What's new

[Chia sẻ] Một góc Phúc Kiến - thiên nhiên và con người

Chuyến đi theo lời kêu gọi của Nheva đã kết thúc tốt đẹp.

Hành trình dày đặc xe cộ:

30/5: Xe khách HN - Hữu Nghị quan; xe nằm đi Quảng Châu
31/5: Chơi Quảng Châu, tối xe nằm đi Hạ Môn (Xiamen)
1/6: Đến Hạ Môn, chơi quanh thành phố. Ngắm hoàng hôn trên núi Ngũ Lão, uống trà
2/6: Đi Tuyền Châu: các điểm quanh thành phố, chiều lên Nam Thiếu Lâm gặp Phương trượng
3/6: Đi Sùng Vũ, rồi về Tuyền Châu, tối lên tàu đi Vũ Di Sơn
4/6: Đến Vũ Di: trekking, leo núi suốt cả ngày
5/6: Leo núi tiếp, ngồi bè Cửu Khúc khê, tối tàu về Hạ Môn
6/6: Tàu tiếp đi Nam Tĩnh, nghỉ Tháp Hạ, thăm các thổ lâu
7/6: Đi các thổ lâu tiếp, tối lên tàu về Hạ Môn
8/6: Chơi ở Hạ Môn, đảo Cổ Lãng Dữ
9/6: Xe nằm về Quảng Châu, tối xe về Hữu Nghị quan
10/6: Lên xe về nhà.

Topic đã được gởi đăng bởi BDK, 09/9/2013

Tổng chi phí: 3000 tệ, không kể phí VISA và tiền xe Hà Nội - Hữu Nghị quan.
 
Last edited by a moderator:
Ko biết tại sao nhưng mình thích nghe từ "Trung Quốc", "người Trung Quốc" hơn là chữ "Tàu", có cảm giác miệt thị thế nào ấy.
 
Hi,Mình mới gia nhập gia đình nhà phượt,hôm nay đọc thấy thích bài này mà sao chủ thớt không viết tiếp nữa vậy,đang đợi chủ thớt viết tiếp đó,viết tiếp đi bạn.
 
Hạ Môn - Xiamén

Lên chuyến xe bus giường nằm hôi rình mà giá đắt (260Y) lúc tối ở Quảng Châu, 6h sáng hôm sau chúng tôi đến Hạ Môn.

Hạ Môn làmột thành phố cảng nổi tiếng của TQ, đặc biệt đây là nơi gần Đài Loan nhất theo nghĩa hành chính, bởi vì ngay ngoài biển cách thành phố có vài km là hòn đảo Kim Môn thuộc Đài Loan. Đảo Kim Môn nằm giữa lòng vịnh mà một phần vịnh là thành phố Hạ Môn, thế mà lại thuộc Đài Loan. Người Đài Loan có thể từ đảo dùng ống nhòm nhòm vào TQ lục địa.

Khu vực này cũng là nơi xưa kia Trịnh Thành Công rời lục địa đi ra Đài Loan, và cũng là nơi người phương Tây đến TQ rất sớm, thiết lập các khu phố, rồi thành nhượng địa sau chiến tranh Nha phiến.

À mà cái từ ketchup quen thuộc cho các món ăn nhanh của Tây hóa ra có nguồn gốc ở đây, là tiếng của dân tộc Hẹ được các bạn Tây lấy sang làm của mình đấy. Hay nhờ.

Đại học Hạ Môn là một trong những đại học lớn và có uy tín nhất TQ.

Lần này đi cùng mấy chuyên gia TQ nên tôi cũng không đọc trước gì nhiều.

Điều ấn tượng đầu tiên khi ra khỏi bến xe (bến ở trung tâm thành phố, quận Tư Minh nhưng bé tẹo) là cái toillet công cộng sạch vãi, và bà lao công cầm giẻ chùi từng li từng tí cả ngoài lẫn trong. Chắc phải làm theo giờ và sau đó đi làm tiếp ở đâu nữa nên bà í chả ý tứ gì hết, lau xong buồng bên này là hùng hục đập cửa phòng bên cạnh để lau, bất kể trong đó có người còn đang dang dở :D
 
Last edited:
Hạ Môn - Xiamén

Chúng tôi (5 người) túm một chú tài có cái xe 7 chỗ để đi tìm Youth hostel (Thanh niên khách điếm theo cách gọi của các bạn TQ), nơi hẹn với V.C. Đại khái là chạy theo mấy con phố dài, và nhận xét là nơi đây khang trang đẹp đẽ lịch sự thông thoáng hơn Quảng Châu ối lần. Đại khái lòng vòng sáng gặp nhau rồi tìm phòng - vì cái hostel hết chỗ rồi - cũng gần đến trưa. Trưa thì đi ăn ngay trên cái phố thuê chỗ nghỉ, phố này đâm thẳng ra bờ biển, ban ngày thì bình thường nhưng tối đến đông vui tấp nập lắm.

