What's new

[Chia sẻ] Lãnh địa 12 sứ quân

Một hành trình du lịch khắp phần lãnh thổ phía Bắc Việt Nam qua 12 địa danh lịch sử hứa hẹn sẽ đem lại nhiều trại nghiệm thú vị cho những người yêu thích khám phá.
12Suquan-Model_zpsbc57dc91.jpg

Bản đồ lãnh địa 12 sứ quân với giả thiết căn cứ Đường Lâm thuộc Hà Tĩnh​
Theo dòng lịch sử
Như chúng ta đã biết, Thế kỷ X là một sự đảo lộn chính trị, chính quyền trung ương quân chủ nhà Đường suy yếu và chết hẳn vào năm 907 để Trung Hoa mở ra cục diện “Ngũ đại thập quốc” kéo dài hơn nửa thế kỷ X. Đấy là thời cơ thuận tiện để dân Việt nổi dậy dành chính quyền tự chủ mà khởi đầu là họ Khúc rồi họ Dương, họ Kiều, họ Ngô và nhiều thế lực khác nữa mà đến năm 966 lãnh thổ Việt Nam bị chia cắt thành 12 khu vực, do 12 sứ quân quản lý như sau:

1. Ngô Xương Xí chiếm giữ Ái Châu lỵ sở tại Bình Kiều (Triệu Sơn - Thanh Hóa).
2. Ngô Nhật Khánh tự xưng là An Vương, chiếm giữ Đường Lâm (Sơn Tây)
3. Đỗ Cảnh Thạc chiếm giữ Đỗ Động Giang (Thanh Oai, Hà Nội)
4. Phạm Bạch Hổ giữ Đằng Châu (Hưng Yên)
5. Kiều Công Hãn giữ Bạch Hạc (Việt Trì, Phú Thọ)
6. Nguyễn Khoan giữ Tam Đái (Yên Lạc, Vĩnh Phúc)
7. Nguyễn Siêu giữ Tây Phù Liệt (Thanh Trì, Hà Nội)
8. Nguyễn Thủ Tiệp tự xưng là Vũ Ninh Vương, giữ Tiên Du (Bắc Ninh)
9. Kiều Thuận giữ Hồi Hồ - Cẩm Khê (Phú Thọ)
10. Lý Khuê giữ Siêu Loại (Thuận Thành, Bắc Ninh)
11. Trần Lãm giữ Bố Hải Khẩu - Kỳ Bố (Thái Bình)
12. Lã Đường giữ Tế Giang (Văn Giang, Hưng Yên)

12 thế lực phong kiến nổi dậy, mỗi người hùng cứ một phương và tranh giành nhau quyết liệt... thôn tính lẫn nhau. Loạn 12 sứ quân đã gây ra biết bao tổn thất, đau khổ cho nhân dân và đi ngược lại nguyện vọng hoà bình, thống nhất của dân tộc.

Xét trên lợi ích quốc gia, việc cát cứ của các sứ quân đi ngược lại nguyện vọng thống nhất của dân tộc. Nhưng có thể thấy trong bối cảnh đất nước rơi vào tình trạng vô chủ, việc các vị hào trưởng có thế lực quân sự mạnh, thiết lập chính quyền, duy trì trật tự tại địa phương để nhân dân có thể sống yên bình trong vùng đất của họ là điều cần thiết và thuận lòng dân, dù việc này không có tính toàn cục và chỉ diễn ra trong một thời đoạn ngắn, điều đó lý giải vì sao các sứ quân vẫn được nhân dân trong vùng chiếm đóng lập đền thờ cho dù số đền thờ này là quá ít ỏi so với số lượng đền thờ các trung thần nhà Đinh có công dẹp loạn.

Những địa danh lịch sử nổi tiếng

Nhắc đến Hưng Yên, không thể không kể đến đền Mây, bởi từ lâu ngôi đền này đã nổi tiếng với câu ca: “Trăm cảnh nghìn cảnh, không bằng Bến Lảnh, đò Mây”. Đền Mây nằm trong lòng phố Hiến là ngôi đền có nhiều giá trị văn hóa đặc sắc còn lưu giữ đến tận ngày nay thờ vị sứ quân Phạm Phòng Át chiếm đóng khu vực nam Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng ngày nay.

Sứ quân Đỗ Cảnh Thạc được thờ ở 2 huyện Thanh Oai, Quốc Oai (tây Hà Nội) như đền Trình và đình Sài Khê ở khu vực di tích chùa Thầy, đình Ngô Sài ở thị trấn Quốc Oai, đình Cổ Hiền xã Tuyết Nghĩa và đền thờ ở thôn Bình Đà, Thanh Oai. Ông vốn là tướng nhà Ngô và được biết đến với đặc điểm chỉ còn một tai, tức Độc nhĩ đại vương. Khi Ngô Xương Văn chết, ông cùng các tướng là Lã Xử Bình, Kiều Tri Hựu, Dương Huy cùng tranh giành ngôi Vua, sau ông kéo quân về chiếm đóng căn cứ Đỗ Động Giang.

Theo thần tích đền Gin, Nam Định thì Kiều Công Hãn bị Đinh Bộ Lĩnh tấn công thất trận phải tháo chạy. Khi qua vùng An Lá thì bị thổ hào Nguyễn Tấn đem dân binh đến tập kích chém trúng cổ. Ông xé lụa quấn lấy cổ, chạy về đến vùng đất Hiệp Luật thì dừng lại ở quán bà hàng nước. Ngày nay cứ đến 10-3 âm lịch, dân làng Gin lại đánh cá để tế, tưởng nhớ Kiều Công Hãn, trong khi dân làng An Lá lại gói bánh để tế, tưởng nhớ chiến công của Nguyễn Tấn, nên dân gian có câu: “làng Gin đánh cá, làng Lá gói bánh”.

Đền thờ Nguyễn Khắc Khoan là địa chỉ nằm trong tam giác gắn kết với Di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu và chùa Biện Sơn thành một quần thể di tích đặc trưng vùng sông Loan - núi Biện hấp dẫn các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hoá, ngôn ngữ, mỹ thuật và khách tham quan du lịch về vùng đất Yên Lạc nói riêng và Vĩnh Phúc nói chung. Ngược lên Phú Thọ là lãnh đĩa của sứ quân Kiều Thuận, hiện còn được thờ ở đền Trù Mật, Xã Văn Lung, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ. Đây là sứ quân miền núi có địa bàn rộng lớn và lãnh đạo gần 40 tộc trưởng miền núi là thủ lĩnh các châu Ki mi. Do có công cai quản và lập ấp ở địa phương, Sứ quân Nguyễn Thủ Tiệp được lập đền thờ ở xã Khắc Niệm, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh và đình Phúc Nghiêm, Phật Tích, Tiên Du (Bắc Ninh). Vùng đất Thanh Trì ngày nay còn 3 xã có đền và miếu thờ Nguyễn Siêu, tập trung vào 4 làng liền kề nhau: làng Việt Yên và Đông Thạch (xã Ngũ Hiệp), làng Đông Phù (xã Đông Mỹ) và làng Văn Uyên (xã Duyên Hà).

Sứ quân Lý Khuê được thờ ở thôn Dương Đanh, Dương Xá, Gia Lâm, Hà Nội. Sứ quân Lã Tá Đường được lập đền thờ ở đình Bến, xã Phụng Công,Văn Giang, Hưng Yên. Gần đình Bến có gò Nghè cũng là nơi thờ Lã Đường. Tương truyền, xưa có một bà lão ngồi bán nước. Một buổi chiều tà bà giật mình nhìn thấy một người tay bê chiếc đầu của mình đầy máu, miệng vẫn còn thều thào hỏi: “Bà ơi cái đầu của tôi thế này liệu còn sống được không?”. Bà lão bê cái đầu lên nhìn thương cảm nói: “Người như thế này mà sống được có là người trời”. Lập tức người ấy ngã xuống dưới chân bà. Câu chuyện này tới bây giờ vẫn mang triết lý sâu sắc thời loạn lạc: Chỉ có người mẹ mới nói thẳng cho ta hiểu được sự sống chết của mình.


