What's new

[Chia sẻ] Hành trình chinh phục ước mơ EBC (Everest Base Camp) - Cho La Pass - Gokyo Lake tự túc

Cũng đã 2 tuần sau chuyến đi được xem là dài ngày nhất, khổ cực nhất trong các chuyến đi khám phá của tuổi trẻ. EBC (5364m) là trại nền để những nhà leo núi chuyên nghiệp chinh phục nóc nhà thế giới. Đèo Cho La là con đường duy nhất nối giữa EBC và Gokyo Lake, còn cao hơn cả EBC một trong những trải nghiệm được xem là gian khổ và rủi ro nhất trong hành trình của mình. Gokyo là một trong những hồ nước ngọt cao nhất so với mực nước biển.
Sau đây, mình sẽ tóm tắt hướng dẫn tóm tắt để chinh phục cung đường này theo gói tự túc:
159583159584159585159586159589
  1. Chọn lịch trình: Nếu đi cung này thì bạn có 2 lựa chọn. Đi EBC trước rồi băng ngang Cho La Pass qua Gokyo Lake hoặc theo hướng ngược lại: Vì mình đi vào đầu tháng 4 là mùa cao điểm của EBC nên khá tấp nập và đông đúc đi nó sẽ không sợ bị lạc nếu là đi tự túc. Gokyo Lake thì thường đông đúc vào tháng 10-11. Team mình đã chọn đi cung đường EBC trước.
Ưu điểm: theo mình đánh giá chỉ được cái là vượt Cho La Pass đỡ tốn sức hơn vì từ Dzongla(4830m) tọa lạc cao hơn Tragnag (4690m). Đi qua Tragnag phải lên xuống 4-5 quả đổi.
Khuyết điểm: khói bụi hơn tuyến Gokyo Lake, quan trọng nhất là nếu đi tự túc đến cuối mỗi ngày đến thị trấn muộn thì sẽ không còn phòng tốt nữa hoặc xấu hơn là hết phòng phải ngủ ở phòng sinh hoạt chung.

2. Tỉ giá: giá đồng Rupee 108 = 1$. Nếu bạn đổi ở sân bay hoặc từ Lukla trở lên. Bạn sẽ phải mất thêm 2-4% trên tổng số tiền đổi. Vì nhóm mình bay ngay hôm sau nên đành chịu mất phí ở sân bay còn nếu bạn nào có nghỉ 1 ngày ở Kathmanđu thì đổi 1 ít ở sân bay để đi taxi về Thamel đổi sẽ không bị mất phí. Lưu ý đi taxi phải trả giá trước vì không bấm đồng hồ. Giá trung bình tạm chấp nhận được là cứ 1km = 100 rupee. Các bạn nên đổi sẵn và dùng tiền rupee thì sẽ đỡ thiệt hơn.

3. Vé máy bay VN-Kathmanđu: Hiện tại thì vẫn chưa có chuyến bay thẳng từ VN sang Nepal. Tất cả vẫn phải quá cảnh tại Bangkok hay KualaLumpur. Mình mua vé khứ hồi của hãng Malaysia Airline từ tháng 12/2018 với giá 335$. Được 20kg ký gửi và 5kg xách tay. Gậy trekking bắt buộc phải ký gửi.
Kathmanđu-Lukla: Bay của hãng Yeti (Tara Airline) giá khứ hồi là 340$. Vì lý do thời tiết nên chuyến bay của mình bị delay cancel tận 2 ngày. Nên cả team đã trả giá trực thăng từ 2500$ > 1300$ cho 5 người. Tính ra là chiều đi 260$ + 170$ chiều về = 430$.


