What's new

Lính thời bình: Những ngày tháng dịch xê

Bạn cũng làm tôi giống bác Thiên Bảo ...nhớ lại những năm tháng đi lính của mình ... nhưng hồi đó không có máy hình để ghi lại những kỉ niệm .Cuối năm 1978 trước khi đi Kam mấy thằng trong tiểu đội rủ nhau trốn ra sở thú chụp tấm hình làm kỉ niệm ( hồi đó chỉ có hình trắng đen ) lúc đó tụi tôi ở trung đoàn Gia định .




IMG_0545 của tuan_coi, trên Flickr



Và hồi qua Kampuchia lúc đang đóng quân ở Xiêm rep thì may mắn gặp thằng phóng viên chiến trường người Tây chụp cho mấy tấm polaroid lúc đang đi tuần ở Angko .

Những năm tháng đi lính biết bao kỉ niệm vui buồn ... giữa cái sống chết ... nhưng cũng thật đáng nhớ !!!






IMG_0543 của tuan_coi, trên Flickr





IMG_0535 của tuan_coi, trên Flickr
 
Bạn cũng làm tôi giống bác Thiên Bảo ...nhớ lại những năm tháng đi lính của mình ... nhưng hồi đó không có máy hình để ghi lại những kỉ niệm .Cuối năm 1978 trước khi đi Kam mấy thằng trong tiểu đội rủ nhau trốn ra sở thú chụp tấm hình làm kỉ niệm ( hồi đó chỉ có hình trắng đen ) lúc đó tụi tôi ở trung đoàn Gia định .




IMG_0545 của tuan_coi, trên Flickr



Và hồi qua Kampuchia lúc đang đóng quân ở Xiêm rep thì may mắn gặp thằng phóng viên chiến trường người Tây chụp cho mấy tấm polaroid lúc đang đi tuần ở Angko .

Những năm tháng đi lính biết bao kỉ niệm vui buồn ... giữa cái sống chết ... nhưng cũng thật đáng nhớ !!!






IMG_0543 của tuan_coi, trên Flickr





IMG_0535 của tuan_coi, trên Flickr
Chào anh ! nhìn lại xúc động thật anh ơi !chúng mình vào cuộc chiến không suy nghĩ gì, một thời hoa lửa ! 4 năm quá ngắn trong cuộc đời ,nhưng nó theo ta mãi, bao kỹ niệm vui buồn, giờ trên đường đời ai còn ai mất !!!! có bạn tôi ra đi mãi mãi tuổi 20, nhớ lắm ĐỒNG HƯƠNG ơi !!!!
 
Lính con cháu chào lính cha chú!


Chào các bạn ! cám ơn những hình ảnh về cuộc sống sinh hoạt và rèn luyện của các chiến sỉ ta ngày nay,nhìn các bạn trong hình mà biết bao kỷ niệm ùa về trong tôi ,những năm tháng 1980 -1984 không thể nào quên trong cuộc đời , chiến tranh giải phóng và giúp đỡ nước bạn Cambodia thoát họa diệt chủng, những lần hành quân truy kích Pốt ở biên giới Thailand, nhìn các bạn tôi nhớ lắm,cái nắng cái khát cháy cổ của mùa khô Cambodia ! những lần ào đến giếng nước khi uống xong,nhìn lại có nhiều xương người dưới giếng ! nhớ lắm những hũ nước mắm "Quân khu 7 " ( nước muối cô đặc pha với nước màu ), miếng thịt heo ướp muối hột dai như miếng cao su,cuộc đời lính có ai bảo là sướng đâu,dù thời chiến hay thời bình,phải vững vàng tay súng ,thấy các bạn hăng hái luyện tập thích thật,những đêm gác trong chiến hào ngập nước, bảo đảm lính không "LÁC " không phải là lính cho nên người ta gọi là Lính lác là đúng HA>>HA ! vài hàng tâm sự cùng các bạn những "ĐỒNG ĐỘI "của tôi !
 
Lính thời bình: Ngu sĩ


Lính chết khi đang làm nhiệm vụ gọi là liệt sĩ. Lính chết khi đang tại ngũ gọi là tử sĩ. Tuy nhiên tử sĩ lại hay được hiểu là chết bệnh, chết do tai nạn... điều này không đồng nghĩa với cái chết do làm việc phi pháp. Còn một dạng nữa đó là "ngu sĩ". Đây là tiếng lóng để chỉ những cái chết lãng xẹt, chả đâu vào đâu... tạm hiểu là ngu thì chết. Tuy nhiên dù hiểu hay nghĩ thế nào đi nữa thì những cuộc đời trẻ trung yêu đời ấy không đáng ra đi một chút nào.

