What's new

[Chia sẻ] Hành trình Amazon - Lê Hải - BBC

Xin trân trọng giới thiệu kinh nghiệm của nhà báo Lê Hải qua chuyến đi khám phá Amazon.
---

Tại sao phải quan tâm tới Amazon

Nếu được hỏi, đa số người trên thế giới chắc sẽ trả lời rằng Amazon là vùng rừng rậm vĩ đại không có mấy người sinh sống.
Trên thực tế có đến 30 triệu người sống, mà sống trong thành phố hẳn hoi, ở giữa rừng.

Cho nên nhiều lúc Amazon còn được người ta gọi là khu rừng đã bị đô thị hóa.

Phá rừng, trồng đậu, nuôi bò, bán sản phẩm nông nghiệp cho các nước chính là nguồn sống của người dân ở đây.

"Giới nghiên cứu hiện đồng ý là tốc độ phá rừng ở Amazon có liên hệ với giá thịt bò và đậu nành". - GS Anthony Hall từ LSE từng giải thích trong một phỏng vấn với BBC.

Trong lần khảo sát hồi năm 2001, người ta thấy rừng bị mất 13% diện tích, tức là bằng một nước Pháp và một nước Đức cộng lại.

Hồi tháng Hai, nhóm nghiên cứu môi trường từ Đại học Oxford và Viện Potsdam xếp tầm quan trọng của rừng Amazon chỉ thua Bắc Cực khi xét nguy cơ gây ấm nóng toàn cầu.

Nguy cơ

Rừng rậm tiêu thụ bớt khí CO2, tác nhân của quá trình nguy hiểm đó, nay có nguy cơ giảm diện tích đi một nửa trong vòng 40 năm nữa.

Trong cuộc họp của Liên hiệp quốc ở Bali hồi tháng 12 năm ngoái, chính phủ Brazil đã cam kết, đến năm 2015 sẽ dừng hoàn toàn nạn phá rừng.

Tuyên bố này đi kèm với các số liệu cho thấy tỷ lệ phá rừng giảm 30% (giữa 2006 đến giữa 2007), nhưng số liệu từ Viện nghiên cứu đất đai Brazil ghi nhận tình trạng phá rừng lại tăng ở một số nơi khác.

Với giới chuyên gia, giữ rừng Amazon là cứu trái đất khỏi thảm họa ấm nóng toàn cầu, cho nên khu vực này trở thành tâm điểm của mối quan tâm quốc tế.

Nhưng với mỗi thường dân Brazil, nguy cơ đó thực giả có khác nhau, khi trực tiếp động chạm đến nguồn sống của họ.

Và đó là lý do tại sao Lê Hải của Ban tiếng Việt sẽ tham gia đoàn phóng viên BBC sang Amazon, để nhìn câu chuyện từ hoàn cảnh của người nông dân Brazil và hiểu sự chọn lựa của họ.

Còn quí vị cũng có thể tham gia bằng cách gửi ý kiến phản hồi để nhận xét, hướng dẫn, đặt câu hỏi, thắc mắc và yêu cầu phóng viên tìm hiểu những vấn đề mà quí vị cho là cần thiết trong câu chuyện này.


Nguồn BBC
 
Đường vào lá phổi của thế giới

Đúng ngày 15 tháng Năm, BBC Thế Giới Vụ sẽ có buổi phát thanh đặc biệt, liên tục 24 giờ đồng hồ sẽ dành trọn các chủ đề chính cho câu chuyện Amazon.
Cứ ba ban ngôn ngữ thì có một ban cử người đi làm chương trình, kế hoạch đã chuẩn bị trước từ cách đó một tháng và tôi thì bắt đầu khởi hành từ hôm nay, ngày 1 tháng Năm.

Tất cả phóng viên cùng hẹn sẽ gặp nhau trên một con thuyền xuôi dòng Amazon, vào tuần sau, nhưng lịch trình của mỗi người có khác nhau, góc nhìn cũng khác nhau, để phù hợp với nhu cầu của thính giả từ nước mình.

Và đó cũng là câu hỏi theo đuổi tôi cho đến tận ngày khởi hành, nên đi đâu, gặp ai, hỏi chuyện gì để trúng vào những thứ mà thính giả của ban tiếng Việt quan tâm.

