Một hành trình du lịch khắp phần lãnh thổ phía Bắc Việt Nam qua 12 địa danh lịch sử hứa hẹn sẽ đem lại nhiều trại nghiệm thú vị cho những người yêu thích khám phá.
Bản đồ lãnh địa 12 sứ quân với giả thiết căn cứ Đường Lâm thuộc Hà TĩnhTheo dòng lịch sử
Như chúng ta đã biết, Thế kỷ X là một sự đảo lộn chính trị, chính quyền trung ương quân chủ nhà Đường suy yếu và chết hẳn vào năm 907 để Trung Hoa mở ra cục diện “Ngũ đại thập quốc” kéo dài hơn nửa thế kỷ X. Đấy là thời cơ thuận tiện để dân Việt nổi dậy dành chính quyền tự chủ mà khởi đầu là họ Khúc rồi họ Dương, họ Kiều, họ Ngô và nhiều thế lực khác nữa mà đến năm 966 lãnh thổ Việt Nam bị chia cắt thành 12 khu vực, do 12 sứ quân quản lý như sau:
1. Ngô Xương Xí chiếm giữ Ái Châu lỵ sở tại Bình Kiều (Triệu Sơn - Thanh Hóa).
2. Ngô Nhật Khánh tự xưng là An Vương, chiếm giữ Đường Lâm (Sơn Tây)
3. Đỗ Cảnh Thạc chiếm giữ Đỗ Động Giang (Thanh Oai, Hà Nội)
4. Phạm Bạch Hổ giữ Đằng Châu (Hưng Yên)
5. Kiều Công Hãn giữ Bạch Hạc (Việt Trì, Phú Thọ)
6. Nguyễn Khoan giữ Tam Đái (Yên Lạc, Vĩnh Phúc)
7. Nguyễn Siêu giữ Tây Phù Liệt (Thanh Trì, Hà Nội)
8. Nguyễn Thủ Tiệp tự xưng là Vũ Ninh Vương, giữ Tiên Du (Bắc Ninh)
9. Kiều Thuận giữ Hồi Hồ - Cẩm Khê (Phú Thọ)
10. Lý Khuê giữ Siêu Loại (Thuận Thành, Bắc Ninh)
11. Trần Lãm giữ Bố Hải Khẩu - Kỳ Bố (Thái Bình)
12. Lã Đường giữ Tế Giang (Văn Giang, Hưng Yên)
12 thế lực phong kiến nổi dậy, mỗi người hùng cứ một phương và tranh giành nhau quyết liệt... thôn tính lẫn nhau. Loạn 12 sứ quân đã gây ra biết bao tổn thất, đau khổ cho nhân dân và đi ngược lại nguyện vọng hoà bình, thống nhất của dân tộc.
Xét trên lợi ích quốc gia, việc cát cứ của các sứ quân đi ngược lại nguyện vọng thống nhất của dân tộc. Nhưng có thể thấy trong bối cảnh đất nước rơi vào tình trạng vô chủ, việc các vị hào trưởng có thế lực quân sự mạnh, thiết lập chính quyền, duy trì trật tự tại địa phương để nhân dân có thể sống yên bình trong vùng đất của họ là điều cần thiết và thuận lòng dân, dù việc này không có tính toàn cục và chỉ diễn ra trong một thời đoạn ngắn, điều đó lý giải vì sao các sứ quân vẫn được nhân dân trong vùng chiếm đóng lập đền thờ cho dù số đền thờ này là quá ít ỏi so với số lượng đền thờ các trung thần nhà Đinh có công dẹp loạn.
Những địa danh lịch sử nổi tiếng
Nhắc đến Hưng Yên, không thể không kể đến đền Mây, bởi từ lâu ngôi đền này đã nổi tiếng với câu ca: “Trăm cảnh nghìn cảnh, không bằng Bến Lảnh, đò Mây”. Đền Mây nằm trong lòng phố Hiến là ngôi đền có nhiều giá trị văn hóa đặc sắc còn lưu giữ đến tận ngày nay thờ vị sứ quân Phạm Phòng Át chiếm đóng khu vực nam Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng ngày nay.