Lính vệ binh đi gác đạn là dễ chết nhất. Lính gác đạn có hai nhiệm vụ chính: báo bia và gác đạn. Gác đạn hiểu là không cho người và vật đi vào vùng bắn đạn thật. Điều này không dễ với một trường bắn lớn như TBI và lúc nào người dân cũng sẵn sàng lao vào mót phế liệu dẫu gác rất gắt gao. Không năm nào là không có vụ tai nạn khi đi mót đạn như vậy. Có vụ bắn tên lửa phòng không, đầu đạn nổ không hết. Lính tới hủy đạn chỉ kịp nghe tiếng uỳnh, đến nơi đã thấy máu me, bộ phận be bét, tan nát văng lung tung hết. Những mùa gác đạn trong hầm anh em lại kể nhau nghe vụ a trưởng năm trước đi lệch tầm quy định ăn trọn một viên 12 ly 7 vào bụng. Thứ xuyên phá ấy gây một lỗ to bằng bát con ngay rốn. Mọi thứ ộc hết ra, a trưởng chết ngay vũng máu đỏ rực cả mảng mua. Và dù có đến hai ba vòng gác chốt chặn thì ngay bên này núi dưới chân hầm gác, những người dân luôn sẵn sàng lao lên để đào đạn. Đạn lạc và vọt tầm như vậy vẫn phải gác 24/24.

Đại đội 5 có một quê mập tròn, tăng hơn 10 kg hồi tân binh, mặc dù ăn toàn thịt 9 chỉ với cá 9 - 10 con/ 1kg. Hắn đi làm hào vớ được một viên M79 chưa nổ. Hí ha hí hửng dấu vào balo để hôm nào làm vòng, làm nhẫn. Hôm ý duyệt binh, đang ở sân trung đoàn nghe thấy đoàng, tất cả chỉ nghĩ bắn ở thao trường. Về tiểu đoàn mới biết viên đạn của quê kia đã nổ. Nó đã xoay đủ vòng sau bao năm nằm im trong đất. Phúc tổ là quanh phòng không có ai. Nhìn hiện trường mới ghê. Cái balo và chăn bị xé toang trắng bông, cái chiếu nát bét. Miếng gỗ giường phía trên cắm đầy những miểng đạn. Ngay sau đó quê kia bị thuyên chuyển đơn vị. Có cán bộ rụng sao nhưng đã không làm to lên.

Những vụ tai nạn trong bắn ném không phải không có. Không dễ mường tượng khi bạn lên bệ bắn ném luôn có một cán bộ đi kèm với khẩu k54 bên hông phòng bất chắc khi quay súng. Có nhiều quê đã tè trên bệ. Đó là chuyện bình thường, nổ ngay tại bệ, rơi đạn, lựu đạn mới là tai hại. Lần đó đi bắn tiến công cấp C, một quê ngồi gần khẩu DKZ. Khẩu pháo vừa nhả đạn, quê ấy làm luôn một băng AK. Trung đội trưởng lao tới thấy cu chàng tái mét mặt ngồi im dưới hố. Ăn một cái bạt tai vẫn chưa hoàn hồn. May mà không quay ngay khẩu súng. Trong chiến tranh thật đôi khi một cú giật mình cũng đủ giết chết một con người. Khi cầm khẩu súng đã lên đạn, chỉ có bạn mới biết bạn sẽ giết ai.

Một chuyện lưu truyền trong đơn vị về một anh chàng cướp súng, lựu đan. Đơn vị tiến hành vây bắt sau khi thuyết phục không được. Anh ta cố thủ dưới chân cầu bắn ra, may là chưa có thương vong lớn. Cuối cùng sau một ngày thử bắt sống không được. Ném đạn khói ném vào tưởng anh ta chịu hàng, tiến vào thì một loạt đạn bắn ra làm hai bị thương. Cáng thương binh ra đến nơi thì nghe tiếng nổ lưu đạn. Anh ta tự sát. Quân y đơn vị khám nghiệm ghi hồ sơ anh ta bị điên.

Hồi xong tân binh ở trung đoàn bạn xảy ra vụ đào ngũ sau đó tìm thấy xác trên sông. Thấy bảo hai cái xác đã bị cắt tai. Có tin đồn hai chú này băng vào vườn dân, tưởng là ăn trộm bị táng cho vài nhát cuốc rồi vứt xuống sông. Đơn vị và gia đình không làm to chuyện thêm nữa.

