What's new

[Chia sẻ] Leader. Anh là ai?

- Bác viết sai chính tả nhiều quá :D nên viết ngắn gọn cho anh em dễ đọc bác ợ



- Bác hơi đề cao thằng Lead rồi =))
- Mình chưa học hết lớp 10/10 nên chữ nghĩa kém cỏi, lời văn không được súc tích, không thoát ý.. Tuy vậy cũng ít khi viết sai chính tả kể cả khi dùng từ địa phương.
- Mình đã từng bị mấy đứa cán bộ công đoàn ngu dốt nó hành rồi. Xe ô-tô hợp đồng sẵn, nhà nghỉ hợp đồng sẵn. Khu du lịch đã đến nhiều lần mà vẫn bị cảnh không điện, không nước, giường đệm bẩn thỉu hôi hám. Ăn vừa đói vừa đắt. Nguyên cái chuyện sắp xếp chỗ ngồi trên xe đã rối như canh hẹ.
Mình chưa bao giờ làm trưởng đoàn phượt. Mình nghĩ trưởng đoàn phượt phải có kiến thức, có vốn sống dày dạn thì mọi người mới tin tưởng mà nghe theo.
 
Em nghĩ nếu Lead mà đáp ứng được những yêu cầu như bác dochanhvn đòi hỏi thì quá tuyệt rồi.

Nhưng trong 1 chuyến đi phải đâu dễ tìm ra 1 người như thế?

Nên nhiều lúc phải "so bó đũa mà chọn cột cờ" thôi!

Theo em quan trọng nhất là người làm Lead phải có Tâm trước đã rồi mới đến tầm.
 
Những tiêu chí này không khác gì người làm thuê nhỉ!!! Chỉ khác mỗi cái là không được lĩnh lương.

Mình thấy ý kiến của Fav rất hợp lý mà! Tất nhiên, không 1 ai trọn vẹn, và không phải leader nào cũng đã đi nơi đó rồi nhưng không có nghĩa không lo lắng, trọn vẹn chuyến đi an toàn cho ACE!
 
Hôm trước off, tớ nghe câu này: điều 1: Leader luôn đúng, điều 2: nếu sai, xem lại điều 1. Câu này đúng 95%, vì cần bổ sung: các thành viên cũng cần có tâm và tôn trọng leader nữa chứ nhẩy?
 
Tất nhiên khi đứng lên..."lãnh đạo" nhóm thì cũng phải có những hiểu biết cơ bản cho mục đích chuyến đi.

- Biết tập trung các thành viên, lời nói có trọng lượng, cương quyết.
(chuyến đi APC vừa rồi của mình: kết hợp du lịch từ thiện, lại đến vùng khó khăn về phương tiện giao thông. Quả thật, mỗi người 1 ý - ý của người chưa tham gia từ thiện, ý của người đã tham gia hoạt động từ thiện - ý của dân phượt.... Mình thực sự stress và phải có những quyết định sớm trong việc vận chuyển đồ vào bản (cách bản 60km). Cuối cùng, mình chẳng nghe ai cả, tự quyết 1 mình dựa theo phán đoán, nhận định tình hình chung (của đội nhà - của địa phương - của sự hỗ trợ bên ngoài), thế rồi cũng xong! Việc di chuyển đồ đạc đc giải quyết ổn thỏa!) (Lúc ấy bạn mình có hỏi: Liệu đoàn mình có chở hết đống đồ này vào không?? Mình lo trong lòng nhưng không dám thể hiện ra, chỉ thể hiện sự cứng rắn và tin tưởng sẽ giải quyết đc đống đồ ^^)
- Biết nhìn nhận vấn đề, điểm mạnh / yếu của thành viên (tối thiểu cũng phải nắm đc khi chuẩn bị xuất phát, xe nào dẫn, xe nào chốt) (cái này mình mới tập tọe đi nên nghĩ vậy - không biết có sai không!)
- Là người liên kết các thành viên với nhau
- Chăm lo sức khỏe, đời sống tinh thần, ăn uống cho ACE trong đoàn
Tạm thời thế, vì mình cũng mới tập tọe thôi, không rõ hihi

