thế nào lại quên cả máy móc, tệ hơn là đền Ryoan gần kề Kim tự các (Kinkaku-ji) thế mà quên bẳng đi cho đến khi bus trở về gần đến trung tâm Kyoto mới sực nhớ ra! Thôi không có chó ta bắt mèo thế....
 
Ginkaku-ji, Việt danh Ngân các tự

Đường dẫn lên Ngân các tự qua con dốc nhỏ có nhiều hàng quán (giống như đường lên Thanh thủy tự, nhưng con dốc thấp hơn)

Tạp phẩm:

DSC00193-1.jpg


Quán ăn:

DSC00195-1.jpg


Vừa thoát khỏi bài học thiền từ Ryoan-ji, hai bác già lại bị thách đố ý nghĩa của đụn cát cụt đầu nẳm giữa 1 biển cát trong khuôn viên Ngân Các tự. Nhưng lúc bấy giờ hai bác già đi chơi mà tâm trí còn lo về cơm áo gạo tiền ở nhà (chưa hưu lúc bấy giờ nhé!) thì làm gì mà nhìn ra ý nghĩa? Biết được câu chuyện của chính ngôi các này là khá lắm rồi!

DSC00196-1.jpg


Lãnh chúa Ashikaga Yoshimasa cho dựng 1 dinh cơ để lánh nạn phân chia nội loạn, dinh cơ này được gọi là đền bạc (Ngân Các tự, The Silver Pavilion, Ginkaku-ji) nhưng giấc mơ dát bạc tòa lầu này không bao giờ thành tựu, ngược lại với đền vàng ( Kim Các tự, The Golden Pavilion, Kinkaku-ji). Tòa lầu này được nhìn rõ hơn khi đứng trên ngọn đồi nhỏ, nhìn thô tháp và giống như một Tàng kinh các hơn là một dinh cơ của một lãnh chúa.

DSC00199-1.jpg


Người Nhật với khiếu và lòng yêu thẩm mỹ, họ chăm chút sửa sang cảnh thiên nhiên thật thanh cao mà vẫn không phá đi nét đẹp tự nhiên của nó; ngọn đồi nảy cũng thế: họ đặt suối nước róc rách, sửa cây, đặt đá và tạo thành 1 đường rừng trúc tuy mỏng nhưng cũng đủ làm nhẹ lòng khách trần tục. Từ ngọn đồi này nhìn xuống lầu các nhấp nhô từ thời xưa còn sót lại kề cận những cao ốc gạch thép tân thời:

DSC00197.jpg
 
Last edited:
Interval!

Khí bất túc, là những chử cứ nhảy múa ám ảnh trong đầu óc bác già! cứ nghĩ mình còn đủ minh mẩn để kể về những gì mới xảy ra chỉ 5 năm trước, vì chuyện 30 năm trước, thậm chí lâu hơn 30 năm mình còn nhớ rõ mà!

Nào hay đâu bộ nhớ đã bắt đầu bị đóng vôi! hay là theo thời gian lửa trong tim không hâm nóng được nhiệt tình cho trí nhớ? Dù vì gì đi chăng nữa, thì đâm lao phải theo lao :), chỉ biết đấm ngực tự than :Khí bất túc!
 
Last edited:
Đất nước Nhật và con người Nhật

Đất nước Nhật hẹp, nhiều vùng núi khắc nghiệt với cuộc sống con người. Nhưng con người Nhật đã vươn lên, như mầm gai trong sa mạc vẫn nhờ chút rễ mỏng manh mà bám vào cuộc sống, thậm chí còn vươn cao, làm đẹp thêm cho đất cát quanh nó.

Hầu như không 1 cảnh quan thiên nhiên nào, dù nơi núi cao sông sâu, dù thành thị thôn quê... mà lại không có bàn tay của con người tô điểm thêm cho vẻ đẹp của đất trời nhưng lại khéo léo khiêm cung dấu mình không lộ tích. Hòn đá, ngọn cỏ, dòng nước uốn quanh đó, tưởng cảnh thiên nhiên mà lại có sự can thiệp của con người!