Sứ quân Đỗ Cảnh Thạc được thờ ở 2 huyện Thanh Oai, Quốc Oai (tây Hà Nội) như đền Trình và đình Sài Khê ở khu vực di tích chùa Thầy, đình Ngô Sài ở thị trấn Quốc Oai, đình Cổ Hiền xã Tuyết Nghĩa và đền thờ ở thôn Bình Đà, Thanh Oai. Ông vốn là tướng nhà Ngô và được biết đến với đặc điểm chỉ còn một tai, tức Độc nhĩ đại vương. Khi Ngô Xương Văn chết, ông cùng các tướng là Lã Xử Bình, Kiều Tri Hựu, Dương Huy cùng tranh giành ngôi Vua, sau ông kéo quân về chiếm đóng căn cứ Đỗ Động Giang.
Theo thần tích đền Gin, Nam Định thì Kiều Công Hãn bị Đinh Bộ Lĩnh tấn công thất trận phải tháo chạy. Khi qua vùng An Lá thì bị thổ hào Nguyễn Tấn đem dân binh đến tập kích chém trúng cổ. Ông xé lụa quấn lấy cổ, chạy về đến vùng đất Hiệp Luật thì dừng lại ở quán bà hàng nước. Ngày nay cứ đến 10-3 âm lịch, dân làng Gin lại đánh cá để tế, tưởng nhớ Kiều Công Hãn, trong khi dân làng An Lá lại gói bánh để tế, tưởng nhớ chiến công của Nguyễn Tấn, nên dân gian có câu: “làng Gin đánh cá, làng Lá gói bánh”.
Đền thờ Nguyễn Khắc Khoan là địa chỉ nằm trong tam giác gắn kết với Di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu và chùa Biện Sơn thành một quần thể di tích đặc trưng vùng sông Loan - núi Biện hấp dẫn các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hoá, ngôn ngữ, mỹ thuật và khách tham quan du lịch về vùng đất Yên Lạc nói riêng và Vĩnh Phúc nói chung. Ngược lên Phú Thọ là lãnh đĩa của sứ quân Kiều Thuận, hiện còn được thờ ở đền Trù Mật, Xã Văn Lung, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ. Đây là sứ quân miền núi có địa bàn rộng lớn và lãnh đạo gần 40 tộc trưởng miền núi là thủ lĩnh các châu Ki mi. Do có công cai quản và lập ấp ở địa phương, Sứ quân Nguyễn Thủ Tiệp được lập đền thờ ở xã Khắc Niệm, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh và đình Phúc Nghiêm, Phật Tích, Tiên Du (Bắc Ninh). Vùng đất Thanh Trì ngày nay còn 3 xã có đền và miếu thờ Nguyễn Siêu, tập trung vào 4 làng liền kề nhau: làng Việt Yên và Đông Thạch (xã Ngũ Hiệp), làng Đông Phù (xã Đông Mỹ) và làng Văn Uyên (xã Duyên Hà).
Sứ quân Lý Khuê được thờ ở thôn Dương Đanh, Dương Xá, Gia Lâm, Hà Nội. Sứ quân Lã Tá Đường được lập đền thờ ở đình Bến, xã Phụng Công,Văn Giang, Hưng Yên. Gần đình Bến có gò Nghè cũng là nơi thờ Lã Đường. Tương truyền, xưa có một bà lão ngồi bán nước. Một buổi chiều tà bà giật mình nhìn thấy một người tay bê chiếc đầu của mình đầy máu, miệng vẫn còn thều thào hỏi: “Bà ơi cái đầu của tôi thế này liệu còn sống được không?”. Bà lão bê cái đầu lên nhìn thương cảm nói: “Người như thế này mà sống được có là người trời”. Lập tức người ấy ngã xuống dưới chân bà. Câu chuyện này tới bây giờ vẫn mang triết lý sâu sắc thời loạn lạc: Chỉ có người mẹ mới nói thẳng cho ta hiểu được sự sống chết của mình.
Do có công lập ấp ở vùng duyên hải, Sứ quân Trần Lãm được nhân dân lập đền thờ nhiều nơi ở vùng ven biển Nam Định - Thái Bình. Hiện nay, ở Nam Định có rất nhiều di tích thờ Đinh Tiên Hoàng, các tướng lĩnh và cả các sứ quân. Trong số các vị tướng thời Đinh có rất nhiều vị đến đây từ các vùng đất khác nhau. Những dấu tích cho thấy ở đây chính là vùng chịu sự ảnh hưởng và địa bàn gây dựng lực lượng của nhiều sứ quân hay các vị “hùng trưởng” khác như Phạm Bạch Hổ, Kiều Công Hãn, Lã Đường, Ngô Nhật Khánh, Nguyễn Khoan, Trần Lãm...dần dần trở thành nơi hội tụ và đối đầu quyết liệt của hào kiệt bốn phương.