Chết bệnh cũng có. Hồi mới vào tưởng mình là yếu nhất, thế rồi mới thấy có kẻ còn tệ hơn mình. Mùa đông năm đầu tiên chứng kiến anh chàng trung đội bên cạnh lưng còng xuống khi đi lại. Hỏi mới biết bị thấp khớp nặng. Hỏi sao vẫn đi. Trả lời địa phương duyệt có biết đâu. Chả biết anh ta có giả vờ không, nhưng những việc nặng nhọc không đến tay. Huấn luyện cũng nhẹ nhàng hơn, cả phần nghĩa vụ sau này chỉ gắn với tay bay tay vữa. Quê gần nhà hắn nói: "Nó về quê phi Mink chợ lợn ầm ầm."
Sang năm thứ hai khi đã thành lính cũ thì tiểu đoàn lính mới kế bên có vụ chết bệnh. Chú em này thấy bảo bị loét dạ dày. Ra đi sau một đêm đau nặng. Có thể bạn thắc mắc sao không đưa lên tuyến trên. Thật khó trả lời. Có lẽ phải bắt đầu từ tuyển quân tại địa phương.

Kho đạn sư đoàn hồi chưa chuyển đi diện tích rất lớn. Gác nhiều vọng, mùa đông lạnh đem cả chăn lên cho ấm. Lạnh không thể ngủ được.Vậy mà đêm đó, một chú mang rượu lên vọng uống khi thay gác. Qúa giữa đêm trung đội trưởng đi kiểm gác đã thấy cứng đờ rồi. Mùi rượu vẫn sực cái chăn quấn quanh người.

Tháng 10, hai thủ trưởng yên giấc. Những đồng đội ra đi trong cơn cuồng nộ tố bão miền Trung. Lại thêm một quê nữa ở Trường Sa. Những nỗi cô đơn qua đời không cần những lời ca tụng.

Chuyện lưu truyền trong đơn vị về những ngu sĩ là những khoảng lặng mỗi khi lính cũ kể cho lính mới nghe. Lời dặn dò nhiều nhất là đừng để thương vong không đáng trong những tháng ngày nghĩa vụ. Giữ cái gáo cho lành chứ đừng ngơ ngáo lúc ra quân.

Chỉ mong đến một lúc nào đó sinh tử không phải để đem ra so sánh giá trị của cuộc đời. Dù bị nhét cả súng, nhét gươm vào tay mình và bị thúc giục chém giết.
Chúng ta chỉ cần những tình yêu.

Tân bình lính kể chuyện


522188_434090496620694_1669138134_n.jpg


"Trời nhỏ giọt
cho những linh hồn chết trận
Những bàn thờ vong
mộ phần
hay tượng đài có đủ
Đưa anh về
hết kiếp
vô danh"


PQT
(Hai cho tháng 4 ngày mưa)
Ảnh: "“Liệt sĩ vô danh - Hoa sao lấp lánh”
Link: https://peuplier.wordpress.com/2010/12/08/vo-danh/

530372_434939086535835_199955342_n.jpg


CHẾT VÌ ĐI "LÀM KINH TẾ"


Da đen xạm, đanh lại, khuôn mặt góc cạnh, trông già hơn tuổi.
Và đôi khi có thể nằm lại đảo bởi những lý do như "đuối nước - khi ra cứu phương tiện khí tài, độ mặn cao, sóng biển, ngã tàu, không biết bơi...", chứ không phải lúc nào cũng "người nhái, bắn tỉa... ăn đạn các kiểu" đâu nhé.
Nhiều người nghĩ "chúng nó ra ngoài đó làm kinh tế, có gì mà lo", vâng làm đến "10 năm chưa được về đón tết", "cưới vợ không có mặt, vợ phải lên đơn vị cưới", "bố mẹ mất không được về chịu tang", "con không biết, nhớ mặt bố"... vâng đó là về riêng tư.
Còn công việc "làm kinh tế" gian khổ không nói, chết không nói, chỉ nói về những giờ đi gác, dõi bóng tàu "lạ" vờn trước mặt, rồi ra đuổi chúng, va chạm, ngã nước... đến lúc gác còn phải buộc tay chân vào đồ hộp (đã ăn hết buộc vào nhau để làm dây báo động). Chẳng may có gục xuống vì bắn tỉa, người nhái hay đột kích, cũng báo cho đồng đội biết mà dậy giữ nhà.
Vậy mà còn được vinh danh là "HÈN".
Vâng, chết vì đi "làm kinh tế" là vậy đấy.


PQT
Tổng hợp và chia sẻ.

