bvc
Bướm và Chim
Ngày thứ 1: Trưa ngày 8/7/2005, chúng tôi bỏ lại một đô thành náo nhiệt sau lưng, ra khỏi Phú Lâm lúc 11:45. Đến Cái Vồn Tiền Giang lúc 15:45. Nhà cửa san sát, lúa gạo dập dìu trên bến dưới thuyền. Dân cư lam lũ nhưng vẻ phấn chấn thấy rõ. Lúa chất ngòai sân, gạo đóng thành bao chờ xe tải đi bán các nơi, tràn ra cả ngòai ngõ
Nhà cửa xây cất không chăm chút lắm, tựa như xây vội vàng làm nhà ở, khi làm ăn được thì cơi nới lên thành tiệm chạp phô, rồi bung ra thành một cái chành chứa gạo, rồi thành 1 nhà nghĩ cho công nhân bốc vác
Hoặc cả ba cái nhà khác công năng lụp chụp đứng trên một vuông đất hẹp thì không hẹp nhưng rộng cũng chẳng là bao. Không cần nhìn ngắm cho đẹp, chỉ cần hiệu dụng là xong. Thi thỏang có mái nhà chăm chút với những gam màu chói-khác hẳn quần thể chung quanh. Cai Lậy, Long Định cột ăng ten san sát, dây kẽm giữ thăng bằng tứ phía, cao hàng chục mét hàng hàng lớp lớp làm thành 1 đàn chuồn chuồn sắt bay lơ lửng trên không. Sông rạch vỗ òam ọap, lục bình nổi trôi vô định. Cầu dài nối cầu ngắn, liên tục. Xe nảy lên rầm rầm rầm rầm bởi cầu dốc và cao đột ngột để có đường cho ghe chài và tam bản lòn lạch bên dưới. Ngòai đường phơi lúa củi lẫn mấy tấm tôle nhờ xe cán cho dẹp
Đồng không mà ít mông quạnh hơn trước do tốc độ đô thị hóa đã lan dần. Lúa reo, mạ rạp mình đón chào. Đồng lúa reo tay người mẹ hiền, mười mấy năm tảo tần mọi miền. Nuôi con khôn mai này giữ nước. Cho quê hương ta lúa vẫn nhuộm màu cờ
Cầu Mỹ Thuận nhờ anh thợ xây Úc Đại Lợi vuốt ve, đẹp như một cơ thể đang độ chín thời son trẻ. Mấy cặp ống xi măng cốt thép vững chãi cắm trung bình tấn xuống lòng sông, còn lan can cầu cũng hướng vào trong rất chắc chắn. Bên dưới, dòng Tiền Giang lững lờ phiêu dạt hàng trăm con tàu lá tre lắc lư kiếm tìm tôm cá, mua bán thương hồ; một số sà lan chở cát khẳm đến tận mép nước, cát cứ thế mà nổi chìm với sóng sông Xa ngút mắt là màu xanh ven sông và dòng nước vàng mờ khuất vào chân trời. Cầu Mỹ Thuận cứng cáp làm xấu hổ cái cầu Văn Thánh-100% bàn tay Việt nâng niu- cứ 6 tháng lún kỹ thuật 2 tấc & 6 tháng phải đặc xá vài lần
Thành Vĩnh Long vẫn còn giữ xe lôi gợi nhớ thời 75. Con gái con trai đèo nhau chiều thứ bảy cũng ôm sát rạt như các phố phường khác trên tòan Việt nam, thấp thóang đồng phục và phù hiệu trung học; chẳng mấy tà áo dài chịu ngồi một bên, còn áo ngắn thì thi thỏang nắm tay cứ như sợ nàng lọt xuống đất... Rợp hoa phượng đỏ chia tay trên các con đường ven thành phố, chắc bên trong nội đô còn đỏ hơn thế nữa. Mùa hè cũng là chớm thu hay mùa thi.
Đặc trưng con gái miền tây Nam bộ
Bắc Cần thơ hiền hơn phà Mỹ thuận mấy năm trước khi đó có hàng chục cô ép khách mua nước, mía ghim, chewing gum trách móc, giận hờn, rồi nhiếc móc nếu anh lỡ nói lời không mua. Sóng xô pontoon cầu phà lắc lư làm du tử ngỡ mình chóng mặt say xe. Cập bến máy hụ, cầu phà đập ầm ầm nát hết lục bình bên dưới. Xe pháo í ới gọi khách để nhanh chân mà về nhà miệt Sóc Trăng Bạc Liêu. Nghe ễng ương inh oang trong đám ô rô cóc kèn xóm Đầu Sấu. Mưa lất phất rồi mưa ngằn ngặt cho người người nép sát vào nhau bên chợ chiều Cái Răng chờ cơn giông qua mau.
Đường từ Ngã Bảy Phụng Hiệp về Sóc Trăng quá xấu. Khói bụi đến không nhìn thấy nhau. Ăn mấy tô bún nước lèo ở cổng chùa Bắc Đế(La Hán)-Sóc trăng, kèm bánh cóng. Chỉ thiếu thêm vài ly rượu gạo đong bên quán cô Hai Miên quấn chiếc khăn cà rằng- gọn ghẽ mà phô hai cái núm tinh nghịch như của chiếc bánh ít lá gai.Ọn ơi tâu na ? Trên quê hương ta đó cố tìm đâu đây chút tình Đi lòng vòng thị xã, mở cửa xe hít thở không khí của sông Cầu Quay, chùa Sà Ma Kum, thánh đường im vắng và rặng dương đường Trần Hưng Đạo tĩnh mịch buổi chiều muộn.