4.Bảo hiểm: Phần này rất quan trọng vì là chuyến đi tự túc và đề phòng trường hợp say độ cao hoặc vấn đề sức khỏe khác.
AIG ở VN hiện tại chỉ hỗ trợ 70% phí dịch vụ cấp cứu khẩn cấp bằng trực thăng. Cá nhân phải trả ngay 30% của khoảng (3000-5000$) tức là khoảng 900-1500$ cho 1 lần cứu hộ nếu trong trường hợp không thể tự xuống núi.
Nhóm mình dùng gói bảo hiểm AAC của UK: 56 euro với thời hạn trong năm 2019 và hỗ trợ 100% khi cấp cứu bằng trực thăng. Các bạn có thể tham khảo ở đây: https://aacuk.org.uk/

5.Xin Visa và sim: visa được cấp ngay trước khi làm thủ tục nhập cảnh. 25$ cho 15 ngày, 40$ cho 30 ngày và 100$ cho 90 ngày. Các bạn có thể khai thông tin tại máy tự động trước quẩy thủ tục nhưng sẽ phải xếp hang khá lâu hoặc khai thông tin online trước tại đây: https://online.nepalimmigration.gov.np/tourist-visa
Lưu ý: Bên nhập cảnh yêu cầu bắt buộc phần tên và thông tin nhà nghỉ khi trú tại Nepal. Nhóm mình đến lúc 23h và bay đi luôn vào 6h sáng hôm sau. Nên đành booking sẵn 1 nhà nghỉ gần sân bay phòng hờ. Sauk hi hoàn thành thủ tục nhập cảnh thì hủy booking.
Ncell là nhà mạng dùng khá tốt tại Nepal và cho EBC: có 2 gói tốt như sau 5GB –800 rupee và 16GB - 1200 rupee đều sử dụng được 30 ngày. Mình mua 16GB nhưng vì sim 4GB này chỉ sử dụng được từ 4000m trở xuống. Trên 4000m phải dùng Everest link wifi với giá 700/800 rupee/ đêm. Cuối cùng mỉnh chỉ dùng có 1GB, mình khuyên các bạn chỉ nên mua gói 5GB/ 800 ruppe thôi.

6.Permit: có 2 loại permit như sau: các bạn đều mua sau khi đến Nepal
Entrance Permit: giá 2000 rupee hoặc 20$ mua tại Lukla.
Sagarmatha National Park Entry Permit: giá 3000 rupee hoặc 30$ mua tại Monjo.
159588 159587

7.Phòng ở:
Kathmanđu: Các bạn có thể book trước trên Agoda với giá 10-12$/ đêm
EBC-Gokyo: Giá phòng trên đây thì rẻ hơn trung bình tầm 500 rupee/ đêm nếu ở 2 người 1 phòng để share tiền phòng là tối ưu nhất.
Lưu ý: càng lên cao, số lượng nhà nghỉ càng ít. Nếu bạn lên chậm thì sẽ rất ít lựa chọn nhà nghỉ tốt thậm chí là hết, phương án có thể là ngủ tại phòng sinh hoạt chung của nhà nghỉ. Tại Gorak Shep, bên mình đến lúc khoảng 12h khá muộn và phải chọn 1 nhà nghỉ không có toilet bên trong.

8.Đồ ăn: đồ ăn tây thì dễ ăn nhất bao gồm khoai tây, mì ý, pancake, pizaa… Đồ Nepal thì khó ăn hơn tùy thuộc vào khẩu vị từng người. Các món ăn các trại thường sẽ giống nhau nên càng ngày sẽ càng thấy ngán nhưng vẫn phải đảm bảo ăn đủ bữa để giữ sức khỏe. Bạn nào khó ăn thì có thể gọi cơm không ăn kèm với chà bông heo mang từ VN qua. Giá dao động khoảng 400-800/ bữa. Nếu chi tiêu hợp lý giá trung bình ăn + ở khoảng 2000 rupee/ ngày.

9.Nước uống: Nước uống khoảng 100-150 rupee từ Lukla cho đến Dingboche (4410m). Từ Lobuche(4910m) giá tăng đột biến là 300 rupee. Tại Gorak Shep (5164m) là 400 rupee. Một ngày nên khuyến cáo uống từ 3-4 lít nước để đảm bảo sức khỏe và phòng chống say độ cao. Cả nhóm vì tiết kiệm nên đã mua viên lọc nước “Oasis water purification tablets”, mọi người xin nước từ nhà bếp ở các chặng dừng chân và sử dụng 1 viên cho 1 lít nước (chỉ duy nhất ở Gorak Shep là không xin được nước) có thể sử dụng sau 30 phút khi mà viên thuốc đã tan nước. Bọn mình mua qua amazon mỗi người chỉ đóng khoảng 270k VNĐ là dư xài cho tận 15 ngày (khoảng 60-70 viên/ người là đủ)
159582

