What's new

[Chia sẻ] (Iran) Những cây cầu ở Isfahan

Iran, trên tin tức thời sự, là một xứ sở của những con người rắc rối và cực đoan. Đối với du khách, đó là một đất nước hiền hòa, an toàn, đẹp, và văn minh. Họ không văn minh theo kiểu, nói thế nào nhỉ, trọn vẹn vật chất và tinh thần như phương Tây. Cái văn minh của họ thiên về tinh thần và lối sống nhiều hơn, bạn có thể cảm thấy điều đó dễ dàng khi tiếp xúc với họ. Về vật chất họ không thừa mứa nhưng hoàn toàn no đủ, hơn ta rất nhiều. Tất nhiên con người ở đó rất sắc sảo và thích tranh cãi về chính trị, bạn đừng nên nói chuyện thời sự chính trị với họ, họ sẽ nói hay hơn bạn nhiều.
Nếu đến Iran thì đừng bỏ qua Isfahan. Đó có thể là thành phố đẹp nhất Iran. Đó là lời khuyên mà bạn sẽ thấy khắp nơi trên Internet. Isfahan được lưu truyền là thành phố đẹp nhất trong thế giới Hồi giáo. Với một người yêu thích thế giới hồi giáo như tôi thì mọi thành phố cổ Hồi giáo đều đẹp cả, còn Isfahan thì cực đẹp.
Isfahan có những thứ khó có thể đẹp hơn được: những cây cầu, những mái vòm nhà thờ hồi giáo (nhất là Imam Mosque và Lotfollah Mosque), khu bazaar, và vùng nông thôn xung quanh mà bạn có thể thấy từ cửa sổ tàu hỏa chạy từ Tehran đến: những vườn cây trái mọc trên đất đai khô cằn, những tháp nuôi chim bồ câu trông như những lô cốt của thời trung cổ.
Và nếu bạn thích những cây cầu thì bạn phải đến Isfahan, những cây cầu ở Isfahan thì không đâu đẹp hơn được. Tôi chụp mấy bức ảnh về một trong nhiều những cây cầu đó, cầu này hình như là cầu Siosepol. Nếu google thì sẽ ra nhiều hình đẹp, còn hình của tôi thì trình chụp rất lởm, tuy nhiên có thể hé lộ phần nào vẻ đẹp của cây cầu. Có lẽ, ngay cả trong mơ, người ta cũng chỉ thấy những cây cầu đẹp đến như vậy mà thôi.





















Và nữa, mới hôm qua tôi đọc được rằng giáo sĩ Alexandre Rhodes, người được coi là cha đẻ chữ viết theo lối latinh của Việt Nam, mất ở Isfahan và còn mộ ở thành phố này. Có lẽ ông đã nhiều lần đi qua những cây cầu này chăng.
 
Tabriz, giải khát sinh tố kiểu Ba Tư, cái nước đỏ đỏ là nước ép quả lựu, rất phổ biến ở xứ này, uống chua và chát xít!
DSCF0490_zps53da58bc.jpg
[/URL][/IMG]
 
Người Iran (và cả Trung Đông nói chung) rất hiếu khách. Hào phóng với khách phương xa là một điều được quy ước trong cách ứng xử truyền thống của họ. Có lần mình gõ cửa một tiệm bánh ngọt vào buổi tối, tiệm đóng cửa. Vừa quay lưng đi về thì có người qua đường giúi vào tay mình một bọc gì đó, rồi đi vụt mất. Mở bọc ra thì đó là một gói bánh.
 
Máy uống nước công cộng trên đường phố. Nhìn ko vệ sinh lắm. Nhưng dù sao cũng hơn đứt nước mình:
DSCF0522_zps52ad10b4.jpg
[/URL][/IMG]

Biển số xe, nếu mình nhớ không nhầm thì hình trái tim ngược là số 5:
DSCF0518_zps4c8466a0.jpg
[/URL][/IMG]

Bàn phím máy tính kiểu Iran:
DSCF0523_zps9f23d565.jpg
[/URL][/IMG]

Mình đến thăm nước Iran cùng với Putin (nhưng đi khác đường:) ):
DSCF0534_zpsc1d93338.jpg
[/URL][/IMG]

Trong khi đó, đài truyền hình có lẽ đang công kích Bush chuyện gì đó:
DSCF0625_zps1421873e.jpg
[/URL][/IMG]
 