"Hình ảnh cảm động ở đảo Cô Lin: khi chân vịt của xuồng máy đưa đoàn công tác trở về tàu bị mắc kẹt vào san hô, một người lính đảo đã không chần chừ lặn xuống biển để gỡ"
Ảnh bài "Lính Trường Sa hôm nay" - TIẾN THÀNH
Link: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/489495/Linh-Truong-Sa-hom-nay.html

P/S: "Các vụ nổ súng lẻ tẻ làm chết hay bị thương dăm ba thủy thủ hay dân chài là chuyện vẫn thường xuyên xảy ra quanh Trường Sa nhưng lại chẳng được coi là quan trọng để trở thành các dòng tin trên báo chí."
http://yume.vn/hotrungnghia/article...ng-quoc-tren-quan-dao-truong-sa.35CE9820.html
 
539624_407498619279882_1723887233_n.jpg



Quê


Tôi đứng đây thật gần quê ạ

Bạn nằm đó đã đủ những vành khăn

Gửi lại yêu thương mong manh cũng thật gần

Nằm lại đó mà hồn neo đất mẹ



Bạn tôi đó người đi cùng năm cũ

Tôi đã về bạn vẫn gác khơi xa

Đêm đảo vắng muối nồng trong cánh mũi

Biên thùy vẫn rộn những bài ca



Bạn ơi nằm lại với san hô

Với tán bàng vuông, cây phong ba trên trảng cát

Mắt trừng đã khép trái tim còn nóng rực

Cuộc đời vỏn vẹn hai chữ hy sinh



Tôi lại một lần đứng cạnh bên anh

Mẹ ra đây với mình, có thể là lần cuối

Định xin anh về nằm nơi quê nội

Lại thôi mẹ bảo: "Tội nó, xa đơn vị lại buồn"



Cầu tàu sóng nuốt gió gầm

Bọt vỡ tung, biển ầm ào bão nổi

Quê có về, tôi gửi cành hoa cuối

Muống biển lan xanh, nơi quê đứng ngày xưa!



PQT



Quê: là từ mà cánh lính hay xưng hô với nhau trong giao tiếp.


Phần mộ Hạ sĩ Đỗ Khánh Hưng sinh năm 1980 quê ở huyện Gia Lộc (Hải Dương) đã ngã xuống ngày 16-1-2005 khi mới 25 tuổi đời.

Ảnh từ Blog Maithanhhai.​


556069_407462482616829_1614965448_n.jpg


Đêm Trường Sa bên bạn



Biển vỗ về nỗi nhớ

Quê về cho mình gửi cành bàng vuông trĩu quả

Sắp đủ năm cho hai từ nghĩa vụ

Bịn rịn bạn ở lại với những trăng sao



Bốn mùa biển nào có bình yên

Những cái tết xa nhà, những chiều về nhớ mẹ

Môi mặn chát biển xanh và mùi nỗi nhớ

Những đêm trăng nhỏ nhắn mà sáng rực biển đêm



Tình yêu màu gì quê nhỉ?

Có lẽ là màu biển đêm những giờ gió giật

Những ngày chạy đua con nắng, níu cát ven bờ

Bạn à, tình yêu chỉ có trong thơ



Ban mai thôi mình sẽ về đất liền

Quê nằm lại đừng buồn còn đồng đội

Thương quê xa mẹ từ thủa nhỏ

Đến chết vẫn là mốc giới biên cương



Còn ba tiếng nữa thôi không ngủ như bao đêm khác

Bao giờ mình sẽ ra thăm quê nữa đây

Cuộc sống trong kia: đủ đầy hơn, bon chen hơn

Tình yêu không chỉ có trong thơ

Và có lẽ cũng khắc nghiệt hơn quê ạ

Hơn thua sẽ hết khi nằm xuống như quê nói khi xưa



Quê là thằng con trai trầm tính, lỳ như đá tảng

Mà làm thơ có đủ quên buồn

Có những điều viển vông

Có những lời rành mạch

Vẫn phải quên trong ca gác đêm sâu



Lứa tuổi chúng mình đủ lớn để biết

Vẫn còn bé nhỏ

Trước con sóng lớn vọt ngoài kia

Giữa những trưa chang chang

Gang thép còn bị mòn

Da người sạm đen gió cát

Mùi yêu đương biết một chút đã là đàn anh

Tuổi mình gắn với màu xanh

Quê vẫn ví von là màu nỗi nhớ

Những đêm đọc thư tình của một người tưởng tượng

Yêu thương nào hun hút biển nồng say



Mình về rồi đồng đội sẽ chăm quê

Sẽ đọc thư nhà và thơ tình của quê trước mộ

Vong linh gửi đứa con vắn số

Mẹ cha nào cũng xót như cứa đứt lòng đau



Quê đừng buồn cho những chiều trống trải

Đất liền hay Song Tử cũng là quê hương

Cái ngày mới ra và ngày về với mẹ

Chỉ dài như đêm gác với biển xanh



Ngồi bên quê phút cuối

Biển đêm sực mùi mặn muội

Cõi sống ở trong lòng

Tình yêu nào dành cho những người cầm súng

Gửi thân mình

Trong gió cát,

Sóng biển trời và niềm tin bè bạn

Của quê đó

Biển xanh.



