What's new

[Chia sẻ] Iran

Cộng hòa hồi giáo Iran là quốc gia Tây Á nằm giữa vịnh Persian Gulf và biển Caspian Sea, tiếp giáp với Pakistan, Afghanistan, Azerbaijan, Armenia, Turmenistan, Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ. Tên Iran có nguồn gốc từ Aryan có nghĩa là đất của người Aryans. Người ta cho rằng dân Aryan cổ đã di cư từ trung Á sang châu Âu (đặc biệt là Đức), Iran ngày nay và Ấn Độ và đã xây dựng những nền văn minh lớn. Dưới thời Hitle, Đức tự tôn vinh Aryans và con cháu Aryans như là dân tộc thông minh hơn người. Dân Iran ngày nay không ngoại lệ, đa số người tôi đã gặp hay đã làm việc với họ đều tự hào là người Aryans.

Ngày nay, Iran có vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị và tôn giáo trong số các quốc gia ở khu vực. Iran sở hữu một lượng lớn dầu mỏ ở trong đất liền của họ cũng như trên vịnh Persian Gulf và Caspian Sea. Riêng Caspian Sea thì hoạt động dầu khí của họ không nhiều như các quốc gia khác trong vùng. Thu nhập chủ yếu từ Caspian Sea là ngư nghiệp mà đặc biệt là trứng cá hồi. Tôn giáo và chính trị đi đôi trong quốc gia cộng hòa hồi giáo. Sau cái chết của prophet Muhammed năm 630, đạo hồi chia làm hai nhánh lớn là Sunni và Shia. Sự phân chia bắt nguồn từ tranh chấp ngôi vị thống lĩnh đạo hồi, dẫn tới cái chết của Hussayn cháu ngoại của Muhammed, mà theo phái Shia chỉ những người trong gia đình của Mohammed mới được nắm giữ. Iran theo phái Shia và thống lĩnh phái này từ thời đó. Họ là đối cực lớn của phái Sunni chính thống cho đến ngày nay.

Với một lịch sử lâu đời và là nền văn minh lớn của khu vực, Iran có nhiều điều hay để mình khám phá. Tớ đã sống và làm việc ở đó 2.5 năm, có đôi lần viết về Iran nhưng viết lại để chia sẽ cảm nghĩ về khoảng thời gian đặc biệt đó.

Bản đồ Iran từ lonelyplannet.com
map_of_iran.jpg


Bản đồ của Lonely Planet ghi là The Gulf (Vịnh) chứ không phải Persian Gulf (vịnh Ba Tư) hay Arabian Gulf (vịnh Ả rập). Iran chiếm phần lớn vùng vịnh với bờ biển dài và các đảo nhỏ. Các đảo nhỏ lấy được khi trao đổi đất với người Ả rập, Iran lấy đảo còn Arab lấy Bahrain. Vì ngoài nguồn dầu khí trên vùng vinh, the Gulf còn là con đường vân chuyển dầu khí chính từ các quốc gia trong vùng ra thế giới. Vì vây tranh chấp vẫn còn xẩy ra và Iran luôn muốn goi the Gulf là Persian Gulf. Có lần Iran đã cấm tạp chí National Geographic vì đã cho đăng tấm bảng đồ vùng vịnh với cái tên Arabian Gulf.
 
Last edited:
Khi ở 1 nước có ít người Việt thì gặp được đồng hương là điều đáng quý. Tới Iran chừng 1 tháng thì tớ mon men tới đại sứ quán. Trước là để đăng ký công dân để khi có binh biến thì nếu lỡ Việt Nam gửi máy bay sang đưa người Việt về nước thì mình cũng có chỗ bám. Sau là để có cơ hội gặp đồng hương. Lần nào từ giàn khoan về là tớ alô rồi qua bên ấy xem truyền hình VN, ăn vài món Việt các bác nấu. Dịp lễ Tết không khí ở sứ quán cũng rất VN. Có khi được dự những buổi họp mặt về thương mại giữa các đại sứ quán hay tiệc liên quan nhân quốc khánh có các đại diện sứ quán khác tới dự. Có ba bạn gái trẻ lúc đó đang học văn học Ba Tư ở 1 đại học Tehran sử dụng tiếng Iran lưu loát cũng góp phần làm thành hình ảnh tuổi trẻ VN sống và làm việc ở Iran.
 
Người nước ngoài hầu như không muốn vào Iran mặc dù Iran có tiềm năng du lịch rất lớn.

Em có người bạn đang muốn đi trượt tuyết ở Iran vào dịp cuối năm nhưng vẫn còn chưa xin được visa. Ngoài ra khách sạn ở Iran cũng khá đẳt đỏ.
 
Em có người bạn đang muốn đi trượt tuyết ở Iran vào dịp cuối năm nhưng vẫn còn chưa xin được visa. Ngoài ra khách sạn ở Iran cũng khá đẳt đỏ.