Mặc dù không có vẻ ngoài lộng lẫy, nhưng khu bazaar của Tabriz là rất lớn của cả vùng Trung Đông, kéo dài đến 10km. Hàng hóa chiếm số lượng nhiều nhất là vàng và trang sức.
DSCF0501_zpsdc2d0d12.jpg
[/URL][/IMG]
 
Iran giáp với Azerbaijan ở phía tây bắc. Cả một góc tây bắc của Iran cũng được gọi là vùng/tỉnh Azerbaijan. Người Azerbaijan ở đó cũng nhiều. Tuy nhiên những người này than phiền là chính quyền trung ương (của người Ba Tư đa số) không tôn trọng những di sản văn hóa của người Azerbaijan. Trong hình là một công trình gì đó khá đồ sộ của người Azerbaijan địa phương đang bị đập bớt không rõ vì lý do gì.
DSCF0525_zps308a354b.jpg
[/URL][/IMG]

Chỗ này là mình được một người Azerbaijan địa phương dẫn tới xem. Anh này là một thương gia trẻ tuổi, tình cờ gặp trong một quán cơm. Trong khi mình và vợ đang lúng túng trong việc gọi đồ ăn thì anh này quan sát thấy và đã gọi món hộ, sau đấy ăn cùng và nói chuyện (bằng tiếng Anh). Ăn xong thì anh này trả tiền hộ luôn theo một cách rất khéo không thể từ chối. Sau đó mặc dù mình khá thận trọng song anh này vẫn mời được bọn mình về văn phòng công ty để giới thiệu. Sau đó lái xe tiễn ra đến ga tàu (đi Tehran), chờ tàu chạy mới về. Trước đó trên đường đến văn phòng thì đưa bọn mình tạt vào chỗ này và giới thiệu đây là công trình văn hóa của dân tộc tao, chính quyền không tôn trọng và đang đập bỏ, và anh tỏ thái độ phản đối rất rõ ràng nhưng cũng lịch sự. Nói chung là trong vòng hơn 1 tiếng đồng hồ là anh ta đã chiêu đãi được mấy người khách lạ, giới thiệu được bản thân và giới thiệu được luôn về dân tộc mình. Mình đã rất ấn tượng về văn hóa và cách cư xử của người Iran (mặc dù là người thiểu số nhưng nhóm người Azerbaijan này cũng là người Iran từ rất lâu rồi).

Cũng trong bữa ăn với anh chàng này mình đã phạm một sai lầm kinh điển của những du khách thiếu kinh nghiệm từ cổ chí kim. Đó là nói chuyện chính trị một cách không cẩn thận, thiếu nhạy cảm. Mình khen ngợi ông tổng thống Iran thời đó (một người rất chống Mỹ và phương Tây, ông vừa mãn nhiệm trong năm nay, được thay bằng một ông khác ôn hòa hơn) rằng ông là một người trẻ tuổi, tự hào dân tộc, mạnh mẽ chống sự can thiệp của nước Mỹ vào khu vực. Anh chàng kia, là người Trung Đông và cũng là dân làm ăn, đã nói những điều sắc sảo sau và cho mình thấy rằng chớ có dại mà nói chuyện chính trị với dân xứ này:

- ông tổng thống đó không được ưa thích ở Iran,
- trẻ hay già không quan trọng, quan trọng là phải làm được việc
- một ông tổng thống phải nói chuyện vui vẻ được với tất cả các nước, tạo thuận lợi cho dân nước mình giao lưu làm ăn. ông tổng thống này thì nói những thứ như "Mỹ và Israel xuống địa ngục với Satang", như vậy thì làm tổng thống làm gì!
- Đất nước phải là của tất cả mọi người, chứ không phải chỉ là của riêng mấy ông giáo sĩ sùng đạo

Một bài học mình nhớ mãi, và là một trong nhiều chuyện làm mình phục dân xứ này.
 
Last edited:
Tabriz cũng là một điểm đáng kể trên con đường tơ lụa cổ đại. Con đường bộ từ Istanbul đi qua vùng Tiểu Á của Thổ Nhĩ Kỳ tới Tabriz, từ đó nếu đi tiếp về phía đông, qua các nước mà tên có đuôi -stan, sẽ tới Trung Quốc, còn rẽ xuống phía nam thì rất tiện để tới Ấn Độ.

