What's new

[Lịch sử] Kể chuyện Thăng Long - Hà Nội

Năm nay, 2010, Một nghìn năm cái tên Thăng Long. Một nghìn năm từ Thăng Long đến Hà Nội.

Người ta nói quá nhiều, và tôi cũng đã dự định viết topic này từ lâu, nhưng giờ mới bắt tay vào thực hiện, như là một phần chia sẻ của mình với nơi tôi đã sinh ra và lớn lên.

Tôi không định cắt dán các bài viết dài dằng dặc trên khắp các báo, trên mạng, mà viết những gì tôi biết, tôi hiểu về mảnh đất này. Nếu ai muốn chia sẻ cùng tôi, xin hãy cũng như vậy.

Topic này có thể sẽ rất khô khan, cũng có thể sẽ rất thú vị, tuỳ theo cách nhìn của mỗi người.
 
Last edited:
Khối nhà nhìn ngang từ tượng Paul Bert

37188947.jpg

Không biết vì lý do gì sau đó người Pháp lại đập nó đi, và xây một khối nhà mới vào chỗ đó. Năm nào thì cũng không tìm hiểu được.

Khối nhà mới xây như sau, và quang cảnh nhìn từ tượng Paul Bert sang lại thay đổi

37188952.jpg


37188955.jpg
 
Last edited:
Chưa hết, sau đó người ta lại xây thêm vào đầu khối nhà mới một phần nữa, kéo nó dài thêm về phía hồ Gươm.

37188961.jpg



Và kết quả cuối cùng của khối nhà Bưu điện bên cạnh vườn hoa là đây, nằm sát phố Lê Thạch, kéo ra đến sát mặt đường Đinh Tiên Hoàng.

37188965.jpg

Phù, mãi mới lý giải được vì sao các bức ảnh cũ của Pháp chụp tại cùng vị trí lại khác nhau, và khác bây giờ đến thế.
 
Last edited:
Toà nhà chính giữa của Bưu điện được xây đúng trên toà điện của chùa Báo Ân xưa

37152289.jpg


Từ bên kia hồ Gươm nhìn sang, Tháp Rùa với hai toà nhà của Bưu điện đằng sau...

37152377.jpg


Và hiện tại, với cùng góc chụp, thay vào toà nhà hai tầng của Pháp xưa là một toà nhà to tướng phong cách kiến trúc Xô-viết

37152379.jpg
 
Last edited:
Kho bạc

Quanh vườn hoa Paul Bert, từ những năm 1887 đã xây dựng bốn công trình quan trọng: Toà Đốc lý, nhà Bưu điện, Kho bạc, Dinh Thống sứ. Dinh Thống sứ sau này được xây dựng lại hoàn toàn, dinh cũ không có ảnh nào chụp lại.

Kho bạc lúc đầu là một khối nhà có kiến trúc tương tự toà Đốc lý, sau đó thêm toà nữa phong cách mới hơn. Ngày nay hai toà nhà đó vẫn còn, trên mặt phố Lê Lai.

Ảnh chụp Kho bạc thời Pháp

37167122.jpg

Và hai toà nhà đó ngày nay

37235254.jpg
 
Last edited:
Nhà kèn

Vườn hoa Paul Bert xưa chính là vườn hoa Lý Thái Tổ ngày nay. Đầu vườn hoa phía gần Bờ Hồ đầu tiên dựng tượng Nữ thần Tự do, sau đổi thành tượng Paul Bert.

Ở đầu kia có một cái đình bát giác để nghỉ chân. Cuối tuần đội nhạc người Pháp ra đó chơi nhạc, thổi kèn, nên dân chúng gọi là Nhà kèn. Cái Nhà kèn đó vẫn còn đến nay, chỉ thay đổi một ít ở diềm mái.

Tôi nhớ khoảng những năm của thập kỷ 1980, người ta còn quây lưới quanh toà đình bát giác này, bên trong thả chim công.

Nhà kèn thời Pháp, nhìn sang phía Kho bạc.

37206884.jpg

Và ngày nay

37235258.jpg
 
Last edited:
Nhà thương Đồn thuỷ

Khu Nhượng địa trước kia là nơi đóng quân của quân đội Pháp. Sau khi quân Pháp chuyển vào trong thành cổ, họ xây dựng khu nhượng địa thành bệnh viện. Bệnh viện này chủ yếu phục vụ quân đội, và quan chức Pháp.