Do có công lập ấp ở vùng duyên hải, Sứ quân Trần Lãm được nhân dân lập đền thờ nhiều nơi ở vùng ven biển Nam Định - Thái Bình. Hiện nay, ở Nam Định có rất nhiều di tích thờ Đinh Tiên Hoàng, các tướng lĩnh và cả các sứ quân. Trong số các vị tướng thời Đinh có rất nhiều vị đến đây từ các vùng đất khác nhau. Những dấu tích cho thấy ở đây chính là vùng chịu sự ảnh hưởng và địa bàn gây dựng lực lượng của nhiều sứ quân hay các vị “hùng trưởng” khác như Phạm Bạch Hổ, Kiều Công Hãn, Lã Đường, Ngô Nhật Khánh, Nguyễn Khoan, Trần Lãm...dần dần trở thành nơi hội tụ và đối đầu quyết liệt của hào kiệt bốn phương.

Thiết kế hành trình

Như vậy là hiện có rất nhiều di tích tại các khu vực chiếm đóng của 12 sứ quân, điều đặc biệt là khu vực những di tích này còn lưu dấu nhiều truyền thuyết về cuộc đời và sự nghiệp của 12 vị lãnh chúa vẫn được nhân dân từng vùng tôn thờ, được các nhà nghiên cứu sử dụng để bổ sung cho chính sử vốn rất thiếu thông tin về thế kỷ X.

Dựa vào đặc điểm địa lý, giao thông chúng tôi đề xuất hành trình tìm hiểu 12 sứ quân đầy đủ nhất Hà Nội – Phú Thọ - Vĩnh Phúc – Bắc Ninh – Hưng Yên – Thái Bình – Nam Định – Thanh Hóa như sau:

Hà Nội (đình Đông Phù, làng cổ Bình Đà, chùa Thầy) – Phú Thọ (thành Bạch Hạc, đền Trù Mật) – Vĩnh Phúc (Cụm di tích đền Khắc Khoan, chùa Biện Sơn, di chỉ Đồng Đậu) - Bắc Ninh (Đình Khắc Niệm, đình Phúc Nghiêm, đình Dương Xá ) - Hưng Yên (đình Bến, đền Hậu, đền Mây)- Thái Bình (đình Bo) - Nam Định (đền Gin, đình Xám, đền Nhật Khánh) – Thanh Hóa (đền Vua Đinh, thành Bình Kiều).

Lộ trình chi tiết:
Từ trung tâm Hà Nội đi về phía nam 10km đến các xã Đông Phù, Duyên Hà thuộc huyện Thanh Trì nằm ven sông Hồng. Tại đây du khách thăm đình Đông Phù, đình Văn Uyên để tìm hiểu về sứ quân Nguyễn Siêu. Từ đây đi theo đường tắt 10km sang xã Bình Minh huyện Thanh Oai – làng pháo nổi tiếng xưa kia để thăm đền thờ Đỗ Cảnh Thạc, đi tiếp 20km để đến trung tâm lãnh địa của ông tại Khu di tích chùa Thầy, xã Sài Sơn, Quốc Oai thăm đình Sài Khê, Ngô Sài, đình Cổ Hiền nằm rất gần nhau. Ngược phía bắc 40km đến với lãnh địa Đường Lâm của Ngô Nhật Khánh tại Sơn Tây, thăm quê hương Ngô Quyền. Từ đây đi 10km qua cầu Trung Hà vào địa phận Phú Thọ của 2 sứ quân họ Kiều. Du khách đang đi bên hữu ngạn sông Hồng là địa bàn của sứ quân Kiều Thuận xưa, đi khoảng 40km để đến với xã Văn Khúc, Cẩm Khê là nơi lỵ sở xưa kia, nay còn đền thờ Kiều Thuận. Qua sông Hồng vào thị xã Phú Thọ cũng có đình Trù Mật thờ phụng ông và đây cũng là điểm cực Bắc của hành trình. Từ TXPT về Việt Trì khoảng 35km, qua cầu Việt Trì thăm thành Tam Giang của Kiều Công Hãn tại ngã ba sông Hồng, nơi đây có đền thờ Lê Hoàn khi đó là tướng đánh dẹp Kiều Công Hãn. Đi quá 10km vào địa phận Yên Lạc, Vĩnh Phúc là lỵ sở của sứ quân Nguyễn Khoan tại vùng sông Loan, núi Biện. Du khách thăm đền Nguyễn Khoan, chùa Biện Sơn và khu di chỉ Đồng Đậu. Du khách theo đi tiếp hướng đông 50km để về với Kinh Bắc, nơi sứ quân Nguyễn Thủ Tiệp từng xưng Vũ Ninh vương với 2 đền thờ ở Tp Bắc Ninh và xã Phật Tích, Tiên Du. Từ đình Phúc Nghiêm về với đình Dương Danh ở Gia Lâm Hà Nội, nơi thờ sứ quân Lý Khuê chỉ còn 15km. Đây là nơi ông bị tướng Lưu Cơ chém chết. Sau đó du khách đi tiếp 15km về với Văn Giang, lãnh địa của sứ quân Lã Đường tại đình Bến, gần thị trấn Vân Giang. Từ đây về thành phố Hưng Yên để thăm đền Mây thờ Phạm Bạch Hổ khoảng 40km, trên đường đi có thể thăm đền Hậu ở Khoái Châu thờ sứ quân Nguyễn Siêu khi xác ông trôi dạt về đây. Đền Mây thuộc quần thể di tích phố Hiến ở trung tâm Hưng Yên, quê hương nhãn lồng nổi tiếng. Sau đó du khách đi 40km để thăm đình Bo thờ sứ quân Trần Lãm ở trung tâm thành phố Thái Bình. Từ đây sang đền Xám ở Nam Trực, Nam Định khoảng 20 km, cũng là di tích thờ ông. Cũng thuộc huyện này là di tích đền Gin thờ Kiều Công Hãn khoảng 7km. Từ đây hỏi đường tắt sang đền Nhật Khánh chỉ có 15km. Du khách nhớ hỏi đền Độc Bộ thờ Triệu Quang Phục thì rõ hơn vì đền Nhật Khánh nằm đối diện với đền Độc Bộ. Nơi đây xưa Ngô Nhật Khánh bị chết đuối do dẫn quân Chiêm vào xâm lược Đại Việt, sau ông ân hận và thường báo mộng cho người đi biển biết về thời tiết nên được lập đền thờ. Từ đây du khách nên ghé qua thành phố Ninh Bình cách đó 15km và cũng là để tiếp tục tiến về Triệu Sơn Thanh Hóa khoảng 75km thăm đền Vua Đinh Tiên Hoàng ở xã Thọ Tân và thăm thành Bình Kiều ở xã Hợp Lý đều thuộc huyện Triệu Sơn để tìm hiểu về sứ quân Ngô Xương Xí. Kết thúc hành trình tại đây và trở về Hà Nội khoảng 180km.
 
Diễn biến loạn 12 sứ quân

1- Giai đoạn hình thành (905 – 965)

Năm 905, nhà Đường suy yếu, Khúc Thừa Dụ là Hào trưởng Chu Diên, được dân chúng ủng hộ, đã tiến quân ra chiếm đóng phủ thành Đại La, tự xưng là Tiết độ sứ.
Năm 906, tướng Nguyễn Nê theo lệnh vua Đường đem 7000 quân sang nước Việt đòi họ Khúc triều cống. Nguyễn Nê dựng bản doanh ở Thành Quả lấy vợ Việt sinh ra 3 con trai sau này là các sứ quân Nguyễn Khoan, Nguyễn Thủ Tiệp và Nguyễn Siêu. Thời gian này, nhiều thủ lĩnh Trung Hoa chạy loạn xuống Tĩnh Hải quân lập ấp trong đó có Đỗ Thục là cha của sứ quân Đỗ Cảnh Thạc và Trần Công Đức là cha của sứ quân Trần Lãm.

Năm 918, Khúc Hạo mất, Khúc Thừa Mỹ lên thay hèn yếu, bất lực dù đã có Đại La (Hà Nội) vẫn không khống chế nổi các hào trưởng địa phương, phải cầu viện ngoại viện nhà Lương. Quân Nam Hán tiến sang, bắt Khúc Thừa Mỹ và đem về Quảng Châu.

Năm 931, hào trưởng Dương Đình Nghệ từ Ái châu đánh đuổi thứ sử Lý Tiến của nước Nam Hán, giải phóng thành Đại La. Lưu Cung sai Trần Bảo mang quân sang tiếp viện. Dương Đình Nghệ chủ động mở cửa thành nghênh đón địch, tiêu diệt viện binh Nam Hán, chém chết Trần Bảo. Sau đó ông tự lập làm Tiết độ sứ.

