wuchengcai
Phượt thủ
Ngày 3: Mồng 2 tết (9/2/2016)
Đêm Trường Sơn, nhớ em buồn khôn xiết
Lạnh thấu xương, về lại hướng đồng bằng
Ngày thứ 3 tỉnh dậy, chỉ muốn nằm luôn ở giữa chốn rừng sâu này, không muốn đi tiếp nữa.
Đêm hôm qua, trời quá lạnh, nằm trùm chăn kín đầu vẫn không thể nào ngủ ngon, hơi lạnh thổi vào khe hở dưới chân, co người lại cho ấm. Giữa đêm chợt tỉnh giấc vì mơ thấy em, nhìn căn phòng trống trải chỉ mình ta nằm, im ắng lạ thường. Khách sạn giữa chốn này, tết cũng vắng khách, tối hôm qua nhìn lén Sổ đăng ký khách lưu trú của khách sạn thấy chỉ có 4 phòng đang thuê.
Nhìn đồng hồ cũng 5h30 rồi, trời tối om, không gian núi rừng tĩnh lặng, ngoài trời đang mưa phùn, mưa thế này thì toi mình rồi. Ngày quyết định xuất phát, ba lô chỉ có đúng 3 bộ quần áo, đôi găng tay và đôi kính mát, không chuẩn bị thứ gì, kể cả áo mưa cũng không để ý đến. Giờ gặp mưa giữa chốn núi rừng này, lấy đâu ra áo mưa đi tiếp. Nằm đây chờ hết mưa thì không thể, vì dự định ngày mai sẽ có mặt tại Thanh Hóa. Thôi thì dậy dọn dẹp áo quần, trả phòng rồi tính tiếp.
20160209_063846 by Tai Vo, trên Flickr
Ba lô đã sẵn sàng trên vai, trời vẫn còn mưa, ông trời đang thử thách mình chăng. Mưa thì ướt, ướt rồi sẽ khô, xuất phát luôn. Thật ra nói là xuất phát nhưng cũng phải chạy lòng vòng quanh thị trấn này tìm mua cái áo mưa, ta không tin thị trấn này không bán áo mưa.
Trời còn sớm, những con đường trong thị trấn còn mờ ảo trong mưa phùn, thỉnh thoảng có một vài xe máy xuất hiện rồi vụt mất nhanh trong sương lạnh. Thị trấn vẫn còn chưa tỉnh giấc, hôm nay là mồng 2 tết, vẫn chưa hết ba ngày tết. Loay hoay một lúc cũng thấy một tiệm tạp hóa mở hé cửa, vào hỏi mua áo mưa và nước uống. Bà chủ quán vừa thấy ta nhìn chằm chằm, hỏi ra mới biết bà chủ người Hải Phòng, di cư vào vùng thâm sơn cùng cốc này lập nghiệp gần 20 năm và cuối cùng chọn thị trấn này làm nơi an cư lạc nghiệp. Biết ta là lữ khách lỡ đường, hỏi vì sao không ở nhà ăn tết mà lạc lối ở chốn này, ta kể sự tình là ra Thanh Hóa “bái kiến Nhạc phụ mẫu và cầu hôn thuê tử tương lai”. Bà chủ cười một trận và kêu ta cũng thật to gan khi một mình chạy xe máy trong hoàn cảnh thế này, chúc ta lên đường bình an và thành ước toại nguyện. Mua hai cái áo mưa tiện lợi, một trùm ba lô, một trùm cơ thể, chúc bà chủ năm mới bình an và chào tạm biệt. Tạm biệt thị trấn miền núi lúc 7h, đích đến là “thành phố đáng sống” Đà Nẵng.
Dự tính trưa nay phải có mặt tại hầm đèo Hải Vân. Từ Khâm Đức đến đó còn phải chạy hơn 132km, trong đó gần 60km là rừng núi quanh co uốn lượn.
Chạy xe máy trong sáng sớm dưới mưa rừng Trường Sơn thật phong trần. Mưa lất phất, đường Hồ Chí Minh thoắt ẩn thoắt hiện trong ánh đèn mờ hơi lạnh. Chiếc áo mưa cũng không đủ che ấm cơ thể, cái lạnh len lỏi làm ta phải rùng mình, vẫn đơn độc một mình trên con đường xuyên rừng xuyên núi. Đoạn đường này có con thác rất nổi tiếng và đẹp, cách thị trấn Khâm Đức 20km, nằm vắt ngang đường Hồ Chí Minh thuộc xã Đăk Blô, đó là thác Đắk Chè. Thác nằm chính giữa khúc cua vòng cung, nhìn từ xa bọt tung trắng xóa như mái tóc xõa dài vắt ngang con đường băng xuyên rừng, tại đây có một nhà hàng với bãi đậu xe rộng rãi, du khách có thể dừng chân chụp hình thỏa thích, ta cũng ti tách tự sướng vài tấm.
