What's new

Một lần về thăm quê nội - Làng Hồ

Bố tôi sinh ra và lớn lên tại thôn Hồ Khẩu, phường Bưởi. Rồi trưởng thành, Bố lấy vợ, thoát ly và sinh sống ở dưới phố. Hồi còn bé tý, cứ tới Chủ Nhật tôi thường được bố mẹ đưa về thăm ông bà nội, và gọi là lên Bưởi. Cái câu lên Bưởi nó rất tự nhiên thân thương từ xa lắm với tất cả mấy anh em tôi. Nay cũng đi nhiều nơi, tìm hiểu nhiều về các danh lam thắng cảnh trên mọi miền của Tổ quốc. Nhưng nếu không tìm hiểu và về tận nơi tìm hiểu về quê nội, e rằng rất có lỗi với Bố, với tổ tiên. Lần này nhân dịp ra giỗ Bố, tôi nhất quyết phải tranh thủ lên Bưởi, đi thăm những danh lam thắng cảnh của làng mà khi ở xa tôi thường nhớ về
1- Hồn quê qua những chiếc cổng làng trên tuyến phố
Trước hết phải nói đến Tổng Bưởi (một cấp quản lý hành chính từ xưa), còn nay là phường Bưởi. Phường Bưởi bao gồm 4 làng: làng Hồ Khẩu, Đông Xã, An Thọ và Yên Thái (hoặc An Thái). Đây là vùng đất đầy ắp những huyền thoại về công cuộc lao động khai phá hồ Tây xưa, và cũng là nơi hội tụ nhiều di tích, đình, đền chùa miếu vào loại bậc nhất ở đất kinh thành Thăng Long. Con đường Bưởi, từ Thụy Khuê lên tới chợ Bưởi mang một nét đẹp rất riêng mà không con đường nào khác ở khắp đất nước có được. Đó là hàng chục chiếc cổng làng mang đậm dấu ấn thời gian, lưu giữ lại nét hồn quê giữa lòng thủ đô đang thay đổi hiện đại từng ngày. Có thể gọi đó là những con mắt của lịch sử.
Đi từ chợ Bưởi trở xuống, đầu tiên là cổng làng Yên Thái

IMG_1920_zpsaf7bbae7.jpg


Cổng làng được vua Tự Đức đặt 4 chữ vàng “Mỹ tục khả phong” vào năm 1867. Làng Yên Thái nồi tiếng với nghề làm giấy qua câu thơ mà ai cũng biết:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa nghìn sương
Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây hồ

Nhưng trong tâm thức giới trẻ ngày nay, những nhịp chày rộn rã năm nào đã xa xăm lắm rồi. Nghề làm giấy ở Bưởi không ai còn làm nữa
Đối diện với cổng làng Yên Thái là giếng Mắt Rồng và Đền Long Tỉnh, thờ Đức Chúa Cả. Giếng là giếng thiêng nhưng hiện bị lấp mất rồi, tuy nhiên hệ lụy của nó thì vẫn còn. Đó là rất nhiều người của làng Yên Thái bị mù mắt. Còn khúc cua này hiện là một điểm đen giao thông. Xưa thì đâu có thế nhỉ

IMG_1922_zpsa2de1dc9.jpg


Quay trở lại với các cổng làng trên đường Bưởi Tôi thì tôi vẫn cứ gọi là đường Bưởi chứ nhất quyết không gọi là đường Thụy Khuê như các nhà chức trách đã đổi tên. Tổng Bưởi xưa, nay là phường Bưởi bao gồm các làng phía Tây, Tây Nam hồ Tây. Vậy xưa tên đường bọc lấy các làng đó gọi là đưởng Bưởi. Chẳng hiểu vì lý do gì mà đoạn đường Bưởi đến dốc Nhật Tân thật dài lại được đặt tên truyền thuyết Lạc Long Quân.Con đường từ chợ Bưởi trổ xuống Cầu Giấy không một chút nào dính đến vùng Bưởi bây giờ lại gọi là đường Bưởi. Còn Đường Bưởi cũ từ dốc Tam Đa lên ngã ba chợ Bưởi chạy qua các làng nghề giấy vùng Bưởi tự dưng lại gọi là đường Thụy Khuê.
Đây là cổng Hầu của làng An Thọ

IMG_2379_zpsa112e2f8.jpg


Kế bên là cổng Đình An Thọ

IMG_2380_zpsc8fe0533.jpg


Tôi nhớ không nhầm thì ngày xưa, ngôi nhà bên phải Đình An Thọ xưa là văn phòng của Liên hiệp Hợp tác xã ngành giấy Bưởi. Nay thì Liên Hiệp và cả nghề giấy ở Bưởi không còn nữa
Cổng Xanh là một cổng khác của làng An Thọ

IMG_2381_zpse68e8ce9.jpg


Đi độ hơn trăm mét nữa là tới cổng làng Đông Xã

IMG_2376_zpsbcd75c4d.jpg


Còn kế bên là đình làng và chùa làng Đông Xã, cũng hướng ra đường Bưởi.