PQT


Bài chia sẻ tại đây: http://www.vietnamnet.vn/vn/ban-doc-phap-luat/55681/dem-truong-sa-ben-ban.html

Ảnh và lời bình Nguyễn Viết Thái: "Đến thăm những người đã nằm xuống vì chủ quyền của Tổ quốc, không phải lúc nào cũng có được những nén nhang thơm và bó hoa tươi. Nhưng xin các anh hãy nhận ở chúng tôi lòng cảm phục và biết ơn về sự hy sinh của các anh cho cuộc sống thanh bình của Đất nước."

Link: http://files.myopera.com/vthai/albums/458144/28990142.BMP
 
Last edited:

Ảnh Mai Thanh Hải. Nguồn

538699_424178274278583_971006894_n.jpg


Phần mộ Liệt sĩ Lê Văn Tuấn, hy sinh khi tròn 22 tuổi, tại Trường Sa Lớn

538699_424178280945249_166350351_n.jpg


LIệt sĩ Hoàng Văn Nghĩa, quê Nam Trực, Nam Định ở Trường Sa Lớn .

528711_424178984278512_1374335847_n.jpg


Liệt sĩ Quách Hoàng Lâm, hy sinh khi chưa tròn 22 tuổi ở Trường Sa Đông.

528711_424178994278511_846256814_n.jpg


Liệt sĩ Nguyễn Văn Thi, hy sinh đúng ngày sinh nhật mình ở Trường Sa Đông.

"Liệt sĩ Nguyễn Văn Thi, sinh ngày 15-4-1975, hy sinh ngày 14-4-2001, quê quán: Hoàng Minh, Hoàng Hóa, Thanh Hóa. Chiến sĩ báo vụ Nguyễn Văn Thi hy sinh trong khi bơi ra dòng xoáy, cứu chiếc xuồng của đảo bị đứt dây. Do điều kiện thời tiết khắc nghiệt, đồng đội chỉ biết bất lực nhìn Thi cận kề bên cái chết. Thi hy sinh khi chỉ còn 13 tiếng đồng hồ nữa là tròn 26 tuổi. "
Nguồn

528711_424179000945177_1123602175_n.jpg


Liệt sĩ Vương Viết Mão, quê Diễn Châu, Nghệ An ở Trường Sa Đông.

537790_424179440945133_1089937340_n.jpg


Phần mộ Thượng úy Phạm Văn Thế ở Sơn Ca .

380617_425253007504443_1493705717_n.jpg


Nấm mồ quan trắc viên trẻ tuổi Hoàng Văn Nghĩa trên đảo Trường Sa - Ảnh: L.Đ.Dục
Bài: Tượng đài nào cho người “đo gió" ? - LÊ ĐỨC DỤC - ĐỨC BÌNH

536007_425253870837690_1871558277_n.jpg


Liệt sĩ Nguyễn Văn Hà (1989-2010) ở Nam Yết
Nguồn

535237_432963213400089_576999750_n.jpg


Bia tưởng niệm 4 chiến sĩ đã hy sinh khi xây dựng điểm đảo Tốc Tan B: Liệt sĩ Lâm Sơ Đệ (Tuy Hòa), Trần Kim Ánh (Nha Trang), Trương Văn Vỹ (Thủ Đức) và Trần Ngọc Hiệp (Thủ Đức), cùng hy sinh ngày 27-11-1988. Các chiến sĩ bị sóng cuốn mất xác, chỉ dựng tấm bia để tưởng niệm mà không có mộ"
Nguồn

522074_432916206738123_1622380343_n.jpg


Liệt sĩ Đinh Thanh Bình, SN 18/7/1992, NN 23/2/2011, HS: 19/9/2011. (22/8Tân Mão)
Quê quán: Xuân Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Bình
Trú quán: Đakai, Đức Linh, Bình Thuận
Nguồn
 