20160209_073743 by Tai Vo, trên Flickr
20160209_073747 by Tai Vo, trên Flickr
Tới thị trấn Thạnh Mỹ huyện Đại Lộc-Quảng Nam thì trời hết mưa, những tia nắng ban mai bắt đầu xuất hiện qua những đỉnh núi, trời vẫn còn lạnh. Tới thị trấn này thì cảm giác đói bụng, vừa chạy xe vừa đưa mắt nhìn xem có quán ăn nào không thì tấp vào ăn sáng, nhưng khu vực này quán cà phê thì nhiều mà quán ăn thì không thấy, quyết định chạy luôn, không nghỉ mệt. Chạy thêm một đoạn nữa thì thấy cái biển chỉ dẫn đường to đùng, nằm đối diện cây cầu có cổng chào huyện Nam Giang với màu sơn đỏ chói. Từ cổng chào này đi thêm 75km theo QL 14D là đến biên giới Việt-Lào.
20160209_081241 by Tai Vo, trên Flickr
20160209_081244 by Tai Vo, trên Flickr
Hết thị trấn Thạnh Mỹ, hai bên đường dân sinh sống đông đúc, xe chạy nhiều, rừng rậm thay thế từ từ bằng rừng cây bụi, đồng bằng dần dần xuất hiện nhiều, khu vực này là lưu vực sông Vu Gia. Vậy là sau 2 ngày vượt cao nguyên đất đỏ nắng chói chang, rồi xuyên rừng Trường Sơn xanh thẳm, giờ ta tiến về vùng đồng bằng ven biển Trung trung bộ.
Ngày đầu xuân, dọc đường xe đi du lịch, đi thăm người thân, đi viếng mộ đông đúc. Mộ khu vực này xây rất hoành tráng, kiến trúc mái cong có chạm trổ rồng phượng theo kiểu cung đình, khác hẳn kiến trúc mộ trong ta. Đi nhiều, nhìn nhiều, biết nhiều.
Vì tranh thủ thời gian sẽ đến hầm đèo Hải Vân lúc trưa nên ta chọn QL 14B, sau đó chuyển làn qua đường tránh thành phố Đà Nẵng mà tiến về đèo Hải Vân. Không chạy vào trung tâm thành phố Đà Nẵng tham quan cũng tiếc, Đà Nẵng thành phố trẻ năng động của miền Trung, đáng sống và sạch đẹp, sẽ có dịp ta quay trở lại Đà Nẵng.
20160209_111347 by Tai Vo, trên Flickr
Dự tính độc hành leo đèo Hải Vân, nhìn thời gian thì đã 11h, quyết định nhanh gửi xe qua hầm, vì thời gian chỉ còn nửa ngày mà đích đến hôm nay là thành phố Đồng Hới vẫn còn quá xa 256km. Nhưng, lựa chọn qua hầm là sai lầm trong hoàn cảnh này. Ngày tết lưu lượng xe máy gửi qua hầm quá đông, chủ yếu là người dân Huế và Đà Nẵng di chuyển qua hầm đi chơi tết. Bến xe đông nghẹt, xe gửi một nơi đi xe tải qua sau, người đi một ngả theo xe buýt. Qua hầm, điệp khúc chờ xe máy qua sau bắt đầu. 5 phút rồi 10 phút trôi qua vẫn chưa thấy xe máy qua. Sốt ruột quá. Kiểm tra tin nhắn Zalo thấy em hỏi mệt không, hôm nay nghỉ đêm ở đâu, ăn gì chưa…đại loại là nhắn tin lo lắng khi biết người yêu không ngại gian nan ra tìm. Gửi hình selfie an ủi ta, mong ngày mai gặp mặt. Yêu nhau là thế đấy, sông sâu cũng lội, đèo cao cũng trèo và tìm đến nhau.
20160209_115017 by Tai Vo, trên Flickr
Lại nói cái vụ chờ xe máy theo xe tải qua sau tại hầm đèo Hải Vân, 30 phút trôi qua mà xe vẫn bặt vô âm tín, tình hình này không khéo đêm nay không đến kịp Đồng Hới rồi. Biết thế leo đèo Hải Vân một chuyến cho nhanh, đúng là đời luôn có chữ “NGỜ”. Xe rồi cũng qua được hầm, tính ra mất hơn 1 giờ để qua hầm đèo Hải Vân. Thôi thì tết mà, nhìn các nhân viên vận hành hầm trong những ngày tết này mà thương thật, mọi người đón tết bên gia đình, còn họ vẫn cặm cụi phục vụ cho người dân qua hầm thuận lợi. Thông cảm nhau mà sống!
