What's new
Hình ảnh tiêu biểu cho nước Nhật trong tâm trí bạn chắc chắn là màu hồng phớt của cánh hoa đào mong manh hoặc màu của lá phong rực rỡ đỏ hay nhuốm vàng màu quan san. Do vậy, khi hoạch định chuyến đi chắc là bạn cũng sẽ chọn theo mùa mà mình thich: xuân hồng hoặc đỏ rực hay vàng ánh của lá thu!

Chuyến đi Kansai của tôi, không được xoay quanh hai mùa chủ định đó, giản dị là vì tôi sợ, rất sợ đám đông! thêm 1 nguyên do nữa là chuyến đi này có thêm cháu nội gái vừa vào trung học! Bà nội chỉ có thể chọn thời điểm vào những ngày nghỉ trong hai tuần nghỉ đông của cháu, là đầu hè của Kyoto.

Và, tôi đã chọn đầu hè!!!

Kyoto không phải chỉ đẹp vào xuân hồng hay thu vàng hoặc đông trắng như chúng ta thường thấy - và đọc - Kyoto, thật ra cũng có nhiều điều mang tặng du khách trong mùa hè: mùa hè là mùa diễn ra lễ hội Gion Matsuri lớn nhất nhì nước Nhật! Tiếc thay, thời điểm diễn ra lễ hội Gion lại quá trể cho chúng tôi: Đó là thời điểm nghỉ đông của cháu chấm dứt để bắt đầu học kỳ 3! Vậy thì đầu hè sẽ thuận tiện hơn cho bà cháu tôi: Kyoto sẽ bớt đông du khách (Tàu!) hơn, bớt thôi chứ Kyoto không bao giờ vắng khách! Thời tiết đầu hè sẽ ít nóng hơn và ít mưa hơn giữa hè!

Mời bạn theo bước chân hai bà cháu tôi, để thấy Kyoto cũng có nhiều điều thú vị trong mùa hè!
 
Last edited:
Otorii - The great torii trong thời điểm nước lớn như nổi bồng bềnh trên mặt biển, đúng như người ta vẫn gọi nó là the floating torii:

36471378076_bfbf4fa859_z.jpg

Trên đường dẫn vào đền Itsukushima có rất nhiều đèn đá:

36471405006_77b6a2c9d0_z.jpg

Đèn và Otorii kết hợp nhau thành một biểu tượng:

36349697832_ac15d46365_z.jpg

Đèn đá và đền Itsukushima:

36471350256_a7306fb4cb_z.jpg


Đền Itsukushima thật đẹp, đẹp và rộng đến bất ngờ!

36380276871_550d7e8262_z.jpg

Màu đỏ son của đền cùng những hành lang ngang dọc tạo thành một nét đẹp kỳ lạ cho một ngôi đền Thần Đạo:

35709185233_9f01c1171c_z.jpg

Ngang qua đôi đèn thắp trong hành lang dẫn ra sàn chính:


36471326886_10c743b21f_z.jpg

Đối diện ngang khung thờ có đôi đèn là hành lang chính:

36349657642_7818dea973_z.jpg
 
Last edited:
Tiêu đề của trang nhà Miyajima là : "Hòn đảo nơi mà thần thánh và con người cùng cộng sinh"

Tôi nghĩ là câu này rất chính xác. Đền Itsukushima quá đẹp để tôi tin rằng đó là kiến trúc do bàn tay con người dựng nên! Đền có lịch sử hơn 1400 năm, lần xây dựng đầu tiên vào năm 593, tuy đền từng bị hủy hoại và rồi hư hỏng do nước mặn làm chân gỗ ruỗng mục nhưng kiến trúc hiện tại đã được xây dựng nên từ bản vẽ năm 1168! Chỉ biết lắc đầu thán phục!

Cố gắng chụp được hành lang lúc vắng bóng người - hay là nhân lúc người đi trước vừa khuất bóng và người đi sau chưa kịp bước chân vào khung máy ảnh! Cho dù đây là mùa hè, khách du lịch vắng đi ít nhiều nhưng cũng rình khá lâu!