Thiết kế hành trình
Như vậy là hiện có rất nhiều di tích tại các khu vực chiếm đóng của 12 sứ quân, điều đặc biệt là khu vực những di tích này còn lưu dấu nhiều truyền thuyết về cuộc đời và sự nghiệp của 12 vị lãnh chúa vẫn được nhân dân từng vùng tôn thờ, được các nhà nghiên cứu sử dụng để bổ sung cho chính sử vốn rất thiếu thông tin về thế kỷ X.
Dựa vào đặc điểm địa lý, giao thông chúng tôi đề xuất hành trình tìm hiểu 12 sứ quân đầy đủ nhất Hà Nội – Phú Thọ - Vĩnh Phúc – Bắc Ninh – Hưng Yên – Thái Bình – Nam Định – Thanh Hóa như sau:
Hà Nội (đình Đông Phù, làng cổ Bình Đà, chùa Thầy) – Phú Thọ (thành Bạch Hạc, đền Trù Mật) – Vĩnh Phúc (Cụm di tích đền Khắc Khoan, chùa Biện Sơn, di chỉ Đồng Đậu) - Bắc Ninh (Đình Khắc Niệm, đình Phúc Nghiêm, đình Dương Xá ) - Hưng Yên (đình Bến, đền Hậu, đền Mây)- Thái Bình (đình Bo) - Nam Định (đền Gin, đình Xám, đền Nhật Khánh) – Thanh Hóa (đền Vua Đinh, thành Bình Kiều).
Lộ trình chi tiết:
Từ trung tâm Hà Nội đi về phía nam 10km đến các xã Đông Phù, Duyên Hà thuộc huyện Thanh Trì nằm ven sông Hồng. Tại đây du khách thăm đình Đông Phù, đình Văn Uyên để tìm hiểu về sứ quân Nguyễn Siêu. Từ đây đi theo đường tắt 10km sang xã Bình Minh huyện Thanh Oai – làng pháo nổi tiếng xưa kia để thăm đền thờ Đỗ Cảnh Thạc, đi tiếp 20km để đến trung tâm lãnh địa của ông tại Khu di tích chùa Thầy, xã Sài Sơn, Quốc Oai thăm đình Sài Khê, Ngô Sài, đình Cổ Hiền nằm rất gần nhau. Ngược phía bắc 40km đến với lãnh địa Đường Lâm của Ngô Nhật Khánh tại Sơn Tây, thăm quê hương Ngô Quyền. Từ đây đi 10km qua cầu Trung Hà vào địa phận Phú Thọ của 2 sứ quân họ Kiều. Du khách đang đi bên hữu ngạn sông Hồng là địa bàn của sứ quân Kiều Thuận xưa, đi khoảng 40km để đến với xã Văn Khúc, Cẩm Khê là nơi lỵ sở xưa kia, nay còn đền thờ Kiều Thuận. Qua sông Hồng vào thị xã Phú Thọ cũng có đình Trù Mật thờ phụng ông và đây cũng là điểm cực Bắc của hành trình. Từ TXPT về Việt Trì khoảng 35km, qua cầu Việt Trì thăm thành Tam Giang của Kiều Công Hãn tại ngã ba sông Hồng, nơi đây có đền thờ Lê Hoàn khi đó là tướng đánh dẹp Kiều Công Hãn. Đi quá 10km vào địa phận Yên Lạc, Vĩnh Phúc là lỵ sở của sứ quân Nguyễn Khoan tại vùng sông Loan, núi Biện. Du khách thăm đền Nguyễn Khoan, chùa Biện Sơn và khu di chỉ Đồng Đậu. Du khách theo đi tiếp hướng đông 50km để về với Kinh Bắc, nơi sứ quân Nguyễn Thủ Tiệp từng xưng Vũ Ninh vương với 2 đền thờ ở Tp Bắc Ninh và xã Phật Tích, Tiên Du. Từ đình Phúc Nghiêm về với đình Dương Danh ở Gia Lâm Hà Nội, nơi thờ sứ quân Lý Khuê chỉ còn 15km. Đây là nơi ông bị tướng Lưu Cơ chém chết. Sau đó du khách đi tiếp 15km về với Văn Giang, lãnh địa của sứ quân Lã Đường tại