Chiều, kéo nhau ra nhà ga to đùng mua vé cho mấy ngày tới. Khu này thì to rộng lắm rồi, nhưng so với lượng người kinh dị ở đây thì có vẻ cũng không ăn thua lắm.

Theo các chuyến bus, vào thăm Đại học Hạ Môn. ĐH này có khuôn viên rất rộng và xây dựng đẹp, lại gần biển và núi nên cũng là một điểm tham quan ở đây. Vào cổng phải xuất trình giấy tờ. Lần đầu thử nghiệm cái International Student Card loại hai mươi nghìn made in HCMc thấy bảo vệ nó cầm quẹt vào máy. Tưởng đâu thẻ rởm thì không quét được ai dè máy cũng quét ra roèn roẹt. Thế thì yên tâm roài.

Đại khái ĐH Hạ Môn có cái hồ ở trung tâm, xung quanh nhiều công trình nhà cửa lắm, chỉ chụp vài cái đại diện. Trong này người cũng nghìn nghịt, chả thích.


Nhà kiểu lưỡi búa, hoặc là tưởng tượng bị chém đứt phăng mất một nửa cũng được.

92117865.jpg


Khối nhà trung tâm, cái này thì chả đẹp.

92117884.jpg


Ở giữa hồ có hòn đảo, trên đó có một nhóm tượng đồng như kiểu các bác cách mạng đang họp bàn gì đó bí mật lắm. Nói chung lười không tìm hiểu thông tin, đi thư giãn tí cho thoải mái.

92117877.jpg
 
Ngay cổng đại học Hạ Môn là chùa Nam Phổ Đà (Nanputou).

Phổ Đà vốn là một hòn núi trên đảo nhỏ ngoài biển Chiết Giang, tương truyền là đạo tràng của Quán Thế Âm bồ tát. Ngôi chùa ở Hạ Môn mang tên Nam Phổ Đà, cũng tự nhận như một đạo tràng của Quán Âm vậy. Chùa dựng dưới chân núi Ngũ Lão từ đời Đường cách đây hơn ngàn năm, xưa trông ra biển, nhưng nay biển bị bồi lấp nên thành ra cách một đoạn xa. Thực sự những gì nhìn thấy thì là di tích thời Minh - Thanh là sớm nhất rồi, và hầu hết thì là mới dựng lại.

92117891.jpg


Lúc đến thì chính điện đóng cửa, nhòm vào thấy tượng Phật khá đẹp. Hai bên có tượng Phạm Thiên và Đế Thích chầu vào.

92117904.jpg


Đằng sau có một tòa lầu tám cạnh, trong có 4 pho tượng Quán Âm thiên thủ thiên nhãn quay ra 4 phía, là những pho tượng rất đẹp, tiếc rằng để trong lồng kính nên có vẻ trở đồ trang trí trưng bày chứ không còn là thánh tượng thiêng liêng nữa.

92117915.jpg
 
Chùa Nam Phổ Đà dựa vào núi Ngũ Lão, núi này nằm bên bờ biển, mà Hạ Môn lại vây quanh, do đó họ đã đào đường hầm xuyên núi để nối hai phần thành phố.

Bạn đồng hành lang thang dưới chân núi, còn tôi leo lên đỉnh. Dọc đường thấy ngọn tháp không cổ nhưng là lạ, lại gần đọc mới biết tháp thờ và có tôn trí xá lợi của Đại sư Thái Hư. Ông là người đã phát động phong trào chấn hưng Phật giáo TQ vào đầu thế kỉ 20, rất nổi tiếng với những di sản để lại với Phật giáo TQ. Ngay phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam những năm 1930 cũng luôn tự nhận là được khơi dậy từ phong trào của Thái Hư đại sư khởi xướng bên TQ. Thái Hư đại sư tu hành và làm việc nhiều năm tại chùa Nam Phổ Đà, xá lợi sau khi hỏa táng của ông được chia làm nhiều chùa trên đất TQ.

Ngọn tháp này xây theo hình thức của tháp đời Tống, mà tôi sẽ gặp và nói kĩ hơn ở sau.

92117923.jpg
 
Từ đỉnh Ngũ Lão nhìn xuống, ngay dưới chân là chùa Nam Phổ Đà. Hai phần ba ảnh bên trái là đại học Hạ Môn.

92117933.jpg


Mặt trời lặn trên thành phố Hạ Môn

91698362.jpg
 
Sáng hôm sau, rời Hạ Môn sớm, lên chuyến tàu cao tốc đi Tuyền Châu, mất có khoảng 30 phút. Tàu cao cấp giá cao hơn tàu thường, nhưng chất lượng cũng rất cao, có thể nói đạt đẳng cấp châu Âu. Chặng đường ngắn nên lúc tàu đạt tốc độ cao nhất cũng chỉ khoảng 200km/h rồi lại hạ xuống là đến ga Tuyền Châu rồi.

Tuyền Châu / Quanzhou / Guanzhou là thành phố lịch sử nằm bên bờ biển. Thời Tây Chu vùng đất này đã được ghi vào bản đồ Trung Nguyên. Thời Xuân Thu, đây là vùng đất thuộc nước Việt của Câu Tiễn. Thời Hán, Hán Cao Tổ gọi đây là đất Mân, rồi lại gọi là Việt quốc. Cái tên Tuyền Châu được đặt vào năm 589 dưới thời

Tuyền Châu phát triển mạnh dưới thời Đường - Tống, là nơi giao thương buôn bán tấp nập thời xưa. Thời Tống đây là thương cảng lớn nhất ở phía Đông của Trung Hoa. Nơi đây còn được coi như một thành phố tôn giáo từ thời Đường, khi có cả sự phát triển mạnh mẽ của Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo, Hồi giáo, và về sau là Tín ngưỡng Trung Hoa như thờ Quan Công, Thiên Hậu. Thành phố có rất nhiều di tích lịch sử nổi tiếng, nhưng chúng tôi không đủ thời gian để đi hết được.

Sau khi xuống tàu, bắt xe bus vào thành phố, chúng tôi xuống ngay ngã tư góc chùa Khai Phong - điểm di tích nổi tiếng nhất của Tuyền Châu.

Trước mặt chùa Khai Phong là đường Tây Nhai, con đường chính trung tâm thành phố, nhưng là đường cổ nên khá hẹp. Hostel đã đặt trước ở trong ngõ số 187 Tây Nhai, một hostel rất đáng yêu, nhỏ nhưng phong cách.

Hostel có chú chó tên là Hải đạo (cướp biển) rất thân thiện, và xem ra lên ảnh của du khách trú tại đây khá nhiều lần.

91698366.jpg
 
Last edited:
Chùa Khai Nguyên

Công trình cổ nổi tiếng nhất của Tuyền Châu là chùa Khai Nguyên.

Truyền thuyết kể rằng một thương gia giàu có ở Tuyền Châu nằm mơ thấy giữa vườn dâu mọc lên một cành hoa sen, do đó đã dựng chùa ở chính vườn dâu của mình năm 686, lúc đầu mang tên là "Liên Hoa tự". Sau đó chùa được mở rộng và đổi tên nhiều lần: Hưng Giáo tự, Long Hưng tự. Thời Đường Huyền Tông, những năm Khai Nguyên là thời kì cực thịnh của Trung Quốc, mỗi châu một ngôi chùa lớn nhất sẽ mang tên Khai Nguyên, nên chùa đổi tên là Khai Nguyên.

Chùa được trùng tu nhiều lần dưới các triều Tống, Nguyên, Minh. Lần trùng tu lớn nhất là thời Minh Sùng Trinh, đến nay các tòa điện chính đều mang dấu tích của triều đại này.

Vào chùa phải mua vé 10 tệ, thẻ sinh viên không có tác dụng với chùa này.

Cổng chùa Khai Nguyên

92117965.jpg


Sân chùa và chính điện

92117976.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,468
Bài viết
1,153,103
Members
190,101
Latest member
dabongxoilac365tv
Back
Top