Năm 937, Kiều Công Tiễn, hào trưởng Phong Châu, một tướng dưới quyền đã giết hại Dương Đình Nghệ để cướp quyền với lý do Đình Nghệ là người gây ra cái chết của Khúc Thừa Mỹ, chúa cũ của Tĩnh Hải quân.

Năm 938, Ngô Quyền là con rể Dương Đình Nghệ ra giết Kiều Công Tiễn rồi dẹp giặc bên Nam Hán ở sông Bạch Đằng, lên ngôi Vua, lập ra nhà Ngô, dựng lại quyền tự chủ. Trong số các tướng có sứ quân Đỗ Cảnh Thạc, sứ quân Kiều Công Hãnvà sứ quân Phạm Bạch Hổ. Tàn dư họ Kiều còn lại là sứ quân Kiều Thuận chạy về chiếm vùng núi Hồi Hồ và liên kết, thâu tóm các tộc trưởng miền núi.

Năm 944, Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha cướp ngôi, tự lập mình làm vua, xưng Dương Bình Vương. Ngô Xương Ngập chạy về nhà một hào trưởng - Phạm Lệnh Công ở làng Trà Hương - (Hải Dương). Dương Tam Kha ba lần sai quân đi bắt Ngô Xương Ngập mà không được.

Từ khi Dương Tam Kha lấy ngôi của nhà Ngô, thêm nhiều nơi không chịu thần phục. Một số thủ lĩnh nổi lên chống đối như sứ quân Ngô Nhật Khánh ở Đường Lâm, sứ quân Phạm Bạch Hổ là con của Phạm Lệnh Công chiếm Đằng Châu và sứ quân Nguyễn Khoan dấy binh ở Tam Đái, sứ quân Trần Lãm dấy binh ở Bố Hải Khẩu.

Năm 950, Dương Tam Kha sai Ngô Xương Văn đi đánh Thái Bình. Ngô Xương Văn dẫn quân quay lại lật đổ Dương Tam Kha. Xương Văn không giết Tam Kha, chỉ giáng xuống làm Chương Dương công. Năm 950, Ngô Xương Văn tự xưng làm Nam Tấn Vương, đóng đô ở Cổ Loa. Ngô Xương Văn cho người đón anh trai Ngô Xương Ngập về cùng làm vua, là Thiên Sách Vương. Lúc đó cùng tồn tại hai vua Nam Tấn Vương và Thiên Sách Vương. Sử sách gọi là Hậu Ngô Vương.

Năm 951, Hậu Ngô Vương tiến đánh Đinh Bộ Lĩnh ở Hoa Lư hơn một tháng không đành mang Đinh Liễn về Cổ Loa làm con tin.

Năm 954, Ngô Xương Ngập bị thượng mã phong mà chết, chỉ còn một vua là Nam Tấn Vương Ngô Xương Văn.
Năm 965, Ngô Xương Văn đi đánh thôn Đường tức Đường Lâm của sứ quân Ngô Nhật Khánh và thôn Nguyễn Gia Loan của sứ quân Nguyễn Thái Bình bị phục binh bắn nỏ chết.

2 - Giai đoạn cao trào (965-967)

Năm 965 thứ sử Phong Châu Kiều Công Hãn kéo quân về triều đình Cổ Loa cùng tranh ngôi vua với Lã Xử Bình,[4][5] Con của Ngô Xương Ngập là Ngô Xương Xí phải lui về giữ đất Bình Kiều, trở thành Ngô sứ quân. Đinh Liễn rời Cổ Loa về Hoa Lư, cha con họ Đinh sang đầu quân cho sứ quân Trần Lãm ở Thái Bình.

Năm 966 thứ sử Dương Huy, thứ sử Kiều Công Hãn, tham mưu Lã Xử Bình và nha tướng Đỗ Cảnh Thạc tranh nhau làm vua.[6] Đinh Bộ Lĩnh giết được Lã Xử Bình, kiểm soát được thành Cổ Loa. Các tướng Kiều Công Hãn, Đỗ Cảnh Thạc thua chạy về Phong Châu và Đỗ Động, nổi dậy thành sứ quân.

Các sứ quân ra mặt đánh chiếm lẫn nhau: Lã Đường tấn công Đỗ Cảnh Thạc; Kiều Công Hãn tấn công Nguyễn Khoan; Nguyễn Thủ Tiệp giết Dương Huychiếm Vũ Ninh và tự xưng là Vũ Ninh Vương.

Năm 967, sứ quân Trần Lãm mất, sứ quân Ngô Nhật Khánh từ Đường Lâm, Đỗ Động Giang tập hợp 500 con em Ngô tiên chúa đánh Bố Hải Khẩu, khi đến đất Ô Man thì bị Ngô phó sứ chặn đánh phải bỏ về.[8] Đinh Bộ Lĩnh liền cất quân đi đánh, không bộ lạc nào ở đó không hàng phục. lần lượt các sứ quân Phạm Bạch Hổ, Ngô Nhật Khánh, Ngô Xương Xí đem quân về hàng, lực lượng ngày càng lớn mạnh, chỉ trong 1 năm tiêu diệt hoàn toàn các sứ quân còn lại.

Nguyên nhân

Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Sơn cho rằng loạn sứ quân không phải một ngày mà có, Trong thời họ Khúc, họ Dương và Ngô cầm quyền, các thế lực phong kiến cát cứ không dám cựa quậy, vì các vị lãnh đạo quốc gia bấy giờ được nhân dân hoàn toàn cảm phục. Họ Khúc nổi tiếng về đức độ và lòng ái quốc. Họ Dương, họ Ngô là những anh hùng giải phóng dân tộc. Dân chúng đâu có chịu vì những kẻ mưu đồ quyền lợi riêng tư để chống lại với các thũ lĩnh uy danh sáng ngời đó. Nhưng khi Ngô qua đời Dương Tam Kha phụ lời ủy ký, mối biến loạn đã có sẵn nay mới có cơ hội để bột phát.

Giáo sư Trần Quốc Vượng coi thời kỳ loạn 12 sứ quân như là “Sự hoài cổ tiền Bắc thuộc”. Theo Giáo sư, Thế kỷ X là một sự đảo lộn chính trị, nhưng khuynh hướng chính là tiến bộ, tiến tới nền tự chủ của nước nhà. Nhiều sử sách Trung Hoa đã nói: “Dân Việt rất khó cai trị, rất thích làm loạn”. Chính quyền trung ương quân chủ nhà Đường suy yếu và chết hẳn vào năm 907 để Trung Hoa mở ra cục diện “Ngũ đại thập quốc” kéo dài hơn nửa thế kỷ X. Đấy là thời cơ thuận tiện để dân Việt nổi dậy dành chính quyền tự chủ mà khởi đầu là họ Khúc ở Hồng Châu vốn là một hào trưởng địa phương. Lợi dụng sự trống chỗ của Tiết độ sứ cai quản an toàn An nam, Khúc Thừa Dụ đã nổi dậy kéo quân về đô hộ và tự xưng Tiết độ sứ năm 905. Khúc Thừa Dụ mất năm 907, con ông là Khúc Hạo chỉ để tang cha có 7 ngày đã bắt tay cầm quyền trị nước, cải cách hành chính, giảm tô thuế để sinh lợi cho dân. Nhưng đến Khúc Thừa Mỹ hèn yếu, bất lực và thần phục nhà Hậu Lương là một trong ngũ đại ở Trung Hoa Khúc Thừa Mỹ đã đi bước lùi của lịch sử vì đã có Đại La (Hà Nội) vẫn không khống chế nổi các hào trưởng địa phương, phải cầu viện ngoại viện nhà Lương. Quân Nam Hán tiến sang, bắt Khúc Thừa Mỹ và đem về Quảng Châu. Nhưng lại có hào trưởng ở Ái Châu là Dương Đình Nghệ diệt tướng Nam Hán, xưng Tiết độ sứ. Hào trưởng Châu Phong là một thế lực lớn ngoại biên gầnchâu thổ sông Hồng đã kéo quân giết Dương Đình Nghệ. Ngô Quyền là con rể Dương Đình Nghệ - đã kết liễu Kiều Công Tiễn rồi dẹp giặc bên Nam Hán ởsông Bạch Đằng, dựng lại quyền tự chủ. Sử cũ ghi chép chuyện đánh lẫn nhau rồi bên yếu cầu ngoại viện. Thực chất của cuộc nội chiến này là sự đấu tranh giành quyền lực tối cao trên đất Việt của các thủ lĩnh địa phương. Chính quyền quân chủ Trung ương nhà Đường suy tàn rồi biến mất tạo ra một khoảng trống quyền lực ở đất Việt (An Nam đô hộ phủ), một cái “hẫng hụt trung ương” mà nhiều hào trưởng địa phương có tham vọng điền vào chỗ trống ấy.