Last edited:
Lính thời bình: Mẹ ơi con đã về


1. - Mẹ ơi!
Vừa gọi mẹ, nó vừa thò tay vào kéo cái chốt cổng.
Bỗng con Mốc trong nhà xồ ra sủa ăng ẳng. "Con này phản chủ chắc" - nghĩ vậy nó cứ đẩy cổng bước vào. Con Mốc lùi lại nhưng vẫn sủa dữ. Mẹ trong nhà bước ra, sững lại một lúc mới thốt lên:
- Con! Về bao giờ mà không báo trước. Mà sao mày đen và gầy thế này hở con?
- Bọn con mới diễn tập về, đứa nào cũng vậy cả. Con béo hơn hồi mới nhập ngũ 2 cân đấy.
- Béo cái gì mà béo. Trông như tị nạn thế này, trên đấy khổ lắm hả? Mà thôi đi vào trong nhà cho mát đã.
- Dạ!
Trong nhà tiếng nói cười rôm rả. Con Mốc không sủa nữa. Nó đang rúc mõm vào đôi giày bộ đội rồi kêu ư ử. Đừng ngộ độc nhé Mốc...


2. Bố ở Nam về lên đơn vị đến lần thứ 2 mới gặp được nó trên bãi bắn. Nói chuyện với cán bộ đại đội một hồi, bố xin cho nó về nhà được 4 buổi. Cũng may đợt bắn đơn vị nó đã xong, chỉ còn gác đạn 1 hôm nữa. Thu dọn qua loa, nhờ mấy đứa cùng tiểu đội mang giùm ba lô về. Nó lên xe máy ôm Út về nhà.
Đi về, gió đông phần phật. Út lạnh, trùm luôn áo rồi nó ôm chặt em. Tai thì vẫn ì ầm tiếng đạn, nhìn bâng quơ bên đường mặt cứ nghệt ra.
- Bố về luôn hả bố?
- Không, mấy hôm nữa mày về đơn vị là bố vào Nam.
- Bố ở nhà đi bố.
Bố im lặng. Nó cũng không nói gì nữa.
Căn nhà vẫn vậy, về lần này có cảm giác như nó đã đi xa lâu lắm. Mẹ không còn hồ hởi như lần đầu về phép. Nhưng vẫn chăm chút nó từng tí một cứ như trên đơn vị thiếu thốn lắm. Bố không nói gì với nó nhiều, hỏi vài câu rồi thôi.
Ngồi ăn cơm mẹ hết nhìn nó rồi nhìn sang bố rồi thở dài. Có vẻ ai cũng muốn nói điều gì đó mà khó cất lên lời.
Con Mốc nằm dưới chân mẹ vẫn nhìn nó cảnh giác. Thò tay định sờ lên đầu con Mốc thì nó gừ gừ đe dọa. Nó bỏ ý định nối lại quan hệ với Mốc.
4 ngày nghỉ qua nhanh chóng. Mẹ nói với nó thật chậm trước khi đi: "Giữ gìn con nhé!"
Nó cười thật to: "Tết con sẽ về, mẹ đừng lo!"
Tới cổng đơn vị,bố cũng chỉ nói với nó mỗi câu: "Nhớ ăn nói đàng hoàng với ban chỉ huy".
Nó dạ ran rồi nhảy phắt qua hào vào đơn vị.
Tết nó về, có lẽ cả nhà sẽ đầy đủ hơn...

3. Đến tối mẹ mới từ trên thành phố về nhà. Không như nó nghĩ, chỉ còn mẹ với Út và nó Tết này. Bố và cô hai vào Nam. Mẹ nói với nó: "Đợt này mẹ tính con đi Hàn Quốc, chú dượng bảo sẽ lo cho đấy". Nó chẳng nói gì, nhìn vào căn nhà sao rộng quá.
Quẩn vào chân nó lúc này là con chó giống hệt con Mốc. Kỳ lạ là lần này về nó không sủa cũng không gừ. Đang định hỏi mẹ thì mẹ đã bảo: "Đó là con Tũn, con của con Mốc. Mốc bị bắt hồi mới cai sữa Tũn. Con Tũn hiền và buồn hơn mẹ nó nhiều."
Tết xong, khi thủ tục cũng tạm hoàn tất, nó thì đang rối tung với mớ chữ Hàn Quốc ngang dọc. Mẹ bảo: "Con đi rồi, còn mẹ và Út. Có lẽ mẹ sẽ gửi Út cho ông bà nội. Mẹ sẽ lên thành phố làm". Nó không nói gì cho đến sáng hôm sau, sau buổi học về. Nó gọi điện cho chú dượng bảo thôi không đi nữa. Ông chú cứ hỏi gặng mãi. Nhưng nó đã quyết định rồi. Nhà có 5 người, nó mà đi nữa là 4 nơi.
Mẹ thì chỉ đồng ý khi mọi người đã đứng về phía nó. Sau khi nó thuyết phục sẽ thi lại ĐH, nếu không đỗ sẽ đi học nghề.
Và nó đã đỗ. Cả nhà nó đã về chung một mối sau bao năm xa nhau dẫu ở tít miền Nam. Sau này còn nhiều chuyện xảy ra nữa. Nhưng nó biết nó đã quyết định đúng.
- Mẹ ơi con đã về. Con không muốn xa gia đình mình nữa!