Sách du lịch

Mỗi ngày tôi sẽ cố gắng tải về một ít ghi chép cùng hình ảnh từ chuyến đi, và cũng mong quí vị cũng sẽ gửi lên trang này những nhận xét và câu hỏi của mình, tôi sẽ tìm hiểu và tìm câu trả lời.

Bản thân tôi thì nghĩ rằng cách phù hợp nhất cho bản thân là nhập vai một gã du lịch ba lô, mà việc đầu tiên là tìm sách du lịch để tham khảo và phác thảo tuyến đường tối ưu.

Luân Đôn tràn ngập các kệ sách du lịch, mà gần văn phòng Ban Việt ngữ có Stanfords, cửa hàng tự quảng cáo là có nhiều sách du lịch và bản đồ nhất thế giới, bốn tầng lầu chỉ dành riêng cho những ai chuẩn bị đi xa.

Vài chục đầu sách hướng dẫn cho người đi Brazil, vài chục quyển khác về Amazon, thêm hàng chục bộ ảnh và hồi ký, sách nghiên cứu chuyên về chủ đề này, khiến bạn chỉ muốn ngồi xuống ghế, gọi một tách cà phê rồi thong thả chọn lựa, cảnh thường gặp trong các hiệu sách ở Luân Đôn.

Tôi nghĩ, câu trả lời cho thính giả của ban tiếng Việt đài BBC sẽ là những gì phóng viên tai nghe, mắt thấy tại chỗ, hơn là chép lại, dịch lại từ một quyển sách tiếng Anh nào đó, cho nên quyết định chỉ mua một quyển hướng dẫn du lịch.

Nhưng ngay cả sách hướng dẫn (guide book) cũng có nhiều nhà xuất bản khác nhau, phù hợp với mỗi loại nhu cầu du lịch của người mua.

Lịch trình

Thời sinh viên tôi hay mua sách của Let's Go do hội sinh viên Harvard xuất bản, nay lại có vẻ hơi thiên về Lonely Planet, nhà xuất bản mới được BBC Worldwide thu mua hồi cuối năm ngoái, những cũng bắt đầu quan tâm nhiều hơn tới các nhà xuất bản khác nữa, như Frommers và Rough Guides.

Một ít chuẩn bị gấp rút đã giúp tôi mau chóng lên lịch cho chuyến đi, cũng như hiểu hơn tại sao các phóng viên cần phải đi trên một con thuyền xuôi dòng Amazon, không bị làm chú ngốc trong cuộc họp trước chuyến đi.

"Đến Manaus bạn sẽ chỉ cảm giác như trong các thành phố khác trên thế giới mà thôi, không hề biết mình đang sống giữa rừng rậm, chỉ có khi đáp máy bay thì nhìn thấy rừng hoặc đi thuyền là có được cảm nhận thực mà thôi". - Một phóng viên kỳ cựu nói.

"Ở nơi ấy người ta không có đường, chỉ có sông. Con sông là sự sống của Amazon và chúng ta sẽ đi dọc sông". - Một phóng viên khác giải thích khi thấy có người định chỉ bay máy bay mà thôi.

Quả thật Brazil là một đất nước rộng lớn, thời gian đi từ thành phố này đến thành phố kia phải tính bằng giờ bay; rừng rậm Amazon cũng là một diện tích khổng lồ, liên quan tới 9 quốc gia nằm xung quanh mà Brazil chỉ là một.

Và tôi chỉ có 10 ngày để cảm nhận nó, tất nhiên là có thể tận dụng tài liệu của các đồng nghiệp giàu kinh nghiệm hơn và các nhà báo đang sống ở Brazil, nhưng bản thân phải thực sự nắm bắt được một phần cuộc sống của xứ sở này thì mới tạm vượt qua những nhận xét phiến diện, vu vơ.

Tôi định sẽ ghé Sao Paulo và Curitiba để nhìn thấy sự phồn vinh và phát triển của đất nước Brazil, rồi tìm tới Manaus nhập đoàn phóng viên đi trên con thuyền xuôi dòng Amazon về Santarem, sau đó bay về Luân Đôn để có mặt đúng ngày toàn Thế giới vụ đài BBC cùng bàn về những nan đề mà Amazon đang phải đối mặt.

Quí vị thấy sao?
 
'Nhà báo nhảy dù'

Lê Hải - Hành trình Amazon 2.5.2008


Khi quí vị đọc những dòng chữ này thì có lẽ tôi đang vi vu trên chín tầng mây hoặc chuẩn bị hạ cánh xuống Sao Paulo, điểm đến của hầu hết các chuyến bay tới Brazil.