Do vậy thời kỳ “Thập nhị sứ tướng quân” không chỉ như là một cuộc loạn sau thời Ngô Quyền mất. Cái “loạn” ấy có mầm mống ngay sau năm 905, hay còn từ trước đó nữa vì trong số 12 sứ quân mà sử cũ chép theo nhau có đến 2 ông sứ quân họ Kiều là cháu nội của Kiều Công Tiễn ở Phong Châu, 2 ông sứ quân họ Ngô thuộc dòng dõi Ngô Quyền, và ông sứ quân họ Đỗ - Đỗ Cảnh Thạc mà từ đời Đỗ Viện - Đỗ Tuệ Độ thế kỷ thứ IV đã là một thế lực lớn ở Đỗ Động Giang (Thanh Oai – Hà Nội)...
Hậu quả

Loạn 12 sứ quân dẫn đến tình trạng xóa bỏ chính quyền Trung ương, xu hướng chia cắt phân tán lực lượng tạo điều kiện thuận lợi cho các thế lực xâm lược mà trực tiếp là cường quyền Trung Hoa thâu tóm và khôi phục lại ách đô hộ cũ. Cuốn "Lịch sử Việt Nam” của Uỷ ban Khoa học xã hội năm 1971 viết:

“Các thế lực phong kiến nổi dậy, mỗi người hùng cứ một phương và tranh giành nhau quyết liệt... thôn tính lẫn nhau. Loạn 12 sứ quân đã gây ra biết bao tổn thất, đau khổ cho nhân dân và đi ngược lại nguyện vọng hoà bình, thống nhất của dân tộc”.

Việc vua Đinh Tiên Hoàng khéo kết hợp dùng võ công và biện pháp chiêu hàng các sứ quân để sớm chấm dứt loạn 12 sứ quân là rất kịp thời, vì không lâu sau đó nhà Tống duỗi tới Quảng Châu, diệt nước Nam Hán (971), áp sát biên giới Đại Cồ Việt. Nếu không có sự xuất hiện của Đinh Bộ Lĩnh để thống nhất quốc gia bị chia sẻ tan nát, Việt Nam khó thoát khỏi họa xâm lăng từ phương bắc tái diễn khi nhà Tống hoàn thành việc thống nhất Trung Hoa.
http://ninhbinhfc.com/forum/index.php?threads/diễn-biến-loạn-12-sứ-quân.6446/
 
Re: Về lãnh địa 12 sứ quân

Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước
3_16_44_43_703.jpg

Xây dựng lực lượng

Đinh Bộ Lĩnh là con Đinh Công Trứ làm quan ở Hoan Châu. Cha mất sớm, ông theo mẹ về quê sinh sống nương nhờ người chú ruột. Lớn lên, Đinh Bộ Lĩnh cũng tập hợp dân chúng ở vùng Hoa Lư chờ thời cơ đến. Đầu tiên ông mở rộng căn cứ của mình từ vùng rừng núi Hoa Lư ra vùng đồng bằng ven biển sông Hồng, bằng cách cùng con trai làĐinh Liễn sang đầu quân trong đạo binh của sứ quân Trần Minh Công, tức Trần Lãm, ở Bố Hải Khẩu (Thái Bình). Sau đó ông được Trần Minh Công trao binh quyền, đưa quân về Hoa Lư, chiêu mộ binh lính, chống nhà Ngô và các sứ quân khác.
Trong nhiều trường hợp, hoàn cảnh, tùy vào thực trạng mỗi sứ quân mà Đinh Bộ Lĩnh tìm cách đánh thích hợp, hoặc bằng quân sự, hoặc bằng liên kết, hay dùng mưu dụ hàng.

Đánh dẹp

Mở đầu sự nghiệp dẹp loạn, Đinh Bộ Lĩnh đã đánh đám loạn thần Lữ Xử Bình và Kiều Tri Hựu ở triều đình Cổ Loa, là những quyền thần nhà Ngô trực tiếp tranh giành ngôi vua.
Sứ quân Đỗ Cảnh Thạc là một sứ quân mạnh, có thành cao hào sâu. Theo thần phả Độc nhĩ đại vương ở Thanh Oai, Đỗ Cảnh Thạc là người trí dũng mưu lược, Đinh Bộ Lĩnh phải bàn mưu tính kế mà đánh. Ban đêm, Đinh Bộ Lĩnh cho quân bao vây 4 mặt thành và tiến đánh bất ngờ vào Trại Quyền. Bấy giờ Đỗ Cảnh Thạc đang ở đồn Bảo Đà, quân tướng không ứng cứu được nhau, bị mất cả thành luỹ, đồn trại, lương thực bèn bỏ thành chạy. Hai bên giao tranh hơn một năm sau, Đinh Bộ Lĩnh hạ được thành. Đỗ Cảnh Thạc bị trúng tên chết.

Sứ quân Nguyễn Siêu chiếm Tây Phù Liệt (Thanh Trì, Hà Nội). Được tin Đinh Bộ Lĩnh sắp đánh. Nguyễn Siêu đem 1 vạn quân đóng ở Thanh Đàm dùng Nguyễn Trí Khả làm tiên phong, Trần Côn làm tá dực, Nguyễn Hiền làm tổng quản các đạo quân, ngày đêm luyện tập, đào hào đắp luỹ để phòng bị. Trong trận giao tranh đầu tiên Đinh Bộ Lĩnh bị mất 4 tướng là Nguyễn Bồ, Nguyễn Phục, Đinh Thiết và Cao Sơn. Lần thứ 2 Đinh Bộ Lĩnh bày binh bố trận giao chiến. Nguyễn Siêu chia một nửa quân ở lại giữ thành, một nửa cùng sứ tướng vượt sông tìm viện binh của các sứ tướng khác. Gần tới bờ bắc, gặp gió lớn, thuyền bị đắm. Đinh Bộ Lĩnh biết tin, bèn sai võ sĩ nửa đêm phóng lửa đốt doanh trại. Quân Nguyễn Siêu tan. Nguyễn Siêu tử trận.

Sứ quân Kiều Công Hãn đóng tại Phong Châu. Trước thế mạnh của sứ quân Đinh Bộ Lĩnh, Kiều Công Hãn đem quân xuống phía nam để hợp sức với Ngô Xương Xí. Khi đến thôn Vạn Diệp (Xã Nam Phong, Nam Trực, Nam Định) bị một hào trưởng địa phương là Nguyễn Tấn đem quân chặn đánh, Kiều Công Hãn bị thương chạy đến Lũng Kiều thì mất.

Theo thần tích làng Tiên Xá thì Nguyễn Thủ Tiệp ở Tiên Du cũng không chống nổi Đinh Bộ Lĩnh, bỏ chạy về Cần Hải (Cửa Cồn, Quỳnh Lưu, Nghệ An) đánh nhau vài trận rồi chết ở trang Hương Ái.

Cuối năm 967, Đinh Bộ Lĩnh dẫn quân lên vùng Tam Đái, Nguyễn Khoan chống không nổi, tử trận. Hai tướng và hai bà vợ của ông tự vẫn ở Ao Nâu, cạnh gò Đồng Đậu.

Sau khi Đinh Bộ Lĩnh tấn công thành Hồi Hồ, tướng quân Kiều Thuận chống không nổi đành vượt sông Hồng chạy sang thành Mè kết hợp với Ma Xuân Trường chống lại Đinh Bộ Lĩnh. Đinh Bộ Lĩnh đánh chiếm thành Mè, Kiều Thuận tử trận. Ma Xuân Trường chạy lên Yên Bái trốn thoát. Ngày nay, thị xã Phú Thọ còn dấu tích thành Mè. Làng Trù Mật xã Văn Lung thị xã Phú Thọ có đền thờ Ma Xuân Trường và Kiều Thuận.