Nhưng trật tự của con người trong xã hội Nhật cũng hiện diện rất rõ ràng; xã hội Nhật hình như cấu trúc cái trật tự trong vô trật tự! quan sát 1 nhà ga xe lửa trong giờ cao điểm hoặc 1 giao lộ trên khu dành cho người đi bộ khu Shibuya hoặc Shinjuku, Tokyo điều đó diễn ra rất rõ ràng: người tỏa ra từ bốn phía đan vào nhau, rối rít mắt nhìn như đàn kiến trong tổ hoặc nhìn vào trong 1 gò mối. Thế rồi, đèn giao thông đổi tín hiệu; dòng người ngưng đọng lại ngay và đến phiên xe cộ tuy có phần trật tự hơn. Hình ảnh giao lộ này là 1 hình ảnh đặc biệt Tokyo! ngoài ra, còn cái sạch sẽ đến đáng kinh ngạc! có bao giờ bạn nhìn xuống dường xe lửa nơi bạn đang sống chưa? bạn thấy gì? rác? giấy? bao nylon? lon nhôm nước ngọt???? Ở Nhật, bác già chỉ nhìn thấy hai hàng ray song song nhau và thiếu hẳn bóng dáng các vật kể trên, không như đường xe lửa nơi bác già đang sống!

559584098_3249dba451_b.jpg


Thêm điểm son cho con người Nhật: hai bác già mua quà kỷ niệm trong khu shopping của nhà ga Kintetsu, mua nhiều món linh tinh, nên mới thấy những người bán hàng kế bên chạy sang giúp gói với cửa hàng mình đang mua, tuyệt thiếu vắng cảnh cạnh tranh phá giá, nguýt háy nhau giữa hai cửa hàng như ta thường thấy :) (ở Nhật, mua một món hàng kỷ niệm dù nhỏ cách mấy cũng được gói rất cẩn thận và với một phương thức rất mỹ thuật; về đến nhà cứ ngại ngần không dám tháo lớp gói ra vì...phí quá!).

Một trong những món quà mua tại Nhật, là hơn trăm đôi đũa Nhật rất đẹp và kiểu dáng khác nhau. Năm 2005 hai bác già gả con gái , đũa này được làm quà tặng khách tham dự tiệc tiệc cưới với ý nghĩa đũa có đôi, và hôn nhân cũng như đôi đũa: sẽ trở nên vô dụng nếu thiếu đi nửa kia
An & David weedding, the CD one 033.jpg
 
Last edited:
Nanzen-ji

Con ngõ dẩn vào Nanzen-ji có những căn nhà nhỏ nằm khuất sau những bức tường kín đáo và rất sạch sẽ như bất kỳ con ngõ, con đường nào trên đất Nhật

DSC00191.jpg


Ngay cổng vào bác già nhìn thấy một bác xe kéo đang chuẩn bị cho ngày mới

559688126_f1dc8b6f46_b.jpg


Chùa Nanzen nổi tiếng với cổng San- mon to lớn và khu vườn thiền The leaping tiger, trong khuôn viên chùa còn có 1 thiền viện đang hoạt động và tiếng mõ hòa cùng lời kinh vang ra như muốn xua đi cái lạnh của buổi sáng mùa đông và đón chào nắng sớm

DSC00192.jpg


559507174_4ad7c7f141_b1.jpg
 
Có phải Nhật là nước có vật giá đắt đỏ đối với người du lịch?

Đúng, và không!

Nhật là xứ có đời sống và mức sống cao nên đúng là dễ làm túi tiền ta hao hụt. Tuy nhiên, so với nơi hai bác già đang sống thì giá cả trung bình cũng ngang bằng hoặc chì cao hơn 1 chút: một tô mì Ramen giá khoảng 800¥ đến 1000¥, tương đương với 10, 12A$ lúc bấy giờ! Hai bác già ngoài những tổn phí khá đắt cho những kinh nghiệm đặc biệt Nhật như đi trà thất, ăn Sukiyaki, còn thì tiết kiệm chi phí bằng cách vào những basement của các department store lớn (trong trường hợp hai bác già là basement của Isetan) trong đó có siêu thị bán thức ăn làm sẳn, những gian hàng thực phẩm nấu chín sẳn và mua cơm bán theo ký lô đóng gói sẳn trong hộp. Ấy là nếu người gốc nông dân đi đâu cũng phải có cơm đắp đầu gối như hai bác già đây, còn thì các bạn có thể lên tầng thượng cao nhất của các department store: nơi đó có nhiều nhà hàng bán đủ loại bếp và giá cả thì cũng khá dể chịu. Ngoài ra, những tiệm góc phố, corner shop hay là những convenience store như 7/11 có bán cơm hộp, cơm nắm sushi và đặc biệt mùa thu/đông, có những nồi bán các món nấu chung với nhau trong nước dùng gọi là Oden ngon và rẻ. Tóm lại là tuy không thể tìm được những bửa ăn với giá 1 đô như ở đa phần các nước Á châu, còn thì cũng không quá sức chúng ta nếu chúng ta ăn uống giản dị. Đắt hơn ờ nhà, nhưng tương đương các nước Âu Mỹ! bù lại, dù là một tô mì rẻ tiền, một set meal hay một bento box chúng ta sẽ nhìn thấy người Nhật biến mỗi bửa ăn thành một biểu tượng trình bày vô cùng đẹp mắt:

DSC00205-1.jpg


DSC00231.jpg


DSC00202.jpg


DSC00225.jpg


DSC00201.jpg


(Ghi chú: hình chót là khách ngồi bàn bên cạnh, 100% Nhật - không phải bác già trai, hình người khách thiếu đầu bên trên mới đúng :) )

Buổi sáng rời Kyoto, bác trai đưa tay phủi hạt bụi mỏng bám trên tóc bác già gái mới hay rằng đó là tuyết! Tuyết rơi chào từ giã hai bác già ngày chia tay Kyoto.....
 
Last edited:
Côn Minh Vân Nam - cuối năm 2004

Holiday05057.jpg


Một chặng dừng chân của hai bác già, và là lần đầu, lần duy nhất và lần chót cùng hai bác già đi tour: Côn Minh tỉnh Vân Nam

Lào Cai là 1 địa danh ở vùng địa đầu đất nước. Tuy không nổi tiếng như Lạng Sơn với Ải Nam Quan, nhưng Lào Cai cũng đã góp tên vào lịch sử trong thời cận đại.

Dưới chân chiếc cầu dẩn đến cổng biên giới hai nước Hoa Việt là con sông....tò mò hỏi người hướng dẫn tên gì thì được cho biết tên sông Nậm Thi, là nơi bắt đầu của sông Hồng bên phần đất Việt Nam. Rồi, cô cho biết thêm:

-Bác nhìn đi, sông chảy từ TQ sang Việt Nam nhưng nước chia 2 dòng khác biệt đấy bác ạ!

Nhìn kỹ, thật kỹ vẫn chưa tỏ được, có lẽ mùa này nước cạn nên khó nhìn ra? Nhưng trong lòng vui, rất vui....

DSC00116.jpg
 
Thủ tục sang bên kia biên giới cũng khá dễ dàng, dù rằng có vài bạn tóc vàng sợi nhỏ bị rắc rối. Sang địa phận Hà Khẩu đã có cô hướng dẫn tên gọi Tiểu Bình đón đoàn nhỏ chỉ có 4 người lên xe van chờ sẳn.

Nói thêm đây là tour hai bác già mua lúc ở Hà Nội. Tính trước từ nhà, hai bác già biết rằng mình không thuộc diện hữu nghị với chú Ba nên không được miễn thị thực nhập cảnh - đi 1 bước trước mua visa tại sứ quán Trung ở Sydney, nhân tiện xin luôn bùa ra vô nhiều lần (Úc - Việt, Trung -Việt, Nhật - Việt). Đến Hà Nội lựa mua tour rất dễ dàng, vấn đề là làm sao có đủ người để ghép đoàn! tour này có 7 người nên là tour rất lý tưởng, nhưng có 3 người lỡ tàu nên ghép lại sau tại Côn Minh. Giá tour thời điểm đó rất rẻ: chưa đến 200 US$ một người và trọn gói từ A đến Z.

Đường từ Hà Khẩu đến A Lư rất xa, ngồi xe cả ngày đường! Cô Tiểu Bình người tính vui vẻ hoạt bát, nói tiếng Việt như người Việt và luôn pha trò cho khách quên nhọc. Hai bác già mến cô Tiểu Bình, trong tour này thật là nhiều khi cắn môi đến bật máu và nuốt ý nghĩ xuống tận đáy lòng để có thể làm người lịch sự và không làm mất lòng cô! Một trong những điều này là trong những hang động đục trong núi đá, cô TB bảo mọi người chú ý nhìn vào núi: có những hang nhỏ gần như là 1 lõm đục vào núi đá, là những chú gấu bị bắt về lấy mật! Khi mật gấu xuống giá các con thú sản xuất ra mật cũng mất đi giá trị và con người bỏ rơi con thú trong hang trên núi này.... Như nhiều lần đã nghĩ: đôi khi cái chết lại còn quý hơn sự sống....Thú và người... người và thú.....phần con bên nào nặng hơn???