36471283636_7a8b52cbab_z.jpg

Người đi sau đã bước chân vào: đó là một vị tu sĩ Thần Đạo:

35709147783_14a15499eb_z.jpg

Quanh quẩn, lại đèn và đèn:

35683042894_5f888db117_z.jpg

Nơi bán lá số, quẻ xăm!

36471251886_7b7737dfe2_z.jpg

Thấy căn nhà gỗ hay hay cũng chụp! Cháu bảo: Nội ơi sao chụp cả toilet? Nội bướng: Ừ thì toilet đẹp hơn ở mình nên cũng chụp! Thật ra trong lòng thấy xấu hổ với cháu lắm đấy!!! Chỉ tại mắt kém không nhìn thấy dấu hiệu hai hình người màu xanh và đỏ nơi cửa, lại thêm tính gia trưởng không nhận là nhìn lầm với con cháu! Ra không chỉ "Sorry is the hardest word to say!" mà nhận sai với hậu bối xem ra cũng khó lắm chứ!

36471304566_ebd3077f0e_z.jpg

Tuy vậy rồi bà cháu cũng nhìn nhau mà cười xòa! Đã nói: con bé này nó giống tôi!
 
Last edited:
Từ một lối quanh nào đó trong dãy hành lang màu đỏ thắm tôi bắt gặp được góc nhìn bao gồm cả hai biểu tượng chính của Miyajima, nơi cộng sinh giữa người và thần thánh:

35709119983_6bfd2c2fc1_z.jpg

Sàn gỗ đưa ra biển, tại một điểm có thể nói là view point của Itsukushima dành cho Otorii, Chiếc cổng Torii nổi danh hiện ra chính diện trước mắt du khách, không cần phải nói: người ta xếp hàng để chụp hình: been there, done that", cái ta và Otorii cùng chung 1 pose hình!

35709137953_d22d57f762_z.jpg

Tôi thì không dám chụp chung với Otorii, chỉ dám đóng khung Otorii trong một vuông cửa nhìn ra biển:

36471277366_fdd00a32f2_z.jpg


Đền Itsukushima quá đẹp để chữ nghĩa kém cỏi thô lậu của tôi có thể tải đến bạn nét đẹp ấy, chỉ mong hình ảnh tôi chụp có thể diễn tả được 50% cái đẹp của đền là tôi rất hài lòng!

Điện chính, nhìn thẳng ra biển và Otorii, nơi diễn ra các hội hè quan trọng và là nơi tổ chức lễ cưới truyền thống Nhật cho người địa phương:

35709112213_83ede01645_z.jpg

Trong khuôn viên đền có những pho tượng Lân tạc bằng đá được đặt trên những bệ cao cũng bằng đá:

36349596892_ea06557868_z.jpg

Điện Marodo và ngôi tháp 5 tầng, đây là ngôi điện phụ thờ 5 vị bồ tát và gần giống nguyên như chính điện chỉ khác vài tiểu tiết cùng kích cở nhỏ hơn chính điện đôi chút:

35682963684_1ec8869251_z.jpg

Chúng tôi may mắn chứng kiến 1 lễ cưới theo truyền thống tại chính điện. Một điều tôi lấy làm lạ là họ không ngăn cản du khách xúm lại xem và chụp hình hay quay phim gì cả! Khách thì đôi khi vô tâm quên rằng mình đang dự một buổi lễ quan trọng bậc nhất trong đời của đôi tân nhân và tân giai nhân trong kia, cứ xì xào nói chuyện (và đôi khi nói rất lớn tiếng!)

Dâu và rể cùng cúi chào bàn thờ:

36518048375_12a905b15e_z.jpg

Góc trái của chính điện có 3 người nhạc lễ, nhạc cụ là một loại sáo hay tiêu chi đó. Tôi vẫn trông chờ được nghe tiếng nhạc thanh tao phát ra từ những chiếc tiêu/sáo đó nhưng thật thất vọng: Đó là một âm thanh khá chói tai, như tiếng khèn hay tiếng tù và của người thiểu số, thật tiếc!