Theo thần tích ở xã Bình Sơn (Thuận Thành, Bắc Ninh) thì Lý Khuê đánh nhau với Đinh Bộ Lĩnh bị thua và mất ở làng Dương Xá (nay thuộc Gia Lâm, Hà Nội).

Đầu năm 968, sau khi chiếm lại vùng Bắc Ninh, vốn do các sứ quân Nguyễn Thủ Tiệp và Lý Khuê cát cứ, Vạn Thắng Vương Đinh Bộ Lĩnh chuyển quân về Siêu Loại, cho Đinh Liễn và Nguyễn Bặc đem ba ngàn quân tiến đánh quân Lã Đường. Lã Đường chủ trương tản quân, đóng giữ chỗ hiểm yếu. Hễ quân Hoa Lư đi đông thì tránh mà đi lẻ là chặn đánh, diệt một vài lính, rồi lại bỏ chạy. Nguyễn Bặc bày kế cho quân Hoa Lư tập trung, tập kích quân lương tiếp vận của quân Lã Đường. Trong vòng 7 ngày, vòng đai phòng thủ bên ngoài của quân Lã Đường bị tiêu diệt hoàn toàn, Đinh Liễn, Nguyễn Bặc đánh sâu vào trung tâm, bắt được Lã Đường, chém chết, thu phục hoàn toàn đất Tế Giang.

Chiêu hàng

Để thực hiện nhiệm vụ dẹp loạn và thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh đã khôn khéo vận dụng kế sách chính trị kết hợp với quân sự. Khi lực lượng còn non yếu, ông đã liên kết với sứ quân Trần Lãm ở Bố Hải Khẩu (Thái Bình) rồi thu phục được Phạm Bạch Hổ ở Đằng Châu (Hưng Yên) về làm Thân vệ tướng quân. Cuối cùng khi lực lượng đủ mạnh ông không tiêu diệt mà hàng phục Ngô Nhật Khánh ở Đường Lâm (Hà Nội), Ngô Xương Xí ở Bình Kiều (Thanh Hóa) vốn là những hậu duệ nhà Ngô để lấy lòng thiên hạ.

Dấu tích

Các sứ quân chiếm đóng các vùng và lập căn cứ, xây thành lũy. Một vài thành lũy trong số đó còn tồn tại lâu dài về sau, thậm chí được sử dụng lại. Chẳng hạn như thành đất của Đỗ Cảnh Thạc tại Thanh Oai sau này được quân Minh sử dụng trong cuộc chiến chống phong trào khởi nghĩa Lam Sơn vào cuối năm 1426[27]. Thành Tam Giang của Kiều Công Hãn được sau được nhà Trần sử dụng làm căn cứ quân sự. Các tòa thành như thành Hồi Hồ, thành Bình Kiều hiện vẫn còn dấu tích.
Hiện nay, ở Nam Định có rất nhiều di tích thờ Đinh Tiên Hoàng, các tướng lĩnh và cả các sứ quân. Trong số các vị tướng thời Đinh có rất nhiều vị đến đây từ các vùng đất khác nhau. Những dấu tích cho thấy ở đây chính là vùng chịu sự ảnh hưởng và địa bàn gây dựng lực lượng của nhiều sứ quân hay các vị “hùng trưởng” khác như Phạm Bạch Hổ, Kiều Công Hãn, Lã Đường, Ngô Nhật Khánh, Nguyễn Khoan, Trần Lãm...dần dần trở thành nơi hội tụ và đối đầu quyết liệt của hào kiệt bốn phương.

Xét trên lợi ích quốc gia, việc cát cứ của các sứ quân đi ngược lại nguyện vọng thống nhất của dân tộc. Nhưng có thể thấy trong bối cảnh đất nước rơi vào tình trạng vô chủ, việc các vị hào trưởng có thế lực quân sự mạnh, thiết lập chính quyền, duy trì trật tự tại địa phương để nhân dân có thể sống yên bình trong vùng đất của họ là điều cần thiết và thuận lòng dân, dù việc này không có tính toàn cục và chỉ diễn ra trong một thời đoạn ngắn, điều đó lý giải vì sao các sứ quân vẫn được nhân dân trong vùng chiếm đóng lập đền thờ cho dù số đền thờ này là quá ít ỏi so với số lượng đền thờ các trung thần nhà Đinh có công dẹp loạn. Sách “Việt Nam phong sử” bình rằng:

Nói đến việc tranh nhau thì mười hai sứ quân chẳng tránh khỏi tội; nói về cuộc thống nhất thì mười hai sứ quân lại là có công vì lẽ nó tạo cơ hội cho Đinh Tiên Hoàng thống nhất được quốc gia mà không bị kẻ ngoài cướp đoạt,...người Nam làm vua nước Nam, chắc hẳn 12 Sứ quân có linh thiêng cũng ngậm cười ở nơi chín suối…”
BD4.jpg
Chiến tranh kết thúc năm 968. Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, tức là Đinh Tiên Hoàng, lập ra nhà Đinh. Thắng lợi của Đinh Bộ Lĩnh là thắng lợi của xu hướng thống nhất quốc gia, của tinh thần dân tộc và ý chí độc lập trong nhân dân.
(Nguồn: http://ninhbinhfc.com/forum/index.php?threads/diễn-biến-loạn-12-sứ-quân.6446/)
 
Thông tin điểm đến: Đình Đông Phù

Đình Đông Phù thuộc xã Đông Mỹ là một di tích lịch sử văn hoá quốc gia, được nhà nước xếp hạng năm 1990. Đình thờ thành hoàng làng là danh tướng Nguyễn Siêu. Sử cũ có ghi, hồi đầu thế kỉ thứ X, sau khi Ngô Quyền mất, đất nước bị chia cắt làm 12 vùng miền, mỗi vùng do 1 tướng quân chiếm đóng. Đất nước loạn lạc, thấy Tây Phù Liệt lúc bấy giờ (trong đó có xã Đông Mỹ ngày nay) có địa thế đẹp, lại hiểm yếu, hơn nữa lại gần sát kinh thành Thăng Long nên Nguyễn Siêu đã đóng quân ở Tây Phù Liệt, trấn giữ một vùng trọng yếu miền thành Đại La. Nguyễn Siêu cùng Nguyễn Khoan, Nguyễn Thủ Tiệp là 3 anh em, cát cứ 3 sứ quân nhưng thường xuyên phối hợp, liên hệ chặt chẽ với nhau, hợp sức mong muốn dẹp các sứ quân khác, đưa giang sơn về một mối. Nguyễn Siêu rất có tài thao lược, biết chiêu binh, chỉ huy đào hào đắp luỹ, luyện tập quân sĩ để đem quân đi dẹp các sứ quân khác. Trong trận tử chiến trên dòng sông Hồng, ông đã vĩnh viễn ra đi. Xác ông trôi dạt về Bái Xuyên, Văn Giang và được mọi người chôn cất tại nơi đây.
anh-02.jpg
Đình Đông Phù là một công trình kiến trúc đặc sắc, qua nhiều lần trùng tu, lần gần đây nhất là năm 2008, Đình đã trở thành nơi sinh hoạt tín ngưỡng và văn hoá của nhân dân địa phương. Đình được xây dựng ở vùng đất trung tâm xã, không gian rộng, thoáng đãng. Đình gồm toà đại bái với ba gian hai trái, gian giữa nối với hậu cung. Bên trong là nghệ thuật chạm khắc gỗ với nhiều hoa văn rất tinh tế. Trước Đình còn lưu giữ những di tích cổ như rùa đội bia đá, nghiên bút, bàn cờ, … Đình Đông Phù hiện đang lưu giữ 22 sắc phong từ đời vua Lê Thần Tông đến đời vua Khải Định.
(Dựa theo: http://ditichlichsuvanhoa.com/dttc/DINH-DONG-PHU-a387.html)
 