Từ lúc chuyển hướng từ miền núi xuống đồng bằng, đường rộng rãi hơn. QL 1A sau khi nâng cấp có giải phân cách, đường êm và xe chạy trật tự hơn. Những hầm đường bộ thay thế dần các đèo nguy hiểm, đường rút ngắn hơn. Qua hầm Hải Vân là vào địa phận Huế, hầm Phước Tượng mới khánh thành thay thế cho đèo Phước Tượng. Trời lạnh hơn.
Thành phố Huế mộng mơ bên dòng sông Hương thơ mộng hiện ra trước mắt. Quyết định chạy vào trung tâm thành phố Huế để ăn trưa và ngắm cố đô một thời của nước Nam. Hôm nay mất thời gian ở hầm Hải Vân quá nên giờ hơn 13h30 rồi mà vẫn chưa măm cái gì. Từ ngoại ô thành phố Huế, các quán ăn xuất hiện dày đặc, món chủ yếu là Bánh canh cá lóc, không biết hương vị món này ở Huế nổi tiếng và ngon không, chứ thấy quán nào cũng đông khách.
Qua 3 ngày chạy xe từ Dĩ An ra đến đây, chạy qua nhiều thành phố và thị trấn, nhưng Huế là thành phố đầu tiên ta chạy xe xuyên qua khu vực trung tâm và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi ngắm cảnh. Chạy đến chợ An Cựu, rồi vòng xe theo đường Phan Đình Phùng, con đường uốn lượn theo dòng sông An Cựu, chạy hết đường và rẽ trái vào đường Điện Biên Phủ. Qua cầu Điện Biên Phủ thì dừng xe đột ngột vì nhìn thấy có quán Bún Hến, món lạ. Vào ăn 1 tô, tính tiền 10 ngàn, sao rẻ thế!
20160209_132354 by Tai Vo, trên Flickr
20160209_133358 by Tai Vo, trên Flickr
Bỏ lại thành phố Huế cổ kính với những cung điện, mái đình và những dãy nhà cổ, ta tiếp tục lên đường theo QL 1A tiến về vùng đất Quảng Trị một thời khói lửa.
20160209_151432 by Tai Vo, trên Flickr
Đêm Trường Sơn, nhớ em buồn khôn xiết
Lạnh thấu xương, về lại hướng đồng bằng
Ngày thứ 3 tỉnh dậy, chỉ muốn nằm luôn ở giữa chốn rừng sâu này, không muốn đi tiếp nữa.
Đêm hôm qua, trời quá lạnh, nằm trùm chăn kín đầu vẫn không thể nào ngủ ngon, hơi lạnh thổi vào khe hở dưới chân, co người lại cho ấm. Giữa đêm chợt tỉnh giấc vì mơ thấy em, nhìn căn phòng trống trải chỉ mình ta nằm, im ắng lạ thường. Khách sạn giữa chốn này, tết cũng vắng khách, tối hôm qua nhìn lén Sổ đăng ký khách lưu trú của khách sạn thấy chỉ có 4 phòng đang thuê.
Nhìn đồng hồ cũng 5h30 rồi, trời tối om, không gian núi rừng tĩnh lặng, ngoài trời đang mưa phùn, mưa thế này thì toi mình rồi. Ngày quyết định xuất phát, ba lô chỉ có đúng 3 bộ quần áo, đôi găng tay và đôi kính mát, không chuẩn bị thứ gì, kể cả áo mưa cũng không để ý đến. Giờ gặp mưa giữa chốn núi rừng này, lấy đâu ra áo mưa đi tiếp. Nằm đây chờ hết mưa thì không thể, vì dự định ngày mai sẽ có mặt tại Thanh Hóa. Thôi thì dậy dọn dẹp áo quần, trả phòng rồi tính tiếp.

Ba lô đã sẵn sàng trên vai, trời vẫn còn mưa, ông trời đang thử thách mình chăng. Mưa thì ướt, ướt rồi sẽ khô, xuất phát luôn. Thật ra nói là xuất phát nhưng cũng phải chạy lòng vòng quanh thị trấn này tìm mua cái áo mưa, ta không tin thị trấn này không bán áo mưa.