cvk
 
THĂM CON


Suốt hai năm nghĩa vụ nó cũng như đại đa số tụi quê cùng đơn vị không được may mắn gia đình lên thăm. Mà vui lắm thì được ké cẩm chút tình cảm, vồ vập rồi những câu chuyện sẻ chia từ người may mắn hơn.
Cũng giống như mọi người thôi mong cũng chẳng được mà cũng chẳng trách được, cứ vậy rồi cũng qua hai năm không để gia đình phải lo lắng cho mình nữa.
Tất cả để dồn cho những ngày nghỉ phép thì tha hồ mà ăn cơm mẹ nấu, nói chuyện cả đêm và nhất là ôm mẹ ngủ (lớn rồi mà thế đấy). Nói thì nói thế thôi chứ có những cuộc thăm như thế tên nào chả thèm.
Đơn vị có một đứa gia đình đánh xe lên thăm suốt. Chả biết nó có phải đi nghĩa vụ không nữa, lần nào gia đình lên thăm là nó về nhà hàng tháng, đơn vị thì lúc nào cũng báo trong diện quân số ốm. Bọn tôi trong thâm tâm cũng chẳng thích nó chút nào, tự nhủ "Nếu đứa gia đình kém kinh tế mà "đảo ngũ" như nó chắc "gục" ở huyện rồi." Nhưng thôi, chuyện không vui đừng nhắc đến nữa.
Mỗi lần đơn vị có đứa đón gia đình lên thăm là cả trung đội vui như lễ được tăng cường, ai cũng vui như mình là đứa đó. Ai đi xa mà chả nhớ, bố mẹ phải cố gằng thu xếp mới có thời gian lên thăm con mà.
Gia đình lên thăm thường được cấp chỉ huy sắp xếp nghỉ tại đơn vị, gặp lúc đi dã ngoại không còn ở đơn vị nữa hoặc đang nhiệm vụ thì phải xong mới được gặp. Được nửa ngày là chỉ có ngồi thủ thỉ nói chuyện với bố mẹ thôi.
Hôm trước thằng Vinh bố mẹ đèo nhau từ Hưng Yên lên Bắc Giang thăm nó, đến thì chúng tôi đang giờ huấn luyện. Trưa về Vinh mới được gặp bố mẹ. Bố nó suốt buổi chỉ ngồi cười, chốc chốc lại nắn nắn người nó. Còn mẹ nó thì cứ sụt sịt y như hôm tiễn tân binh, thỉnh thoảng lại chép miệng: "Làm gì mà đen thế này hả con".
Lũ đồng đội tên nào cũng đen như nó, ngồi vây xung quanh thỉnh thoảng lại cười mỗi khi mẹ Vinh cưng nựng nó. Mấy đứa còn trêu Vinh: "Hôm nó đi đốt than, cháy mà chạy không kịp nên mới vậy đấy u ạ". Mọi người lại cười ồ lên.
Thằng Hùng còn bạo miệng: "U ơi, nghe Vinh nói có chị gái với em gái, có gì u với bố gả cho tụi con nhé!". Mẹ Vinh quay qua cười xòa: "Ừ, u để hết cho chúng bay"
"U da" lũ quỷ sứ hô lên như xung phong diệt lô cốt.
Kẻng giờ cơm cả trung đội xếp hàng có cả Vinh nữa, tôi ẩy vai nó:
- Thế mày không lên đại đội ăn cơm với bố mẹ, phần mày tao cắt rồi.
Vinh nheo mắt:
- Chúng mày ăn hết đi, tao vui quá chả thiết ăn nữa.
Vinh được nghỉ nửa buổi huấn luyện ở lại đơn vị với bố mẹ. Chiều về qua cổng thấy cu cậu ngồi tư lự bên vọng gác
- Bố mẹ bảo ra quân lấy vợ cho tao, không cho tao đi đâu nữa.
- Thế thì nhất mày rồi còn gì!
- Nhất gì mà nhất, tao sẽ đi học, ít ra cũng là một nghề, rồi để thỉnh thoảng bố mẹ còn lên thăm tao nữa chứ.
- Ừ. Tôi vỗ vai rồi hai đứa về đơn vị trong cái dáng chiều cuối ngày rực rỡ.
Lớn thế rồi mà vẫn chưa muốn thoát ra khỏi bàn tay bố mẹ...



