What's new

Mật mã Tây Giang: Hành trình đi tìm Bùa yêu

Cái tam giác 3G ấy luôn thu hút tôi, đêm nằm mơ mộng mị cũng nghĩ về Tây Giang, tôi đã đến và đem về theo mình biết bao là kỷ niệm, cũng lầm lũi đi trong mưa, giữa núi rừng đại ngàn. Cảm ơn tác giả đã đem lại giọng văn mới cho mọi người cùng hướng về Tây Giang. Tiếp nhé bạn
 
Last edited:
Trong những cuộc du hoan bất tận của mình, có đôi khi chúng ta vô tình lấy đi của người khác những khoảnh khắc riêng. Như tôi và bạn đồng hành, đã vội vã dừng xe trước cảnh một em bé gái người Cơ Tu, ngồi ôm bó hoa xuyến chi bên đường.
2 chúng tôi đã mang đến cho em một sự sợ hãi, khi chiếc xe bị phanh gấp, tôi nhanh như chớp lôi máy ảnh ra. Em bé bỏ lại bó hoa, chạy đi và oà khóc.

Lúc ấy, tôi chỉ muốn mình không có máy ảnh nữa, tôi cũng không lấy đi khoảnh khắc đẹp đẽ của riêng em nữa.
Tôi vô tâm đến mức túi kẹo lại để ở xe khác. 2 đứa đành quay đi, để lại sau lưng là những giọt nước mắt thơ trẻ. Thôi nhé, ta trả lại cho em - những bông hoa xuyến chi và ta vụng dại.
imgp2108_1334245170.jpg

Nín đi em, để mẹ còn làm nương, anh còn tước củi
imgp2109_1334245575.jpg


Chúng tôi đã đi rất nhanh khỏi những giọt nước mắt ấy. Nửa tiếng sau, 2 đứa quay lại, vẫn chỗ cũ, khi mắt em đã khô, đưa vài chiếc bỏng, như một lời xin lỗi.
Tôi không chụp ảnh nữa, quay lại, chỉ đơn giản là quay lại mà thôi. Tôi nhận ra rằng những gì đẹp đẽ không hẳn là những bức ảnh, mà ở trong chính tâm hồn mình.
 
Tôi sẽ kể cho các bạn nghe về những bà Mẹ Trường Sơn, những bà mẹ có nụ cười hồn hậu và đôi tay thô ráp. Tôi đã được một người Mẹ nắm tay rất chặt, xoa đôi tay bé nhỏ của mình trong lòng tay mẹ chai sần, khi dừng lại bên đường chia kẹo cho bọn trẻ con và người lớn tuổi.
Trong hành trang gọn ghẽ của mình, tôi luôn để chỗ cho những gói kẹo nhỏ, một chút gì đó giống như chia chác hạnh phúc.
Những người Mẹ lớn lao, tóc trắng, da mồi, nhưng vẫn hăng say lao động.
imgp2121_1334315637.jpg

Và trong chiếc gùi Mẹ mang theo, chỉ có duy nhất một gói mỳ tôm. Rồi khi chiều về, chiếc gùi ấy sẽ nặng trĩu là sắn, là củi, là mồ hôi và lao động nhọc nhằn.
Chiến tranh đã qua đi, những bà Mẹ không còn nuôi bộ đội bằng sắn nương, củ mài trên rẫy. Bữa ăn đã có gạo, có rau rừng. Con Mẹ giờ đã lớn, đứa làm trưởng thôn, đứa vào thị xã học hành. Dù khó khăn, nhưng bình yên đã đong đầy trong khóe mắt.
imgp2103_1334315536.jpg

Đường về Tây Giang, có biết bao bà Mẹ? Chả biết lũ người Kinh có nhớ hết không...
 
Last edited:
Con đường chúng tôi đi, đã từng láng mịn và êm ái, kéo vào tận bản - những bản làng giàu có gần tỉnh lộ. Nơi đó, lũ con trai ánh mắt như phải lòng cô gái bên khung dệt, mơ màng nghĩ chuyện xa xôi. Chuyện rằng, nếu trong số đàn ông đang lén lút nhìn này, ai lấy được cô sẽ có bao nhiêu là của lả: nào là vải vóc, nào là lục bình xếp kín nhà.
imgp2113_1334316179.jpg

"Trong số các anh, ai dám ngồi lại, chờ em dệt hết tấm vải này? Hay là cứ mải mê, đánh Đông dẹp Bắc???"

