What's new

[Chia sẻ] Lang thang Măng Đen

👉
Đến với Măng Đen vào một ngày hạ nắng, bạn sẽ không nghĩ mình sẽ ngẩn ngơ vì nét đẹp hoang sơ với thời tiết có phần se se lạnh nơi đây. Vùng cao nguyên này ngập tràn những dốc đồi trùng điệp, những cụm khói bản hòa lẫn sương mờ, những khuôn hình mỹ mộc đôi khi vô danh ẩn mình rải khắp…
👉
Và điều quan trọng nhất là: “Đừng đến Măng Đen, nếu bạn không muốn “hai lòng” với Đà Lạt”, thật đó!
👉
Măng Đen thuộc huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, là một cao nguyên thuộc dãy Trường Sơn với độ cao trên 1000 m với khí hậu quanh năm ẩm lạnh và mờ sương. Người dân địa phương thường ví von rằng Măng Đen “9 tháng mưa, 3 tháng nắng” cũng bởi vì lý do này.
==========
Đến Măng Đen bằng hai con đường chính
1. Từ hướng Kon Tum lên
2. Từ Quảng Ngãi đổ về theo QL24.
Mình thì ở Sài Gòn nên thường đi xe khách đến thành phố Kon Tum vào sáng sớm, sau đó bắt xe buýt hoặc thuê xe máy tham quan 1 vòng Kon Tum rùi lên thẳng thị trấn Măng Đen.
==========
👉
Khi bạn muốn đi Măng Đen và không biết nơi đó có gì, lang thang trên mạng kiếm thông tin về nó. Ôi sao nó lung tung thế này, thôi kệ đi vậy.
👉
Khi đến rùi thì … ôi Măng Đen của tôi đây sao? Vậy Măng Đen có gì và nên đi tháng nào là hợp lý nhỉ.
==========
👉
MĂNG ĐEN, có gì
❓
❗️

Dành cho những kẻ mộng mơ, đi dạo và ngắm hoàng hôn cùng nhau.
👉
MĂNG ĐEN, đi tháng nào cho hợp lý
❓
❗️

Thiệt ra tháng nào đi cũng hợp lý, chỉ trừ tháng không hợp lý thôi à
Măng Đen mát lạnh quanh năm, nhiệt độ không bao giờ vượt quá 26 độ C vào mùa hè. Tưởng tượng ở nhà đi vào phòng máy lạnh sao thì đi vào Măng Đen nó y vậy đó . Thấp nhất vào tháng 11 – 12 khoảng 5 độ C.
🎯
Từ tháng 12 đến độ tháng 1 là hoa anh đào, hoa mai nở rộ.
🎯
Tháng 2 ngắm nhìn hoa mimosa, hoa ban, hoa pơlang.
🎯
Tháng 3 đến tháng 6 hoa mua, hoa sim tím lịm.
🎯
Tháng 6 tháng 7 vàng ươm mùa gặt, ta nói cái mùi lúa chín nó thơm tới mấy cây số.
🎯
Tháng 8 hoa mâm xôi, phúc bồn tử.
🎯
Tháng 9, 10 sim rừng, táo mèo, mâm xôi chín. Trái nào không biết thì nên chụp thôi chứ đừng ăn nhé.
🎯
Tháng 11, 12 mùa hoa dã quỳ, nhớ hồi nhỏ hay chơi bánh xe hoa dã quỳ quên cả về ăn cơm. Thời gian này trời lạnh lắm, teo hết nguyên cái bugi nha :)))
👉
Ở mảnh đất "9 tháng mưa, 3 tháng nắng" này á, khi đi nhớ theo dõi thời tiết, chứ mắc mưa thì không có ai chịu trách nhiệm đâu nhé :)) vui thì vui chứ mưa là quạo ^^
#Dom #NguyễnNguyên #KomTum #MăngĐen #Năm2022
👉
Lên kế hoạch và nên đi 1 lần nhé. Bạn sẽ thích ngay khi hít “ngụm” không khí đầu tiên của Măng Đen

IMG_2541.jpg
 
Đức mẹ Măng Đen hay Đức mẹ Fatiama (nhiều người dân Tây Nguyên thân thuộc gọi là Đức mẹ cụt tay), toạ lạc tại thôn Măng Đen, xã Đắk Long, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Điều huyền bí, sau chiến tranh, bức tượng bị cụt tay, chức sắc Công giáo và nhà điêu khắc nhiều lần phục dựng lại pho tượng nhưng chỉ vài ngày sau đó, bức tượng lại trở về trạng thái cụt tay.


Theo lời người dân địa phương, tượng Đức Mẹ Măng Đen được làm bằng bê tông cốt thép, cao khoảng 1 mét. Tượng được đặt trên một bệ tượng làm bằng xi măng kết với đá cuội tự nhiên. Phần thân tượng mang điểm hình dáng dấp của tượng Đức Mẹ Fatima, nhưng phần đầu được phục chế lại mang khá nhiều hình dáng phụ nữ vùng Tây Nguyên Việt Nam.

Pho tượng cụt tay là yếu tố độc đáo, độc nhất vô nhị, biểu lộ sức thiêng phi thường mà người ta không tìm thấy ở bất cứ trung tâm Thánh Mẫu nào khác. Phần tay tuy được phục chế nhiều lần, nhưng về sau được giữ nguyên hình dáng tay cụt.

Giữa khung cảnh rừng núi mênh mông, thâm u, xung quanh là rất nhiều hoa và những dãy ghế đá, với những tấm biển “Tạ ơn Đức Mẹ” được Giáo dân mang đến, bức tượng hiện lên với đầy vẻ linh thiêng, huyền bí…

Linh mục Giuse Nguyễn Minh Công cho biết, đây là bức tượng được tạc theo tượng Đức Mẹ Fatima do linh mục Tôma Lê Thành Ánh tặng và được đưa đến Măng Đen bằng trực thăng. Tượng được dựng trên một trụ đài đơn sơ vào giữa năm 1971. Năm 1974, do hỏa lực chiến tranh, bức tượng cũng bị hư hỏng và bị bỏ sâu trong rừng rậm. Sau chiến tranh, bức tượng bị bỏ phế trong một thời gian dài vì không có tuyến giao thông và không có cư dân sinh sống gần đó.

Đầu thập niên 1980, do chính sách xây dựng các vùng kinh tế mới của chính phủ, một số người dân sinh sống tại lâm trường Măng Cành đã phát hiện ra bức tượng này. Bà Đào Thị Hương, người được cho là đã có công bảo tồn bức tượng, thì cho đến đầu năm 1987, tượng vẫn còn nguyên. Tuy nhiên, đến cuối năm 1987 thì tượng bị mất tay, không rõ nguyên nhân.

Năm 2002, huyện Kon Plông mới được hình thành sau khi tách khỏi huyện Kon Plông cũ và huyện Kon Rẫy. Huyện lỵ Kon Plông mới được đặt tại Măng Đen.

Tuyến Quốc lộ 24 cũng được dự định mở rộng kéo dài để dùng làm tuyến giao thông chính băng qua địa bàn huyện và nối đến huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Tuy nhiên, theo thiết kế, con đường xây dựng sẽ đi qua khu vực tượng Đức mẹ. Đáng chú ý, trong số người làm đường có anh Hoàng là người Công giáo, đã bỏ công phục chế phần đầu và đôi tay. Tuy nhiên, không rõ vì sao đôi tay không thể phục chế được.

Năm 2004, những người làm đường đã điều chỉnh tuyến đường để tránh xâm hại đến bức tượng Đức mẹ Măng Đen đến ngày nay.

#Dom #Nguyễn Nguyên

IMG_2438.jpg



IMG_2439.jpg



IMG_2444.jpg
 
Bánh canh cá lóc Huế A Kay 7 là món đặc sản và bạn nên thử nếu đến du lịch Măng Đen. Chỉ đơn giản là sự kết hợp giữa bánh canh và cá lóc, thật sự nghe không có gì lạ, nhưng hãy yên tâm vì điều bí mật luôn ở đâu đó rất gần bạn, nếu bạn bỏ qua, bạn sẽ rất tiếc đấy.

Thành phần của một nồi bánh canh chỉ đơn giản: Sợi bánh canh, cá lóc và Rau đắng, rau gia vị.

Cách chế biến Bánh canh cá lóc A Kay 7 cũng khá đơn giản:
• Bánh canh được làm từ thành phần chính là bột gạo hoặc bột mì
• Cá lóc được hấp lên, gỡ lấy thịt phi lê
• Rau đắng ngâm muối, rửa sạch, cùng ít rau gia vị là hành lá, ngò rí, rau răm và ớt… Mình nhìn rổ rau là thấy mê liền, không to tròn mập mập nhưng mỗi nhát cắn sẽ dậy lên mùi vị của chính cái tên mà người ta đặt cho nó.
Chế biến là cả một nghệ thuật mà đầu bếp đã trải qua nhiều giai đoạn mới tạo ra một tác phẩm nghệ thuật ẩm thực đảm bảo tiêu chí ẩm thực tinh tế mang một nét đẹp riêng, ngon, chuẩn vị đảm bảo tốt cho sức khoẻ của tất cả mọi người.

Bánh canh được nấu trong nồi nên khi bưng ra vẫn còn sôi lục bục, nhiệt độ trong nồi lúc này chắn chắn không thấp hơn 100°c. Người ăn cho thêm rau đắng và thêm một ít ớt khô xào vào rồi hãy thưởng thức và cảm nhận.

Sợi bánh canh có độ mềm, mịn, dai vừa đủ, là bí quyết pha trộn bột của đầu bếp. Cá lóc có độ dai, mềm và thơm, thấm vị nước dùng, là kết quả sự lựa chọn nguyên liệu khéo léo, kết hợp cùng rau đắng tưởng chừng như đắng nhưng vị ngọt hậu và điều đặc biệt nhất là nước dùng có mùi thơm, chuẩn vị – bí quyết gia truyền của quán tạo nên linh hồn của món ăn.

Bánh canh cá lóc Huế A Kay là một trong những món ăn đặc biệt mà nhất định bạn phải thử khi đến Kon Tum. Hãy đến và từ từ cảm nhận theo cách riêng của bạn.

#Dom #NguyễnNguyên
19.jpg


20.jpg

21.jpg


22.jpg


23.jpg


24.jpg
 
Chùa Khánh Lâm - Điểm nhấn du lịch Măng Đen

Được khởi công vào ngày 07/03/2012 (tức ngày Rằm tháng Hai năm Nhâm Thìn), sau hơn 5 năm xây dựng, đến thời điểm hiện tại, mặc dù vẫn còn một số hạng mục chưa hoàn thiện, nhưng chùa Khánh Lâm đã trở thành điểm lựa chọn đầu tiên của nhiều du khách trong hành trình đến Măng Đen.




Tên chùa Khánh Lâm là ghép từ tên chùa Tổ đình Trung Khánh, nơi thầy xuất thân và tên chùa Phước Lâm (thành phố Kon Tum), nơi thầy trụ trì nhiều năm qua.

Chùa Khánh Lâm được xây dựng trong diện tích quy hoạch được giao 10 ha, trên một ngọn đồi nguyên sinh, cao trên 1.200m so với mực nước biển. Sau hơn 5 năm xây dựng, làm theo kiểu cuốn chiếu, đến nay, phần lớn các hạng mục chính đã cơ bản hoàn thành.

Từ chân đồi, theo lối cổng tam quan phía trước, bước qua hơn 200 bậc đá, trong tiếng gió vi vu giữa đại ngàn mênh mông, ngước nhìn lên cao, ngôi chùa bề thế, tôn nghiêm ẩn hiện dưới những tán cây rừng xum xuê, một vẻ đẹp yên bình, thanh khiết làm say đắm lòng người.

Nổi bật giữa không gian xanh là gian chánh điện được cấu trúc ba tầng mái, hút ánh nhìn của du khách bởi sự kết hợp độc đáo giữa kiến trúc đình chùa cổ truyền với kiến trúc nhà rông, mang đậm bản sắc văn hóa Tây Nguyên.

Đặt dọc hai bên sân tiền chánh điện, trước hai dãy nhà Tây Lan và Đông Lan là tượng 18 vị La Hán, với đủ sắc thái khác nhau, trang nghiêm và uy nghi.

Phía trước chánh điện, cùng với lầu chuông, lầu trống là tượng Quan Thế Âm Bồ Tát cao 17m và hồ sen đối xứng, tạo nên một cảnh quan hài hòa, hấp dẫn…

Trong những năm gần đây, du lịch văn hóa tâm linh đang ngày càng phát triển, đây là loại hình du lịch đặc biệt có sức hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Vì thế, cách xa khu dân cư, có địa thế tuyệt đẹp, hòa quyện cùng thiên nhiên, đường vào chùa uốn lượn giữa chập trùng đồi núi, suối, hồ… đã tạo thành điểm nhấn quan trọng trong tổng thể khu du lịch sinh thái Măng Đen.

Đến với chùa Khánh Lâm - Nơi thiền định giữa rừng thiêng.

#Dom #NguyễnNguyên

IMG_2450.jpg
IMG_2451.jpg
IMG_2452.jpg
IMG_2453.jpg
IMG_2456.jpg
IMG_2457.jpg
IMG_2458.jpg

IMG_2450.jpg
IMG_2451.jpg
IMG_2452.jpg
IMG_2453.jpg
IMG_2456.jpg
IMG_2457.jpg
IMG_2458.jpg
IMG_2459.jpg
IMG_2460.jpg
IMG_2461.jpg
 
Thác Pa Sỹ – “Nàng Thơ” của Măng Đen

Thác Pa Sỹ
là khu du lịch sinh thái thuộc huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum. Được tạo hóa ban tặng cho vẻ đẹp hùng vĩ giữa núi rừng Tây Nguyên. Thác Pa Sỹ được ví như một “Nàng Thơ” mang trong mình vẻ đẹp hoang sơ, quyến rũ. Đây có lẽ sẽ là một điểm đến lý tưởng đối với những người mê du lịch và khám phá.

Tương truyền rằng, thác Pa Sỹ gắn liền với truyền thuyết “7 hồ, 3 thác” và là câu chuyện truyền miệng rất thiêng.

Đối với người Mơ Nâm thì câu chuyện bắt đầu khi năm xưa, họ phạm phải luật cấm của trời, cả 7 ngôi làng phải chịu sự trừng phạt bị chìm trong hố lửa, sau đó biến thành 7 hồ và 3 thác nước kỳ vĩ.

Trong 3 ngọn thác Pa Sỹ, Đak KeĐak Pne thì Pa Sỹ là ngọn thác lớn nhất vùng. Ba ngọn thác này được tạo thành từ 3 ngọn suối lớn nhất ở Măng Đen, nổi bật nhất là thác Pa Sỹ.

Pa Sỹ là do người Kinh đọc chệch từ tên gốc Pau Suh của đồng bào bản địa nghĩa là 3 ngọn suối chụm lại.

Thác Pa Sỹ nằm ở độ cao khoảng 1500 mét so với mực nước biển nên Pa Sỹ như một dải lụa trắng tinh khôi giữa phông nền xanh của núi rừng đại ngàn. Dưới chân thác là một hồ nước trong xanh, bốc lên những hơi nước đầy sự mát mẻ. Vì nguồn nước chảy từ trong rừng sâu nên vô cùng trong lành, sạch, mát. Ở đây, chúng ta sẽ cảm nhận được sự lan tỏa của một mùi hương dễ chịu mang hương vị núi rừng.

Chính vì vậy Thác Pa Sỹ được mệnh danh là “nàng thơ” của Măng Đen.

Thác đẹp nhất vào những ngày mưa, nước đổ nhiều hơn. Dòng nước đổ xuống cùng với luồng âm thanh gầm gừ vang vọng giữa núi rừng đại ngàn. Để ngắm trọn vẹn vẻ đẹp của con thác, bạn nên đứng từ cây cầu vắt ngang hồ nước. Bọt nước trắng xóa tung tóe mạnh mẽ và hùng tráng.

Chắc chắn bạn không phí công khi đến đây và sẽ không bỏ lỡ cơ hội sống ảo diệu kì này.

#Dom #NguyễnNguyên

IMG_2482.jpg
 
Làng Kon Tu Rằng

Dẫu con đường ngoằn ngoèo, uốn lượn, dẫu trời lúc nắng, lúc mưa, … thế nhưng ai nấy khi chinh phục được, hòa mình với thiên nhiên tại làng Kon Tu Rằng cũng phải trầm trồ khen ngợi và ghi lại những bức ảnh đẹp nhất cho mình.


Đẹp quá, đẹp quá! Chưa bao giờ em thấy cánh đồng cỏ đẹp như thế này.

Tôi vẫn chưa từng được chạy trên cánh đồng cỏ rộng và đẹp như thế, đó là câu nói của 1 thành viên trong nhóm. Từng lớp cỏ theo hàng, theo lối, xanh rì rào theo làn gió lùa như xua tan cái nắng gắt của ngày hè. Sự kết hợp hài hòa giữa bầu trời xanh biếc với cánh đồng cỏ mênh mông và thuần khiết, tạo nên khung cảnh như một bức tranh khổng lồ.

Sau khi rời cánh đồng cỏ, lại đi về phía cầu treo làng Kon Tu Rằng. Vẫn là những ngạc nhiên trong vui sướng. “Quá mãn nhãn! Không phải ở đâu cũng có những cảnh đẹp như thế này đâu!”

Với người dân nơi đây, hằng ngày đi qua địa điểm này, cảnh sắc với họ quá đỗi bình thường, quen thuộc. Nhưng với khách lữ hành - những người lần đầu tiên đặt chân đến, mọi thứ quá tuyệt vời.

Hai bên cầu treo là 2 khung cảnh như tranh vẽ.

Cầu treo bắc qua dòng sông Đak Bla xanh ngắt với những bãi đá tuyệt đẹp. Những tảng đá tự nhiên nhưng lại đẹp hệt như được sắp đặt, tảng nhỏ xen kẽ tảng lớn. Dòng nước êm đềm hòa quyện với nông trại đá với đủ kích cỡ khác nhau, mang lại vẻ đẹp hoang sơ, cuốn hút.

Bên dòng sông xanh trong vắt, thung lũng lúa chín mênh mông trĩu vàng rẽ sóng uốn lượn đưa chúng tôi đến không gian làng quê yên bình. Đồng lúa trải dài mênh mông được bao bọc bởi một bên là rừng, một bên là sông. Bước xuống từng bậc ruộng, hòa mình vào bức tranh đồng quê vàng rực, ngát hương lúa chín, lòng người thêm xao xuyến.

Phía bên trên, những kho lúa của người Mơ Nâm (một nhánh của dân tộc Xơ Đăng) ở làng Kon Tu Rằng san sát nhau. Lần đầu tiên đến chưa kịp tìm hiểu, cứ ngỡ rằng đó là một ngôi làng tí hon giữa đại ngàn. Những kho lúa tương tự như mái nhà sàn, được dựng lên bằng gỗ, bằng tre, mái lợp bằng tôn, cửa đóng, then cài. Khi đến mùa gặt, những kho lúa lại đầy ắp. Và rồi, chính nơi đây sẽ nhộn nhịp diễn ra lễ ăn mừng lúa mới - nét đẹp trong văn hóa dân gian của người địa phương.

Với kha khá thông tin thu thập được, người Mơ Nâm nơi đây vô cùng hiền hòa, mến khách, đặc biệt, còn có nhiều lễ hội, nét đặc trưng văn hóa độc đáo, thú vị ..., lại thêm nuối tiếc và hẹn một ngày gần nhất sẽ trở lại trở lại làng Kon Tu Rằng để tiếp tục khám phá những điều còn dang dở...

#Dom #NguyễnNguyên #KhámPhá #KonTum #MăngĐen #KonTuRằng #Năm2022

IMG_2497.jpg


IMG_2503.jpg


IMG_2515.jpg


IMG_2525.jpg


IMG_2526.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,080
Bài viết
1,149,343
Members
189,864
Latest member
ceoviva88
Back
Top