Trời còn sớm, những con đường trong thị trấn còn mờ ảo trong mưa phùn, thỉnh thoảng có một vài xe máy xuất hiện rồi vụt mất nhanh trong sương lạnh. Thị trấn vẫn còn chưa tỉnh giấc, hôm nay là mồng 2 tết, vẫn chưa hết ba ngày tết. Loay hoay một lúc cũng thấy một tiệm tạp hóa mở hé cửa, vào hỏi mua áo mưa và nước uống. Bà chủ quán vừa thấy ta nhìn chằm chằm, hỏi ra mới biết bà chủ người Hải Phòng, di cư vào vùng thâm sơn cùng cốc này lập nghiệp gần 20 năm và cuối cùng chọn thị trấn này làm nơi an cư lạc nghiệp. Biết ta là lữ khách lỡ đường, hỏi vì sao không ở nhà ăn tết mà lạc lối ở chốn này, ta kể sự tình là ra Thanh Hóa “bái kiến Nhạc phụ mẫu và cầu hôn thuê tử tương lai”. Bà chủ cười một trận và kêu ta cũng thật to gan khi một mình chạy xe máy trong hoàn cảnh thế này, chúc ta lên đường bình an và thành ước toại nguyện. Mua hai cái áo mưa tiện lợi, một trùm ba lô, một trùm cơ thể, chúc bà chủ năm mới bình an và chào tạm biệt. Tạm biệt thị trấn miền núi lúc 7h, đích đến là “thành phố đáng sống” Đà Nẵng.
Dự tính trưa nay phải có mặt tại hầm đèo Hải Vân. Từ Khâm Đức đến đó còn phải chạy hơn 132km, trong đó gần 60km là rừng núi quanh co uốn lượn.
Chạy xe máy trong sáng sớm dưới mưa rừng Trường Sơn thật phong trần. Mưa lất phất, đường Hồ Chí Minh thoắt ẩn thoắt hiện trong ánh đèn mờ hơi lạnh. Chiếc áo mưa cũng không đủ che ấm cơ thể, cái lạnh len lỏi làm ta phải rùng mình, vẫn đơn độc một mình trên con đường xuyên rừng xuyên núi. Đoạn đường này có con thác rất nổi tiếng và đẹp, cách thị trấn Khâm Đức 20km, nằm vắt ngang đường Hồ Chí Minh thuộc xã Đăk Blô, đó là thác Đắk Chè. Thác nằm chính giữa khúc cua vòng cung, nhìn từ xa bọt tung trắng xóa như mái tóc xõa dài vắt ngang con đường băng xuyên rừng, tại đây có một nhà hàng với bãi đậu xe rộng rãi, du khách có thể dừng chân chụp hình thỏa thích, ta cũng ti tách tự sướng vài tấm.


Tới thị trấn Thạnh Mỹ huyện Đại Lộc-Quảng Nam thì trời hết mưa, những tia nắng ban mai bắt đầu xuất hiện qua những đỉnh núi, trời vẫn còn lạnh. Tới thị trấn này thì cảm giác đói bụng, vừa chạy xe vừa đưa mắt nhìn xem có quán ăn nào không thì tấp vào ăn sáng, nhưng khu vực này quán cà phê thì nhiều mà quán ăn thì không thấy, quyết định chạy luôn, không nghỉ mệt. Chạy thêm một đoạn nữa thì thấy cái biển chỉ dẫn đường to đùng, nằm đối diện cây cầu có cổng chào huyện Nam Giang với màu sơn đỏ chói. Từ cổng chào này đi thêm 75km theo QL 14D là đến biên giới Việt-Lào.


Hết thị trấn Thạnh Mỹ, hai bên đường dân sinh sống đông đúc, xe chạy nhiều, rừng rậm thay thế từ từ bằng rừng cây bụi, đồng bằng dần dần xuất hiện nhiều, khu vực này là lưu vực sông Vu Gia. Vậy là sau 2 ngày vượt cao nguyên đất đỏ nắng chói chang, rồi xuyên rừng Trường Sơn xanh thẳm, giờ ta tiến về vùng đồng bằng ven biển Trung trung bộ.
Ngày đầu xuân, dọc đường xe đi du lịch, đi thăm người thân, đi viếng mộ đông đúc. Mộ khu vực này xây rất hoành tráng, kiến trúc mái cong có chạm trổ rồng phượng theo kiểu cung đình, khác hẳn kiến trúc mộ trong ta. Đi nhiều, nhìn nhiều, biết nhiều.
Vì tranh thủ thời gian sẽ đến hầm đèo Hải Vân lúc trưa nên ta chọn QL 14B, sau đó chuyển làn qua đường tránh thành phố Đà Nẵng mà tiến về đèo Hải Vân. Không chạy vào trung tâm thành phố Đà Nẵng tham quan cũng tiếc, Đà Nẵng thành phố trẻ năng động của miền Trung, đáng sống và sạch đẹp, sẽ có dịp ta quay trở lại Đà Nẵng.

Dự tính độc hành leo đèo Hải Vân, nhìn thời gian thì đã 11h, quyết định nhanh gửi xe qua hầm, vì thời gian chỉ còn nửa ngày mà đích đến hôm nay là thành phố Đồng Hới vẫn còn quá xa 256km. Nhưng, lựa chọn qua hầm là sai lầm trong hoàn cảnh này. Ngày tết lưu lượng xe máy gửi qua hầm quá đông, chủ yếu là người dân Huế và Đà Nẵng di chuyển qua hầm đi chơi tết. Bến xe đông nghẹt, xe gửi một nơi đi xe tải qua sau, người đi một ngả theo xe buýt. Qua hầm, điệp khúc chờ xe máy qua sau bắt đầu. 5 phút rồi 10 phút trôi qua vẫn chưa thấy xe máy qua. Sốt ruột quá. Kiểm tra tin nhắn Zalo thấy em hỏi mệt không, hôm nay nghỉ đêm ở đâu, ăn gì chưa…đại loại là nhắn tin lo lắng khi biết người yêu không ngại gian nan ra tìm. Gửi hình selfie an ủi ta, mong ngày mai gặp mặt. Yêu nhau là thế đấy, sông sâu cũng lội, đèo cao cũng trèo và tìm đến nhau.

Lại nói cái vụ chờ xe máy theo xe tải qua sau tại hầm đèo Hải Vân, 30 phút trôi qua mà xe vẫn bặt vô âm tín, tình hình này không khéo đêm nay không đến kịp Đồng Hới rồi. Biết thế leo đèo Hải Vân một chuyến cho nhanh, đúng là đời luôn có chữ “NGỜ”. Xe rồi cũng qua được hầm, tính ra mất hơn 1 giờ để qua hầm đèo Hải Vân. Thôi thì tết mà, nhìn các nhân viên vận hành hầm trong những ngày tết này mà thương thật, mọi người đón tết bên gia đình, còn họ vẫn cặm cụi phục vụ cho người dân qua hầm thuận lợi. Thông cảm nhau mà sống!
Từ lúc chuyển hướng từ miền núi xuống đồng bằng, đường rộng rãi hơn. QL 1A sau khi nâng cấp có giải phân cách, đường êm và xe chạy trật tự hơn. Những hầm đường bộ thay thế dần các đèo nguy hiểm, đường rút ngắn hơn. Qua hầm Hải Vân là vào địa phận Huế, hầm Phước Tượng mới khánh thành thay thế cho đèo Phước Tượng. Trời lạnh hơn.
Thành phố Huế mộng mơ bên dòng sông Hương thơ mộng hiện ra trước mắt. Quyết định chạy vào trung tâm thành phố Huế để ăn trưa và ngắm cố đô một thời của nước Nam. Hôm nay mất thời gian ở hầm Hải Vân quá nên giờ hơn 13h30 rồi mà vẫn chưa măm cái gì. Từ ngoại ô thành phố Huế, các quán ăn xuất hiện dày đặc, món chủ yếu là Bánh canh cá lóc, không biết hương vị món này ở Huế nổi tiếng và ngon không, chứ thấy quán nào cũng đông khách.
Qua 3 ngày chạy xe từ Dĩ An ra đến đây, chạy qua nhiều thành phố và thị trấn, nhưng Huế là thành phố đầu tiên ta chạy xe xuyên qua khu vực trung tâm và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi ngắm cảnh. Chạy đến chợ An Cựu, rồi vòng xe theo đường Phan Đình Phùng, con đường uốn lượn theo dòng sông An Cựu, chạy hết đường và rẽ trái vào đường Điện Biên Phủ. Qua cầu Điện Biên Phủ thì dừng xe đột ngột vì nhìn thấy có quán Bún Hến, món lạ. Vào ăn 1 tô, tính tiền 10 ngàn, sao rẻ thế!


Bỏ lại thành phố Huế cổ kính với những cung điện, mái đình và những dãy nhà cổ, ta tiếp tục lên đường theo QL 1A tiến về vùng đất Quảng Trị một thời khói lửa.

Last edited: