What's new
Tôi tiếp tục chặng hành trình của mình bằng cái con dường thẳng phía trước mà chưa biết nó đi tới đâu. Tôi cứ chạy đại tới đâu thì tới. Vì cái điện thoại của tôi lúc này GPS cũng không còn định vị được nữa.

P1070910.JPG


Tôi chạy mãi cứ thấy lên dốc thì kéo hết ga hết số, quanh co thì lại giảm tốc mà chẳng biết mình đi tới đâu, mà cũng chẵng buồn hỏi thăm đường vì trời thì lạnh, đường thì vắng, nhà dân thì không có, hỏi tham ai bây giờ. Hơi sương ẩm ướt bay qua mặt tôi cứ như những hạt mưa. Rồi hơi lạnh thấm qua lớp khẩu trang làm môi tôi tế cóng, các ngón tay lạnh tê cứng, chân tôi cũng hết cảm giác. Tôi dừng xe lại dán Salonpas vào các vị trí lạnh để giử ấm cơ thể.





P1070924.JPG


Sương mù phủ kin cả một ngọn núi, đặc dến mức tôi phải mở đèn để chạy nhưng rồi không ăn thua gì với lớp sương mù. Tôi đành dừng lại ngắm cảnh ven đường. Đứng trên đỉnh núi cao, dưới chân là vực thẳm, từng đám hơi nước bay vù vù qua mặt, hít cái hơi lạnh tôi cảm thấy sảng khoái cực kỳ. Thú thật lúc đó tôi muốn hét lên vì cảm giác sung sướng sau chặng đường vất vã để tới nới này. (Sau này tôi mới biết đó là đèo Lai Châu)

P1070918.JPG


Tôi lấy điện thoại gọi cho người thân ở Sài Gòn hòi thăm & cũng để nói cho mọi người biết tôi đang ở đâu. Chợt nghe tới cái nóng ở Sài Gòn đang 36 độ tôi lại thấy thích làm sao khi mình đang ở nơi này. Rồi một chiếc xe du lịch chạy vụt qua, tôi không thể bỏ lỡ cơ hội này vì khi có một chiếc xe mở đường như thế việc di chuyển sẽ an toàn hơn nhiều.




 
Tôi cứ bám theo chiếc xe chạy trước, cho đến khi tôi bất chợt nhìn thấy tấm bảng ven đường thoáng có chữ Sapa. Không lẽ mình tới Sapa rồi sao? Tôi vội vàng quay xe lại, thì ra đây là thác Bạc, một trong những điểm đến của du lịch Sapa. Tôi tấp xe vào dãy quán bán hàng lưu niệm đối diện thác rồi vào một hàng ngồi uống nước.

P1070929.JPG


Bán quán là một chị người Sapa. Lên đây thuê đất dựng sạp bán hàng lưu niệm kèm theo một vài món ăn đặc sản vùng này. Tôi dùng thử món cơm Lam & thịt nướng, trong cái lạnh ngắt của Sapa được ăn cơm Lam nóng với thịt nướng thơm lựng lại làm thêm chén trà ấm cái cảm giác đó thật là tuyệt vời.



Có hai bà cháu người Mông bán hàng lưu niệm ngay bên cạnh thác chào mời tôi mua hàng. Tôi đưa máy lên chụp hình thì đứa cháu vội vàng lấy dù che lại. Thấy vậy tôi cũng chẵng buồn xem họ bán gì. Khi xuống dưới chân núi tôi gặp 2 người phụ nữ mặc đồ dân tộc có hai khách tây xin chụp hình lưu niệm, Sau khi chụp xong tôi còn nghe thấy tiếng của hai người dân tộc nói " 2 đô, 2 đô". Xem ra dân ở đây biết làm du lịch hơn tôi tưởng nhiều.

P1070941.JPG


4 giờ chiều tôi về tới thị trấn Sapa, cái thị trấn này phát triển mạnh thật, khách tây đi rợp trời. Dạo quanh một vòng thị trần rồi tôi lại tiếp tục di chuyển về thành phố Lào Cai điểm đến cần đạt được trong ngày hôm nay.

P1070945.JPG




Nhà thờ Sapa nơi tậy trung khá đông người & gần chợ bán rất nhiều đồ lưu niệm như vải thổ cẩm, khăn len, dao, tiền xu & trang sức bạc...