Với bác sĩ rừng rậm là nơi đầy bệnh tật nguy hiểm

Trước khi kịp ghi nhận bất cứ điều gì về Amazon, trong đầu tôi đã phải nhớ một loạt các lời dặn của bác sĩ, mỗi ngày uống một viên màu hồng, đều đặn từ trước ngày bay vào khu vực cho đến tận sau khi bay ra còn phải uống thêm 7 ngày nữa.

Đó mới chỉ là thuốc phòng sốt rét - malarone, ngoài ra vẫn phải cảnh giác với viêm gan siêu vi A, B, leptospirosis, menigitis, sốt vàng da và cả bệnh lao nữa, dù đã bị chích ngừa cùng lúc 5 mũi đau điếng vào bả vai và cánh tay, uống một ly đầy thuốc phòng dịch tả.

Chưa hết, cần phải cảnh giác với móc túi, trộm cắp, và cướp giật; cả sách hướng dẫn lẫn chuyên gia về an ninh cho đoàn cũng cùng nhắc nhở như vậy.

"Nhà báo nhảy dù" - đó là cái tên mà một đồng nghiệp sử dụng khi phản đối những ý kiến lo xa quá mức, cho rằng mỗi phóng viên phải được trang bị tận răng, từ bộ đồ nghề y tế khử trùng sẵn cho đến thậm chí cả phao bơi.

Tự nhiên tôi hình dung tới cảnh một người Pháp, người Mỹ, cách đây nửa thế kỷ, trước khi sang Việt Nam làm việc, có lẽ cũng được bao bọc trong một loạt "những điều cần chú ý" kiểu như vậy.

Điều đó khiến tôi giật mình; chẳng lẽ tôi cũng đang chuẩn bị sang tìm hiểu đất nước, con người Brazil trong vai một "gã thực dân"?

Rời nơi thành thị hào nhoáng, đủ tiện nghi, tới một miền rừng rậm nhiệt đới hoang sơ, đáp một chuyến tàu thủy dọc dòng sông, trong tay sẵn chiếc vé máy bay book trước ngày về.


Với Bruce Parry, muốn hiểu cần phải sống và sinh hoạt chung với dân địa phương

"Nhà báo thực dân"

Mà ngay cả khi đã lên thuyền để hi vọng sẽ cảm nhận được nhịp đập và hơi thở của xứ Amazon, thì phái đoàn phóng viên vẫn phải liên lạc hàng ngày với Luân Đôn bằng điện thoại vệ tinh.

Vậy thì một gã nhà báo thực dân như tôi, tạm gọi như vậy, có thể hiểu được những gì mà người dân Amazon đang suy tư, trăn trở hay không?

Câu hỏi đó chắc chắn sẽ khiến tôi suy tư không ít trong chuyến đi này, và có thể là cả sau đó nữa.

Hi vọng duy nhất là tấm lòng thành muốn tìm hiểu, và cái bản chất cũng xuất thân từ một xứ xở rừng nhiệt đới, từng phải sống trong cảnh nghèo khó của một đất nước đang phát triển, sẽ giúp tôi phần nào dẹp bớt rào cản.

Và cách thể hiện tốt nhất có lẽ sẽ là chuyển tải trung thực và toàn diện nhất về những gì mình nhìn thấy, nghe được, kèm theo phản ứng riêng và cảm xúc khi chạm vào một nền văn minh xa lạ.

Thực ra thì Brazil cũng có khá nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, ví dụ như cũng cùng các giáo sĩ dòng Tên nói tiếng Bồ Đào Nha đã đến khai phá mảnh đất này.

Nhìn bức tượng chúa Jesu đứng trên đỉnh núi, dang tay nhìn ra biển, chắc chắn bạn sẽ liên tưởng ngay tới bức tượng tương tự ở Vũng Tàu.

Nhưng cũng có điểm trái ngược, ví dụ như do là ở nửa bán cầu nam, mà vòng xoáy mưa bão ở Brazil sẽ ngược với Việt Nam, bên lở bên bồi của các con sông cũng sẽ ngược lại, và nếu bạn đang chuẩn bị từ xuân sang hè thì ở Brazil người ta đang từ tiết thu chuyển vào mùa đông.