Thông tin điểm đến: Làng cổ Bình Đà - lãnh địa sứ quân Đỗ Cảnh Thạc

Làng cổ Bình Đà thuộc xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, Hà Nội được biết đến là “vùng đất thánh”, bởi có sự hiện diện của tam giáo: đạo Phật với chứng tích là 5 ngôi chùa (chùa Cảnh Thạc, chùa Âm, chùa Cả, chùa Gã, chùa Bụt Mọc); đạo Giáo với quán Ông; và đạo Nho còn 3 văn chỉ lưu giữ trong làng. Bình Đà còn có đền Nội thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân - một trong những ngôi đền linh thiêng, bề thế của Hà Tây cũ. Nơi đầu oải, quán tứ có miếu thờ cụ Đỗ Cảnh Thạc - là một thủ lĩnh của một trong 12 sứ quân. Hiện nay cây trôi do ông trồng vẫn còn nhưng miếu thờ được thay thế là trạm biến thế điện của xã Bình Minh.
55146519-hanhdttcongvao.jpg
Quán Tam xã nằm ngay bên hồ Long Trì rộng 1,3 ha, thuộc khu di tích chùa Thầy. Quán thờ Đỗ Cảnh Thạc tướng công. Khi 12 sứ quân nổi dậy cát cứ năm Bính Dần (966), ông là sứ quân thứ năm, đóng ở Đỗ Động (nay thuộc huyện Thanh Oai, Hà Nội). Năm 965, bô lão 3 xã Sài Khê, Đa Phúc và Thụy khuê đem 300 hạ thủ xuống mời ông lên Sài Sơn trừ cướp, trị an và ông đã giúp dân thoát khỏi cảnh lầm than. Khi Đinh Tiên Hoàng tiến đánh, ông hóa tại thôn Sài, trước khi mất có khấn trời mà hô rằng: “Thề sống làm tướng hai nước, chết làm thần 3 xã”. Cái tên Tam Xã lấy từ tích này và nhân dân ba xã cùng lập đền thờ ngay tại mộ của ông, lấy tên là Tam Xã từ (đền Tam Xã).

Ở chân núi phía Tây chùa Thầy còn có chùa Bối Am, còn gọi là chùa Một Mái, chùa có tên như vậy là vì chùa chỉ có một mái ngói, mặt sau chùa dựa vào vách núi. Truyền thuyết ở khu vực chùa Bối Am, thuộc phạm vi căn cứ Đỗ Động Giang xưa cho biết: Trước kia có một toán quân của Lã Đường tự Lã Tá Công, một trong Thập nhị sứ quân, khi tấn công lãnh địa sứ quân Đỗ Cảnh Thạc bị vây hãm trong hang núi và bị chết đói hết cả.
 
Thông tin điểm đến: phường Bạch Hạc - lỵ sở của sứ quân Kiều Công Hãn

Phường Bạch Hạc không chỉ được biết đến là nơi hợp lưu của 3 con sông, là cửa ngõ phía Nam của thành phố Việt Trì, mà nơi đây còn lưu giữ được không ít những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể. Với những giá trị văn hóa đặc sắc, đây sẽ là điểm nhấn, điểm dừng chân lý tưởng trong hành trình du lịch về cội nguồn. Đến thăm quần thể di tích : Đình, chùa, miếu của khu Mộ Chu Hạ- phường Bạch Hạc, được biết, nơi đây mới được trung tu, tôn tạo, nằm trên diện tích hơn 3000m2. Theo Ngọc phả và Quốc sử để lại, khu di tích có từ thế kỷ thứ IX, thờ vua Lê Đại Hành và hai bà Hoàng Thái Hậu. Khi Lê Hoàn qua đây đánh dẹp sứ quân Kiều Công Hãn, thấy 2 người con gái đẹp đã lấy làm vợ.
hoi-bach-hac.jpg

Lễ hội bơi trải phường Bạch Hạc​
 
Re: Về lãnh địa 12 sứ quân

Kiều Thuận còn được thờ ở đền Trù Mật, Xã Văn Lung, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ. Theo thần tích đền Trù mật “Cương nghị thông minh Chiêu huệ Đại vương phả lục” do hàn lâm viện Đông các đại học sỹ Nguyễn Bính phụng soạn năm 1572, đền Trù Mật được xây dựng và hoàn thành ngày 16/10 năm Canh Ngọ 970 dưới triều vua Đinh Tiên Hoàng. Đền Trù Mật còn gọi là đền Lăng, vì vừa là lăng mộ vừa là đền thờ sứ quân Kiều Thuận, đặt ở gò thấp đầu làng Trù Mật giáp với làng Phú An. Tương truyền, khi bị Đinh Bộ Lĩnh tấn công, ông đã tự đào mồ tuẫn tiết; cái chết của ông góp phần đem lại sự thống nhất các lực lượng phân tán để lập lên nhà nước Đại Cồ Việt.

Theo tộc phả họ Ma ở thị xã Phú Thọ và tài liệu văn hoá dân gian, tại vùng Ma Khê, Kiều Thuận xây dựng căn cứ Tam Thành, xây thành Hưng Hoá, mở rộng sự liên kết với các hào trưởng, tộc trưởng, các dòng họ ở Ma Khê và vùng lân cận tạo thành căn cứ địa vững chắc. Một vùng rộng lớn từ Ma Khê đến Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu được Kiều Thuận gây dựng, cai quản trong hơn 20 năm trời đã làm cho dân tình yên ổn, nông nghiệp mở mang, nơi nơi đều an cư lạc nghiệp, thế lực vững vàng, uy danh vang dội, khiến các sứ quân khác phải nể phục. Đội quân của Kiều Thuận có tới vài vạn người, được tổ chức chặt chẽ, kỷ luật nghiêm minh, trên dưới một lòng được mệnh danh là “Cương Nghị quân”; luân phiên nhau vừa luyện tập, tuần tra canh gác, bảo vệ lãnh địa, vừa sản xuất bảo đảm lương thực nuôi quân, vừa thường trực cơ động sẵn sàng chiến đấu.[2]

Có thể do anh Kiều Thuận là Kiều Công Hãn lập công với Ngô Quyền nên khi Ngô Quyền lên ngôi vua đã nể Công Hãn mà không hỏi đến tội Kiều Thuận. Vì vậy mà ông có thể tiếp tục gây dựng cơ sở ở Hồi Hồ. Căn cứ chiếm đóng của ông thuộc vùng núi, có nhiều tướng dưới quyền là các tộc trưởng lãnh đạo các châu Kimi, điển hình như Ma Xuân Trường. Thời thuộc Đường, An Nam đô hộ phủ có tổng 40 châu ki mi thì trong đó có tới 18 châu lệ vào châu Phong. Khi nhà Ngô suy yếu, các sứ quân nổi dậy chống lại triều đình. Kiều Thuận cũng nổi dậy trở thành một sứ quân trong thời loạn 12 sứ quân. Ông tự xưng là Kiều Lệnh Công trấn giữ thành Hồi Hồ (thuộc làng Văn Khúc, huyện Cẩm Khê tỉnh Phú Thọ ngày nay).

Hiện nay chưa rõ thời điểm Kiều Thuận nổi dậy trở thành sứ quân, nhiều khả năng ông nổi dậy từ khi Kiều Công Tiễn bị Ngô Quyền giết. Không rõ chính xác Kiều Thuận bị Đinh Bộ Lĩnh dẹp khi nào, sách Nhà Đinh dẹp loạn và dựng nước[3] cũng chỉ khẳng định sứ quân Kiều Thuận bại trận và bị giết chứ không thuộc số các sứ quân về hàng hoặc quy thuận Đinh Bộ Lĩnh.

Trên địa bàn thị xã Phú Thọ ngày nay, xa xưa là Ma thành (sau gọi là thành Mè) do Ma Xuân (cháu chắt của Ma Khê) xây dựng. Hậu duệ của Ma Khê cầm đầu Ma tộc truyền đời trấn giữ thành Mè. Đến thời Loạn 12 sứ quân, thành Mè do một tướng dưới quyền của Kiều Thuận là Ma Xuân Trường trấn giữ. Sau khi Đinh Bộ Lĩnh tấn công thành Hồi Hồ, tướng quân Kiều Thuận chống không nổi đành vượt sông Hồng chạy sang thành Mè kết hợp với Ma Xuân Trường chống lại Đinh Bộ Lĩnh. Đinh Bộ Lĩnh đánh chiếm thành Mè, Kiều Thuận tử trận. Ma Xuân Trường chạy lên Yên Bái trốn thoát. Sau khi mất được Đinh Bộ Lĩnh vì thán phục uy đức mà truy phong ông là Ma tộc thần tướng. Ngày nay, thị xã Phú Thọ còn dấu tích thành Mè. Ở phố Phú An có đền thờ Ma Khê. Làng Trù Mật xã Văn Lung thị xã Phú Thọ có đền thờ Ma Xuân Trường và Kiều Thuận.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kiều_Thuận
 
Tóm tắt sự nghiệp 12 sứ quân

Tóm tắt sự nghiệp

1 Trần Lãm
https://vi.wikipedia.org/wiki/Thái_BìnhTrần Lãm (?-967) là người gốc Hoa, sau trở thành một sứ quân mạnh trấn giữ vùng cửa biển sông Hồng, có tiềm lực về kinh tế dựa vào lợi thế của nghề đánh cá biển.https://vi.wikipedia.org/wiki/Loạn_12_sứ_quân#cite_note-18 Lực lượng của ônghttps://vi.wikipedia.org/wiki/Trần_Lãm ở Bố Hải Khẩu có sự liên kết, phối hợp với Đinh Bộ Lĩnh. Khi Trần Lãm mất, Đinh Bộ Lĩnh hợp nhất lực lượng Bố Hải Khẩu về Hoa Lư để đánh dẹp các sứ quân khác.