Tự xin visa thì em không biết có khó không nhưng sứ quán Iran làm việc quan liêu lắm. Khách sạn Tehran đắt cho người nước ngoài nhưng tương đối rẻ hơn cho người trong nước vì họ có chế độ 2 giá. Chỉ 1 lần duy nhất em ở khách sạn ở Tehran vì nhà khách công ty không còn phòng trống. Đó là Hotel Esteghlal tên tiếp quản của Hilton sau 1979. Lúc đó giá corporate là $150/đêm. Hotel chất lượng tương đương như vậy chỉ khoảng chừng $90/đêm ở Dubai.

Cũng chuyện khách sạn, ở Iran phụ nữ đi 1 mình muốn ở khách sạn phải có vé tàu hỏa hay máy bay chứng minhh mình đang đi đâu đó nên mới cần tới khách sạn. Còn các bác nam Iran thì muốn ở đâu làm gì thì tùy.
 
Tôi đến Ahwaz vài lần cho công việc. Ahwaz là thành phố của tỉnh Khuzestan, một tỉnh giáp ranh với Iraq. Saddam đã phát động chiến tranh cũng vì muốn lấy Ahwaz từ tay Iran. Dân số Ahwaz có gần phân nữa là người Arab vì vậy đây là điểm nóng của Iran. Dân Arab không thích Ba Tư và ngược lại. Lý do Saddam muốn lấy Ahwaz cũng đơn giản, Ahwaz sản xuất gần 2 triệu thùng dầu / ngày cho Iran. Thành phố Ahwaz nhỏ và xung quanh đó không có gì hay để xem. Vào mùa hè, nắng nóng trên 45 độ, cảm tưởng như đứng trước một bếp lửa. Vào những ngày cực nóng (55 độ), trường học và công sở đóng cửa. Không thể tưởng tượng nổi những nhà không có máy lạnh họ phải sống như thế nào dưới cái nóng như thế này. Vào mùa đông, có thể lạnh khoảng dưới 15 độ, trên những đỉnh núi cao có tuyết phủ.

Hình minh họa Ahwaz lấy từ http://fiveprime.org/hivemind/Tags/ahwaz,iran
2284270813_6ddd869dcd.jpg


Xác xe tăng Iraq
328347421_d3c95df1f0.jpg


Cả tỉnh Khuzestan nằm trên mỏ dầu, có thể thấy giàn khoan ngay sát bên thành phố. Lần đó tôi đi giàn khoan ở gần biên giới Iraq, chỉ cách đâu chừng vài chục km gì đó. Xe chở tôi và 2 kỹ sư Iran chạy ra khỏi thành phố hướng về vùng đồi trọc, thỉnh thoảng có thể thấy xác xe tăng ở bên đường. Núi đá vôi đã bị phong hóa và hình thành từ những cú va chạm của hai lục địa Á và Âu. Iran xảy ra động đất lớn hay nhỏ thường xuyên. Sự va chạm bên trong lòng đất đã tạo những nếp gẫy để dầu tích tụ lại. Mỏ dầu ở đây có thể dày từ hàng chục đến hàng trăm mét. Con đường bọn tôi đi qua vài điểm kiểm tra an ninh. Lính Iran với khẩu súng đen ngòm xét giấy tờ của từng người, chỉ những ai làm cho giàn khoan và có giấy giới thiệu mới được đi trên con đường xây riêng cho mỏ dầu. Thỉnh thoảng hai bên đường cũng có nhà ở, những bộ lạc thiểu số sống di cư chăn cừu hay dê và ống dẫn dầu chạy dọc theo con đường.

Cuộc sống trên giàn khoan Iran không có gì vội vã. Chính phủ quản lý và chính phủ tự khai thác, tất cả đều người nhà, không ai thúc ai. Gần tới bữa ăn, nhân viên phục vụ ăn uống sẽ nướng kebab ngoài trời, mùi thơm nồng khắp nơi. Thích nhất là xem người nương bánh mì dẹp (nan). Từ 1 cục bột nhồi thành miếng bánh tròn dẹp rồi cho vào lò lửa tay thoăn thoắt rất điêu luyện. Ông ta rất thích tôi đứng xem vì để có dịp trổ tài, lúc nào tôi cũng được những cái bánh nóng trước tiên.