Chuẩn vậy, 9 người 10 ý, lead tốt nhất là không nghe theo ý của ai hết ngoài ý của mình, tuy nhiên ý của mình thì nên quyền biến cho phù hợp. Bởi vậy nên tôi rất không thích đi đoàn đông hoặc có sở thích, phong cách quá khác nhau.
Nói thế nào đi nữa, không chuyến đi nào thỏa mãn được hết mọi người trong đoàn, nhưng để tất cả ngoan ngoãn nghe theo leader thì anh ta phải có uy tín, phải có khả năng thuyết phục, khiến người khác nghe theo mình. Theo tôi, đó mới là kỹ năng quang trọng nhất chứ không phải chỉ là trên thiên văn dưới địa chất, cung đường, trạm xăng... những thứ đó tiểu tiết quá. Tuy nhiên, muốn giữ được uy tín lâu dài và khiến thành viên trong đoàn tin tưởng, anh lead cố nhiên phải có sự hiểu biết nhất định về cái cung, cái vùng mà đoàn định đi.
PS: quái, cái nút thanks nó đâu rồi ấy nhỉ ?
 
Người lãnh đạo là người " làm dâu trăm họ" vì vậy nên tôn trọng Leader là đúng!
Hi vọng sẽ sớm được tham gia 1 chuyến với các bác.
 
Làm Leader sướng cũng có, khổ cũng có, để topic thật sự trở thành một cẩm nang hữu ích dành cho những bạn chưa, đã, đang và sẽ trở thành những Leader thì mình nghĩ chúng ta nên tách ra thành 4 phần khác nhau, để mọi người cùng bổ sung, tổng hợp, phân tích. Những ý kiến bổ sung hay, đúng sẽ được cập nhật vào luôn, ace xem tạm thời mình chia thành 4 phần thế này có được không ạh:

Phần 1: Những thuận lợi mà Leader có được:
. Có cơ hội thể hiện khả năng, kỹ năng làm leader của mình
. Có cơ hội gặp gỡ, trao đổi, giao lưu với những người chủ chốt nơi đoàn đến
. Được giới phượt biết đến nếu là 1 leader tốt, có uy tín
. Có cơ hội học hỏi, đúc kết kinh nghiệm cũng như nâng cao các kỹ năng nói chung và kỹ năng về công tác chuẩn bị, điều hành, lãnh đạo nói riêng

Phần 2: Những khó khăn mà leader gặp phải:
. Leader là người đứng mũi chịu sào, búa rìu dư luận trong các quan hệ đối nội và đối ngoại: lead kém thì bị thành viên chê, không phục, bị các đối tác, người bán dịch vụ chèn ép, lấn lướt.
. Do chưa có kinh nghiệm làm leader nhóm phượt hoặc chưa công tác ở cấp quản lý trong công việc nên tâm lý chưa vững và kỹ năng leader chưa cao dẫn đến dễ hoang mang, phân vân trước quá nhiều ý kiến của thành viên, nhất là những thành viên “thâm niên”
. Công tác chuẩn bị về lộ trình, thời gian, chi phí, vật dụng, thời tiết còn hời hợt, chưa đầy đủ có thể dẫn đến bị động, giật gấu vá vai, phát sinh chi phí…
. Việc họp nhóm chưa được chú trọng, công tác phổ biến lộ trình, nội qui chuyến đi chưa được chú trọng, việc quán triệt tuân thủ kỷ luật đoàn, kỷ luật di chuyển bằng xe gắn máy, di chuyển nơi rừng rậm, sông hồ...cũng chưa nghiêm túc, việc này có thể làm vỡ chương trình, thành viên tự tung tực tác, thiếu đoàn kết hoặc nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến mất kiểm soát hoặc tai nạn đáng tiếc.
. Đối với đoàn lớn không chia tách nhóm, bầu chọn trưởng/ phó nhóm do đó không thể kiểm soát và theo sát tình hình của đoàn.
. Không chịu đọc, tìm hiểu, tham khảo kỹ những kinh nghiệm và chắt lọc thông tin của những nhóm đi trước.
. Không chịu đọc, học hỏi và nắm chắc những kỹ năng căn bản về lều trại, dã ngoại, nút dây…
. Không dự trù và lên phương án xử ký tình huống khẩn cấp, tình huống phát sinh.
. Nôn nóng, bộp chộp hoặc thiếu kinh nghiệm dẫn đến xử lý tình huống kém.
. Ngoại trừ những người có ý đồ hoặc mưu cầu lợi ích cá nhân thì hầu hết leader đều là những người có tâm, phải bỏ công sức, thời gian, vật chất của cá nhân để lo cho sự an nguy của đoàn, lo cho sự thành công của chuyến đi, thế nhưng, có những thành viên không biết, không hiểu hoặc cố tình không hiểu để hoạch họe, làm khó leader, chỉ muốn theo ý kiến cá nhân của mình.