10.Thuốc: Phần này khá quan trọng vì tự túc nên toán bộ thuốc than liên quan phải tự chuẩn bị hết tại VN. Bọn mình mua luôn Diamox để hạn chế say độ cao. Thuốc này ko bán tại VN vì cần đơn của bác sĩ. Các bạn có thể mua qua đầu mối bên Campuchia hoặc tại Kathmanđu và tìm mua nhé.

11.Sạc thiết bị: Mình chỉ mang theo 1 cục sạc dự phòng 26000 để dùng cho 15 ngày trekking. Trạm dừng chân thấp thường giá 200-300$ full thiết bị (nếu thiết bị sạc tối chưa full, bạn có thể nói nói sạc thêm khi đang ăn sáng hôm sau). Những nơi trên 4000m đều thấy sạc 300-400$/ thiết bị và chỉ trong 1 giờ. Chỉ duy nhất ở Namche là mình thấy có ổ sạc ở trong phòng ngủ, nên mình chọn phương án bỏ 200$ để sạc full 1 lần thiết bị ở dưới thấp và dùng vừa hết 26000 trong 15 ngày trekking.
Lưu ý: Pin dự phòng rất quan trọng vì dùng để chụp hình, nhất là dùng cho map offline (mapme) down về sẵn trước khi sử dụng offline.

12.Tour guide:
Lukla lên EBC: Con đường này gần như là đầy tour du lịch mọi người đi đông như đi hội rất dễ đi, sẽ rất khó để bị lạc. Bạn nào có sức khỏe tốt co thể tự mang được đồ có thể tự đi không cần tour guide hay porter. Nhóm mình chỉ thuê 1 tour guide kiêm porter đến EBC (có thể mang giúp tổng 10kg nên mỗi người gửi 2kg cho porter). Còn lại mỗi người vác khoảng 9-11kg bao gồm cả nước. Vì nhóm đã có dự định tách thành 2 ngay từ đầu 3ng chỉ lên EBC và 2ng băng qua Gokyo. Bọn mình trả phí 4880 rupee cho 11 ngày trekking cho EBC chưa bao gồm tiền tip 5$/ ngày.
EBC qua Gokyo và xuống Lukla: Sau khi đến được EBC vào ngày thứ 8, các bạn sẽ mất thêm khoảng 3 ngày qua được đến Gokyo và 3-4 ngày để xuống đến Lukla. Đoạn vượt Cho La Pass có thể được xem là khó khăn nhất. 2 người chúng tôi đã thuê 1 người dẫn đường với giá hơi chát 5000 rupee chỉ để lên đỉnh Cho La Pass. Vì tuyết rơi từ khá sớm lúc 9h sáng và dày đến lúc chiều tối nên di chuyển khá là khó khăn. Crampon là loại đế đinh bọc vào giày để đi trên tuyết cũng rất quan trọng. Mình mua ở 200k ở VN nhưng bị hư từ đoạn Dingoche lên Lobuche vì tuyết cũng rơi khá dày. Các bạn nên mua trước ở VN vì mãi đến Dzongla mình mới mua đôi mới với 3000 rupee (khoảng gần 600k VNĐ).