Có đúng không nhỉ? Tôi sẽ có cơ hội kiểm chứng ngay chút nữa đây, khi hạ cánh.
 
Rừng cao ốc Sao Paulo

Rừng cây nay phải nhường chỗ cho rừng cao ốc - cảnh nhìn từ ngọn đồi có bảo tàng MASP
Sao Paulo đón tôi bằng một trận mưa tầm tã từ sáng sớm, cùng con đường cao tốc từ sân bay về trung tâm thành phố chật cứng xe cộ giờ đi làm.
Hai mươi triệu người dân dùng xe hơi như người Việt Nam đi xe hai bánh, taxi giống xe ôm, còn một số ít người giàu thì đón limousine hay trực thăng tới chỗ làm.

Ngày nay sức mạnh kinh tế của vùng ̣đất này chuyển sang nhà máy và hãng xưởng nối nhau bằng hệ thống đại lộ và đường cao tốc.

Nhưng có một thời, lý do để Sao Paulo tồn tại và phát triển chính là diện tích canh tác cà phê lớn hơn cả lãnh thổ một số nước châu Âu.

Bằng chứng của thời đại huy hoàng nay còn nằm trong bảo tàng mỹ thuật MASP; các đại gia ngày xưa cũng có đủ tranh của những danh họa nổi tiếng thế giới, không chịu thua kém các bảo tàng ở London hay Paris.

Nhưng nay nền nông nghiệp, được đại diện bởi những người nghèo chở hàng trên xe tải, giành chỗ đậu ven lộ bán từng trái dứa, chùm nho.

John Malathronas, tác giả một cuốn sách khá nổi tiếng viết về Brazil, ghi nhận chênh lệch giàu nghèo ở Sao Paulo là 32 lần, nhiều hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới.


Đại lộ Paulista - Sự thịnh vượng của Sao Paulo khởi nguồn nhờ cây cà phê.
Các tòa cao ốc kiếm bộn tiền nhờ kinh doanh chỗ đậu trực thăng trên nóc nhà.

Sao Paulo là cơ hội để kiếm sống, nhưng mỗi ngày đều phải gắng hết sức lao động từ 5h sáng đến 8h tối - chủ sạp báo góc đường, Claudinei tâm sự.

Đi dọc đại lộ de Julho, tôi thấy bên cạnh những tòa condo sang trọng là những cửa hàng nhỏ xíu cho dân lao động, là những anh thợ cắt tóc, ông già sửa giày, người bán rong trên hè phố, chị lao công giặt ủi dưới tầng hầm, và cả những gầm cầu cho người vô gia cư quấn kín chăn ngủ giữa ban ngày.

Phá rừng làm đồn điền trồng cà phê hay trang trại nuôi bò sữa là lực đẩy kinh tế đem lại thịnh vượng cho những thành phố như Sao Paulo và Curitiba, nơi tôi sẽ đến vào ngày chủ nhật.

Nhưng nơi đây không còn mảnh rừng nào để phá nữa, trừ một số công viên chính quyền cố tình rào lại, chắc để kỷ niệm một thời.

Và những người nông dân muốn thoát cảnh đói nghèo có hai con đường để chọn lựa – vào thành phố để bắt đầu từ nấc thang nghèo nhất trong xã hội, hay đi sâu vào rừng rậm Amazon để trở thành điền chủ.
 
Thì đấy, trình má mì giỏi hay không là ở chỗ lày.

Cơ mà, mình oánh giá cao BM phết. Tưởng lý do gì, bận là xá chi (wait)

Cứ oánh vào cái gọi là tính hăng máu của nhà người ta thì chết mất. Để xem nào. À mà hôm nay chàng ta bay vào Sài Gềnh làm việc nhà Cua ạ. Nhà Cua chăm sóc hộ bạn hiền này được chứ?
 
BM làm sao quen được anh này tài thế ;)

chị đoán anh í ở bển về, sẽ ko đòi 100$ như cái cậu sontt 27 tuổi kia :)

Em mới biết tài của anh í không lâu. Tại em lười đọc, lười tìm hiểu người khác, nên hay khinh suất. Hai anh em quen nhau qua blog lâu rồi chị.
Giờ em mới rõ xunh quanh toàn người giỏi giang, vừa thấy thích, vừa thấy mình còn phải gắng nhiều.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,182
Bài viết
1,150,410
Members
189,944
Latest member
mahormonu81
Back
Top