35683307894_dd12e5671e_z.jpg
 
Last edited:
Đền còn có cả một sân khấu Noh cũng cất theo dạng floating. Sân khấu này dùng để diễn kịvh Noh kiểu như hát bội cúng đình kỳ yên của người miền nam Việt Nam mình. Vở Noh diễn lần đầu tại đền Itsukushima vào năm 1568, năm 1605 bắt đầy xây dựng một sân khấu Noh thường trực trong đền và sân khấu Noh hiện nay ta nhìn thấy cất vào năm 1680 bởi Asano Tsunanaga.

Shin noh (sacred noh, có lẽ là do diễn dâng lên thần thánh) diễn hằng năm trong mùa hoa đào (Đào đây là quả đào chứ không phải hoa anh đào) peach blossom festival từ 16 - 18 tháng Tư. Mùa thu một lễ dâng trà lên chư thần thánh sẽ diễn ra tại sân khấu Noh này và do một vị trà sư nổi danh phụ trách nghi thức Trà đạo!

36471189376_c642c256da_z.jpg

Gần hơn, để thấy bức họa trang trí phông cho sân khấu:

36349538572_feb2875aa7_z.jpg

Noh là một dạng kịch cổ của Nhật không dễ coi cho lắm. Kabuki dễ theo dõi hơn vì giông giống như ca nhạc kịch Opera, nói nôm na hơn là giông giống như hát bội hay cải lương của người mình. Điểm đặc biệt của Kabuki là không có nữ diễn viên mà các vai phụ nữ sẽ do các nam diễn viên đảm nhận, ngưồi nam diễn viên chuyên đóng vai phụ nữ này gọi là Onnagata.

Trong khi tìm tài liệu về Nhật tôi tình cờ xem được 1 bài viết về diễn viên onnagata nổi tiếng hàng đầu được dân Nhật đặc biệt ái mộ và danh tiếng ông đã vang ra thế giới như một vũ sư có tài: Bando Tamasaburo. Tôi đã tìm xem hầu hết các vở Kabuki do ông thủ diễn trên Youtube, Bando Tamasaburo là một người nam Nhật, những vở ông diễn có đối thoại thú thực là khó thưởng thức đối với một người ngoại quốc như tôi. Trong hình dáng một phụ nữ Nhật với y phục đôi khi thật lộng lẫy rất khó để người xem chấp nhận được cái giọng nam già gái cao eo éo từ hình dạng người phụ nữ đó.

Nhưng tôi đặc biệt thích nét biểu cảm ông diễn, những chuyển động trong lúc múa trong 2 vở Kabuki là The great serpent (tương tự như truyện Bạch xà) và The wisteria maiden. Trong The great serpent bạn hãy chú ý đến vẻ mặt diễn viên diễn tả lúc thấm rượu từ từ, từ trạng thái ngà ngà chuyển sang trạng thái say rất tuyệt. Trong Wisteria maiden, bạn chú ý phần nhạc lúc vở diễn chuyển mục: bạn nhìn người nhạc công đánh đàn samisen rất nhanh, bàn tay thoăn thoắt gãy lên dây đàn không thể dùng lời để diển tả bạn à

Đây là một video tóm lại hầu hết những vở diễn có những trích đoạn xuất sắc của Bando Tamsaburo tôi dẫn đến nếu bạn muốn thượng thức. Còn tìm xem từng vở của ông thì lời khuyên của tôi là: Kabuki là nhạc kịch của người Nhật nên có thể người Nhật thích mà bạn không xem nổi (hay như tôi mê hát bội và cải lương nhưng bạn lại cho là chán quá sao Bọ lại khen!)

[video=youtube;nTqiKrN2b4w]https://www.youtube.com/watch?v=nTqiKrN2b4w&list=RDnTqiKrN2b4w[/video]​

Tiếc, thời gian tôi thăm Kyoto không có vở diễn nào lại Minamiza! Nếu có cũng ráng xem ít ra là một phần của vở diễn

Nhưng thôi, lan man lạc đề , bạn hãy cùng tôi xem chiếc cầu Soribashi nối với Tenji shrine là ngôi đền thờ vị thần trông coi về học vấn thi cử (tựa như Văn Xương đế quân!):

35709060803_0de0878d76_z.jpg

Chiếc cầu này, tôi nghĩ trong mùa tuyết đổ với chỉ hai màu trắng đen nhìn chắc cũng hay lắm, nhỉ!
 