P1070950.JPG
 
Đường về Lào Cai ruộng bậc thang rất nhiều & cao cũng không thua kém gì Mù Căng Chải.

P1070951.JPG


Ruộng mới cấy chỉ mốt màu xanh mạ non, ven bồ ruộng hoa tím dại nở bông làm cho khung cảnh càng thêm phần sinh động.

P1070958.JPG


Quảng đường 35km tôi di chuyển cũng gần tới một tiếng mới đến được. Sau khi đi ra khỏi đám sương mù thì thấy trời như hãy còn sớm lắm. Gọi cho mấy đứa bạn báo là tôi đã tới, mượn cái xe đạp chúng nó làm một vòng cho đở ê cái mông & nhức cái tay sau chặng đường đèo gần 250km.

P1070961.JPG




Quán Gà Mò là điểm đến sau một hồi đạp xe lòng vòng, thêm vài chiến hữu cho bữa nhậu thêm vui. Rượu làm tôi cảm thấy ấm lên rất nhiều. Vậy là mỗi đứa uống gần nữa lít rượu gạo, sau khi ngà ngà say cả đám kéo nhau đi Karaoke.

P1070963.JPG


Đây là đám bạn tôi quen trong một lần ra Hà Nội năm 2007. Đến bây giờ mới gặp lại đứa nào cũng nhậu khí thế. Đến 1 giờ sáng thì tôi bò về đến khách sạn, sức chỉ đủ đóng cánh cửa phòng làm một giấc thật ngon.

P1070968.JPG
 
Hôm nay là ngày thứ 9 tôi xuất phát & là ngày thứ 4 của hành trình Tây Bắc.
Sáng nay tôi bắt đâu trải nghiệm của mình bằng việc lên nhà đứa bạn người dân tộc Dao chơi. Nhà của bạn là một xã rất nghèo của huyện Bát Xát. Tôi ghé vào chợ mua lấy ít quà cho gia đình cô ấy thì trời bắt đầu đổ mưa. Cơn mưa không kéo dài nhưng làm cho con đường vào nhà trở thành một việc khó khăn

P1070972.JPG


Con đường nhựa bong tróc bởi mưa bảo, xình lầy & ổ gà nhầy nhụa là cho tay lái tôi đôi lần phải loạn chọang.



Bạn tôi đón ở bên đường Đó là xã Phìn Ngan - bát Xát. Ngoài bạn còn có mẹ & chị gái xuống đón, dẫn tôi lên nhà. Bạn tôi chỉ tay lên một ngọn núi nói: Nhà ở trên đó, phải gời xe đi bộ mới lên được. Tôi cứ nghĩ đó là lời đùa vì cả một ngọn núi toàn rừng & dốc đứng sao mà ở được. Sau khi gởi xe xong bạn tôi bắt đầu dẫn tôi đi theo hướng mà cố ấy vừa chỉ. Tôi gặp căn nhà đầu tiên khi vừa đi lên dốc được 15 phút. Có lẽ đã tới rồi.
Tôi thở phào & nghĩ: May quá cũng vừa sức chứ không đến nổi nào. Theo lời bạn hướng dẫn thì đó là nhà của chị gái thứ Năm. Chúng tôi dừng lại một lát thì đi tiếp, mẹ cô bạn nhìn thấy tôi leo dốc chỉ cười

P1070976.JPG


Sau cơn mưa nhẹ, con dốc cao dựng đứng trở nên trơn trượt, trong lúc cố leo lên tôi bị một cú trượt dài tới mức mẹ & cố bạn phải túm lấy tay mới lôi khỏi trượt nữa. Lần này thì tôi cẩn thận hơn, tôi bò thấp người xuống & báo lấy các bụi cây nhỏ leo lên. Con dốc cứ thế cao mãi, tôi tranh thủ leo thật nhanh lên trước 3 người rồi ngồi nghỉ chờ họ lên rồi lại leo tiếp



P1070978.JPG


Cái balo của tôi dược gởi vào gùi cho mẹ của bạn mang, một túi qua nặng kèm đồ linh tinh cũng có chị của cô ấy mang hộ. Tôi chỉ có một balô máy tính thế mà cũng lặc lè leo dốc, mồ hôi tuôn như tắm. Cũng không ít lần khi nhìn lên phía trên cao thấy có một chỏm đất bằng & tôi nghĩ là sắp tới.
Hai đầu gối mõi nhừ, nhấc từng nhức nặng nề tôi đếm được 8 lần mình dừng lại nghỉ thì cũng tới được ngôi nhà.