Chúng tôi đã có một buổi sáng thảnh thơi, dẫu bầu trời hôm ấy lờ nhờ, không xanh không trắng, chúng tôi vẫn kịp dạo qua từng bản nhỏ.
Đôi khi chẳng biết để làm gì? Chúng tôi vẫn hỏi về bùa yêu, vẫn lắng nghe người Cơ Tu kể, về bùa yêu, bùa chết, về chuyện đào vàng.
Mảnh đất Tây Giang mỗi ngày một ấm no, nhờ những mạch vàng ẩn sâu trong lòng đất, lòng sông. Và cái ý nghĩ ở lại đây, kiếm chút vàng đeo vào người tự dưng nhen lên trong lòng bọn người Kinh. Hay là... hay là ... thế nhỉ!! Vì đằng nào về thủ đô, cũng chẳng có tình - tiền:D
 
Phố thị đã nhốt chúng tôi trong những ô cửa sáng đèn, và ngôi nhà kín bưng như chiếc lồng chim.
imgp2144_1334323592.jpg

Có một buổi trưa mùa lá sấu rụng, tôi ngồi uống trà đá trên con phố gần Lăng Bác cùng một người bạn, nhìn đôi chim sẻ ríu rít trên vỉa hè, lòng thấy thêng thang. Bạn tôi buông một câu hỏi: Có khi nào con người ta cũng thấy yêu nhau vô tự lư như đôi sẻ kia không nhỉ?
Tôi mỉm cười: Nếu khi nào ta không bị nhốt trong nhà kính, trong lồng sắt đô thị, trong mối quan hệ đầy kính nể chốn cơ quan, thì có lẽ...
Tôi đã đi từ chân trời này đến chân trời khác, cũng bởi muốn tạm thoát ra khỏi chiếc lồng sắt của chính mình. Tôi đã bắt gặp ở Tây Giang ánh mắt của mình những ngày thơ bé.
Một em bé lấp ló sau khung cửa nhỏ, mái tóc xoăn buông trên trán, mắt trong veo. Tôi cũng mang thứ tóc xoăn tự nhiên ấy, hoang dại như chính bản thân mình là một phần của núi
p2145edited_1334323808.jpg

Mẹ tôi nói: Con gái tóc xoăn thì số khổ. Liệu có đúng không?
Dù sao tôi vẫn luôn yêu quý mái tóc của mình. Một ngày nào đó, tôi sẽ nuôi tóc dài - một mái tóc xoăn bồng bềnh gió.
 
Có điều gì trên thế giới này đẹp đẽ hơn con trẻ. Dẫu mai này lớn lên, chúng sẽ trở thành ai, đi đâu và làm gì? Thì ít nhất chúng đã từng đi qua quãng thời gian thơ dại thuần khiết và tươi đẹp nhất.
Tôi cũng thế. Bạn đồng hành của tôi cũng thế.
Trường Sơn đã dành cho chúng tôi, những món quà như thế này đây:
imgp2153_1334505517.jpg

Tôi thấy gì trong những đôi mắt ấy?
Phải chăng là hoang sơ
imgp2151_1334505597.jpg

Phải chăng là da diết
imgp2148_1334505644.jpg

Dù thế nào đi nữa, tất cả đều níu giữ chúng tôi, khiến chúng tôi chậm lại. Hành trình Đi tìm bùa yêu không còn vội vã nữa, chúng tôi chỉ là những kẻ qua đường thèm giây phút nghỉ ngơi.
 
Bởi vì hôm ấy chưa mưa, mà đường thì vẫn còn dài lắm. Nên chúng tôi ngồi lại, mỗi đứa quẩn quanh trong dòng suy nghĩ riêng. Trước mắt trúng tôi, dốc vực đá lô xô lăn xuống. Bên đường, một cây lá đỏ đứng bơ vơ
p2183edited_1334506797.jpg

Mỗi chúng ta, trong những chuyến đi, hình như vẫn chỉ là những kẻ cô độc, mong muốn sợi dây ràng buộc hời hợt từ đám bạn giang hồ khiến chúng ta xích lại gần nhau. Nhưng không phải lúc nào, mọi sự cũng được như ý.
Trưa hôm ấy, sau khi ăn uống no đủ, chúng tôi lại lịch kịch lên đường. Tôi ghé chợ Tây Giang, sắm được chiếc quần đùi kẻ. Để đêm ấy tôi có thể diện quần mới, chạy tung tăng mà không sợ chê cười. Nào có biết đâu, mọi sự không như tôi nghĩ...
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
37,437
Bài viết
1,147,202
Members
193,500
Latest member
buyverified5645
Back
Top