13.Dụng cụ:
Ba lô khoảng 50-60L
Khăn ống
Giày cổ lửng hoặc cổ cao (chống thấm)
Áo thun thường, áo giữ nhiệt (baselayer), áo lông vũ (midlayer), áo gió ngoài cùng
Quần trekking và quần ngủ buổi tối
Đế đinh bọc giày để đi tuyết
Kính râm, kem chống nắng, kem dưỡng môi
Vớ trekking và vớ ngủ buổi tối
Găng tay đi tuyết và gang tay ngủ buổi tối
Túi ngủ
Pin sạc dự phòng (1 cục 26000) là vừa đủ hoặc dùng pin sạc mặt trời
Gậy trekking (các bạn có thể mua ở Namche ) có thể rẻ hơn VN ( 1000 ruppe = 2 cây )
Đồ dùng cá nhân: kem đánh răng, giấy vệ sinh,..
14.Lịch trình: Các bạn nên có vài ngày dự phòng, nhóm mình suýt chút thì bị trễ lịch trình vì nhiều lý do vì mọi thứ đều đã được book trước
NgàyDự địnhThực tế
Day 1HCM to Kathmandu (13h)HCM > Kathmandu (13h)
Day 2Kathmanđu to Lukla
Lukla to Phakding
Cancel vì thời tiết
Day 3Phakding to Namche Bazaarlên Lukla bằng trực thăng ( máy bay vẫn cancel vì thời tiết ) trekking đến Phakding
Day 4Namche Bazaar to Everest Serpa Resort ( view Mt.Everest )
return
Phakding to Namche Bazaar ( rất là mệt ) lền gần 1000m vì nhiều dốc xuống. Lời khuyên bạn nào đến sớm trek hẳn đến Monjo
Day 5Namche Bazaar to TengbocheNamche Bazaar to Everest Serpa Resort ( view Mt.Everest )
return
Day 6Tengboche to DingbocheNamche Bazaar to Tengboche
Day 7Dingboche to Chhukung
Dingboche to viewpoint
return
Tengboche to Dingboche
Day 8Dingboche to LobucheTrek to Dingboche viewpoint
Day 9Lobuche to Gorakshep
EBC return Gorakshep
Dingboche to Lobuche
Day 10Kalapather for sunrise
trek to Dzonglha
Lobuche to Gorakshep
EBC return Gorakshep
Day 11Cross the Chola pass
trek down to Tagnag
trek to Dzonglha ( cancel Kalapather vì gió to )
Day 12trek to GokyoCross the Chola pass
trek down to Tagnag
Day 13climb up Gokyo Ri
trek down to Dole
trek to Gokyo down to Machhermo
Day 14Dole to Namche bazaarMachhermo to Khumjung Village
Day 15Namche bazaar to LuklaKhumjung Village to Phakding
Day 16dự phòngPhakding to Lukla
Day 17Lukla to KathmanduLukla to Kathmandu
Day 18Kathmandu to HCMKathmandu to HCM


Đây là trang cá nhân: Mình vẫn đang tiếp tục viết hồi ký để chia sẻ theo từng ngày. Vì còn khá nhiều việc nên chắc sẽ up hơi chậm.
 
Last edited:
Không thấy bác nói là chuẩn bị thể lực thế nào trước vậy?

11.Sạc thiết bị: Mình chỉ mang theo 1 cục sạc dự phòng 26000 để dùng cho 15 ngày trekking. Trạm dừng chân thấp thường giá 200-300$ full thiết bị (nếu thiết bị sạc tối chưa full, bạn có thể nói nói sạc thêm khi đang ăn sáng hôm sau). Những nơi trên 4000m đều thấy sạc 300-400$/ thiết bị và chỉ trong 1 giờ
Không biết đoạn này bác có nhầm tiền Nepal với Đô la ? Sao sạc gì mà đắt dữ vậy?
 
Last edited:
Không thấy bác nói là chuẩn bị thể lực thế nào trước vậy?


Không biết đoạn này bác có nhầm tiền Nepal với Đô la ? Sao sạc gì mà đắt dữ vậy?

Gửi bạn @xversion1
Àk phần đó mình viết nhầm bạn tiền tệ tính theo Rupee nhé.

Về phần tập thể lực vì nhóm mình không thuê porter chỉ thuê một tour guide. Tour guide này sẽ mang tổng 10kg vậy là khoảng 2kg/ người. Trung bình mỗi ngày sẽ vác khoảng 12-13kg ( bao gồm nước ) đi trong suốt hành trình 15 ngày.
Vì mình ở chung cư nên một ngày mình vác balô khoảng 10kg, leo lên leo xuống khoảng 40 tầng. Nếu không có chỉ có cách tập chạy bộ là tốt nhất. Mình có tham gia giải chạy bán marathon 21km trong 3h15p khá chậm nhưng cũng vừa đủ sức để theo kịp tour như thế này. Bạn nên có rèn trước 3-4 tháng chạy 21km trong khoảng 2h45 -3h là tốt nhất nhé

Good luck
Nghĩa
 
Gửi bạn @xversion1
Àk phần đó mình viết nhầm bạn tiền tệ tính theo Rupee nhé.