Ống dẫn dầu ở phía xa
IMGP0677.jpg


Hai nhân viên của giàn khoan Iran
IMGP0676.jpg


Đốt khí dư tách từ dầu
IMGP0651.jpg


Nhìn ra xa từ giàn khoan
IMGP0708.jpg
 
Hỏi bác oilman hơi lạc đề tí.
Trình độ khai thác dầu khí của VN ở mức nào so với trong khu vực. Thầy của VN trong lĩnh vực này là Nga là nước có trình độ cao? VN hiện đang đi đánh quả ở những nước khác? Trữ lượng của VN nhiều ít so với các nước?
Thắc mắc đã lâu nhưng không biết hỏi ai? May có bác ở đây tớ hỏi luôn cho bớt thắc mắc. À mà bác cũng đang đánh quả (có hợp đồng) hay là đang học tập ở Iran vậy?
Nếu không ngại bác trả lời nhé, mấy câu cũng được. Cám ơn bác. :)
 
Không rành lắm về tình hình của PetroVN nhưng hồi trước chỉ hợp tác với Nga nhưng khoảng 20 năm trở lại thì đã hợp tác với các công ty tư bản khác. Trong hợp tác lúc nào cũng học hỏi được kỹ thuật, kiến thức của người ta nên trình độ bây giờ có lẽ đã theo kịp với mọi người. Không rành về Nga nhưng khắp thế giới sử dụng kỹ thuật của Mỹ. Mỹ đi đầu về kỹ thuật dầu khí. PetroVn có thăm dò ở Algeria và có hợp tác ở Malaysia. Gần đây nghe nói có ý định sang Nam Mỹ (Venezuela). Mình chỉ biết có bấy nhiêu. Trữ lượng VN có trong khu vực đông nam á thấp hơn Indonesia, Malaysia, Miến Điện và Brunei nhưng trữ lượng chỉ có thể dự đoán với sai số cao tới thời điểm hiện tại. Mình chỉ đánh quả ở Iran chứ không có học ở đó.
 
Đi Iran phải tới thành phố Esfahan (hay Isfahan). Esfahan quyến rũ với những kiến trúc hồi giáo, những con đường rợp bóng cây xanh, những chiếc cầu xinh đẹp, cung điện, đền đài từ thế kỷ 16 trở về trước.. Người Iran tự hào cho nó cái tên "phân nữa của thế giới". Tôi cũng nghĩ Esfahan tuyệt đẹp, có thể ở vài ngày chỉ để chụp hình các kiến trúc có giá trị tôn giáo và lịch sử. Hai kiến trúc lạ mà các nhà nghiên cứu vẫn chưa hiểu tường tận. Một là Sheik Bahaei public bath xây vào thế kỷ 16. Sheik Bahaei là nhà triết học, toán học, chiêm tinh học thời đó đã thiết kế lò đun nước mà chỉ cần một cây nến để đun nóng nước của cả nhà tắm lớn. Hai là ở lăng Manar Jonban xây vào thế kỷ 14. Lăng có hai tháp minaret nhỏ, khi mình dùng sức để rung tháp bên này thì tháp bên kia các xa chừng 5 mét cũng rung theo. Khi đến Esfahan tôi còn sử dụng máy phim nên không có hình để post đành minh họa vài tấm lấy từ internet. Có thể khẳng định tới Iran mà không đi Esfahan là phí chuyến đi.

Esfahan
esfahan_1.jpg


esfahan_4.jpg


esfahan_3.jpg
 
Shiraz

Mấy người bạn sinh viên VN kể cho tôi nghe về 2 nhà thơ Ba Tư rất nổi tiếng là Hafez thế kỷ 14 và Sa'adi thế kỷ 12. Các bạn ấy học văn học Iran nên có lẽ cảm nhận được cái hay của thơ Ba Tư cổ. Còn tôi học tiếng Anh bao nhiêu năm mà không thấy có bài thơ tiếng Anh nào ra hồn. Dân Iran thích thơ, âm nhạc và đọc sách. Điều này hoàn toàn đúng. Thơ của Hafez và Saadi mang nhiều âm hưởng của tiếng Ả rập và kinh Coran nhưng vẫn có những nét lãng mạn, tinh tế của văn hóa Ba Tư. Cả 2 đều có những gắn bó với thành phố Shiraz, cũng vì vậy người ta gọi Shiraz là thành phố của các nhà thơ.

Shiraz cách Tehran 1 tiếng bay, từng là kinh đô của Ba Tư qua một vài thời đại. Mỗi khi Shiraz trở thành kinh đô thì người ta lại cố xây nó cho bằng Esfahan nhưng chưa bao giờ nó vượt qua được vẻ đẹp của Esfahan.

Cổng Qu'an của Shiraz, từng là một phần của tường thành bao quanh Shiraz, nơi đây có để một cuốn kinh Koran để đem lại may mắn cho ai đi qua dưới nó
DSC05539.jpg


Lăng của nhà thơ Sa'adi
DSC05547.jpg


Mộ của Hafez
DSC05552.jpg


Một phần của tường thành Karim Khan-e Zand thế kỷ 18
DSC05546-1.jpg
 
Last edited:
Trông cứ như "Nơi tận cùng của thế giới" ấy bác nhờ !!!

Kiểu núi đá vôi, đồi trọc như vầy rất phổ biến ở khu vực Tây Á. Phía đông Ai Cập và các quốc gia gần đó cũng có địa hình tương tự như vậy.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,434
Bài viết
1,152,798
Members
190,080
Latest member
Cuadep
Back
Top