Đã qua rồi cái thời xách balô đi phiêu bạt khắp đồng bằng sông Hồng cả tháng trời. Bây giờ tui chỉ có thể đi trong 1 ngày, hoặc nửa ngày. Nhưng mà cái máu phượt ko bỏ đc. Vậy là tìm cách đi cho thỏa máu lang bạt.
Nhắc đến miền Tây ai cũng nghĩ đó là miền đồng bằng trù phú với Cửu Long đỏ nặng phù sa. Bên cạnh đó còn 1 miền Hạ cằn cỗi. Nơi có 3 nhánh sông lớn đổ ra biển qua cửa sông Sòai Rạp. Từ cao nguyên Lâm Viên sông Đồng Nai uốn lượn về hồ Trị An để rồi chảy về Soài Rạp. Sông Sài Gòn khời nguồn từ 1 con sông bên Cambodia chảy về hồ Dầu Tiếng rồi hợp lưu với s.Đồng Nai đổ vào Soài Rạp. Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây hợp lưu thành sông Vàm Cỏ cũng đổ ra Soài Rạp. Chính vì cưu mang cả 3 con sông lớn nhưng ko có nhiều phù sa nên miền Hạ của tui khá cằn cỗi với đặc trưng nước lợ, ngập phèn.
Mở đầu đã nhắc tới Gò Công thôi thì viết tiếp Gò Công vậy. Gò Công nằm giữa Soài Rạp và s.Cửa Tiểu nên xem như ngoại lệ tí. Tui vốn hâm mộ ông Trương Định mà.
Hàng cây
Đê
Ở ngay cạnh sông nhưng phải xuống kênh lấy nước về xài vì nước sông có vị mặn
Gần tới cống Gò Công, đi theo đường này sẽ về UBND xã BInh Xuân
Đền thờ và lăng mộ anh hùng Trương Định ở tx.Gò Công
Tiếp tục đường Nguyễn Huệ chạy ngang qua Ao Trường Đua đi về Vàm Láng.
Đường về Vàm Láng là TL871 chạy đến ngã 3 Tân Tây: nếu rẽ phải sẽ tiếp tục 871 đi Vàm Láng. Ko rẽ phải mà đi thẳng ngang qua chợ Tân Tây. Hết đường gặp ngã 3 thì rẽ trái chạy tiếp 1 đoạn sẽ thấy bảng ấp 6, lại là ấp 6 - tui có duyên với ấp 6 đất Gò Công hay sao ấy.
Đi vào ấp 6, chạy trên con đường đan
Khi ruộng khô hạn là sân bóng lý tưởng cho thanh niên. Trong đây biết đâu có những "Phan Văn Tài Em" khác thì sao.
Chạy đc koảng 3km thi ra dưới chân cầu Bà Hương (có bảng đường thanh niên tự quản). Quẹo phải qua cầu Bà Hương chạy thẳng qua cầu Gò Xoài (chính) rồi thẳng tiếp. Lưu ý là trong khu này có khá nhiều cầu mang tên Gò Xoài. Qua cầu Láng Chim (khu vực Láng Chim mà hok thấy chỗ nào có chim hết) tới chợ Tân Phước, tiếp tục thẳng tiến. Tới ngã 4 khu chợ Rạch Già thì có bảng này
Vị trí đền thờ chính là "đám lá tối trời" của nghĩa quân Trương Định mà sử sách đã nhắc tới. Ngay đền thờ có đường đi ra đê Gia Thuận khá gần nhưng quay lại thăm luôn ao Dinh cho trọn vẹn.
Ao Dinh chỉ là ... cái ao mà chính quyền cho làm hàng rào xong bỏ mặc. Bác nông dân trông giữ ao xem như làm công quả nên cũng tranh thủ kiếm mớ cá dưới ao.
Quay trở ra chổ ngã 4 có cái bảng lúc nãy và thẳng tiến. Con đường đất lúc này đi qua những cánh đồng mênh mông, quả thật cảm giác rất yomost.
1 vùng đất láng giềng cũng có liên quan đến Trương Định là Lý Nhơn. Trương Định đã từng đem quân đóng ở đây. Nơi đây đầu của phó tướng Dương Văn Hạnh đã rơi, mở đầu 1 thời kì đen tối của lịch sử Nam Kì.
Hôm nay lại cảm hứng về miền Hạ lại trỗi dậy viết vài dòng chơi.
Ở miền Hạ có 1 nơi khá yên tĩnh là cù lao Long Hựu. Chạy trên QL50 qua chợ Cần Đước tới ngã 3 Phước Đông (Long Hựu), quẹo vào chạy ra bến phà Kinh Nước Mặn. Là cù lao nên chỉ có thể đến đc = phà. Lang thang trên đất Long Hựu cũng khá thú vị.
This site uses cookies to help personalise content, tailor your experience and to keep you logged in if you register.
By continuing to use this site, you are consenting to our use of cookies.