Re: Lễ hội Đền Đại Cại và tiếp tục hành trình khám phá các động ở Lục Yên (Yên Bái) 8
Sơ lược lịch sử Đền Đại Cại
Theo sử sách, từ lâu đời ngôi đền Đại Cại này thờ bà chúa quân lương tên là Vũ Thị Ngọc Anh (tên huý là bà Vũ Thị On) và con voi trận của bà. Từ “Cại” theo tiếng Tày địa phương là cây vải. Tương truyền rằng, sau một trận quyết chiến với quân giặc, bà bị thương nặng, con voi đưa bà về đến rừng vải ở đây rồi bà mất, sau đó con voi cũng chết theo. Vì thế vùng này có hai đền, một đền thờ bà và một đền thờ con voi.
Bà Vũ Thị Ngọc Anh là con nhà dòng dõi tướng lĩnh, tinh thông văn võ lại am hiểu nghề nông. Tướng Vũ Công Mật tiến cử bà lên nhà Vua và được phong Phó tướng phụ trách việc quân lương ở một vùng rừng núi hiểm trở, hầu hết dân bản xứ là người dân tộc, trình độ canh tác thấp. Bà đem kinh nghiệm canh tác miền xuôi phổ biến cho dân, binh trong vùng khai hoang ruộng nước, trồng bông dệt vải, bà còn dạy dân trồng thảo dược để chữa bệnh.
Sau khi dẹp xong nhà Mạc, tướng Vũ Công Mật được vua Lê phong Quốc Công An Tây Vương Vũ Công Mật - tự là Gia Quốc Công trụ ở vùng Tây Bắc được bốn đời. Hiện vẫn còn miếu thờ Gia Quốc Công ở xã Đại Đồng, huyện Yên Bình, Yên Bái. Còn bà Vũ Thị Ngọc Anh một nữ tướng luôn luôn bên cạnh Gia Quốc Công Vũ Công Mật, có nhiều công xây dựng căn cứ và dạy dân gieo trồng lương thảo cũng được dân thờ phụng. Đền Đại Cại và miếu Hắc Y là quần thể đã được Bộ Văn Hoá – Thông tin công nhận di tích lịch sử - khảo cổ học. (Chích:
http://www.yenbai.gov.vn/vi/org/htt...aspx?itm=7d9a0f49-a234-4c0d-8357-101f71b4ca8d)
Các cụ bắt đầu lễ cầu với sự thành kính
Quang cảnh trước ngày hội
