chipchina
Phượt thủ
Chúng tôi là một bọn người Kinh, chưa vợ chưa chồng, đầu đôi thứ tóc, tuổi ngấp nghé ba mươi.
Như bao bọn người kinh ế ẩm khác, chúng tôi mơ mộng về những cuộc tình, kiểu tình yêu sét đánh, chí ít cũng như Chí Phèo - Thị Nở hay vợ chồng A Phủ. Nhưng tình nơi đâu mà sao chẳng đến???
Một ngày đầu hè, mặc kệ gió mùa về, mặc kệ bão số 1 đang biến hóa khôn lường trên biển, chúng tôi đọn đồ, quấn khăn rằn, áo mũ, bắt xe khách rẻ tiền, đi Tây Giang. Tôi mơ mộng, rộn ràng. Lũ người Kinh bạn tôi chắc cũng thế
Nơi ấy chả có gì, nhưng người với người vẫn yêu nhau nhờ bùa ngải. Đó chỉ là một truyền thuyết, hay là một sự thực hiện hữu trên dãy Trường Sơn.
Thôi thì đi mới tỏ.
Ngày bé, tôi níu áo ngoại rồi hỏi: Sao người làng mình cứ đi về phía Đông?
Bà tôi cười hiền từ: Vì người Việt vốn là dân đi Biển, đàn ông đi ra biển đánh cá, họ đi về phía Đông để kiếm cái ăn, còn phụ nữ, họ yêu thương đàn ông, nên đi về phía biển để chờ đợi.
Lớn lên, tôi không đi về phía Đông như bao người phụ nữ khác, lại cứ ngược lên phía Tây. Tôi không muốn chờ đợi người đàn ông của tôi, nên tôi nên núi tìm chàng. Hay chăng đó là lời bao biện, cho việc mê những con đường thuộc về phía Tây tổ quốc...
Bạn tôi hớn hở bay từ Sài Gòn ra Đà Nẵng chờ đợi. Kẻ thì bay từ Sài Gòn về Hà Nội để lên xe khách, đi cùng đoàn.
Ngày chúng tôi đi, gió sông Hồng thổi phần phật, có ngờ đâu rằng, hành trình đi tìm bùa yêu khó khăn mới chỉ bắt đầu.
18h30, tôi uống thuốc ngủ, co ro nằm trên chiếc giường bé tý tẹo của một chiếc xe chở toàn hàng là hàng. Những kẻ to xác, chắc vì mải nghĩ đến hạnh phúc bùa yêu, mà cắn răng chịu đựng đi ngủ. Đoàn người Kinh bỏ lại thủ đô mưa giông...
Như bao bọn người kinh ế ẩm khác, chúng tôi mơ mộng về những cuộc tình, kiểu tình yêu sét đánh, chí ít cũng như Chí Phèo - Thị Nở hay vợ chồng A Phủ. Nhưng tình nơi đâu mà sao chẳng đến???
Một ngày đầu hè, mặc kệ gió mùa về, mặc kệ bão số 1 đang biến hóa khôn lường trên biển, chúng tôi đọn đồ, quấn khăn rằn, áo mũ, bắt xe khách rẻ tiền, đi Tây Giang. Tôi mơ mộng, rộn ràng. Lũ người Kinh bạn tôi chắc cũng thế
Nơi ấy chả có gì, nhưng người với người vẫn yêu nhau nhờ bùa ngải. Đó chỉ là một truyền thuyết, hay là một sự thực hiện hữu trên dãy Trường Sơn.
Thôi thì đi mới tỏ.
Ngày bé, tôi níu áo ngoại rồi hỏi: Sao người làng mình cứ đi về phía Đông?
Bà tôi cười hiền từ: Vì người Việt vốn là dân đi Biển, đàn ông đi ra biển đánh cá, họ đi về phía Đông để kiếm cái ăn, còn phụ nữ, họ yêu thương đàn ông, nên đi về phía biển để chờ đợi.
Lớn lên, tôi không đi về phía Đông như bao người phụ nữ khác, lại cứ ngược lên phía Tây. Tôi không muốn chờ đợi người đàn ông của tôi, nên tôi nên núi tìm chàng. Hay chăng đó là lời bao biện, cho việc mê những con đường thuộc về phía Tây tổ quốc...
Bạn tôi hớn hở bay từ Sài Gòn ra Đà Nẵng chờ đợi. Kẻ thì bay từ Sài Gòn về Hà Nội để lên xe khách, đi cùng đoàn.
Ngày chúng tôi đi, gió sông Hồng thổi phần phật, có ngờ đâu rằng, hành trình đi tìm bùa yêu khó khăn mới chỉ bắt đầu.
18h30, tôi uống thuốc ngủ, co ro nằm trên chiếc giường bé tý tẹo của một chiếc xe chở toàn hàng là hàng. Những kẻ to xác, chắc vì mải nghĩ đến hạnh phúc bùa yêu, mà cắn răng chịu đựng đi ngủ. Đoàn người Kinh bỏ lại thủ đô mưa giông...