Bệnh viện này vì đặt trên khu Đồn Thuỷ, nên người dân gọi là Nhà thương Đồn Thuỷ. Sau này mang tên Bệnh viện Lanessan, là tên của Toàn Quyền Đông dương. Đây là bệnh viện chuyên nghiệp tân tiến đầu tiên ở Hà Nội, nay được chia thành Bệnh viện Hữu NghịViện Quân Y 108.

37206920.jpg

Nhà thương Đồn Thuỷ được xây dựng gồm những khối nhà song song cách nhau, vì quan niệm các phòng bệnh phải tách biệt hẳn nhau. Đến nay, chỉ còn 1 - 2 khối nhà như thế này nằm trong Viện 108, các nhà khác đã phá và thay bởi nhà mới hết rồi.

37206925.jpg

Không dễ để tìm thấy toà nhà còn lại của bệnh viện Lanessan xưa

37243550.jpg
 
Last edited:
Hà Nội 1890

Bản đồ Hà Nội năm 1890

37264786.jpg


Năm 1890, người Pháp đã mở con đường lớn thẳng từ khu Đồn Thuỷ sang phía con đường Thiên lý đi phía Nam từ cửa thành cổ, mang tên là Gambetta (nay là phố Trần Hưng Đạo). Họ dự tính con đường này còn tiếp tục thẳng sang đến phía Văn Miếu. Tuy nhiên sau này Ga Hà Nội đã nằm chắn lại dự án này.

Phía Tây thành cổ, người Pháp lấy một phần đất rộng của làng Ngọc Hà (còn gọi là Hoàng Hoa) để bắt đầu xây vườn Bách Thảo, sau này sẽ đưa thú vào thành vườn Bách Thú.
 
Last edited:
Trên con đường Gambetta, Pháp lấy một khu đất rộng lập Trường đua ngựa (sau này mới chuyển về Quần ngựa). Những hội chợ vui chơi cũng được tổ chức tại Trường đua. Về sau nơi đó dựng khu Đấu Xảo, tức là nơi triển lãm các sản phẩm. Nay chính là Cung văn hoá Lao động (cung Việt Xô).

Cũng trên con đường đó, họ xây dựng Nha Cảnh sát (Commisarial de Police). Người Việt gọi ngắn là sở Com-mít, rồi Việt hoá thành Sở Cẩm!
(Tương tự là Thuế vụ - Douane được phiên âm và Việt hoá thành Sở Đoan)


Sở Cẩm ngày xưa

37206891.jpg

Và Công an Thành phố Hà Nội ngày nay, ở cùng chỗ đó

37206896.jpg
 
Last edited:
Toà án

Người Pháp thành lập Toà án cho Bắc kỳ và Trung kỳ ngay từ năm 1884, sau khi chiếm xong Hà Nội, gọi là Toà Thượng thẩm Hà Nội. Triều đình Huế chỉ được xử các vụ án giữa người Việt với nhau, còn có liên quan đến Pháp là phải đem ra Hà Nội xử tại toà Thượng thẩm này. Toà này có lúc bị bãi bỏ một thời gian, rồi lại tái lập.

Toà Thượng thẩm thời ban đầu đặt tại phố Hàng Tre, nên người dân gọi là Toà án Hàng Tre. Về sau này xây Cung Công lý (tức là khối nhà Toà án Tối cao hiện nay) thì mới chuyển về đó.


Toà án Hàng Tre xưa (đã được xây lại, không phải từ những năm 1884)

37206897.jpg
 
Last edited:
Sở Đoan

Nắm giữ Quân sự, Toà án rồi, phải nắm giữ Thuế quan. Người Pháp đặt ra Sở Thuế vụ, (Douane), mà người Việt gọi là Sở Đoan.

Nói đến Sở Đoan, lại liên tưởng ngay đến nhân vật bà Phó Đoan, vốn đã từng có ông chồng làm ở sở Đoan này.

Sở Đoan - cũng như một số toà nhà khác của Pháp - được xây lên rồi lại xây lại chứ không phải chỉ một lần. Toà nhà này khá đồ sộ, nằm ngay gần bờ sông để tiện việc đánh thuế, thu thuế. Ngày nay toà nhà này thành Bảo tàng Cách mạng.

Khối nhà Sở Đoan xưa nay thành Bảo tàng

Mặt quay ra bờ sông

37206909.jpg

Và phía trong khối nhà

37263700.jpg
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,656
Bài viết
1,154,558
Members
190,156
Latest member
phathaioqan1
Back
Top