Phần 3: Công tác chuẩn bị/giải pháp/cách xử lý tình huống của Leader:
Công tác chuẩn bị:
. Chuẩn bị tâm lý và coi việc đứng mũi chịu sào, búa rìu dư luận, bỏ công bỏ của là chuyện bình thường của một leader.
. Nhẫn nại nhưng nhanh chóng và dứt khoát khi trao đổi với người bán dịch vụ để có giá và chất lượng dịch vụ tốt nhất.
. Có khả năng phân tích, tổng hợp thông tin để đưa ra quyết định cuối cùng dù có hàng chục ý kiến khác nhau của thành viên.
. Sau khi nghiên cứu, tổng hợp mọi thông tin và lên lịch trình phải lên công tác chuẩn bị, kiểm tra kỹ lưỡng vế chất lượng các dịch vụ và ghi ra giấy thật đầy đủ và chi tiết, có deadline để thực hiện:
. Lộ trình, thời gian, chi phí…của chuyến đi
. Các vật dụng chung cần thiết cần trang bị
. Dự trù số lượng thành viên
. Dự trù ngày deadline đăng ký, đóng tiền
. Dự trù ngày post thông tin tìm bạn đồng hành
. Dự trù các khoản phát sinh/ thay đổi về lộ trình, thời gian, chi phí
. Dự trù thời tiết
. Dự trù và lên phương án giải quyết các tình huống phát sinh
. Dự trù các thông tin, câu hỏi mà thành viên sẽ hỏi liên quan đến chuyến đi
. Lưu vào điện thoại các số điện thoại cần thiết và khẩn cấp tại những điểm đến và trên đường phượt như CA, cấp cứu.
Họp đoàn:
. Công bố danh sách chính thức, số điện thoại của từng thành viên
. Phổ biến lại lộ trình, thời gian một cách chi tiết, đầy đủ
. Phổ biến những yêu cầu bắt buộc về vật dụng cá nhân phải mang theo nhằm đảm bảo an toàn cho thành viên và cho đoàn.
. Phân công, phân chia công việc, phụ trách cho các thành viên hoặc trưởng nhóm nếu là đoàn lớn
. Phổ biến các qui định chung, giải thích và yêu cầu thành viên phải nghiêm túc chấp hành các qui định này đặc biệt là kỷ luật đoàn về di chuyển bằng xe gắn máy, tốc độ, chốt đoàn, dẫn đoàn, ám hiệu, các qui định an toàn khi phượt trong rừng núi, tắm sông hồ… vì mục đích an toàn, đi đến nơi về đến chốn của cả đoàn.
. Công khai chi tiết chi phí
. Đưa ra các kinh nghiệm của các nhóm trước đã đi để thành viên nắm rõ cũng như chuẩn bị tư trang hành lý phù hợp
. Nắm bắt và nhận diện những thành viên có thâm niên nhiều kinh nghiệm để có thể nhờ họ tư vấn hỗ trợ thêm sau này.
. Nắm bắt và nhận diện những thành viên hoàn toàn mới để hướng dẫn, theo dõi và kiểm soát những thành viên đó trong suốt quá trình chuyến đi.
Trên đường phượt:
. Luôn theo sát mọi hoạt động và diễn biến tâm lý cũng như tính cách của từng thành viên để có hướng giao tiếp và xử lý phù hợp.
. Nếu có dấu hiệu hoặc đã có thành viên không tuân thủ qui định hay kỷ luật đoàn thì tùy tình hình cụ thể hoặc mức độ nặng nhẹ mà phải xử lý, chấn chỉnh tại chỗ, hoặc trao đổi riêng. Việc xử lý đòi hỏi sự khéo léo và cương quyết và công tâm của leader
. Chú ý và khuyến khích những thành viên có óc hài hước phát huy để chuyến đi vui vẻ và đoàn kết hơn.
. Nên có những trò chơi tập thể nho nhỏ để thành viên gắn kết với nhau hơn.
. Bia rượu cũng là một chất xúc tác để thành viên chia sẻ, đến với nhau, nhưng nó cũng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ nếu quá chén, cho nên phải được đảm bảo kiểm soát thật tốt (tất nhiên là trong buổi tối cắm trại hoặc ăn uống cùng nhau thôi, chứ còn ban ngày thì cấm triệt để hoặc hạn chế tối đa tùy theo tính chất và tình hình và thời điểm đó)
. Khi gặp sự cố, tình huống phát sinh ngoài dự kiến thì phải luôn bình tĩnh, nắm bắt tình hình, tổng hợp những ý kiến của các thành viên, sau đó đưa ra quyết định.
. Phải luôn nắm rõ tình hình thu chi để khi có chi phí phát sinh mà quyết định có thực hiện hay không.
. Luôn thủ sẵn bút và cuốn sổ tay nhỏ để ghi chép lại lộ trình, những cái được, chưa được, những kinh nghiệm, mẹo vặt, tình huống, xử lý... trong suốt chuyến đi.
Sau khi kết thúc chuyến đi:
. Tổ chức họp nhóm để share hình, công bố thu chi chi tiết, thiếu đủ.
. Đưa ra những cái được và chưa được để thành viên cũng như bản thân rút kinh nghiệm
. Công khai chi tiết thu chi của chuyến đi lên web để thành viên vắng mặt cũng như mọi người có thể xem, nâng cao uy tín cá nhân.