đình Bến, gần thị trấn Vân Giang. Từ đây về thành phố Hưng Yên để thăm đền Mây thờ Phạm Bạch Hổ khoảng 40km, trên đường đi có thể thăm đền Hậu ở Khoái Châu thờ sứ quân Nguyễn Siêu khi xác ông trôi dạt về đây. Đền Mây thuộc quần thể di tích phố Hiến ở trung tâm Hưng Yên, quê hương nhãn lồng nổi tiếng. Sau đó du khách đi 40km để thăm đình Bo thờ sứ quân Trần Lãm ở trung tâm thành phố Thái Bình. Từ đây sang đền Xám ở Nam Trực, Nam Định khoảng 20 km, cũng là di tích thờ ông. Cũng thuộc huyện này là di tích đền Gin thờ Kiều Công Hãn khoảng 7km. Từ đây hỏi đường tắt sang đền Nhật Khánh chỉ có 15km. Du khách nhớ hỏi đền Độc Bộ thờ Triệu Quang Phục thì rõ hơn vì đền Nhật Khánh nằm đối diện với đền Độc Bộ. Nơi đây xưa Ngô Nhật Khánh bị chết đuối do dẫn quân Chiêm vào xâm lược Đại Việt, sau ông ân hận và thường báo mộng cho người đi biển biết về thời tiết nên được lập đền thờ. Từ đây du khách nên ghé qua thành phố Ninh Bình cách đó 15km và cũng là để tiếp tục tiến về Triệu Sơn Thanh Hóa khoảng 75km thăm đền Vua Đinh Tiên Hoàng ở xã Thọ Tân và thăm thành Bình Kiều ở xã Hợp Lý đều thuộc huyện Triệu Sơn để tìm hiểu về sứ quân Ngô Xương Xí. Kết thúc hành trình tại đây và trở về Hà Nội khoảng 180km.

Bản đồ lãnh địa 12 sứ quân với giả thiết căn cứ Đường Lâm thuộc Hà Tĩnh
Như chúng ta đã biết, Thế kỷ X là một sự đảo lộn chính trị, chính quyền trung ương quân chủ nhà Đường suy yếu và chết hẳn vào năm 907 để Trung Hoa mở ra cục diện “Ngũ đại thập quốc” kéo dài hơn nửa thế kỷ X. Đấy là thời cơ thuận tiện để dân Việt nổi dậy dành chính quyền tự chủ mà khởi đầu là họ Khúc rồi họ Dương, họ Kiều, họ Ngô và nhiều thế lực khác nữa mà đến năm 966 lãnh thổ Việt Nam bị chia cắt thành 12 khu vực, do 12 sứ quân quản lý như sau:
1. Ngô Xương Xí chiếm giữ Ái Châu lỵ sở tại Bình Kiều (Triệu Sơn - Thanh Hóa).
2. Ngô Nhật Khánh tự xưng là An Vương, chiếm giữ Đường Lâm (Sơn Tây)
3. Đỗ Cảnh Thạc chiếm giữ Đỗ Động Giang (Thanh Oai, Hà Nội)
4. Phạm Bạch Hổ giữ Đằng Châu (Hưng Yên)
5. Kiều Công Hãn giữ Bạch Hạc (Việt Trì, Phú Thọ)
6. Nguyễn Khoan giữ Tam Đái (Yên Lạc, Vĩnh Phúc)
7. Nguyễn Siêu giữ Tây Phù Liệt (Thanh Trì, Hà Nội)
8. Nguyễn Thủ Tiệp tự xưng là Vũ Ninh Vương, giữ Tiên Du (Bắc Ninh)
9. Kiều Thuận giữ Hồi Hồ - Cẩm Khê (Phú Thọ)
10. Lý Khuê giữ Siêu Loại (Thuận Thành, Bắc Ninh)
11. Trần Lãm giữ Bố Hải Khẩu - Kỳ Bố (Thái Bình)
12. Lã Đường giữ Tế Giang (Văn Giang, Hưng Yên)
12 thế lực phong kiến nổi dậy, mỗi người hùng cứ một phương và tranh giành nhau quyết liệt... thôn tính lẫn nhau. Loạn 12 sứ quân đã gây ra biết bao tổn thất, đau khổ cho nhân dân và đi ngược lại nguyện vọng hoà bình, thống nhất của dân tộc.