Đường Sóc Trăng Bạc Liêu nhỏ hẹp, lạ lùng hơn nữa là cỏ gấu lan đầy vệ đường, và có phần muốn lấn ra quốc lộ! Khu thiết giáp giờ này nhà cửa đông đúc. Tịnh xá Ngọc Khánh im vắng sau chuông chiều. Sân bay Sóc trăng vẫn còn đấy những lô cốt và rào giăng. Thời gian chảy đá mòn sông núi lở , đếm muối tiêu trên đầu, thầm hỏi đã bao năm qua rồi mà bài ca vẫn chưa lời đáp:
Xin trả lại đây trả lại đây
Thép gai giăng với lũy hào sâu.
Lỗ châu mai với những địa lôi
Đến Bạc Liêu lúc 19:30, tìm một đỗi ra khách sạn Công Tử Bạc Liêu 13 Điện Biên Phủ- bên bờ sông cầu Quay, cao ráo, thóang mát. Phòng ốc cũng cao theo kiến trúc chung nên máy lạnh phải chạy nhè nhẹ sợ tốn điện. Thấy bức tượng ông bà Trần Trinh Trạch chúng tôi không ai bảo ai đều xá một cái.


Cầu Mỹ Thuận nhờ anh thợ xây Úc Đại Lợi vuốt ve, đẹp như một cơ thể đang độ chín thời son trẻ. Mấy cặp ống xi măng cốt thép vững chãi cắm trung bình tấn xuống lòng sông, còn lan can cầu cũng hướng vào trong rất chắc chắn. Bên dưới, dòng Tiền Giang lững lờ phiêu dạt hàng trăm con tàu lá tre lắc lư kiếm tìm tôm cá, mua bán thương hồ; một số sà lan chở cát khẳm đến tận mép nước, cát cứ thế mà nổi chìm với sóng sông Xa ngút mắt là màu xanh ven sông và dòng nước vàng mờ khuất vào chân trời. Cầu Mỹ Thuận cứng cáp làm xấu hổ cái cầu Văn Thánh-100% bàn tay Việt nâng niu- cứ 6 tháng lún kỹ thuật 2 tấc & 6 tháng phải đặc xá vài lần
Thành Vĩnh Long vẫn còn giữ xe lôi gợi nhớ thời 75. Con gái con trai đèo nhau chiều thứ bảy cũng ôm sát rạt như các phố phường khác trên tòan Việt nam, thấp thóang đồng phục và phù hiệu trung học; chẳng mấy tà áo dài chịu ngồi một bên, còn áo ngắn thì thi thỏang nắm tay cứ như sợ nàng lọt xuống đất... Rợp hoa phượng đỏ chia tay trên các con đường ven thành phố, chắc bên trong nội đô còn đỏ hơn thế nữa. Mùa hè cũng là chớm thu hay mùa thi.

Đặc trưng con gái miền tây Nam bộ
Bắc Cần thơ hiền hơn phà Mỹ thuận mấy năm trước khi đó có hàng chục cô ép khách mua nước, mía ghim, chewing gum trách móc, giận hờn, rồi nhiếc móc nếu anh lỡ nói lời không mua. Sóng xô pontoon cầu phà lắc lư làm du tử ngỡ mình chóng mặt say xe. Cập bến máy hụ, cầu phà đập ầm ầm nát hết lục bình bên dưới. Xe pháo í ới gọi khách để nhanh chân mà về nhà miệt Sóc Trăng Bạc Liêu. Nghe ễng ương inh oang trong đám ô rô cóc kèn xóm Đầu Sấu. Mưa lất phất rồi mưa ngằn ngặt cho người người nép sát vào nhau bên chợ chiều Cái Răng chờ cơn giông qua mau.
Đường từ Ngã Bảy Phụng Hiệp về Sóc Trăng quá xấu. Khói bụi đến không nhìn thấy nhau. Ăn mấy tô bún nước lèo ở cổng chùa Bắc Đế(La Hán)-Sóc trăng, kèm bánh cóng. Chỉ thiếu thêm vài ly rượu gạo đong bên quán cô Hai Miên quấn chiếc khăn cà rằng- gọn ghẽ mà phô hai cái núm tinh nghịch như của chiếc bánh ít lá gai.Ọn ơi tâu na ? Trên quê hương ta đó cố tìm đâu đây chút tình Đi lòng vòng thị xã, mở cửa xe hít thở không khí của sông Cầu Quay, chùa Sà Ma Kum, thánh đường im vắng và rặng dương đường Trần Hưng Đạo tĩnh mịch buổi chiều muộn.
Đường Sóc Trăng Bạc Liêu nhỏ hẹp, lạ lùng hơn nữa là cỏ gấu lan đầy vệ đường, và có phần muốn lấn ra quốc lộ! Khu thiết giáp giờ này nhà cửa đông đúc. Tịnh xá Ngọc Khánh im vắng sau chuông chiều. Sân bay Sóc trăng vẫn còn đấy những lô cốt và rào giăng. Thời gian chảy đá mòn sông núi lở , đếm muối tiêu trên đầu, thầm hỏi đã bao năm qua rồi mà bài ca vẫn chưa lời đáp:
Xin trả lại đây trả lại đây
Thép gai giăng với lũy hào sâu.
Lỗ châu mai với những địa lôi
Đến Bạc Liêu lúc 19:30, tìm một đỗi ra khách sạn Công Tử Bạc Liêu 13 Điện Biên Phủ- bên bờ sông cầu Quay, cao ráo, thóang mát. Phòng ốc cũng cao theo kiến trúc chung nên máy lạnh phải chạy nhè nhẹ sợ tốn điện. Thấy bức tượng ông bà Trần Trinh Trạch chúng tôi không ai bảo ai đều xá một cái.