What's new

Kinh nghiệm tìm thông tin - AN TOÀN GIAO THÔNG

Re: Kinh nghiệm để đi du lịch trong nước ; Du lịch xe máy

cách đơn giản nhất với những ai hay đi phượt xe máy là đánh sẵn một bộ chìa nữa, luôn để trong cái túi dành cho các chuyến đi (túi có sẵn các đồ cơ bản, khi đi chỉ cần vơ một cái là xong). Cái vụ này gặp một lần lâu rồi, bị đánh rơi chìa khóa khi chơi chợ, một chú dân tộc nhặt được đòi chuộc 15nghìn, chuộc luôn dù trong túi vẫn có một bộ nữa dự trữ.

Nếu là xe của mình thì mang thêm chìa cũng dễ, nhưng xe đi thuê thì cũng chỉ có một cái chìa khóa thôi. Đánh thêm chìa khóa ở những nơi như thị xã miền núi thì hầu như không đánh được chìa khóa từ. Kinh nghiệm tháo khóa này cũng để tham khảo trong trường hợp bất khả kháng thôi. :)
 
Re: Kinh nghiệm để đi du lịch trong nước ; Du lịch xe máy

Mình cũng có một số kinh nghiệm nhỏ muốn đóng góp cùng mọi người.Theo mình để giữ gìn sức khỏe nên đi ngủ từ khoảng 21h hoặc 22h.Sáng ngủ dậy 4h và xuất phát lúc 4h45.Lúc đó đường vắng và tinh thần tỉnh táo hơn.Với lại trời mát sẽ ít mệt.Chạy đến 8h ăn sáng nơi mới.Nên chọn những quán ăn có nhiều người dân địa phương. Uống đủ nước và ngủ đủ giấc là điều quan trọng cho sức khỏe va cả sự an toàn.
 
Re: CẢNH GIÁC và LƯU Ý trên đường phượt

Nếu xế và ôm mới biết nhau thì nên làm quen trước, thống nhất ôm vì an toàn chứ không có ý này khác. Vì nhiều đoạn đường xóc, đường dốc, đường cua,... mà chỉ ôm hờ hờ thì không ăn thua, còn nếu ôm nhiệt tình quá thì nhiều người lại hay có đầu óc tưởng bở. Dù có tình ý hay không thì đã là ôm và xế thì cứ phải....thoải mái :) Tất cả cũng chỉ là Safety First!

ừ.. ôm chặt vào thì thì lái nó mới chuẩn và chắc xe.. đừng có ngại
 
Re: CẢNH GIÁC và LƯU Ý trên đường phượt

Còn trường hợp chạy đúng tốc độ,đúng làn đường nhưng xe ngược chiều lao vào xe mình thì với những người có kỹ năng chạy xe bình thường thật khó mà xử lý kịp.Phần lớn chỉ phó thác cho số phận thôi .
vậy theo các bác nếu quan sát thấy xu hướng xe ngược chiều cứ đâm thẳng vào xe mình mà mình đã sát lề phải (không còn đường tránh) thì mình phải xử lý thế nào? ko lẽ phi xuống ruộng????
 
Re: CẢNH GIÁC và LƯU Ý trên đường phượt

vậy theo các bác nếu quan sát thấy xu hướng xe ngược chiều cứ đâm thẳng vào xe mình mà mình đã sát lề phải (không còn đường tránh) thì mình phải xử lý thế nào? ko lẽ phi xuống ruộng????

Nếu đang phóng chậm thì dừng xe nhảy xuống ruộng chứ lao xe xuống ruộng cũng nguy hiểm bác ạ, rồi cố nhìn nhớ cái biển xe nó gọi cho công an thôi.
 
Re: CẢNH GIÁC và LƯU Ý trên đường phượt

Nếu đang phóng chậm thì dừng xe nhảy xuống ruộng chứ lao xe xuống ruộng cũng nguy hiểm bác ạ, rồi cố nhìn nhớ cái biển xe nó gọi cho công an thôi.

Làm sao mà dừng xe - rồi nhảy xuống kịp hả bác???... Em thì bang luôn xuống ruộng, lộn 1 vòng (nếu chạy nhanh), còn chậm thì cứ bang xong đứng dậy thôi. Bị 2 lần rùi. Một lần đi xe đạp - xe lộn mèo, em phóng ra: thoát. Một lần xe gắn máy, chạy nhanh nên có miếng "khô bò" kỷ niệm... Ha ha... Kinh nghiệm lúc này là lo thân mình trước - "kim thiền thoát xác"...bùng...!!!
 
Re: Kinh nghiệm để đi du lịch trong nước ; Du lịch xe máy

mình thấy ko nên đi sáng sớm, tốt nhất là sau 6g khi tinh thần đủ tỉnh táo. Ông ngoại mình mất vì đi sớm quá, để cháu trai cầm lái, trong khi cháu mới hai mấy tuổi đầu còn trẻ, còn ham ăn ham ngủ ham chơi nên ko tỉnh táo dễ gây ra tai nạn thương tiếc lắm :(
 
Re: Kinh nghiệm để đi du lịch trong nước ; Du lịch xe máy

thường thì mình dậy lúc năm giờ rưỡi và xuất phát lúc 6h. Ngủ phải tròn giấc thì mới đủ tỉnh táo để đi tiếp, cả ôm và xế.
Không nên xuất phát trễ quá, trời nắng nóng, đường đông (nếu nghỉ lại ở thành phố) gây nên cảm giác bức rứt rất khó chịu khi mới bắt đầu hành trình
 
Re: Kinh nghiệm để đi du lịch trong nước ; Du lịch xe máy

Tình cờ em ghé qua topic: Quy Định cho các chuyến đi đường trường bằng xe máy thấy mọi người chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm hay, em cũng muốn góp ý cùng nhưng ở khía cạnh khác, đó là update 1 chút theo ngu ý và kinh nghiệm của bản thân em để cho mọi người an toàn hơn trong các chuyến đi...

Trong topic này em xin chia sẻ 1 số kinh nghiệm của em khi đi trên những cung đường Tây Bắc qua 4 loại đường:
1. Quốc lộ ... ^^!
2. Tỉnh lộ... ^^!
3. Huyện lộ ... ^^!
4. Xã lộ, bản lộ, làng lộ ... ^^!


Hồi nhỏ ông cụ nhà em dạy em đi xe máy bằng cách thế này, đầu tiên cho đi ở sân vận động => Vòng số 8 => đường quốc lộ => đường tỉnh lộ => Đường cấp phối ( đường trải bằng sỏi và đá) => Đường rừng (đường đất rộng khoảng 30-40cm)

Đến thời điểm hiện tại em đã chinh chiến cùng em Jupiter V của em tầm chục vạn km và vẫn chưa ngửi mùi nhựa đường lần nào. Được như vậy nhờ, em có một số kinh nghiệm từ ông già và đại ca em truyền lại như thế này, hi vọng có thể chia sẻ cùng các bác.


Trước tiên kinh nghiệm này của em là do bản thân đúc kết được sau nhiều chuyến "độc hành" và các tiền bối trong gia đình truyền lại, và nó được áp dụng chủ yếu ở các cung đường miền núi.

Đường này em chia làm 4 loại theo ngu ý của em:

Loại 1: "Đường đẹp"
[video=youtube;8eDbdfiVZA8]http://www.youtube.com/watch?v=8eDbdfiVZA8[/video]
(Video minh họa ạ)

Đặc điểm: Rộng rãi, đoạn đường mới thì phóng rất êm, đường cũ thì xóc, hơi khó tránh ổ gà vì đi tốc độ cao, góc nhìn rộng, ít cua tay áo. Tuy nhiên em cảm giác đi trời mưa đường trơn hơn nhiều so với loại đường thứ 2 bên dưới.

Lưu ý: Với đoạn đường như thế này còn tùy vào mặt đường, thời tiết để đi. Bài viết trên của bác chủ thớt nói về cách đi như thế nào rồi tuy nhiên em bổ sung thêm 1 chút từ ngu ý của bản thân:

Cấm vượt phải vì trong 1 số trường hợp 2 xe tải đi ngược chiều gặp nhau, đúng lúc mình đang vượt phải thì lái xe thà chấp nhận cho anh chàng vượt trái bên hông xuống vực chứ ko thể hôn xe chiều ngược lại được... ^^!

Khi vượt, nếu các bác chú ý thì bên dưới vạch kẻ đường ở Tây Bắc đa số chỉ có 2 loại là " Vạch liền" và " vạch nét đứt" ( mặc dù có rất nhiều loại nhưng em thống kê 2 loại này là chính". Và nếu các bác hay để ý thì vạch nét đứt thường ở đoạn tầm nhìn rộng, vạch liền ở những đoạn cua tầm nhìn ngắn. Vì vậy khi vượt, ngoài việc để ý đằng trước có xe ngược chiều hay ko thì các bác nên để ý cái vạch này 1 chút. Sẽ rất yên tâm đấy ạ...

Khi đi đường vào khu làng bản, xã, hay khu đông dân cư, thấy trẻ con đứng cạnh đường, hoặc chơi ở lề đường, các bác nên giảm tốc và bấm còi, vì em gặp khá nhiều trường hợp các bé mải chơi, nhảy vèo một cái vào đầu xe rồi..

Khi đi đường gặp đoàn trâu, bò, gia súc đang đi ngang đường ( trong trường hợp hi hữu là đoàn súc vật đã tách rộng làm 2 để có lối cho xe đi ) các các chớ nên phóng nhanh. qua đó, giảm tốc tầm 30km/h là đc vì đôi khi bọn nó giật mình nhảy xổ ra là ... bla bla bla... đó..

Đường này rộng nhưng cấm cắt cua, ( cái này chắc các bác cũng hiểu cả: tức là đi vào phần đường của xe đi ngược chiều trong lúc đang vào cua). Nhanh thì nhanh thật nhưng giả sử có xe ô tô đi ngược chiều lại thì...

....


Loại 2: "Đường hơi đẹp" loại này đa số là tỉnh lộ, huyện lộ,

19082009.jpg
21112008004.jpg



Đặc điểm: hẹp hơn, ko có vạch kẻ đường, xấu hơn, cua gấp và tầm nhìn thấp hơn, thường xe to sẽ đi vào giữa đường, chỉ khi nào gặp xe đi ngược chiều thì cả 2 cùng lấn ra mép đường để tránh nhau...

Lưu ý: Tất cả các lưu ý của loại 1 kèm thêm 1 số lưu ý khác như

Đường này khá hẹp nên khi gặp xe to đi ngược chiều, em thường giảm tốc gần hết cỡ, tấp vào sát lề đường, đôi khi lên bờ cỏ.. (tránh xe to chẳng xấu mặt nào ^^!)

Đường này, khi vào cua tay áo gấp thường có gương cầu, tuy nhiên do người dân bản địa ko có ý thức nên các loại gương cầu này đa số là cục thủy tin tròn và lổm nhổm những vết đá ném. Kinh nghiệm của em cho thấy là 1 số ít gương nhìn được, nên khi đi đường loại này thì cứ nhìn thấy gương cầu là giảm tốc đã... vì chắc chắn thể nào cua gấp mới lắp gương chứ :D...

Đặc điểm nữa là đường này rất nhiều cát và sỏi nhỏ (do trời mưa cát sỏi trôi theo nước và đọng lại trên mặt đương) ... Các bác đi ô tô thì đỡ lo chứ dân xe máy mà đang vào cua, gặp sỏi và cát nhỏ kiểu này thì khả năng xòe là rất cao... Để tránh trường hợp này thì em chỉ biết là giảm tốc và đi chậm,
Tuy nhiên trong trường hợp các bác đang chuẩn bị vào cua mà thấy cát sỏi & ko kịp phản ứng thì gợi ý ở đây là: " cấm bóp phanh trước, cố gắng ít nghiêng xe càng tốt, và mở rộng cua kèm giảm ga ấn từ từ phanh sau" ( nếu dấn phanh sau thì có trường hợp như kiểu ô tô drift, tuy nhiên sẽ ko drift vòng tròn mà sẽ drift ra taluy)


Đường kiểu này hay có "cống ngầm" ( loại cống mà mua khô nước chảy dưới, mùa lũ nước to nó tràn qua bên trên). Trong trường hợp đi gặp lũ mặt cống sẽ có nhiều đá sỏi, khi dắt xe nếu gặp đá sỏi mà ngiêng xe sẽ bị lũ cuốn đi... và hậu quả thì... ... khủng khiếp lắm ạ... Ở quê em mà có lũ kiểu này thì thường sẽ có người dân bản địa căng dây thừng và có dịch vụ thuê bê xe qua... còn ở nơi khác nếu ko có dịch vụ mà các bác cảm thấy an toàn thì... mong các bác đừng liều... nên đợi 1-2 ngày lũ rút rồi hãy đi tiếp ạ...


Loại 3: Đường đất, cấp phối ( đường bản)

0725141757ma6.jpg

0725142609js6.jpg


Đặc điểm: Thường là đường ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn ( các bác tổng hay nói thế...^^!) ... Đường làm bằng cách bạt núi và trải cấp phối... ( em cũng ko rõ lắm nhưng cái cấp phối này đa số là sỏi, đá múc từ suối đổ vào ạ ^^!)

Lưu ý: 2 loại trên trừ 1 số thứ vd như đường này ko có gương cầu, ko có biển báo, cũng chẳng có vạch kẻ đường..

Đi loại đường này thường phải cứng tay, gặp đá, sỏi hay sát mép vực thì cũng phải "có chỗ đứng và cứng chỗ đó ^^!". Nên đi theo những vệt đường sẵn có, đó là những vệt đường đất có nhiều xe qua lại nhưng là trong trường hợp trời nắng đường khô. Trời mưa thì tránh đi vào chỗ có đất, nên đi vào chỗ đá sỏi vì như vậy bám đường hơn, ít bị trơn trượt...( tất nhiên cục nào to quá thì phải tránh ạ^^!)

Nên để số thấp, tà tà mà tiến, trong trường hợp đốc cao vực sâu bác nào yếu tim thì... nên xuống dắt bộ ạ ^^!.


Loại 4: Đường mòn

Đặc điểm: loại này đại loại là đường mà do có xe đi lại nên cỏ chết hết, chỉ để lại 1 khoảng đất = cái rãnh... các bác nào hay đi qua vùng Yên Thế bắc giang thì sẽ rõ nhất loại đường này.

Về lưu ý thì em cũng ko có nhiều kinh nghiệm, tuy nhiên đi trên loại đường này thì phải đặc biệt lưu ý vào mùa mưa, Nhất là xuống dốc, lốp xe ko bám , sơ sểnh 1 cái dễ tèo lắm ^^.

Ở quê em trong trường hợp mà đi vào đoạn đường thế này ông già em hay dùng 1 mẹo, (nhưng em nghĩ nó ko khả thi với dân phượt lắm) đấy là chuẩn bị 1 đoạn xích cỡ vừa để quấn vào lốp xe rồi cứ tằng tằng mà xuống...



Cuối cùng thì em có 1 ngu ý là các bác xài hàng yamaha mà hay đi phượt thì thử nghía qua quả lốp này của em xem có hợp ko?.. Giá em mua ở quê nhà là 150k năm 2007, cái gai ở lốp sâu đến gần 1cm, đi cực bám đường... bây h em nó mòn, xuống thủ đô ăn học mà em ko thể tìm được 1 đôi lốp như thế nữa...nhớ cảnh ngày đầu lắp vào vừa bám đường vừa kêu vuvu đã cả cái tai nữa... bác nào biết ở đâu giới thiệu em với nhá...
0725142633ip7.jpg


" Đừng nhanh vì nhanh một phút mà để đi chậm cả đời" ông già em dạy em như thế từ ngày em bắt đầu biết đi xe máy và em vẫn nhắc nó trong đầu mỗi khi "độc hành" ạ ^^!... .

Cuối cùng, sau topic này em rất mong được các bác chia sẻ thêm kinh nghiệm của mình để em update thêm các loại đường mới và kinh nghiệm giúp các xế an toàn hơn trong mỗi chuyến đi...



Chúc các bác luôn bình an trên những cung đường ^^!
 
Last edited by a moderator:
Re: Kinh nghiệm để đi du lịch trong nước ; Du lịch xe máy

Là dân phượt chắc chắn k thể thiếu chạy đêm, Có bác nào nhiều kinh nghiệm leo dốc và đổ đèo đêm chỉ giáo giúp em với!!
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,182
Bài viết
1,150,410
Members
189,945
Latest member
Karide
Back
Top