What's new

Kathmandu to Kailash: Ký sự xuyên Hy Mã Lạp Sơn.

Nhân duyên với Kailash tự thuở nào?

Tôi bắt đầu có vài khái niệm về Tây Tạng cách đây khoảng mười năm. Có lẽ những thông tin đầu tiên lại xuất phát từ cuốn sách “Suối nguồn tươi trẻ” của Peter Kelder. Tôi vẫn khá kiên trì tập luyện năm thức tập của Tây Tạng theo hướng dẫn trong sách này và hẳn nhiên cảm nhận được sự tăng cường sức mạnh về thể xác cũng như tinh thần. Từ đó tôi để ý đến hai chữ Tây Tạng nhiều hơn. Vậy là “Con đường mây trắng” của Anagarika Govinda do Tiến sĩ Nguyễn Tường Bách dịch, “Người Tây Tạng nghĩ về cái chết” (Bardo Thodol), “Trong vòng tay Sambala”, “Chúng ta thoát thai từ đâu” của Erono Mundasep và rất nhiều cuốn sách viết về Tây Tạng, Ấn Độ, bắt đầu chiếm nhiều chỗ trong tủ sách của tôi.

Giáo sư Spalding với cuốn “Hành Trình về Phương Đông” đã làm “đảo lộn” suy nghĩ của tôi về con người và vũ trụ. Ông thường xuyên đề cập đến những vị Tôn Sư ngoài trăm tuổi vẫn đang ẩn tu trên những ngọn núi tuyết phủ trong dãy Hy Mã Lạp Sơn. Còn Govinda và Mundasep đều viết nhiều về một ngọn Núi Thiêng, nơi được xem là Núi Tu-Di trên quả địa cầu, là “tâm điểm của mọi xứ sở”, nơi trú xứ của Thần Shiva, của các vị Thiền Phật và Bồ Tát. Một ngọn núi mà theo Govinda là “không có núi nào có thể sánh”. Ngọn Núi Thiêng đó có tên là Kailash, mà trong tác phẩm của mình cũng như các bản dịch, anh Nguyễn Tường Bách gọi là Ngân Sơn.

Ước mơ gần như “hoang tưởng” được đến chiêm ngưỡng ngọn Núi Thiêng, nơi là “trung tâm của thế giới” có lẽ bắt đầu manh nha và lớn dần trong tôi từ những ngày tháng đó.

Và rồi, điều cần đến phải đến. Đầu tháng 6 năm 2010 tôi được gặp anh Nguyễn Tường Bách nhân dịp anh từ Đức về Việt Nam chịu tang bố. Tôi nhớ đã gặp anh tại nhà một người bạn thân của anh. Tôi vốn rất hâm mộ anh Bách sau khi đọc khá nhiều tác phẩm anh viết và dịch; vẫn mong một ngày được gặp anh. Trước đó, khi biết tin bố anh vừa mất, tôi chủ động google, tìm trên các diễn đàn được địa chỉ email của anh. Tôi gửi email chia buồn và anh cũng sớm phúc đáp với lời cảm ơn chân thành. Cuộc sống vốn diệu kỳ vậy đó. Biết tôi mê anh Bách, anh Trần Sỹ Chương, một người anh của tôi đã tạo điều kiện để tôi được gặp anh. Tôi còn nhớ khi vừa vào nhà anh Thu, cúi chào và giới thiệu tên mình, anh đã hỏi “hóa ra Tuấn này là Tuấn đã email cho anh à?”. Nhân duyên cho chuyến hành hương chiêm bái Kailash (Ngân Sơn) hẳn đã nảy mầm từ hôm ấy.

Topic đã được gởi đăng bởi BDK
 
Last edited by a moderator:
Cám ơn anh về bài viết rất hay và những chia sẻ về chuyến đi thú vị. Còn nhiều chuyện trong chuyến đi anh nói sẽ kể tiếp ở đoạn sau mà hóng hớt mãi vẫn chưa thấy. Viết tiếp đi anh ơi!
 
Re: Mong những ai muốn chiêm bái Ngân Sơn đều đạt ước nguyện.

Mình chưa từng đi phượt bao giờ nhưng đọc những chia xẻ của bạn Tuấn về hành trình Kailash, trong mình bỗng hiện hữu một ước mơ được có một lần đặt chân đến miền đất thiêng ấy, tự mình ngắm nhìn, bái vọng và cảm nhận sự thiêng liêng của ngọn núi thiêng cũng như cuộc sông khắc nghiệt nhưng mãnh liệt nơi đó. Cám ơn bạn Tuấn rất nhiều! Bạn đã làm được nhiều hơn rất nhiều việc chia xẻ thông tin chuyến đi đấy! Bạn đã thổi ước mơ ra đi, trải nghiệm và cảm nhận,... vào ngừời đọc. Hôm nay mình mới đọc đến ngày Kora đầu tiên của bạn, nhưng mình đã hiểu rằng, mình sẽ đi đến đó! Cám ơn bạn thật nhiều
 
Re: Nhìn lại vài cung đường đẹp

9-KoraDay17T.jpg

Mình rất thích cung đường này.

9-KoraDay17U.jpg

Nhìn từ xa vẫn thấy được một khe nước "phọt" ra từ vách núi.

Anh Tuấn, hình ảnh trong tấm hình đầu tiên trong post này của anh cũng chính là hình ảnh mà theo Ern Mundasep là hình đại diện cho 4 loại người (ngừơi ma, người Lê Mu Ri, người Át lan, người Ariang) trong trang 112 của ông. Anh thử kiểm tra lại xem liệu anh còn có cái ảnh nào tại địa điểm này nữa không? Và nó có rõ hình người như trong hình của ông Mundasep không nhé
 
Re: Núi thiêng Kailash

" Con đường mây trắng" của Angarika Govinda còn có bản dịch khác rất nổi tiếng của Nguyên Phong là "Đường Mây trên xứ tuyết". Vài dòng để những ai quan tâm có thể tìm đọc, có rất nhiều trong các nhà sách.
 
@Paleop: Cảm ơn bạn đã phát hiện ra chị tiết thú vị này. Tấm hình đầu tiên đúng là hình ảnh Tượng đài "Mỹ latinh" số 15(Tượng đài Gômpô-pang) cao gần 800m mà Erono Mundasep thể hiện ở trang 112 của cuốn "Trong vòng tay Sambala". Tiếc rằng hình này chụp xa hơn. Mình không có tấm nào chụp gần hơn nên không thể thấy "hình người" được. Tuy nhiên nếu zoom lên thì cũng có thể thấy các chi tiết như hình ôvan với hai dấu chấm, các chi tiết lớn khác là khá trùng khớp với những hình ảnh Mundasep đã chụp cách đây mấy chục năm trời.
 
Thưa bác. Đọc đi đọc lại ít nhất 7 lần mà vẫn đầy cảm xúc . Đủ duyên mới Kailash được. Tôi cũng giới thiệu cho vài người bạn bài viết này. Họ đều cảm thấy thú vị
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,179
Bài viết
1,150,361
Members
189,939
Latest member
chuyengiatrimun
Back
Top