Last edited:
Daishoin

Rời đền Itsukushima, bà cháu thong thả men theo con dốc để đến thăm chùa Daishoin, Đường lên chùa bắt đầu bằng chiếc cầu nhỏ bắt ngang con suối nước trong veo chảy từ núi xuống:

35708765393_fb837f2d2c_z.jpg

Bạn biết đã đi đúng đường khi bạn nhìn thấy tượng một chú tiểu nho nhỏ dễ thương đưa tay chào bạn vì chùa Daishoin có 500 pho tượng La Hán dọc theo đường núi:

36380126811_333c57fc8a_z.jpg

Cổng Niomon với hai tượng Thiện Ác - Hình như người Nhật không thờ hai tượng ông Thiện và ông Ác như tại các chùa Tàu và Việt Nam mà hai tượng tại Niomon là hai vị Hộ pháp bảo vệ cho chùa khỏi các ác thần :

36349517362_33e756a4cb_z.jpg

Một điều vui vui về chùa Daisho - in tôi muốn kể cùng bạn: Tôi tìm thông tin về chùa Daisho in trên Gôgle, tìm lần nào bác Gúc cũng cho ra kết quả của hệ thống shop 100 yen là Daiso chứ không ra chùa chiền nào hết! Sau mới nhận ra tôi gõ nhầm Daisho in thành Daisoin! Thảo nào bác Gúc mù đường!!! Bài học rút ra từ nhầm lẫn này là : Muốn có câu trả lời chính xác cần phải đặt đúng câu hỏi!!!

Chùa Daishoin có nhiều tượng chú tiểu hay hay. Chú này chỉ: Mời đi theo lối bên phải:

36121278230_6d54d18e86_z.jpg

Chú này lại bảo: Mời rẽ sang bên trái:

36121270360_c1deb3907c_z.jpg

Chú này lại nhăn nhó: Sai hết rồi, đứng tại chổ quý khách ơi!!!!!!!!!!

35682892534_6395b8b5e3_z.jpg

Chú tiểu quét sân chùa với nụ cười vô úy:

\
36517565995_7ba61568b2_z.jpg

Chú điệu (đúng nghĩa điệu!!!)

36471097286_69b394e62b_z.jpg

Và đây là vị đối tác với ông Thánh Phê Rô giữ chìa khóa thiên đàng:

35708914733_e5e932ea47_z.jpg
 
Last edited:
Bậc thang dẫn lên chùa có hàng kinh luân ở giữa:

36517610265_eb815ef25f_z.jpg

Đầu dãy kinh luân có tạc hình một vị sư, tôi không biết phải là hình thầy Trần Huyền Trang tức Tam Tạng hay không:

36380082591_17a8b9721a_z.jpg

Vì những dãy kinh luân dọc theo bậc thang lên chùa là Dai-hannyakyo Sutra, tức bản khắc của hơn sáu trăm pho kinh thầy Trần Huyền Trang đã thỉnh về từ Ấn Độ. Phật tử tại nhiều nơi tin rằng nếu xoay một vòng kinh luân thì công đức cũng bằng tụng một thời kinh và có thể được cứu độ - Tôi không còn là Phật tử nhưng cũng xoay các vòng kinh luân trên đường lên /xuống và thầm hồi hướng công đức trở lại cho hương hồn Ba tôi, vốn là một Phật tử thuần thành!

36349485992_0787fcccc8_z.jpg

Chánh điện chùa Daishoin là một kiến trúc bằng gổ nhìn có vẻ xưa cũ:

36349443712_5daa2d062e_z.jpg

Gian chánh điện này cất lên không dùng 1 cây đinh nào mà hoàn toàn nối liền các cột kèo với nhau bằng các mộng (Viet Nam mình cũng có cách cất nhà không đóng đinh mà chỉ dùng kèo mộng nên kết cấu kiến trúc như thế này không lạ với chúng ta) kết lại với nhau:

35708919533_8fd0891ef3_z.jpg

Trên đường trở xuống, tôi lậi gặp một gác chuông! Thấy chuông thì thỉnh, ba tôi đã dạy tôi từ hồi nhỏ, Tiếng chuông chạm vào vách núi như đưa vang lời cầu nguyện của chúng sinh lên chốn thiên cung:

36121291050_858a32fc7e_z.jpg

Nhìn thấy tượng chú tiểu ôm gậy mà nước mắt nhỏ ròng ròng, tôi thầm nghĩ đây là dấu hiệu báo cho tôi biết chớ có đi lên cao hơn trên núi, kinh nghiệm chuyến đi đền Yuki tại núi Kurama còn tởn tới hôm nay, leo cao hơn thì khóc như chú tiểu này còn khá, chỉ sợ phải xuống núi bằng cáng khiêng thôi! :)

35682818714_f97a1a2ac7_z.jpg

Cửa thiền thanh tịnh hay cõi đời ô trọc, ráng gìn giữ phương châm: Talk no evil, look no evil, hear no evil.

36471109676_f637905b0b_z.jpg
 
Last edited:
Khung cửa nhỏ nằm khuất phía bên phải trên đường trở xuống không hiểu sao lại không được những người khách thăm chùa để mắt đến nhiều! Theo tôi, chỉ khung cửa này thôi cũng đủ kéo chân tôi bước vào mặc dù không biết có những gì bên kia:

36380005121_d4702cb11c_z.jpg

Trong suốt thời gian tôi và cháu vòng quanh lối ngách này, hầu như chỉ có bà cháu....cùng 500 vị La Hán, 500 vị với 500 nét mặt hoàn toàn cá biệt:

36349404532_f1ebb942e5_z.jpg


36517479165_2d1f790a77_z.jpg


36471012346_4551186214_z.jpg

Các pho tượng này đươc đặt dọc theo lối bậc thang lên:

36121191450_12a10f25d8_z.jpg

Dày dặc hơn:

36471038066_c0e1036117_z.jpg


36349382922_708590059c_z.jpg

Và điểm chót là ...Mười hai con giáp!

Tý:

36517450475_c95f0bc41b_z.jpg

Sửu:

36517446055_c16c6411e7_z.jpg

Dần:

36121140760_cded7cf3a8_z.jpg
 
Last edited:
Mẹo (Thố theo người Tàu, và Nhật!):

36379931331_0b8afe9619_z.jpg

Thìn:

36121133410_9532aa873b_z.jpg

Tỵ:

36379920691_846b878396_z.jpg

Ngọ:

36379917181_4c35b3be91_z.jpg

Mùi:

36349321942_da22980bcb_z.jpg

Thân (Monkey see, monkey do!!!)

36349321942_da22980bcb_z.jpg

Dậu:

35708814013_73e49a59c4_z.jpg

Tuất:

36470939576_072bf46f6d_z.jpg

Hợi:

36121091570_d3d2081994_z.jpg

Cuối cùng: no more!

36517397265_593b1d7f1c_z.jpg
 
Last edited:
Rời khỏi chùa, một chiếc cột như chào từ giả khách:

36379854321_46b4370a0c_z.jpg

Còn nơi nào xứng đáng hơn Hiroshima để nói lên những dòng chử này? Nagasaki, có thể!

Tôi và cháu trở ra đón phà về lại Hiroshima, bây giờ là giờ trưa trời đã khá nóng, ngang qua khu phố chính Omotesando toàn là các hiệu bán đồ lưu niệm và các hàng ăn:

36349268042_e129b8086c_z.jpg

Tôi và cháu mỗi người mua 1 bộ bình và chén uống sake, tìm một nhà hàng xem có món nào vừa ý để ăn trưa:

36379802791_b28720aa8c_z.jpg


36121024100_bc629b3750_z.jpg

Khu du lịch có khác, chẳng thấy món nào làm gợi thèm ông thần khẩu mà giá lại đắt đỏ, trời trưa khá nóng bà cháu vào 1 hiệu cafe nghe nhạc nghỉ chân (Ơn Trời, cháu tôi nó thích nghe nhạc nhẹ và Jazz cùng với violon!)

36379813001_d730c0fae3_z.jpg

Gần đến bến phà thấy hàng bán hàu nướng, Miyajima nổi tiếng về hàu và lươn. Trên phà từ Hiroshima sang Miyajima tôi đã nhìn thấy nhiều bè nuôi hàu trên biển chứng tỏ trong vịnh Seto Nội Hải nước rất sạch:

36121620440_f9c0452f1f_z.jpg

Hai con 500 yen hai bà cháu chia ăn thử: hàu to ngọt và thơm mùi sò nướng:

35708650413_e365797645_z.jpg

Nhưng chỉ thử thế thôi, đi chơi xa không nên ăn nhiều loại nghêu sò ốc hến!
 
Last edited:
Kurashiki

Kurashiki là một thị trần nhỏ nằm cạnh Okayama, Okayama được nhiều người biết đến và có hẳn 1 line shinkansen vì có vười Korakuen là một trong ba ngôi vườn đẹp nhất nước Nhật (2 vườn kia là Kenrokuen tại Kanazawa và Kairakuen tại Mito).

Tôi không thích vườn rộng kiểu như 3 ngôi vười đẹp nhất nước Nhật này. Có lẽ vì tầm nhìn nhọ hẹp nên tôi chỉ tco1 thể thưởng thức các khu vườn tiểu cảnh: nhỏ, gọn nhưng gói ghém nhiều ý tưởng nhân sinh trong đó! Cho nên, Okayama đối với tôi là trạm dừng shinkansen để đổi tàu local đi Kurashiki, thế thôi!

Kurashiki có một con rạch với hai hàng liễu rủ hai bên bờ cùng những căn nhà kho trắng toát. Thoạt tiên tôi nhìn các căn nhà này giuông giống như các căn nhà tộc Bạch ở Đại Lý, Vân Nam bên Tàu vì những miếng gạch hoa văn màu sậm lót chạy dài theo vách. Con rạch và các căn nhà khô trắng này nằm trong khu phố cổ được bảo tổn gọi là Bikan.

Tôi đã dự định sẽ ở lại Kurashiki một đêm rồi mới đến Hiroshima nhưng đổi ý vì ngại đổi khách sạn và Kurashiki cách Hiroshima chỉ chứ đến 1 giờ shinkansen, với raill pass trong tay thì day trip Hiroshima đến Kurashiki quá nhanh chóng, dễ dàng. Ra khỏi nhà ga Kurashika trời mưa tầm tả, chiếc đồng hồ trong bồn hoa không đủ làm tươi màu xám xịt của đất trời:

36483794886_d0b874a3d2_z.jpg

Bạn nhớ? tôi rất sợ trời mưa làm ướt giày! Nên hop! tôi và cháu lại nhảy lên 1 chiếc taxi và nói: Bikan! Chớp mắt đã thấy bác tài chỉ vào đồng hồ với số tiền 590 yen! Bikan cách ga Kurashiki chừng 1 cây số mà thôi!!!! Bikan là biểu tượng cho Kurashiki và liễu lại là biểu tượng cho Bikan nên trên các nắp cống manhole có hình liễu rũ khắc trên đó.

Chiếc cầu là điểm đầu tiên của lối vào Bikan:

35695187464_2667650ff9_z.jpg

Mưa và ô, cặp đôi lý tưởng khó thể chia rời!

36133683450_6c0c8e7f55_z.jpg

Kurashiki ngày xưa là một vùng trù phú nhờ vào thương mại, hàng hóa được vận chuyển thông qua 1 hệ thống kinh đảo. Khác với Bruges thuộc Bỉ vẫn còn giữa được hệ thống kinh đào khá ấn tượng, hệ thống tại Kurashiki chỉ còn lại hầu như độc nhất 1 con kinh!

36361883902_6e7f54c4aa_z.jpg

May mắn là con kinh của Kurashiki nhờ hai hàng liễu xanh hai bên bờ tạo thành nét đẹp, mùa hè và thời tiết tốt khách du lịch có thể lên dạo 1 vòng trên chiếc thuyền nhỏ, phải gọi là punt chứ không thể nào là boat được, hôm nay trời mưa nên ghe nhỏ nằm néo bên bờ dưới gốc liễu; khách thì che dù dạo quanh các cửa hiệu, ngay cả các cửa hiệu hình như cũng nhuốm bệnh vì thời tiết nên đón khách rất uể oải, nhiều căn hãy còn đóng kín cửa:

36361869872_a00956ba7d_z.jpg
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,592
Bài viết
1,153,876
Members
190,141
Latest member
bongdatvme
Back
Top