Khu Bazaar của Tabriz là một Di sản thế giới của Unesco.
 
Về phía Tây Bắc Iran còn giáp với Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia. Thổ Nhĩ Kỳ đang muốn gia nhập EU. Nếu trong tương lai điều này thành hiện thực thì biên giới của EU sẽ kéo dài đến tận cửa của ... Iran. Điều này nghe có vẻ lạ lẫm. Tuy nhiên nó sẽ không còn lạ nữa nếu chúng ta nhớ lại rằng một trong những xung đột Đông - Tây sớm nhất trong sử sách là giữa Châu Âu (Hy Lạp) và đế quốc Ba Tư. Cuốn sách tuyệt vời 'Du hành cùng Herodotus' của Kapuscinski (cuốn sách ký sự du lịch hay nhất tôi từng biết) viết rất hay về chuyện này.
 
Có vài nhóm người chủ yếu ở vùng Trung Đông: người Ả Rập, người Ba Tư (Iran), người Thổ Nhĩ Kỳ, và người Do Thái. Mặc dù ở cạnh nhau và tên cũng giống nhau nhưng người Iran (Ba Tư) và Irắc (Ả Rập) là khác nhau. Ở khách sạn đôi khi tôi gặp những người Irắc, và bởi họ ra được nước ngoài nên thường là họ nói được tiếng Anh tốt hơn nhân viên khách sạn bản địa, khi tôi nhờ họ nói giúp điều gì với người của khách sạn (vì tôi tưởng họ nói với nhau tốt) thì thường họ trả lời là để tao sẽ thử xem nhưng chưa chắc đã nói được, vì tao nói tiếng Ả Rập còn bọn kia nói tiếng Ba Tư.
 
Tehran:

Tôi không có ấn tượng gì đáng kể về Tehran. Thành phố cũng như nhưng đô thị không được phát triển tốt khác, giống như một rừng bê tông. Hình như có núi bao quanh khá nhiều bề, không khí không dễ thoát, nên ô nhiễm thấy khá rõ, không khí có vẻ nằng nặng. Phía bắc thành phố có một dãy núi lớn. Có cáp treo lên đây nhìn được toàn cảnh thành phố. Đây là chỗ đi chơi của người Tehran, trên này có thể đi cáp treo, ngắm cảnh, và trượt tuyết.

Toàn cảnh Tehran nhìn từ dãy núi phía bắc:
DSCF0556_zpsca6028d6.jpg
[/URL][/IMG]

Phía bên kia dãy núi này là biển Caspian. Một khối nước ngọt khổng lồ, cái hồ lớn nhất thế giới. Tôi đã rất muốn đi xem biển Caspian nhưng do hơi kẹt thời gian nên lại thôi. Đến giờ vẫn còn tiếc. Chắc tôi sẽ còn quay lại Iran và đi các nước Trung Á, vẫn còn cơ hội thấy nó, nhưng chưa biết đến bao giờ. Đây cũng là kinh nghiệm cá nhân tôi đã gặp nhiều lần trong khi đi du lịch: nhiều khi đã đi một chặng đường rất dài rồi, mà không cố thêm một chút nữa để đến một nơi mình định đến, thì khi về sẽ hối tiếc vì biết bao giờ mới quay lại được.
 
Trên khu trượt tuyết phía bắc này tôi gặp một đám thanh niên Iran đi chơi, ăn mặc sành điệu, tác phong thời thượng. Có cậu nhiệt tình hỏi tôi là ở Việt Nam bao nhiêu tiền một ngôi nhà, bao nhiêu tiền một cân thịt bò, bao nhiêu tiền một quả trứng, v.v...Tôi thấy rất buồn cười. Đám bạn của anh ta cũng cười. Nhưng rồi sau tôi nghĩ lại thấy đấy là một cách rất hay để hiểu về đời sống của một đất nước. Thật là dễ hình dung đời sống của một ai đó ở một xứ xa lạ nếu biết anh ta một tháng có bao nhiêu tiền, mất bao nhiêu để có một ngôi nhà, và một bữa ăn.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
37,434
Bài viết
1,147,195
Members
193,499
Latest member
buyoldgmailaczrf
Back
Top