P1070979.JPG
 
Đây là nhà của bạn tôi, một căn nhà nằm ẩn khuất giửa rẩy, rừng cây & những phiến đá. Sau khi chào bố cô ấy thì tôi vội vàng tìm lấy một góc trong nhà gần cửa & cái quạt tay nhanh chóng quạt lấy quạt để. Và cũn xin nói thêm lúc này tôi rất mệt, thở dốc nhưng không dám thờ mạnh phải cố nhịn vì 3 người đi cùng tôi ai cũng khỏe re còn tôi làm thế thì kỳ quá.
Sau một hồi nghỉ xả hơi tôi thấy vẫn chẳng khỏe hơn là bao, có vẽ như lượng rượu trong bao tử tôi lại lên lại nên thấy khá mệt. tôi xin phép lên giường rồi ngủ một giấc thật thoải mái.

P1070984.JPG






 
Bố mẹ của bạn tôi năm nay cũng khá lớn tuổi. Người bố năm nay gần 70 tuồi, Mẹ cô ấy cũng 65 tuổi nhưng tôi nhìn thấy ở họ sức khỏe rất tốt. Qua cách họ đi lại và làm việc tôi càm nhận thấy thế tuy nhà có khá đông con. Công việc chủ yếu là làm ruộng & đan gùi ra chợ bán hằng tuần.

P1070993.JPG


Đây là một cái chuồng heo nhỏ, giống heo nuôi là heo rừng được thuần hóa & sinh sản rất nhanh. Chuồng được làm từ ống tre chặt tại rừng quanh nhà.

P1070995.JPG


Sau bữa ăn trưa cùng gia đình. Tôi cùng bạn và mẹ đi lên rẩy lấy rau cho heo & thăm bẩy. Đường lên rẩy là một con dốc nằm sau lưng nhà, hướng lên núi cao.

P1070996.JPG


 
Khắp rẩy chỉ rừng & rừng cây, đá chiếm gần hết bề mặt đất, những phiến đá như thế này có mặt khắp rẩy. Cây cối muốn mọc cứ phai chen vào đá mà vươn lên.

P1070999.JPG


Người Mẹ đang quét lá cây rơi xuống vườn rau của gia đình. Vườn rau là một bãi đất nhỏ được xúc đất từ nơi khác đổ lên một cái hỏm khe đá, sau đó trồng rau lên. Trước đây tôi từng nghe nói trồng bắp trên đá mà chưa biết thế nào. Nhưng nay thì tôi được chứng kiến cái cực khổ đó rồi. Tôi nhìn thấy qua mình nương rẫy bao la nhưng thật tiếc đá phủ kín hết rồi, cây nào có thể chống chọi được chứ.

P1080003.JPG


Từng đám ruộng bậc thang vây lấy ngọn đồi, đứng từ xa tôi nhìn thấy rất nhiều những ngọn đồi có ruộng phủ đồi như vậy. Trông những đám ruộng trên đỉnh cứ như một sân bóng nằm trên núi.

P1080005.JPG


Tôi nhìn thấy ngọn đồi mà Mẹ & bạn đi lấy rau mà ngao ngán. Tôi sợ mình không thể leo dốc được nên đành củng với thằng cháu đi lang thang dọc núi thăm bẫy. Bẫy là những chiếc đòn tre có dây cước ở đầu, nhằm trói chân các loài chim thú. Thành quả sau một hồi là một con chim, tôi không biết chim gì nhưng khá lớn nặng gần nửa cân.

