Ladakh - ghi lại mấy thứ góp nhặt được trong quá trình ủ mưu tính kế tới đây. Để nhớ, để share, để nếu có cơ hội tớ sẽ quay lại mà ko phải bắt đầu từ con số 0 như lần đầu tiên. Ủ mưu từ lâu, mãi rồi cũng có đồng bọn đi cùng dài ngày được. Đồng bọn ừ cái là tớ phấn khích bắt tay, bắt chân, đọc với coi hình Ladakh khắp nơi. Gần tới hôm đi còn chột dạ, xem miết hình vậy, cứ như là đã tới đó rồi thì khéo tới nơi chả còn hứng thú, phấn khích gì nữa. Cơ mà tới rồi mới ngộ ra những tấm hình đã coi, những bức hình đã chụp, đã quay, không bao giờ là đủ...
Tổng thời gian trọn vẹn tớ có ở Ladakh là 13 ngày, chưa tính mấy ngày cho bay đi, bay về.
1. Vé máy bay – chặng bay:
- Tổng tiền vé khứ hồi (vé rẻ và vé gần mức rẻ): gần 500$
- Chặng bay: Hanoi – Bangkok. Bangkok – Kolkata (bay IndiGo). Kolkata – Leh (bay Air India, dừng ở Delhi 1 đêm)
Lúc ủ mưu mua vé cân đo đong đếm sao cho rẻ thì ra chặng bay như vậy. Nhưng nhược điểm là mất thời gian chờ để bay chuyến tiếp. Nên nếu muốn tiết kiệm thời gian mà cũng không mắc hơn là bao thì nên chọn bay: Hanoi/Saigon – Bangkok. Bangkok – Leh ( tất nhiên vẫn dừng ở Delhi, nhưng đỡ tốn thời gian hơn )
Các hãng máy bay đi Ấn mà tớ tham khảo giá vé: JetAirways, Air India, IndiGo, GoAir, Spice Jet. Có vài hãng là hãng giá rẻ, nên cũng hên xui như Việt Nam trong việc delay, hủy chuyến (nổi tiếng có Spice Jet)
So sánh giá vé mấy hãng này tớ dung site này: http://www.yatra.com/fresco/?source=logo
Chặng bay qua lại Leh, lúc checkin kêu cho chỗ ngồi cạnh cửa sổ để nhòm coi mây với núi nha.
Dãy Himalaya nhòm từ cửa sổ máy bay
Từ sân bay về trung tâm Leh: nếu nhà nghỉ, khách sạn có sẵn dịch vụ đó thì kêu luôn. Nếu không có thì cứ ra khỏi sân bay, đầy xe chờ bên ngoài đợi khách, có giá chung luôn rồi.
2. Đổi tiền: ở Hà nội tớ không đổi được tiền Ấn (rupee). Nên qua đó mới đổi. Đổi xíu ở sân bay tiêu vặt thôi còn tới Leh có chi chit chỗ đổi, đỡ mất phí mà tỷ giá cũng giống ở sân bay.
3. Permit: người nước ngoài muốn du lịch Ladakh thì phải xin cái Protect Area Permit. Nếu chỉ tới Leh rồi đi loanh quanh mấy cái tu viện gần gần thì khỏi xin, nhưng chả ai phí hoài tới đây rồi chỉ đi thế nhể. Permit này không xin trước được vì họ cần có bản gốc hộ chiếu. Tới nơi Leh rồi có thể tự xin qua văn phòng quận Leh, qua đại lý du lịch nào đó (chi chit ở Leh) hoặc nhờ chủ nhà trọ xin cho ( hình như cũng phải qua đại lý du lịch ráo cả). Tụi tớ tới nơi, rồi nhờ bác chủ nhà lo vụ permit cho, chỉ cần đưa bác hộ chiếu, ghi lại các điểm sẽ đi với xiền là xong (chả mắc đâu, mắc thì đã nhớ rồi. Chú ý là permit chỉ có giá trị trong 7 ngày, nếu đi hơn 7 ngày thì cần liệu thời gian về lại Leh xin tiếp lần hai rồi đi tiếp, chứ không gặp checkpost mà ko có thì phiền (phiền sao thì tớ không biết. Có permit xong photo độ chục bản dắt túi đi dọc đường gặp điểm check nào thì dừng lại đưa họ bản photo, còn hộ chiếu để họ kiểm tra là xong té đi tiếp.
