What's new

[Chia sẻ] Mongolia - thênh thang những con đường

Chuyến đi mới kết thúc hai ngày. Từ những thảo nguyên mênh mang, sa mạc hun hút, những mặt hồ rờn rợn, rơi về chốn thành phố khói bụi, thế là ốm luôn.

Chuyến đi này chắc sẽ không sâu nặng như Tibet, như Trung Đông, nhưng cũng tha thiết một nỗi nhớ về tự do trên những con đường dài mãi về phía trước.

Có những câu chuyện vui, có cả câu chuyện buồn, có những thảo nguyên xanh, và cả những hoang mạc cháy nắng, có những cơn mưa lạnh buốt, và những ngày oi bức.

Có những phút nhong nhong trên lưng ngựa, ê ẩm trên lưng lạc đà và cả vật vã trên chuyến xe lắc như điên băng qua những con đường đất gập ghềnh.

Có những đêm trăng sáng vằng vặc lạnh tê và có những đêm vọng từ xa về tiếng hát.

Có những mỏm núi trơ trọi và những cánh đồng ngập hoa.

Có những chiều tắm hồ và những ngày bụi đường đóng dầy trên tóc.

Có những phút lặng câm nghe thời gian trôi và có những lúc ngồi trầm ngâm nghe tiếng đọc kinh trong tu viện cổ.

Có những bữa ngon lành căng bụng và những lúc đói ngấu ngán ngẩm nhìn những món không sao nuốt nổi.

Có hương thơm hoa cỏ và mùi hôi gia súc, có vị béo ngậy thơm ngon của thịt nướng và vị gay gắt của món sữa ngựa chua....

Còn nhiều, còn nhiều nữa.
 
Last edited:
To Amarbaysgalant

Ranh giới giữa hai tỉnh Hovsgol và Bulgan

26698252674_1dd30054ed_c.jpg


Một cây cầu bằng gỗ hoàn toàn bắc ngang sông, là một chi lưu của dòng Selenge mà tên của nó trở thành tên một tỉnh.

27235561861_aa52977f88_c.jpg


Một gia đình picnic bên dòng sông, phơi nắng và tắm táp, lại lấy nước đem về nữa

27235566791_248a34be28_c.jpg



Trải qua chặng đường mười ngày, lần đầu hai xe lạc nhau, ở gần khu vực cái hồ này. Mà sóng điện thoại không liên lạc được. Thế là mỗi xe mỗi ngả. Xe chở thức ăn cũng loanh quanh đi tìm xe kia mãi không dừng lại ăn được, xe kia thì tất nhiên không có gì ăn, đành tạt vào một quán bên đường mua tạm mấy cái bánh ngọt. Rút cục cả hai cùng đói.

27235567501_cbc80dd636_c.jpg
 
To Amarbaysgalant

Buổi trưa đói meo.

Chiều chạy ngang qua thành phố lớn thứ ba ở Mongolia: Erdenet.

Thành phố như một bức tranh trẻ con sặc sỡ muôn sắc màu

27272137626_6eaff0d5e5_c.jpg


27208609732_ddc0fab709_c.jpg


Ra đến ngoài thành phố, vẫn là những miếng màu vui mắt

27305555295_7654d6a1f4_c.jpg
 
Amarbaysgalant monastery

Sau chặng đường dài, cuối cùng tu viện Amarbaysgalant đã hiện ra trước mắt.

Đây là một trong 3 tu viện còn sót lại sau thời tàn sát của Stalin, vậy la chúng tôi đi qua 3 tu viện rồi. Tu viện nằm giữa thung lũng ba phía có núi thấp, sông ở phía Nam, có nguồn nước dồi dào.

27305596725_f288630131_c.jpg


Bên phải là tu viện cổ

27305596355_080a10696e_c.jpg


Bên trái có stupa mới dựng gần đây, khi tu viện được phục hồi từ những năm 90

27208602012_cf0ebeeb4a_c.jpg
 
Amarbaysgalant monastery

Tu viện Amarbaysgalant được dựng dưới thời vua Ung Chính nhà Thanh. Khi đó toàn bộ Mông Cổ nằm dưới sự cai trị của đế quốc Mãn Thanh. Ung Chính muốn xây một tu viện ở phía Bắc đế quốc của mình, thể hiện quyền lực, cũng là để cầu nguyện cho cha của mình là Khang Hi.

Đoàn người của triều đình đi đến khu vực này để tìm chỗ xây tu viện. Theo lời cầu khấn, họ phải tìm hai đứa trẻ chăn cừu, và nơi hai đứa trẻ dừng lại ăn trưa sẽ là nơi lập tu viện. Hai đứa trẻ một gái một trai tên Amar và Baysgalant, do đó tu viện mang tên ghép của chúng.

Còn trong tiếng Hán, tu viện tên là "Sắc kiến Khang Ninh tự" (Chùa Khang Ninh dựng theo lệnh của vua).

Ogii kể rằng theo truyền thuyết, khi hai đứa trẻ dừng lại, đoàn người đã bắt và giết chết cả hai để trấn yểm cho vùng đất này. Hai đứa trẻ được chôn ở hai nơi, cách nhau một quãng, và trên mộ của chúng chính là hai cột cờ của tu viện. Cột cờ như là điểm đánh dấu, cũng là vị trí trấn yểm cho tu viện.


Tu viện dựng lên năm 1727 và mất gần 10 năm mới xong, với kiến trúc Hán là chủ đạo. Toàn bộ vật liệu cao cấp như ngói, gạch, cột gỗ, cửa gỗ.... đều phải vận chuyển từ gần Bắc Kinh sang, đường xa hàng ngàn dặm và tốn kém vô cùng. Toàn bộ quần thể có khoàng 40 tòa nhà lớn nhỏ. Ngày nay chỉ còn hơn một nửa là còn lại.

26699127153_67f4077a1b_c.jpg
 
Last edited:
Amarbaysgalant monastery

Đi lên ngọn đồi bên trái, nơi có stupa theo kiểu Tạng

27305596135_57bf8f4014_c.jpg


27235524621_126547bcf2_c.jpg


Tu viện phía dưới trông như những món đồ chơi

27235525241_23319756cd_c.jpg
 
Amarbaysgalant monastery

Lại bắt gặp đôi mắt Đức Phật đăm chiêu

27235522341_67107d4225_c.jpg


Những lá cờ lung ta với hình ngựa gió

27235516811_7292d1a349_c.jpg




Bóng chiều trên tháp vàng

27235515111_03ea2c31aa_c.jpg
 
Re: Amarbaysgalant monastery

Tu viện Amarbaysgalant được dựng dưới thời vua Ung Chính nhà Thanh. Khi đó toàn bộ Mông Cổ nằm dưới sự cai trị của đế quốc Mãn Thanh. Ung Chính muốn xây một tu viện ở phía Bắc đế quốc của mình, thể hiện quyền lực, cũng là để cầu nguyện cho cha của mình là Khang Hi.

Đoàn người của triều đình đi đến khu vực này để tìm chỗ xây tu viện. Theo lời cầu khấn, họ phải tìm hai đứa trẻ chăn cừu, và nơi hai đứa trẻ dừng lại ăn trưa sẽ là nơi lập tu viện. Hai đứa trẻ một gái một trai tên Amar và Baysgalant, do đó tu viện mang tên ghép của chúng.

Còn trong tiếng Hán, tu viện tên là "Sắc kiến Khang Ninh tự" (Chùa Khang Ninh dựng theo lệnh của vua).

Ogii kể rằng theo truyền thuyết, khi hai đứa trẻ dừng lại, đoàn người đã bắt và giết chết cả hai để trấn yểm cho vùng đất này. Hai đứa trẻ được chôn ở hai nơi, cách nhau một quãng, và trên mộ của chúng chính là hai cột cờ của tu viện. Cột cờ như là điểm đánh dấu, cũng là vị trí trấn yểm cho tu viện.


Tu viện dựng lên năm 1727 và mất gần 10 năm mới xong, với kiến trúc Hán là chủ đạo. Toàn bộ vật liệu cao cấp như ngói, gạch, cột gỗ, cửa gỗ.... đều phải vận chuyển từ gần Bắc Kinh sang, đường xa hàng ngàn dặm và tốn kém vô cùng. Toàn bộ quần thể có khoàng 40 tòa nhà lớn nhỏ. Ngày nay chỉ còn hơn một nửa là còn lại.

26699127153_67f4077a1b_c.jpg

Vấn đề có thể tìm ra ở đây:

Có thể nào có khả năng, việc Stalin tiêu diệt các chùa này là lấy danh nghĩa tiêu diệt các dấu vết áp bức (áp đặt văn hóa) của Trung Quốc đối với Mông Cổ để bảo vệ chủ quyền Mông Cổ chăng (vì Mông Cổ vẫn phải cám ơn LX giúp MC không trở thành Nội Mông)? Và các vị sư trụ chì bị giết kia như là một biểu tượng cho việc bảo vệ sự độc lập của MC?
 
@ Chai ban Danngoc .
" Vấn đề có thể tìm ra ở đây:

Có thể nào có khả năng, việc Stalin tiêu diệt các chùa này là lấy danh nghĩa tiêu diệt các dấu vết áp bức (áp đặt văn hóa) của Trung Quốc đối với Mông Cổ để bảo vệ chủ quyền Mông Cổ chăng (vì Mông Cổ vẫn phải cám ơn LX giúp MC không trở thành Nội Mông)? Và các vị sư trụ chì bị giết kia như là một biểu tượng cho việc bảo vệ sự độc lập của MC? "

Mình có thể trả lời là Không có khả năng này .
Bởi ..." chính quyền Stalin, bên cạnh việc truyền bá hệ tư tưởng cộng sản, khuyến khích chủ nghĩa vô thần thông qua tuyên truyền bài tôn giáo trong dân chúng và trong trường học, cùng một chiến dịch truy bắt nhằm vào các tín đồ bị tố cáo hoạt động gián điệp hoặc phá hoại. Vào cuối những năm 1930, tuyên bố công khai mình theo tôn giáo là một điều nguy hiểm. " và.. "Những sự đàn áp liên tục trong những năm 1930 đã dẫn tới nó gần như tuyệt chủng với tư cách một thể chế công khai: tới năm 1939, các giáo xứ hoạt động đã giảm xuống từ 54000 năm 1917 xuống còn vài trăm, nhiều nhà thờ bị phá sụp, hàng chục nghìn lịch mục, tu sĩ và sơ bị thẩm vấn, bắt giam hoặc hành quyết. Trên 100 nghìn người liên quan tới tôn giáo bị giết trong những đợt thanh trừng 1937-1938.[97][98] .." (Theo Wiki..)

Nói cho gọn là vì chủ nghĩa vô thần của bản thân Ông.... mà đàn áp các tôn giáo khác chứ không vì lợi ích của một dân tộc khác đâu !
 
Mình có thể trả lời là Không có khả năng này ...

Nói cho gọn là vì chủ nghĩa vô thần của bản thân Ông.... mà đàn áp các tôn giáo khác chứ không vì lợi ích của một dân tộc khác đâu !

Tại sao Stalin (và những người cộng sản thuần thành) căm ghét tôn giáo? Không phải chỉ vì tư tưởng vô thần của họ, mà còn bởi họ sợ người dân nghe theo các lãnh đạo tôn giáo hơn nghe theo "giáo thuyết" của họ. Nói thẳng ra là cộng sản tiêu diệt tất cả các đối tượng có thể đụng chạm đến vị trí lãnh đạo của họ.

Nhìn lại lịch sử Mongolia: Sau thời đế quốc Nguyên Mông tan rã, người Mongolia không còn vua của riêng mình nữa. Dưới thời nhà Thanh, khi Mật giáo Tây Tạng được tôn sùng, thì ở đât Mongolia cũng lập nên một vị Lama tối cao, tương tự như Dalai Lama của Tibet, gọi là Jebtsundamba Khutuktus, cũng là dòng tái sinh. Các vua nhà Thanh công nhận và bảo vệ cho dòng truyền này. Từ vị đầu tiên năm 1635 đến vị thứ tám năm 1924, đây là các vị lãnh đạo tinh thần tối cao của Mongolia.

Người Mongolia không có vua, cho nên với họ, các đời Khutuktus kia cũng giống như vua vậy, có vị trí rất lớn đối với dân tộc. Ngay cả khi Mongolia đòi độc lập năm 1911 (cách mạng Tân Hợi, nhà Thanh đổ, nên Mongolia độc lập) thì vị lãnh đạo kia trở thành người đứng đầu quốc gia. Đến khi ông chết năm 1924 thì chính quyền Cộng sản mới tuyên bố chấm dứt dòng truyền thừa, và lãnh đạo quốc gia.

Như thế trong con mắt của người cộng sản thì các nhà sư là lực lượng nguy hiểm bậc nhất đe dọa sự lãnh đạo của họ. Lại được tiếp sức từ tư tưởng Stalin, việc thảm sát các nhà sư là điều dễ hiểu.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,544
Bài viết
1,153,583
Members
190,114
Latest member
vaota88
Back
Top