Mình lỡ mất mấy hôm, nên lúc quay lại, bạn 2Lúa đã đi tiếp ra phía Bắc rồi. Không muốn xen vào cho đứt mạch chuyện, nhưng thấy 2Lúa dừng lại ở ngoài Bắc lâu quá rồi, mà tớ dạo này đang bận và sắp bận tiếp, nên cũng đành xen vào một tí.
Chính xác, theo tài liệu em biết và đọc trên mạng thì là cầu Thông Minh - Chính Trực, nhưng theo 4 chữ tiếng Tàu đó mà em biết thì là "CHÍNH ĐẠI QUANG MINH" đọc từ phải sang. Do em biết chút ít tiếng Hoa mà, nên dịch theo cảm nghĩ của mình thôi. Thấy sao nói vậy àh...
- Có thể bạn đọc và dịch chính xác 4 chữ ở cái Nghi môn này :
...
Đường vào mộ vua Minh Mạng, qua cầu Quang Minh Chính Đại, bắc ngang hồ Tân Nguyệt (nghĩa là Trăng non), ...
...
.
- Tuy nhiên có thể bạn nhầm lẫn một chút ở điểm nào đó, khi cho rằng 4 chữ trên Nghi Môn đó là tên của cây cầu?
Mỗi đầu cầu có một cái Nghi môn trụ đồng (Long vân đồng trụ), ở lăng Minh Mạng, Nghi môn bạn chụp thì còn khá nguyên lành, chứ Nghi môn đầu kia của cây cầu (phía Bửu thành) thì đã bị hư hỏng, không còn tấm biển ghi chữ nữa. Không biết có chắc ở Nghi môn đầu cầu bên ấy ghi chữ có giống ở Nghi môn này không?
- Thêm nữa, Hoàng thành - nhất là khu vực Ngọ Môn, điện Thái Hòa như ngày nay ta thấy - được vua Minh Mạng cho cải tạo, tu sửa nhiều so với nguyên bản ban đầu khi vua Gia Long xây dựng nên. Dấu ấn của vua Minh Mạng ở các kiến trúc này khá nhiều.
Bạn 2 Lúa thử để ý lại chỗ này :
...
Phía sau Ngọ Môn, đi tiếp vào Hoàng Thành, cầu Trung Đạo, 2 bên là Hồ Thái Dịch.
Mình nghĩ rằng, vua Minh Mạng khi xây lăng, đã ít nhiều đem những nét của Kinh thành vào khu lăng tẩm.
Cây cầu Trung Đạo này cũng có 2 Nghi môn trụ đồng ở 2 đầu cầu. Chữ ở 2 Nghi môn ấy hình như không giống nhau. Vả lại, dòng chữ Hán trên Nghi môn phía trước này rõ ràng không phải là chữ TRUNG ĐẠO KIỀU mà.
Thực ra mình muốn bàn thêm tí ti thế thôi, chữ Hán mình cũng có biết võ vẽ một ít. Tài liệu về lăng tẩm Huế, đọc cả trên mạng, cả ở các tài liệu khác. Sách cũng thấy ghi tên cầu là
Thông minh chính trực, mình không nghĩ các bác tác giả - những người đã lớn tuổi, được gọi là các nhà nghiên cứu Huế, nhà Huế học,... - không lẽ lại không đọc được mấy chữ trên Nghi Môn đầu cầu? Họ đọc được, và họ vẫn ghi tên cầu khác với nghĩa 4 chữ trên Nghi môn, mình không biết rõ họ căn cứ vào đâu, nhưng cảm thấy họ phải có lý do, chứ không đơn giản là nhầm lẫn. Ý nghĩa của hai cụm từ QUANG MINH CHÍNH ĐẠI và THÔNG MINH CHÍNH TRỰC là khác nhau.
Quan trọng là mình cho rằng, mấy chữ trên 2 Nghi môn ở 2 đầu cầu không phải là tên cây cầu.