Xem thêm:
http://devilonwheels.com/protected-area-permit-in-ladakh-for-foreigners/
http://devilonwheels.com/ladakh-inner-line-permits-process-download-form/
Đến Ladakh đúng vào mùa mơ chín . Đâu đâu cũng thấy, đặc biệt ở Turtuk, đi một vòng quanh làng khéo khỏi ăn tối luôn vì no bụng mơ. Bạn chủ nhà đây bẩu cả vùng Ladakh không đâu mơ ngon như ở Turtuk
4. Ngủ nghỉ: mùa du lịch cao điểm ở Ladakh bắt đầu từ tháng 6 tới tháng 8 . Tháng 9, 10 đi được nhưng thời tiết không tốt bằng, hên xui Tất nhiên lời khuyên này cho những bạn đi bằng xe máy. Còn đi tới Leh thuê ô tô đi thì cuối tháng 9 tới giữa tháng 10 lại đẹp vì khi đó chính thu. Đọc loanh quanh thì mọi người đều comment là đi mùa cao điểm thì nên book phòng trước ở những nơi du lịch đông đúc như hồ Pangong, Nubra, Hunder. Nhưng giá book phòng trước trên Agoda hay Booking ở Ladakh coi qua thì không rẻ. Tớ chỉ book trước cho 2 đêm đầu tiên tới Leh, còn đâu đi tới đâu tụi tớ tìm chỗ nghỉ tới đó. Giá rẻ hơn, nhiều lựa chọn hơn, nhất là khi có xe máy đi lòng vòng ngắm cảnh luôn thể.
Trên đường đi tu viện Thiksey
Hai ngày đầu tiên tớ book qua Agoda ở Jamspal Guesthouse, giá okey. Sau mỗi khi quay lại Leh, bọn tớ đều quay lại đây ở vì thấy ở đây dễ thương. Họ có khu vườn rộng, đầy hoa, sân rộng, lại có hai cây táo trĩu quả. Tớ khoái việc sáng trưa chiều hết ngồi gần vườn đọc sách, rồi nắng quá ra ngồi dưới gốc táo đọc tiếp. Lại có em chóa Medi nhòm thấy tớ là như nhòm thấy khúc xương, xoắn xuýt chạy theo, dãi rớt chảy lòng thòng , tất nhiên là do khi đó là tớ đang cầm kẹo trong tay.
Heheh, Medi and Me.
Trước khi đi tớ nghĩ ở đây lạnh lắm, sợ chỗ nghỉ chăn không đủ ấm, nên có mang theo túi ngủ. Nhưng tới nơi thấy không cần thiết, chỗ nghỉ nào cũng đủ chăn, đủ ấm cả. Khỏi mang theo cho nặng người. Cũng là do đi vào tháng 8, chưa phải mùa lạnh, với thêm quen mùa đông ở Việt Nam rồi, nên thấy mùa đông ở Hà Giang còn lạnh hơn gấp vài lần ý.
5. Ăn: vùng này họ ăn chay là chính, tất nhiên ở trung tâm Leh vẫn bán đồ không chay (âu á đủ cả) cho khách du lịch. Nhưng khi tới mấy vùng xa như Turtuk, hồ Pangong, Moriri thì đều ăn chay ráo. Tớ vốn dễ ăn, ăn gì cũng được, lại có thời gian ăn chay tầm nửa năm, nhưng phải thú nhận là không quen nổi đồ chay của họ.
Nên khi nào quay lại đây, kiểu gì cũng phải dắt balo thịt hộp, ruốc với vừng. Ngoài ra nên mang mấy loại bánh kẹo nhiều carbs.
Tổng thời gian trọn vẹn tớ có ở Ladakh là 13 ngày, chưa tính mấy ngày cho bay đi, bay về.
1. Vé máy bay – chặng bay:
- Tổng tiền vé khứ hồi (vé rẻ và vé gần mức rẻ): gần 500$
- Chặng bay: Hanoi – Bangkok. Bangkok – Kolkata (bay IndiGo). Kolkata – Leh (bay Air India, dừng ở Delhi 1 đêm)
Lúc ủ mưu mua vé cân đo đong đếm sao cho rẻ thì ra chặng bay như vậy. Nhưng nhược điểm là mất thời gian chờ để bay chuyến tiếp. Nên nếu muốn tiết kiệm thời gian mà cũng không mắc hơn là bao thì nên chọn bay: Hanoi/Saigon – Bangkok. Bangkok – Leh ( tất nhiên vẫn dừng ở Delhi, nhưng đỡ tốn thời gian hơn )
Các hãng máy bay đi Ấn mà tớ tham khảo giá vé: JetAirways, Air India, IndiGo, GoAir, Spice Jet. Có vài hãng là hãng giá rẻ, nên cũng hên xui như Việt Nam trong việc delay, hủy chuyến (nổi tiếng có Spice Jet)
So sánh giá vé mấy hãng này tớ dung site này: http://www.yatra.com/fresco/?source=logo
Chặng bay qua lại Leh, lúc checkin kêu cho chỗ ngồi cạnh cửa sổ để nhòm coi mây với núi nha.
Dãy Himalaya nhòm từ cửa sổ máy bay
Từ sân bay về trung tâm Leh: nếu nhà nghỉ, khách sạn có sẵn dịch vụ đó thì kêu luôn. Nếu không có thì cứ ra khỏi sân bay, đầy xe chờ bên ngoài đợi khách, có giá chung luôn rồi.
2. Đổi tiền: ở Hà nội tớ không đổi được tiền Ấn (rupee). Nên qua đó mới đổi. Đổi xíu ở sân bay tiêu vặt thôi còn tới Leh có chi chit chỗ đổi, đỡ mất phí mà tỷ giá cũng giống ở sân bay.