Phần 4: Những tình huống thực tế và cách xử lý của Leader:
 
Last edited:
Những tiêu chí này không khác gì người làm thuê nhỉ!!! Chỉ khác mỗi cái là không được lĩnh lương.

Giỏi nhiều thứ thế này thì chỉ có là culi thôi, không làm sếp được. :D Khổ ráng chịu!
 
- Biết lên cung, phân bố thời gian, chia quãng đường hợp lý nhất
- Thông thạo đường, nắm rõ các điểm đi phía trước, biết bẻ cung khi cháy lịch trình
- Có tiếng nói trong đoàn, cương quyết, ko chiều thành viên
- Luôn nắm chắc tình hình trong đoàn, tại các ngã rẽ tập hợp đủ đoàn mới di chuyển tiếp
- Có sẵn kế hoạch ăn ngủ nghỉ hợp lý cho thành viên
- Phổ biển cho các thành viên trong đoàn lịch trình trong ngày, các điểm dừng nghỉ chân, ăn trưa, ăn tối
- Tính toán các vị trí đổ xăng hợp lý
- [Ngoài lề] Biết uống rượu lên các đồn biên phòng thằng Lead toàn bị ưu tiên mời nhiều nhất, đau thương lắm các bác ạ

Có những cung bọn em chạy 5 xe với nhau, chả cần ông Leader nào... chỉ cần 1 kỷ luật chung. Lý do mỗi người đều có ý thức đi quá chuẩn rồi...
Còn 1 ông mà biết hết những cái gạch đầu dòng kia thì mệt quá... thà đi phượt 1 mình chư đi với đoàn làm gì cho khổ

Leader quan trọng nhất là có kiến thức đủ xài, quyết đoán, biết trong đoàn mình ai mạnh cái gì và khi cần phải biết nói to. Hết!

Quyết đoán là bảo dừng là dừng, đi là đi. Tối ngủ ở đây là ngủ, ăn ở đây là ăn

Ông kia giỏi đường, cho nắm cung. Bà kia cẩn thận cho cầm tiền. Bạn kia mệt, cả đoàn nghỉ tí. Lúc đoàn lắm mồm thì hét lên 1 tiếng bảo nói ít thôi anh cầm tiền về xuôi giờ!!!

Nhìn chung các bạn đi Phượt với mình đi, mình leader miễn chê mặc dù không làm gì cả. Giao hết việc cho mọi người làm rồi... mình chỉ đi pha trò cười thôi .
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,574
Bài viết
1,153,763
Members
190,132
Latest member
thetkenoithat
Back
Top