Nghỉ ăn trưa ở 1 quán ăn trong thị trấn nhỏ: Ôi bốn người ngồi vào một bàn ăn lớn trải khăn trắng, chén dĩa trắng.... Ra sau giải quyết nhu cầu vệ sinh, nhà cầu nằm sát ngay bếp, trên sàn những miếng thịt lợn nằm vương vãi chờ đầu bếp chế biến: bắt đầu cuộc ăn chay vì sức khỏe trên đất Tàu....
 
Last edited:
Cảm nhận đầu tiên của hai bác già là tuy dân số hơn 1 tỷ người, vào hàng đông dân nhất trên thế giới nhưng có lẽ đất nước họ quá rộng lớn nên xe chạy cả ngày mà hai bác già không cảm nhận được điều đó: rất ít nhìn thấy người đi lại ngoài đường. Có thể lý giải một là họ đang bận công việc hàng ngày, hai là theo đà phát triển, dân chúng đã đổ dồn về thành phố lớn tìm sống theo kỹ nghệ và bỏ trống nông thôn có nghĩa là Trung Quốc cũng đang phải đối diện với vấn đề thành thị hóa, kỹ nghệ hóa như các nước Tây Phương đã gặp. Tuy nhiên, người dân nông thôn Trung Quốc có vẻ rất cần cù chịu khó: họ tận dụng từng vuông đất nhỏ bất kể vị trí nó nằm nơi bất tiện nào, có những vuông đất nhỏ xíu nằm trên đồi cao hai bác già cũng thấy được tận dụng trồng trọt hoa màu!! Làm hai bác già nhớ lại truyện Đất lành "The good earth" của nữ văn hào Pearl Buck viết về đời sống người nông phu TQ: Đừng phụ đất vì đất nuôi sống con người.

Đoạn đường dài và xấu dẫn đến thị trấn A Lư làm bác già trai mệt nhoài và chứng cao áp huyết khiến đầu như muốn nổ tung ra, cơm tối xong nhờ cô TB gọi giùm 1 người massage lên phòng: cô TB và người quản lý khách sạn gõ cửa, cô TB giải thích người quản lý muốn biết chắc chắn là có bác già gái trong phòng, nếu không thì bác trai phải lên trên phòng health club! bác già gái trấn an người quản lý và cho biết cả hai ông bà già cần được massage chứ không chỉ riêng bác trai. Nghĩ ngợi, không phải vì người ta nghi ngờ sự ngay thẳng của mình, mà vì cách người ta bảo vệ các cô gái trẻ làm việc này khỏi sa vào bẫy xấu....
 
Last edited:
A Lư Cổ Động

Trên đưởng thăm động A Lư, cô TB chỉ cho đoàn xem những căn nhà không có người ở và cho biết cất theo kiến trúc của tộc Bạch! tộc Bạch thì hai bác già biết qua truyện Lục Mạch thần kiếm với nước Đại Lý của dòng họ Đòan với nào là phong hoa tuyết nguyệt, nào là luận về hoa trà, nào là bốn mặt một tường hoa.... Mặc dù đây vẫn là địa phận tỉnh Vân Nam nhưng là đất Côn Minh, tục gọi Xuân Thành chứ nào phải xứ Đại Lý nên những căn nhà theo kiểu tộc Bạch kia chắc mẻm là lại là... đồ dởm, hàng nhái - biết rồi khổ lắm nói...hoài!.

DSC00297.jpg


Động A Lư là 1 động lớn, theo lời cô TB thì trong động lại có động, có sông ngầm có thể dạo thuyền trong đó.... Ôi thích mê tơi!!! đường vào động, theo cô TB rất rắc rối và phải có hướng dẫn địa phương dẫn đường. Ký ức của bác già chỉ còn nhớ những ánh đèn xanh đỏ rối mắt, những tiếng nhạc chập chùng và tiếng khua của thuyền nhôm (giống thuyền đi trên suối Yến, chùa Hương) vang trong lòng con sông ngầm.... kỳ dư là lời cô TB: Đi thăm động phải nhìn đá với 3 phần sự thật bảy phần tưởng tượng!!!

Thảo nào mà các bộ truyện như Tây Du, Phong Thần đều do người TQ viết!!

DSC00299.jpg
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,578
Bài viết
1,153,811
Members
190,134
Latest member
etaxiprk2
Back
Top