Xét trên lợi ích quốc gia, việc cát cứ của các sứ quân đi ngược lại nguyện vọng thống nhất của dân tộc. Nhưng có thể thấy trong bối cảnh đất nước rơi vào tình trạng vô chủ, việc các vị hào trưởng có thế lực quân sự mạnh, thiết lập chính quyền, duy trì trật tự tại địa phương để nhân dân có thể sống yên bình trong vùng đất của họ là điều cần thiết và thuận lòng dân, dù việc này không có tính toàn cục và chỉ diễn ra trong một thời đoạn ngắn, điều đó lý giải vì sao các sứ quân vẫn được nhân dân trong vùng chiếm đóng lập đền thờ cho dù số đền thờ này là quá ít ỏi so với số lượng đền thờ các trung thần nhà Đinh có công dẹp loạn.
Những địa danh lịch sử nổi tiếng
Nhắc đến Hưng Yên, không thể không kể đến đền Mây, bởi từ lâu ngôi đền này đã nổi tiếng với câu ca: “Trăm cảnh nghìn cảnh, không bằng Bến Lảnh, đò Mây”. Đền Mây nằm trong lòng phố Hiến là ngôi đền có nhiều giá trị văn hóa đặc sắc còn lưu giữ đến tận ngày nay thờ vị sứ quân Phạm Phòng Át chiếm đóng khu vực nam Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng ngày nay.
Sứ quân Đỗ Cảnh Thạc được thờ ở 2 huyện Thanh Oai, Quốc Oai (tây Hà Nội) như đền Trình và đình Sài Khê ở khu vực di tích chùa Thầy, đình Ngô Sài ở thị trấn Quốc Oai, đình Cổ Hiền xã Tuyết Nghĩa và đền thờ ở thôn Bình Đà, Thanh Oai. Ông vốn là tướng nhà Ngô và được biết đến với đặc điểm chỉ còn một tai, tức Độc nhĩ đại vương. Khi Ngô Xương Văn chết, ông cùng các tướng là Lã Xử Bình, Kiều Tri Hựu, Dương Huy cùng tranh giành ngôi Vua, sau ông kéo quân về chiếm đóng căn cứ Đỗ Động Giang.
Theo thần tích đền Gin, Nam Định thì Kiều Công Hãn bị Đinh Bộ Lĩnh tấn công thất trận phải tháo chạy. Khi qua vùng An Lá thì bị thổ hào Nguyễn Tấn đem dân binh đến tập kích chém trúng cổ. Ông xé lụa quấn lấy cổ, chạy về đến vùng đất Hiệp Luật thì dừng lại ở quán bà hàng nước. Ngày nay cứ đến 10-3 âm lịch, dân làng Gin lại đánh cá để tế, tưởng nhớ Kiều Công Hãn, trong khi dân làng An Lá lại gói bánh để tế, tưởng nhớ chiến công của Nguyễn Tấn, nên dân gian có câu: “làng Gin đánh cá, làng Lá gói bánh”.
Đền thờ Nguyễn Khắc Khoan là địa chỉ nằm trong tam giác gắn kết với Di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu và chùa Biện Sơn thành một quần thể di tích đặc trưng vùng sông Loan - núi Biện hấp dẫn các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hoá, ngôn ngữ, mỹ thuật và khách tham quan du lịch về vùng đất Yên Lạc nói riêng và Vĩnh Phúc nói chung. Ngược lên Phú Thọ là lãnh đĩa của sứ quân Kiều Thuận, hiện còn được thờ ở đền Trù Mật, Xã Văn Lung, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ. Đây là sứ quân miền núi có địa bàn rộng lớn và lãnh đạo gần 40 tộc trưởng miền núi là thủ lĩnh các châu Ki mi. Do có công cai quản và lập ấp ở địa phương, Sứ quân Nguyễn Thủ Tiệp được lập đền thờ ở xã Khắc Niệm, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh và đình Phúc Nghiêm, Phật Tích, Tiên Du (Bắc Ninh). Vùng đất Thanh Trì ngày nay còn 3 xã có đền và miếu thờ Nguyễn Siêu, tập trung vào 4 làng liền kề nhau: làng Việt Yên và Đông Thạch (xã Ngũ Hiệp), làng Đông Phù (xã Đông Mỹ) và làng Văn Uyên (xã Duyên Hà).
Sứ quân Lý Khuê được thờ ở thôn Dương Đanh, Dương Xá, Gia Lâm, Hà Nội. Sứ quân Lã Tá Đường được lập đền thờ ở đình Bến, xã Phụng Công,Văn Giang, Hưng Yên. Gần đình Bến có gò Nghè cũng là nơi thờ Lã Đường. Tương truyền, xưa có một bà lão ngồi bán nước. Một buổi chiều tà bà giật mình nhìn thấy một người tay bê chiếc đầu của mình đầy máu, miệng vẫn còn thều thào hỏi: “Bà ơi cái đầu của tôi thế này liệu còn sống được không?”. Bà lão bê cái đầu lên nhìn thương cảm nói: “Người như thế này mà sống được có là người trời”. Lập tức người ấy ngã xuống dưới chân bà. Câu chuyện này tới bây giờ vẫn mang triết lý sâu sắc thời loạn lạc: Chỉ có người mẹ mới nói thẳng cho ta hiểu được sự sống chết của mình.
Do có công lập ấp ở vùng duyên hải, Sứ quân Trần Lãm được nhân dân lập đền thờ nhiều nơi ở vùng ven biển Nam Định - Thái Bình. Hiện nay, ở Nam Định có rất nhiều di tích thờ Đinh Tiên Hoàng, các tướng lĩnh và cả các sứ quân. Trong số các vị tướng thời Đinh có rất nhiều vị đến đây từ các vùng đất khác nhau. Những dấu tích cho thấy ở đây chính là vùng chịu sự ảnh hưởng và địa bàn gây dựng lực lượng của nhiều sứ quân hay các vị “hùng trưởng” khác như Phạm Bạch Hổ, Kiều Công Hãn, Lã Đường, Ngô Nhật Khánh, Nguyễn Khoan, Trần Lãm...dần dần trở thành nơi hội tụ và đối đầu quyết liệt của hào kiệt bốn phương.
Thiết kế hành trình
Như vậy là hiện có rất nhiều di tích tại các khu vực chiếm đóng của 12 sứ quân, điều đặc biệt là khu vực những di tích này còn lưu dấu nhiều truyền thuyết về cuộc đời và sự nghiệp của 12 vị lãnh chúa vẫn được nhân dân từng vùng tôn thờ, được các nhà nghiên cứu sử dụng để bổ sung cho chính sử vốn rất thiếu thông tin về thế kỷ X.
Dựa vào đặc điểm địa lý, giao thông chúng tôi đề xuất hành trình tìm hiểu 12 sứ quân đầy đủ nhất Hà Nội – Phú Thọ - Vĩnh Phúc – Bắc Ninh – Hưng Yên – Thái Bình – Nam Định – Thanh Hóa như sau:
Hà Nội (đình Đông Phù, làng cổ Bình Đà, chùa Thầy) – Phú Thọ (thành Bạch Hạc, đền Trù Mật) – Vĩnh Phúc (Cụm di tích đền Khắc Khoan, chùa Biện Sơn, di chỉ Đồng Đậu) - Bắc Ninh (Đình Khắc Niệm, đình Phúc Nghiêm, đình Dương Xá ) - Hưng Yên (đình Bến, đền Hậu, đền Mây)- Thái Bình (đình Bo) - Nam Định (đền Gin, đình Xám, đền Nhật Khánh) – Thanh Hóa (đền Vua Đinh, thành Bình Kiều).
Lộ trình chi tiết:
Từ trung tâm Hà Nội đi về phía nam 10km đến các xã Đông Phù, Duyên Hà thuộc huyện Thanh Trì nằm ven sông Hồng. Tại đây du khách thăm đình Đông Phù, đình Văn Uyên để tìm hiểu về sứ quân Nguyễn Siêu. Từ đây đi theo đường tắt 10km sang xã Bình Minh huyện Thanh Oai – làng pháo nổi tiếng xưa kia để thăm đền thờ Đỗ Cảnh Thạc, đi tiếp 20km để đến trung tâm lãnh địa của ông tại Khu di tích chùa Thầy, xã Sài Sơn, Quốc Oai thăm đình Sài Khê, Ngô Sài, đình Cổ Hiền nằm rất gần nhau. Ngược phía bắc 40km đến với lãnh địa Đường Lâm của Ngô Nhật Khánh tại Sơn Tây, thăm quê hương Ngô Quyền. Từ đây đi 10km qua cầu Trung Hà vào địa phận Phú Thọ của 2 sứ quân họ Kiều. Du khách đang đi bên hữu ngạn sông Hồng là địa bàn của sứ quân Kiều Thuận xưa, đi khoảng 40km để đến với xã Văn Khúc, Cẩm Khê là nơi lỵ sở xưa kia, nay còn đền thờ Kiều Thuận. Qua sông Hồng vào thị xã Phú Thọ cũng có đình Trù Mật thờ phụng ông và đây cũng là điểm cực Bắc của hành trình. Từ TXPT về Việt Trì khoảng 35km, qua cầu Việt Trì thăm thành Tam Giang của Kiều Công Hãn tại ngã ba sông Hồng, nơi đây có đền thờ Lê Hoàn khi đó là tướng đánh dẹp Kiều Công Hãn. Đi quá 10km vào địa phận Yên Lạc, Vĩnh Phúc là lỵ sở của sứ quân Nguyễn Khoan tại vùng sông Loan, núi Biện. Du khách thăm đền Nguyễn Khoan, chùa Biện Sơn và khu di chỉ Đồng Đậu. Du khách theo đi tiếp hướng đông 50km để về với Kinh Bắc, nơi sứ quân Nguyễn Thủ Tiệp từng xưng Vũ Ninh vương với 2 đền thờ ở Tp Bắc Ninh và xã Phật Tích, Tiên Du. Từ đình Phúc Nghiêm về với đình Dương Danh ở Gia Lâm Hà Nội, nơi thờ sứ quân Lý Khuê chỉ còn 15km. Đây là nơi ông bị tướng Lưu Cơ chém chết. Sau đó du khách đi tiếp 15km về với Văn Giang, lãnh địa của sứ quân Lã Đường tại đình Bến, gần thị trấn Vân Giang. Từ đây về thành phố Hưng Yên để thăm đền Mây thờ Phạm Bạch Hổ khoảng 40km, trên đường đi có thể thăm đền Hậu ở Khoái Châu thờ sứ quân Nguyễn Siêu khi xác ông trôi dạt về đây. Đền Mây thuộc quần thể di tích phố Hiến ở trung tâm Hưng Yên, quê hương nhãn lồng nổi tiếng. Sau đó du khách đi 40km để thăm đình Bo thờ sứ quân Trần Lãm ở trung tâm thành phố Thái Bình. Từ đây sang đền Xám ở Nam Trực, Nam Định khoảng 20 km, cũng là di tích thờ ông. Cũng thuộc huyện này là di tích đền Gin thờ Kiều Công Hãn khoảng 7km. Từ đây hỏi đường tắt sang đền Nhật Khánh chỉ có 15km. Du khách nhớ hỏi đền Độc Bộ thờ Triệu Quang Phục thì rõ hơn vì đền Nhật Khánh nằm đối diện với đền Độc Bộ. Nơi đây xưa Ngô Nhật Khánh bị chết đuối do dẫn quân Chiêm vào xâm lược Đại Việt, sau ông ân hận và thường báo mộng cho người đi biển biết về thời tiết nên được lập đền thờ. Từ đây du khách nên ghé qua thành phố Ninh Bình cách đó 15km và cũng là để tiếp tục tiến về Triệu Sơn Thanh Hóa khoảng 75km thăm đền Vua Đinh Tiên Hoàng ở xã Thọ Tân và thăm thành Bình Kiều ở xã Hợp Lý đều thuộc huyện Triệu Sơn để tìm hiểu về sứ quân Ngô Xương Xí. Kết thúc hành trình tại đây và trở về Hà Nội khoảng 180km.