2 Ngô Xương Xí
https://vi.wikipedia.org/wiki/Thanh_HóaNgô Xương Xí vốn là dòng dõi nhà Ngô. Khi Ngô Xương Văn mất, các tướng Lã Xử Bình, Kiều Tri Hựu, Đỗ Cảnh Thạc, Dương Huytranh nhau làm vua. Ngô Xương Xí phải rời bỏ Kinh đô về chiếm vùng núi Bình Kiều, Thanh Hóa. Trở thành một sứ quân. Ngô sứ quân chiếm đóng và xây dựng thành Bình Kiều. Sau ông cùng với Phạm Bạch HổNgô Nhật Khánh hàng phục nhà Đinh.

3 Đỗ Cảnh Thạc
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hà_NộiĐỗ Cảnh Thạc (912-967) vốn người gốc Trung Hoa. Ông từng là tướng nhà Ngô, rồi Dương Tam Kha. Tham gia tranh ngôi vua khi Ngô Xương Văn mất. Đỗ Cảnh Thạc lập hành cung có cung thành chắc chắn và hào sâu bao quanh, gồm 72 trại sở, tu tạo thuyền chiến, tích trữ lương thảo, binh sĩ trở và thành một sứ quân rất mạnh ở vùng Đỗ Động Giang. Lực lượng của ông giao tranh hơn một năm với lực lượng của Đinh Bộ Lĩnh rồi bị giết năm 967.

4 Phạm Bạch Hổ
Phạm Bạch Hổ (910 - 972) vốn là tướng nhà Ngô, trấn giữ Hải Đông (vùng Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên ngày nay). Khi nhà Ngô mất, Ông trở thành một sứ quân mạnh, được tôn xưng là Vua Mây. Sau một số lần giao tranh, ông hàng phục nhà Đinh. Hiện được nhiều nơi ở vùng châu thổ sông Hồng lập đền thờ.

5 Kiều Công Hãn
https://vi.wikipedia.org/wiki/Phú_ThọKiều Công Hãn (?-967) vốn là tướng nhà Ngô. Giữ chức thứ sử Phong Châu, từng tham gia tranh ngôi vua khi Ngô Xương Văn mất và trở thành một trong 12 sứ quân chiếm giữ 3 châu Hào, Thái, Phong. Kiều Tam Chế cho xây thành Tam Giang rồi thành Phù Lập ở Phong Châu và mở rộng căn cứ chiếm đóng. Năm 967 khi giao chiến với quân Hoa Lư, trên đường tháo chạy bị một hào trưởng là Nguyễn Tấn chặn đón chém chết ở khu vực đền Gin, Nam Định ngày nay.

6 Nguyễn Khoan
https://vi.wikipedia.org/wiki/Vĩnh_PhúcNguyễn Khoan (906 - 967) vốn là con của một vị tướng Trung Hoa, có công chiêu mộ và huấn luyện dân binh vùng chiếm đóng để xây dựng lực lượng và phát triển kinh tế. Nguyễn Khoan là sứ quân rất mạnh, được dân bản xứ tôn xưng là Quảng Trí Quân, nghĩa là vị vua có đức lớn tài cao, rộng hiểu biết và đầy tình bác ái, biết canh tân mỹ tục cai trị triều đình nhỏ ở Tam Đái. Sau ông bị lực lượng Hoa Lư tấn công, chống không nổi và bị giết.

7 Ngô Nhật Khánh
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hà_NộiNgô Nhật Khánh (?-979) vốn là dòng dõi hoàng thân nhà Ngô. Sau cũng trở thành sứ quân mạnh chiếm đóng ở quê hương Đường Lâm. Khi Ngô Xương Xí nối ngôi, Ngô Nhật Khánh cũng kéo quân từ Đường Lâm về Cổ Loa tranh giànhhttps://vi.wikipedia.org/wiki/Loạn_12_sứ_quân#cite_note-19, tự xưng An Vương. Giữ Đường Lâm, mở rộng địa bàn sang Cổ Loa và Đỗ Động Giang, Bố Hải Khẩu... Sau hàng phục nhà Đinh, trở thành phò mã. Khi vua Đinh mất, Nhật Khánh chạy sang Chiêm Thành đem quân tấn công Hoa Lư bị bão dìm chết năm 979 ở cửa Thần Phù.
 
Re: Về lãnh địa 12 sứ quân

8 Nguyễn Siêu
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hà_NộiNguyễn Siêu (924-967) cùng với 2 sứ quân khác là con của một vị tướng Trung Hoa. Khi giàu mạnh, Nguyễn Siêu nuôi dưỡng môn đệ trên 8.000 người, binh mã có trên 10 vạn, không ngừng thu phục anh hào, thế lực ngày càng lớn. Nguyễn Siêu trở thành một sứ quân rất mạnh có thành hào vững chắc. Lực lượng của ông bị đánh bại sau lần tấn công thứ 2 của Đinh Bộ Lĩnh.

9 Kiều Thuận
https://vi.wikipedia.org/wiki/Phú_ThọKiều Thuận (?-?) thuộc lực lượng của Kiều Công Tiễn. Gia tộc họ Kiều của ông vốn là một thế lực lớn ở Phong Châu. Ông xây dựng căn cứ Tam Thành, xây thành Hưng Hoá, mở rộng sự liên kết với các hào trưởng, tộc trưởng miền núi. Kiều Thuận trở thành một sứ quân mạnh, có địa bàn rộng lớn và vững chắc ở xa các sứ quân khác. Sau ông bị lực lượng Hoa Lư tấn công, chống không nổi và bị giết.

10 Nguyễn Thủ Tiệp

https://vi.wikipedia.org/wiki/Bắc_NinhNguyễn Thủ Tiệp (908 - 967) là con của một vị tướng Trung Hoa. Ông kế thừa sự nghiệp của cha với nhiều của cải. Ông trở thành một sứ quân mạnh. Sau mở rộng thực ấp, lấy cả châu Vũ Ninh. Ông tự xưng là Vũ Ninh vương. Khi bị quân Hoa Lư tấn công ông tháo chạy về Cần Hải (Nghệ An) giao tranh vài trận rồi chết ở đó.

11 Lý Khuê
https://vi.wikipedia.org/wiki/Bắc_NinhLý Khuê (?-968) là một thổ hào địa phương, sau trở thành một sứ quân nổi dậy trong thời loạn 12 sứ quân. Ông vốn là một hào trưởng, chiếm đóng tại vùng Siêu Loại giáp ranh Bắc Ninh và Hưng Yên ngày nay. Năm 968 ông bị tướng Lưu Cơ của Đinh Bộ LĩnhHoa Lư dẹp tan, một bước trong quá trình chấm dứt tình trạng cát cứ lập ra nhà nước Đại Cồ Việt trong lịch sử.
12 Lã Đường
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hưng_YênLã Đường vốn là một thổ hào địa phương ở vùng Tế Giang. Khi nhà Ngô suy yếu, không còn khả năng kiểm soát địa phương, Lã Đườngtự chiêu mộ và xây dựng lực lượng cát cứ, dựa vào địa thế hiểm yếu bùn lầy, lau sậy để cố thủ. Sau ông bị lực lượng của Đinh Bộ Lĩnh tấn công, chống không nổi và bị giết.
12suquan_zpsc77074df.jpg
 