PQT

P/S:
Post này dành cho các quê, mới qua quê Tư Lệnh Sắt sắp lên tá rồi mà vẫn:
"Được mẹ thăm là hạnh phúc nhất...tôi chưa bao giờ được Pác Thuận àh".
Tặng các quê nhé!




Ảnh "Chị Phạm Thu Hằng, xúc động gặp con trai Trần Vũ Hoàng Anh trên đảo Sinh Tồn Đông"
Bài "Chuyến tàu nối hai bờ nỗi nhớ" - Nguyên Bình


k1b.jpg
 
CON ĐÃ VỀ (*)​


Con đã về
rồi con lại ra đi
Tấm chiếu mỏng
chưa kịp ấm hơi người
Bóng hình đâu còn trên vách
Trong tâm trí mẹ
tròn vẹn
là con

Con đã về
rồi sao lại đi luôn
Tận cùng nỗi đau
con không về cùng mẹ nữa
Chiến tranh kéo giãn tất cả
Nhớ con
tháng ngày lê thê

Con đã về trong một sớm mai
Thằng cu Tí ngày xưa
đòi quà mỗi lần mẹ về chợ
Sống đâu chỉ là thương nhớ
Cả những hoang tưởng
khóc cười

Con đã về đất mẹ
bỏ quên tuổi hai mươi
Người mẹ lớn ôm con
cũng như vòng tay mẹ vậy
Dẫu chỉ còn một mảnh dù cháy
Xác thân hồn vía
nơi đâu

Con đã về, con đã về đâu
Bạn bè người còn, người mất một phần máu thịt
Đã xum họp
riêng con vẫn khuyết
Lối về những nấm mồ
vô danh

Con đã về nơi chiến địa
mồ hoang
Cỏ dẫu xanh trên mộ người trai tráng
Vẫn nhỏ lắm, mãi bé con trong lòng mẹ
Thơ ngây tiếng nấc nghẹn
lạc nhà

Con đã về trong tâm trí hôm xưa
Một giấc mơ bóng con đầy
mà nghẹn chặt không thể ôm
rồi khóc
Ngày ngày bát cơm mẹ xới
phần con - cu Tí
chẳng về ăn

Con đã về
từ khoảng vắng dẫu quên
Anh em mang con ra
từ miền đất đỏ
Dẫu chẳng còn nhận ra cu Tí nữa
Về bên mẹ
về quê hương xứ sở
Ngày còn trong những lời ru.


PQT
30/4/2012



(*) "Con đã về" là tên của bức ảnh trên do tác giả Duy Anh chụp.
Bài: Con đã về...

Bài: Một nửa thế giới của nhiếp ảnh gia Duy Anh
Ca khúc "Hãy Yên Lòng Mẹ Ơi"


P/S:
Không một ai thích chiến tranh! Điều đó không có gì phải tranh cãi!
Nhưng chúng tôi vẫn phải lên đường, cái lẽ có hàng ngàn năm trước...thế thôi!
Mẹ sinh thành, dưỡng dục và là người cuối cùng trong tâm trí của lính trận chúng tôi
Mẹ là bến bờ, dẫu biết có thể con thuyền không bao giờ cập lại!
Họ là mẹ, chị, là em...là tất cả. Họ cầm súng với nụ cười trong veo...
Hoặc đơn giản chỉ là "Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa"
Hoặc đó là hình ảnh kí ức...
Hoặc đó chỉ còn là cái tên trên đá lạnh!
Hoặc đó là linh hồn con...mẹ ơi!!!
Hoặc đó chỉ là nấm mồ vô danh...
Hoặc đó là anh bạn cùng đơn vị con có gửi bức thư mà không về với mẹ được nữa
Chiến tranh đã đi qua như bao cuộc chiến tranh khác, mẹ cứ hỏi bao giờ chấm dứt để thằng Tí về với mẹ. Hãy yên lòng mẹ ạ, con sẽ về một sáng mùa xuân...!

389232_434443763252034_1195483056_n.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
37,458
Bài viết
1,147,499
Members
193,529
Latest member
mysontrips
Back
Top