P1080026.JPG


Chúng tôi trở về nhà thì thấy người bố đang chặt tre chuẫn bị nan cho việc đan gùi hằng ngày. Tôi xin chia sẽ câu chuyên thế này. Bạn tôi sống & làm việc tại Hà Nội, hôm tôi nhận xe xong thì cô ấy cũng lên tàu về nhà trước vì nhà cô ấy có việc. Người Dao đỏ có phong tục sau khi cưới xong thì người con trai rước vợ về nhà mình. Sau một thời gian thì đưa vợ về thăm nhà & mang theo một con heo, cùng với người nhà mình qua bên nhà gái làm tiệc đãi gia đình họ hàng nhà gái.

P1080029.JPG
 
Phong tục này nhắm "cắt khẩu" cho cô gái. Kể từ đó trở đi người con gái không còn là người của gia đình mình nữa, mà thuộc về nhà chồng & khi chết cũng vậy. Trong buổi tiệc này mọi người sẽ mừng tiền cho hai vợ chồng. Những người già thường tặng lại cho đôi bạn trẻ những đồng tiền xu cổ. Tôi cứ nghĩ tiền này giá trị sẽ không cao. Nhưng thôi nhầm tiền này là tiển cổ, bằng bạc nguyên chất từ thời Pháp được người già trong làng cất lại chỉ dùng khi cưới hỏi.

P1080031.JPG


Thời gian làm lễ này tùy thuộc vào gia đình nhà trai, cưới về khi nào có điều kiện thì làm lễ "cắt khẩu". Anh trai của bạn tôi năm nay có 2 đứa con, một đứa 12 tuổi & 1 đứa 8 tuổi thì nay mới có tiền để làm lễ. Vậy là bạn tôi phải về trước để phụ anh trai lo công việc này.

P1080039.JPG


Chiều về mọi người từ nhà gái trở về sau khi đãi tiệc xong, nhà trai được chia lại 1/4 con heo mang về. Các anh em, chú bác bà con bắt đầu tới chơi khi nghe nói có tôi từ Nam ra. Mỗi người một tay cùng nhau làm bếp, nấu nướng, họ nói cười rôm rả & kể cho tôi nghe rất nhiều thứ phong tục ở đây.
Trong hình là người anh họ đang cắt thịt. Anh này có tài làm bùa, nếu như nhà ai đó mất đồ đạc chỉ cần tới nói cho anh biết mất vào khoảng thời gian nào. Sau đó anh cúng & cho biết nó mất ở đâu, đang nằm ở chổ nào & ai lấy.

P1080038.JPG


Tôi chắc hẵn các bạn sẽ tự hỏi tại sao tôi lên đây một mình mà không sợ bùa ngãi. Thực ra thế này, tôi sống với khá nhiều gia đình dân tộc & biết được rằng người Dao không giỏi làm bùa phép. Họ giỏi làm thuốc ngâm chân chữa bệnh & đến nay phương thuốc này được các thẫm mỹ viện bày bán rất nhiều.
Thêm mốt yếu tố nữa là người dân tộc rất thật thà & tốt bụng, mình chỉ cần sống ngay thẳng & không gian dối thì không việc gì phải sợ.
 
Người Dao theo chế độ mẫu hệ. Người mẹ đứng ra nói lời cảm ơn với mọi người & cụng ly với khách thay chồng, trong bữa ăn người vợ cùng người chồng uống rượu cùng nhau & uống rất giỏi. Mọi người kể chuyện cho nhau nghe bằng tiếng Dao vì tiếng kinh họ không biết nhiều. Còn tôi thì không hiều họ nói gì chỉ biết khi họ cười thật vui thì tôi cũng cười theo. Mọi người ở đây rất hòa đồng & quý tôi, họ nói ngày mai xuống nhà họ chơi họ sẽ cho tôi xem nhiều thứ hơn nữa. Tôi trải nghiệm bữa tối cùng mọi người & thấy phụ nữ Dao uống rượu rất tốt, tôi cùng các anh trai dừng lại xuống gần bếp ngồi uống nước cho ấm. Trong khi đó người phụ nữ vần ngồi trên bàn uống với nhau cho tới gần 11giờ đêm mới chia tay nhau về.

P1080046.JPG


Đêm khuya căn nhà nằm trên núi, bao quanh bởi nhiều cây cối khi các bóng đèn điên tua bin tắt. Tất cả trở nên tỉnh lặng. Chỉ còn tiếng gió thỉnh thoảng rít qua khe vách & tiếng côn trùng. Tôi cuộn tròn chăn cho ấm rồi làm một giấc thật ngon.
Tôi bị đánh thức dậy khi cả nhà đã chuẩn bị bữa ăn sáng xong hết, cơm nước tinh tươm dọn lên bàn sẵn. Tôi vội vàng làm vệ sinh rồi dùng bữa sáng. Các món ăn của nhà rất ngon tối qua họ đã làm rất là nhiều món được chế biến từ heo rừng. Tôi thực sự thích nhất là món măng xào, rất lạ & vị của măng cũng rất ngon.

P1080079.JPG


Gia chủ mời tôi ở lại chơi thêm vài ngày nữa, vì tôi mới lên nên họ muốn đưa tôi đến vài nơi. Thật tiếc công việc của tôi không cho phép tôi ở lâu hơn nơi này. Thế là tôi đành chào từ biệt gia đình người bạn bắt đầu xuống núi trong lòng thầm cảm ơn họ thật nhiều. Cám ơn vì tấm lòng hiếu khách & những gì tốt đẹp đã dành cho tôi.
Tôi bắt đầu xuống núi bằng một đường khác xa hơn nhiều, đường này đi ngang qua các dám ruộng bậc thang nơi có rất nhiều người đang cấy cho vụ mùa mới. Con đường xuống dốc này cũng chẵng đẹp hơn đường hôm qua tôi lên ta bao. Tôi thả chân từ từ đi xuống dốc mà sợ một cú trợt có lẽ tôi hạ cánh xuống tới chân núi là có. Đang vật vã tìm đường xuống núi thì có một đám nhóc đi "cỏng cái chữ" về cho buôn làng. Bọn nó di chuyển thoăn thoát, cứ nhảy hết chổ này tới chổ kia chẵng mấy chốc tôi thấy tụi nó đi khuất.

P1080085.JPG


Tôi còn mãi mê lang thang chụp hình ruộng thì mấy chị của bạn tôi đang cấy nhìn thấy. Họ bảo tôi tết lên chơi nữa nhé. Tôi cảm thấy thật vui, họ thật mến khách biết bao.

P1080088.JPG


Trong lúc xuống tôi gặp một bé gái người Dao đang lên ruộng, khi tôi dưa máy lên chụp vội che mặt quay đi với nụ nười e ấp. Em xấu lắm anh đừng chụp. Ấy chà, thật là ngại quá đi :))
 
Trong lúc xuống tôi gặp một bé gái người Dao đang lên ruộng, khi tôi dưa máy lên chụp vội che mặt quay đi với nụ nười e ấp.

P1080087.JPG


Tôi về tới Lào Cai lúc gần 10 giờ trưa, tôi chạy thẳng ra cửa khẩu Hà Khẩu. Một cửa khẩu nối liền Lào Cai & Trung Quốc. Tôi cầm giấy tờ vào trong làm thủ tục nhưng được hướng dẫn là phải qua một công ty du lịch đứng ra làm thủ tục thì mới có giấy thông hành để đi qua. Làm thủ tục này khá rắc rối mà lại gần đến giờ nghỉ trưa, thời gian của tôi lại không cho phép.

P1080089.JPG


Tôi móc diện thoại gọi cho thằng bạn nó hướng dẫn cho tôi đi ra bến đò, trả tiền rồi đi bằng đường sông qua cho nhanh. Con đường ra bến sông khá đông người sử dụng, tôi leo lên một chiếc thuyền & ra giá 100 ngàn trên một lượt. Thú thực cái cảm giác vượt biên như thế này làm tôi lo lắng vô cùng, dù sao tôi cũng đã tới nơi này không đi thì tiếc lắm.
Lên bồ tôi nhảy lên một chiếc xe ôm chờ sẵn rồi cứ thế lao theo đường rừng, cảm giác thật hồi hộp cộng thêm một chút lo lắng.

P1080091.JPG


Chiếc xe chở tôi chạy lòng vong một hồi cũng lọt ngay vào trung tâm của thị trấn. Những ngôi nhà cao vút, chung cư mọc khắp nơi, đường phố dông đúc người mua kẻ bán làm tôi thấy choáng ngợp.

P1080094.JPG
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,545
Bài viết
1,153,604
Members
190,116
Latest member
Thangcho07
Back
Top