Chùa Sắc Tứ Tam Bảo ban đầu do bà Dương Thị Oán, người ở Rạch Giá lập nên, lúc đầu được dựng bằng gỗ, lợp lá. Đến năm 1917, Hòa thượng Trí Thiền đã trùng kiến ngôi chùa. Ngôi chánh điện của chùa kiến trúc theo kiểu thượng lầu hạ hiên,ở mặt tiền bên trên hàng hiên là ngọn bảo tháp ba tầng tượng trưng Cửu phẩm Liên Hoa. (hòa thượng Thích Trí Thiền, thế danh là Nguyễn Văn Đồng, do có công trùng kiến ngôi chùa nên chùa còn có tên gọi khác là chùa Ông Đồng)
Theo sách Đại Nam thực lục chép rằng, năm Quý Mão (1783), Nguyễn Huệ nghe tin Nguyễn Phúc Ánh đang ở đảo Côn Lôn, bèn sai phò mã Trương Văn Đa đem thủy binh đến vây ba vòng. Bỗng mưa to gió lớn nổi lên, bốn bề mây mù giăng kín. Trận bão đã nhấn chìm đội thủy binh của Trương Văn Đa. Thuyền của chúa Nguyễn nhân đó vượt vòng vây, đến hòn Cổ Cốt, rồi lại trở về đảo Phú Quốc. “Ở đây quân lương thiếu thốn, binh sĩ phải hái cỏ tìm củ mà ăn. Bấy giờ có người đàn bà tên là Thị Uyển chở một thuyền gạo đến dâng. Thuyền vua gặp gió, buồm và cột buồm bị hỏng, lại có thuyền buôn đem lá buồm đến dâng”.
Thị Uyển mà Đại Nam thực lục nói đến chính là bà Dương Thị Oán, người ở Rạch Giá. Nhà văn Sơn Nam trong quyển hồi ký của mình thì cho rằng bà Oán đã dâng cho Nguyễn Phúc Ánh những cuộn tơ tằm quý giá để làm quai chèo không đứt khi vượt biển, thay cho loại quai chèo thắt bằng gai. Về sau, bà Oán cất một ngôi chùa ở Rạch Giá để tu hành (chùa Tam Bảo ). Khi Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi vua, có nhã ý trả ơn nhưng bà từ chối. Nhớ công lao xưa, vua đã sắc tứ ngôi chùa do bà lập.
DSC_0184 by
Chantam, trên Flickr
DSC_0191 by
Chantam, trên Flickr