3. Permit: người nước ngoài muốn du lịch Ladakh thì phải xin cái Protect Area Permit. Nếu chỉ tới Leh rồi đi loanh quanh mấy cái tu viện gần gần thì khỏi xin, nhưng chả ai phí hoài tới đây rồi chỉ đi thế nhể. Permit này không xin trước được vì họ cần có bản gốc hộ chiếu. Tới nơi Leh rồi có thể tự xin qua văn phòng quận Leh, qua đại lý du lịch nào đó (chi chit ở Leh) hoặc nhờ chủ nhà trọ xin cho ( hình như cũng phải qua đại lý du lịch ráo cả). Tụi tớ tới nơi, rồi nhờ bác chủ nhà lo vụ permit cho, chỉ cần đưa bác hộ chiếu, ghi lại các điểm sẽ đi với xiền là xong (chả mắc đâu, mắc thì đã nhớ rồi. Chú ý là permit chỉ có giá trị trong 7 ngày, nếu đi hơn 7 ngày thì cần liệu thời gian về lại Leh xin tiếp lần hai rồi đi tiếp, chứ không gặp checkpost mà ko có thì phiền (phiền sao thì tớ không biết. Có permit xong photo độ chục bản dắt túi đi dọc đường gặp điểm check nào thì dừng lại đưa họ bản photo, còn hộ chiếu để họ kiểm tra là xong té đi tiếp.
Xem thêm:
http://devilonwheels.com/protected-area-permit-in-ladakh-for-foreigners/
http://devilonwheels.com/ladakh-inner-line-permits-process-download-form/
Đến Ladakh đúng vào mùa mơ chín . Đâu đâu cũng thấy, đặc biệt ở Turtuk, đi một vòng quanh làng khéo khỏi ăn tối luôn vì no bụng mơ. Bạn chủ nhà đây bẩu cả vùng Ladakh không đâu mơ ngon như ở Turtuk
4. Ngủ nghỉ: mùa du lịch cao điểm ở Ladakh bắt đầu từ tháng 6 tới tháng 8 . Tháng 9, 10 đi được nhưng thời tiết không tốt bằng, hên xui Tất nhiên lời khuyên này cho những bạn đi bằng xe máy. Còn đi tới Leh thuê ô tô đi thì cuối tháng 9 tới giữa tháng 10 lại đẹp vì khi đó chính thu. Đọc loanh quanh thì mọi người đều comment là đi mùa cao điểm thì nên book phòng trước ở những nơi du lịch đông đúc như hồ Pangong, Nubra, Hunder. Nhưng giá book phòng trước trên Agoda hay Booking ở Ladakh coi qua thì không rẻ. Tớ chỉ book trước cho 2 đêm đầu tiên tới Leh, còn đâu đi tới đâu tụi tớ tìm chỗ nghỉ tới đó. Giá rẻ hơn, nhiều lựa chọn hơn, nhất là khi có xe máy đi lòng vòng ngắm cảnh luôn thể.
Trên đường đi tu viện Thiksey
Hai ngày đầu tiên tớ book qua Agoda ở Jamspal Guesthouse, giá okey. Sau mỗi khi quay lại Leh, bọn tớ đều quay lại đây ở vì thấy ở đây dễ thương. Họ có khu vườn rộng, đầy hoa, sân rộng, lại có hai cây táo trĩu quả. Tớ khoái việc sáng trưa chiều hết ngồi gần vườn đọc sách, rồi nắng quá ra ngồi dưới gốc táo đọc tiếp. Lại có em chóa Medi nhòm thấy tớ là như nhòm thấy khúc xương, xoắn xuýt chạy theo, dãi rớt chảy lòng thòng , tất nhiên là do khi đó là tớ đang cầm kẹo trong tay.
Heheh, Medi and Me.
Trước khi đi tớ nghĩ ở đây lạnh lắm, sợ chỗ nghỉ chăn không đủ ấm, nên có mang theo túi ngủ. Nhưng tới nơi thấy không cần thiết, chỗ nghỉ nào cũng đủ chăn, đủ ấm cả. Khỏi mang theo cho nặng người. Cũng là do đi vào tháng 8, chưa phải mùa lạnh, với thêm quen mùa đông ở Việt Nam rồi, nên thấy mùa đông ở Hà Giang còn lạnh hơn gấp vài lần ý.
5. Ăn: vùng này họ ăn chay là chính, tất nhiên ở trung tâm Leh vẫn bán đồ không chay (âu á đủ cả) cho khách du lịch. Nhưng khi tới mấy vùng xa như Turtuk, hồ Pangong, Moriri thì đều ăn chay ráo. Tớ vốn dễ ăn, ăn gì cũng được, lại có thời gian ăn chay tầm nửa năm, nhưng phải thú nhận là không quen nổi đồ chay của họ.
Nên khi nào quay lại đây, kiểu gì cũng phải dắt balo thịt hộp, ruốc với vừng. Ngoài ra nên mang mấy loại bánh kẹo nhiều carbs.
Last edited: