Đến chùa, một cơ hội thưởng thức những cảnh đẹp kì bí đang đón chờ rất nhiều cảnh sắc kỳ thú của một vùng sơn thuỷ hữu tình. Nào là động Tiên Nữ 36 cửa ra vào, am Phun Mây, khe Tiên Tắm, bàn cờ Tiên..
Phong cảnh chùa Hương Hồng Lĩnh cổ xưa này đã được chạm đúc trên đỉnh đồng Thế Miếu thời vua Minh Mạng. Nhưng lạ thay, cả quần thể di tích mênh mông nổi tiếng thế này mà đền miếu tầm vóc rất nhỏ. Nửa đường dốc có Miếu Cô, tính cả bệ thờ và nóc miếu mà chỉ cao ngang vai. Một cành si chòi ngang trước miếu có treo một chuông, một mõ, chuông và mõ nhỏ như quả bưởi, cầm dùi dóng lên chỉ đủ một mình ta nghe. Hồng Lĩnh là vùng đất của bão biển và nắng lửa, gió Lào. Đền, miếu ở chùa Hương này người xưa đều xây thấp, nhỏ mà chắc, tường bằng đá, dựa lưng vào vách đá, ẩn trong cây xanh
Xế chiều, đứng ở tiền đường, ngắm nhìn bức đại tự với bốn chữ "Cổ Nguyệt Linh Quang" nét thư pháp rất đẹp. Sau tiền đường là Phật điện, mái thấp. Mây núi từ đâu kéo vào điện cuồn cuộn. Năm mươi pho tượng Phật ngồi im kín điện, tượng vây quanh ta, tượng chỉ ngang tầm ngực ta, mây bay vờn quanh tượng, tất cả các pho tượng đều khoác áo lụa vàng, lung linh hư ảo giữa sương mây và lửa nến.
La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp ngày xưa lên núi thăm chùa, làm thơ ca ngợi và nói rõ chùa có từ đời Trần. Lần bậc đá lên am Quan Âm. Gạch dưới chân am là gạch Trần. Còn những viên gạch lớn vuông vức dựng ngang lưng tường, có đúc tượng rồng lân, các lời cầu khấn Phật, cũng đúng theo phong cách Trần. Ngược đường lên đỉnh núi còn một kỳ tích bí ẩn. Nơi đó gọi là nền Trang Vương.
Sử sách triều Nguyễn nhắc rằng ở đây có thành đá, có 99 nền điện thờ. Có sách nói 72 điện. Gần đây, khảo cổ ta lên khảo sát, hàng chục nền đá xưa còn đó, gạch xây nền dày nặng đúc sẵn hoa cúc khắc vào sâu