Re: Về lãnh địa 12 sứ quân

Nguyên nhân và hậu quả
Có tới 5 sứ quân vốn là người gốc Hoa ở phương Bắc chạy loạn về phía nam để thử thời vận và không được sự hậu thuẫn nào từ chính quốc. Các sứ quân này cũng như các sứ quân người Việt khác, không chủ trương mở đất làm rộng căn cứ mà chỉ cố thủ ở nơi hiểm yếu để chờ biến cố từ phương Bắchttps://vi.wikipedia.org/wiki/Loạn_12_sứ_quân#cite_note-23. Ông cho rằng chỉ có hai sứ quân họ Ngô thực sự có ý đồ khôi phục nhưng lực lượng nhỏ yếu không đủ để thống nhấthttps://vi.wikipedia.org/wiki/Loạn_12_sứ_quân#cite_note-24.
Tuy nhiên, Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Sơn cho rằng loạn sứ quân không phải một ngày mà có, Trong thời họ Khúc, họ Dương và Ngô cầm quyền, các thế lực phong kiến cát cứ không dám cựa quậy, vì các vị lãnh đạo quốc gia bấy giờ được nhân dân hoàn toàn cảm phục. Họ Khúc nổi tiếng về đức độ và lòng ái quốc. Họ Dương, họ Ngô là những anh hùng giải phóng dân tộc. Dân chúng đâu có chịu vì những kẻ mưu đồ quyền lợi riêng tư để chống lại với các thủ lĩnh uy danh sáng ngời đó. Nhưng khi Ngô qua đời Dương Tam Kha phụ lời ủy ký, mối biến loạn đã có sẵn nay mới có cơ hội để bột phát.https://vi.wikipedia.org/wiki/Loạn_12_sứ_quân#cite_note-25
Giáo sư Trần Quốc Vượng coi thời kỳ loạn 12 sứ quân như là "Sự hoài cổ tiền Bắc thuộc".https://vi.wikipedia.org/wiki/Loạn_12_sứ_quân#cite_note-26 Theo Giáo sư, Thế kỷ X là một sự đảo lộn chính trị, nhưng khuynh hướng chính là tiến bộ, tiến tới nền tự chủ của nước nhà. Nhiều sử sách Trung Hoa đã nói: "Dân Việt rất khó cai trị, rất thích làm loạn". Chính quyền trung ương quân chủ nhà Đường suy yếu và chết hẳn vào năm 907 để Trung Hoa mở ra cục diện "Ngũ đại thập quốc" kéo dài hơn nửa thế kỷ X. Đấy là thời cơ thuận tiện để dân Việt nổi dậy dành chính quyền tự chủ mà khởi đầu là họ Khúc ở Hồng Châu vốn là một hào trưởng địa phương. Lợi dụng sự trống chỗ của Tiết độ sứ cai quản an toàn An nam, Khúc Thừa Dụ đã nổi dậy kéo quân về đô hộ và tự xưng Tiết độ sứ năm 905.Khúc Thừa Dụ mất năm 907, con ông là Khúc Hạo chỉ để tang cha có 7 ngày đã bắt tay cầm quyền trị nước, cải cách hành chính, giảm tô thuế để sinh lợi cho dân. Nhưng đến Khúc Thừa Mỹ hèn yếu, bất lực và thần phục nhà Hậu Lương là một trong ngũ đại ở Trung Hoa Khúc Thừa Mỹ đã đi bước lùi của lịch sử vì đã có Đại La (Hà Nội) vẫn không khống chế nổi các hào trưởng địa phương, phải cầu viện ngoại viện nhà Lương. Quân Nam Hán tiến sang, bắt Khúc Thừa Mỹ và đem về Quảng Châu. Nhưng lại có hào trưởng ở Ái Châu là Dương Đình Nghệ diệt tướng Nam Hán, xưng Tiết độ sứ. Hào trưởng Châu Phong là một thế lực lớn ngoại biên gần châu thổ sông Hồng đã kéo quân giết Dương Đình Nghệ. Ngô Quyền là con rểDương Đình Nghệ - đã kết liễu Kiều Công Tiễn rồi dẹp giặc bên Nam Hán ở sông Bạch Đằng, dựng lại quyền tự chủ. Sử cũ ghi chép chuyện đánh lẫn nhau rồi bên yếu cầu ngoại viện. Thực chất của cuộc nội chiến này là sự đấu tranh giành quyền lực tối cao trên đất Việt của các thủ lĩnh địa phương. Chính quyền quân chủ Trung ương nhà Đường suy tàn rồi biến mất tạo ra một khoảng trống quyền lực ở đất Việt (An Nam đô hộ phủ), một cái "hẫng hụt trung ương" mà nhiều hào trưởng địa phương có tham vọng điền vào chỗ trống ấy.
Do vậy thời kỳ "Thập nhị sứ tướng quân" không chỉ như là một cuộc loạn sau thời Ngô Quyền mất. Cái "loạn" ấy có mầm mống ngay sau năm 905, hay còn từ trước đó nữa vì trong số 12 sứ quân mà sử cũ chép theo nhau có đến 2 ông sứ quân họ Kiều là cháu nội của Kiều Công Tiễn ở Phong Châu, 2 ông sứ quân họ Ngô thuộc dòng dõi Ngô Quyền, và ông sứ quân họ Đỗ - Đỗ Cảnh Thạc mà từ đời Đỗ Viện - Đỗ Tuệ Độ thế kỷ thứ IV đã là một thế lực lớn ở Đỗ Động Giang (Thanh Oai – Hà Nội)...
Loạn 12 sứ quân dẫn đến tình trạng xóa bỏ chính quyền Trung ương, xu hướng chia cắt phân tán lực lượng tạo điều kiện thuận lợi cho các thế lực xâm lược mà trực tiếp là cường quyền Trung Hoa thâu tóm và khôi phục lại ách đô hộ cũ. Cuốn "Lịch sử Việt Nam" của Uỷ ban Khoa học xã hội năm 1971 viết:
"Các thế lực phong kiến nổi dậy, mỗi người hùng cứ một phương và tranh giành nhau quyết liệt... thôn tính lẫn nhau. Loạn 12 sứ quân đã gây ra biết bao tổn thất, đau khổ cho nhân dân và đi ngược lại nguyện vọng hoà bình, thống nhất của dân tộc".Việc vua Đinh Tiên Hoàng khéo kết hợp dùng võ công và biện pháp chiêu hàng các sứ quân để sớm chấm dứt loạn 12 sứ quân là rất kịp thời, vì không lâu sau đó nhà Tống duỗi tới Quảng Châu, diệt nước Nam Hán (971), áp sát biên giới Đại Cồ Việt. Nếu không có sự xuất hiện của Đinh Bộ Lĩnh để thống nhất quốc gia bị chia sẻ tan nát, Việt Nam khó thoát khỏi họa xâm lăng từ phương bắc tái diễn khi nhà Tống hoàn thành việc thống nhất Trung Hoa.
Xét trên lợi ích quốc gia, việc cát cứ của các sứ quân đi ngược lại nguyện vọng thống nhất của dân tộc. Nhưng có thể thấy trong bối cảnh đất nước rơi vào tình trạng vô chủ, việc các vị hào trưởng có thế lực quân sự mạnh, thiết lập chính quyền, duy trì trật tự tại địa phương để nhân dân có thể sống yên bình trong vùng đất của họ là điều cần thiết và thuận lòng dân, dù việc này không có tính toàn cục và chỉ diễn ra trong một thời đoạn ngắn, điều đó lý giải vì sao các sứ quân vẫn được nhân dân trong vùng chiếm đóng lập đền thờ cho dù số đền thờ này là quá ít ỏi so với số lượng đền thờ các trung thần nhà Đinh có công dẹp loạn. Sách "Việt Nam phong sử" bình rằng:
"Nói đến việc tranh nhau thì mười hai sứ quân chẳng tránh khỏi tội; nói về cuộc thống nhất thì mười hai sứ quân lại là có công vì lẽ nó tạo cơ hội cho Đinh Tiên Hoàng thống nhất được quốc gia mà không bị kẻ ngoài cướp đoạt,...người Nam làm vua nước Nam, chắc hẳn 12 Sứ quân có linh thiêng cũng ngậm cười ở nơi chín suối…"Chiến tranh kết thúc năm 968. Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, tức là Đinh Tiên Hoàng, lập ra triều đại nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt. Thắng lợi của Đinh Bộ Lĩnh là thắng lợi của xu hướng thống nhất quốc gia, của tinh thần dân tộc và ý chí độc lập trong nhân dân.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,579
Bài viết
1,153,817
Members
190,134
Latest member
etaxiprk2
Back
Top