Về phần tập thể lực vì nhóm mình không thuê porter chỉ thuê một tour guide. Tour guide này sẽ mang tổng 10kg vậy là khoảng 2kg/ người. Trung bình mỗi ngày sẽ vác khoảng 12-13kg ( bao gồm nước ) đi trong suốt hành trình 15 ngày.
Vì mình ở chung cư nên một ngày mình vác balô khoảng 10kg, leo lên leo xuống khoảng 40 tầng. Nếu không có chỉ có cách tập chạy bộ là tốt nhất. Mình có tham gia giải chạy bán marathon 21km trong 3h15p khá chậm nhưng cũng vừa đủ sức để theo kịp tour như thế này. Bạn nên có rèn trước 3-4 tháng chạy 21km trong khoảng 2h45 -3h là tốt nhất nhé

Good luck
Nghĩa
Đeo balo có tiểu xảo gì đặc biệt không bác? Em đeo thấy nhanh mỏi vai với lại nặng như vậy toàn bị đổ người ra sau, phải cúi người về trước để khỏi đổ, tập lâu ngày chắc gù lưng quá.
 
Gửi bạn @xversion1

Chọn balô: bạn nên chọn loại chuyên dụng cho leo núi nó sẽ có dây đai eo và ngực đỡ phần lực lên vai, những chuyến đi dài ngày thường nên chọn loại 50-55L là đủ cho chuyến đi khoảng 2 tuần giá khoảng trên dưới 1tr5. Tốt nhất nên chọn loại balô có nhiều khóa kéo giữa bụng balô "khi cần lấy đồ có thể lấy đồ từ giữa bụng chứ không cần lấy hết đồ ở phía trên ra" Balô mình có 3 dây kéo đáy, bụng và trên cùng khá tiện lợi

Cách sắp xếp đồ: Chia vào nhiều túi nylon nhỏ để tránh nếu có mưa hay tuyết thì không bị ướt hết toàn bộ đồ. Lúc mình đi gặp đủ các loại thời tiết( tuyết, mưa, mưa đá, nắng gắt). Nên xếp đồ nhẹ không sợ bị dập hư dưới cùng ( quần áo, khăn, đồ đi ngủ buổi tối...), đến phần đồ nặng kế tiếp( sạc dự phòng, ... ) canh phần đồ nặng để ngay eo đừng xếp lên cao quá sẽ dồn len lưng , trên cùng sẽ là lớp đồ nhẹ tiếp theo ( đồ y tế, bánh kẹo...)

Cách đeo balô: hãy đảm bảo rằng hai dây đeo vai của bạn ôm vừa đủ sát để tránh balô quá sệ sẽ dồn hết lực lên vai. Buộc chặc đai balô ở quanh eo và ngực để giảm tải cho vai.

Vấn đề cuối cùng vẫn là thể lực. Bạn nên tập thử leo cầu thang để nhắm trước thể lực bản thân. Nếu cảm thấy thể lực chưa đủ nên thuê thêm 1 porter để khuân vác trong chuyến đi. 1 porter có thể vác khoảng 20-25kg cho cả chuyến đi nên tìm người share phần thuê để tiết kiệm chi phí hoặc có thể như mình thuê tour guide kiêm porter họ sẽ vác tối đa 10kg.

Chúc bạn thành công ;)
 
Chúc mừng bác, một hành trình đầy cam go nhỉ :D
2 năm trước mình và thằng bạn đả tự túc đi poonhill và annapurna base camp mà không thuê guide hay porter. Giờ nghỉ lại thấy lúc đó sao liều dể sợ :|
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,191
Bài viết
1,150,459
Members
189,949
Latest member
lifecarenutritions
Back
Top