IMG_1904_zps025af4f3.jpg


Bên ngoài là cổng tam quan, bên trong sân đình, phía chính diện là chùa Mật Dụng. Chùa còn chuông đồng đúc năm Cảnh Thịnh 2 trên có bài minh 1000 chữ. Đây là 1 quả chuông vào loại lớn và khá cổ. Đình nằm phía bên phải của chùa. Cả hai đều được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia

IMG_2377_zps6bd0f490.jpg
 
Last edited:
cam on chu topic, minh sinh ra va lon len o lang Ho da 27 nam. That su noi day voi van hoa lang xa lau doi cungnhieu net dep van hoa van duoc con chau gin giu.
Doc bai ban viet minh lai thay moi dieu ma hang ngay minh van gan bo that than quen, em dat gach topic cua bac de theo doi tiep phan con lai hehe
 
Chỉ tiếc là trước những cổng làng đẹp như thế mà dây điện lằng nhằng làm mất hết cả vẻ đẹp của những cổng làng cổ xưa .
 
cam on chu topic, minh sinh ra va lon len o lang Ho da 27 nam. That su noi day voi van hoa lang xa lau doi cungnhieu net dep van hoa van duoc con chau gin giu.
Doc bai ban viet minh lai thay moi dieu ma hang ngay minh van gan bo that than quen, em dat gach topic cua bac de theo doi tiep phan con lai hehe
Cám ơn bạn đồng hương đã chia sẻ cảm xúc. Phần một mới chỉ là vòng ngoài, mời bạn xem phần 2 sẽ vào sâu trong làng Hồ
 
Chỉ tiếc là trước những cổng làng đẹp như thế mà dây điện lằng nhằng làm mất hết cả vẻ đẹp của những cổng làng cổ xưa .
Đấy là nỗi khổ mỗi khi giơ máy lên chụp bác ạ.
Ngoài ra còn cái khổ, mà tiếc là đúng hơn, đó là cổng làng bị lấn chiếm quá nhiều, mất hết vẻ đẹp nguyên thủy của nó.
Cám ơn bác đã vào thăm
 
Làng Đông Xã còn có một di tích khá nổi tiếng, đó là đền Đồng Cổ, nằm ở phía đối diện bên kia đường.
Tìm hiểu sử sách về cái tên Đồng Cổ là do ngày xửa ngày xưa, khi vua Hùng đi đánh trận, chợt có tiếng trong vang lên không trung ủng hộ tinh thần quân sĩ. Trận đó ta thắng lớn. Sau chiến thắng trở về, vua Hùng mới cho đặt tên núi đó là núi Đồng Cổ. Núi Đồng Cổ ở tận trong Thanh Hóa, huyện Yên Định, xã Đan Nê. Đời vua Lý Thái Tổ, khi con là Lý Thái Tông đi đánh Chiêm Thành năm 1920, có tới Trường Châu hạ trại đóng quân. Canh ba đêm ấy, Thái tử thấy một người cao lớn, mặc chiến bào, cầm vũ khí đến tâu rằng: “Tôi là thần núi Đồng Cổ, nghe tin Thái Tử đi đánh phương Nam, nguyện xin theo giúp để phá giặc lập công”. Từ đó trở đi quân ta liên tục thắng lợi. Sau khi chiến thắng trở về, khi qua núi đó, Thái Tử sửa soạn lễ vật để lễ tạ rồi xin rước về kinh thành để hộ nước. Về tới kinh thành, thần còn báo mộng chỉ vị trí xây đền. Về sau khi Thái tử lên ngôi, Thần lại còn giúp vua dẹp được loạn ba vương. Chính vì vậy, vua ra lệnh hàng năm lập đàn thề: “Làm con bất hiếu, làm tôi bất trung, thần linh trị tội” Hội thề trung hiếu của Đền Đồng Cổ có từ thời ấy, được tổ chức vào ngày mùng 4 tháng Tư âm lịch hàng năm.
Mặt trước Đền Đồng Cổ trông nhếch nhác. Đường vào nhỏ hẹp, chỉ có một bảng chỉ đường nhỏ xíu, hai bên là nhà dân sinh sống. Con
sông Tô Lịch hoành tráng khi xưa, này chỉ là con lạch nhỏ.

IMG_1905_zps826463dd.jpg


Tam quan của Đền

IMG_1913_zpsc8c723c0.jpg


Chánh điện của Đền. Cũng may có dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long nên Đền cũng mới được sửa sang lại

IMG_1911_zps8d808427.jpg


Sân đền có một cây hoa đại cổ được gắn biển Cây Di Sản.
Do thời gian không có nhiều, lại muốn đi nhiều nơi nên tôi không vào thắp hương trong Đền. (Lạy Thần xá tội cho con)

IMG_1909_zps42427789.jpg
 
Last edited:
Tiếp theo là tới địa phận làng Hồ, mục đích chính của tôi trong chuyến tour này.
Làng Hồ được khai phá từ rất lâu, đời vua Hùng thì phải, bên hồ Tây. Đến thời Lý, Trần, Lê, làng nằm trong biên chế hành chánh của huyện Vĩnh Thuận, phủ Thuận Thiên, Thăng Long thành. Do nằm sát hồ, lại là nơi nước sông Tô Lịch chảy vào nên được gọi là Hồ Khẩu. Tên này được gọi từ rất xa xưa, và tồn tại cho tới tận ngày nay.
Điểm nhấn đầu tiên đập vào mắt du khách là các cổng làng đồ sộ, hoành tráng chạy dài trên một đoạn đường dài khoảng 300m. Chính giữa là cổng tam quan đình được xây dựng theo kiến trúc 4 trụ có mái cong bên trên và mái hậu lợp ngói vẩy cá. 2 cột giữa rộng 45cm, cao 7m. Bên trên 4 trụ đều có đắp hình trái rành rành cách điệu có phương chầu về 4 phía. 4 mặt trụ đều có câu đối. Bậc cổng xây tam cấp, có chiếu nghỉ rộng, hai bên có nghê chầu. Cổng có kiến trúc cổ theo lối chồng diêm cao thấp với hình tám mái, trên cổng có bốn
chữ “Hồ ấp đình mông”, hai bên có đôi câu đối:
Thị xứ giải nhung y, kình đào hưởng mã tư thanh, táp sảng như uy, đồng cỏ kinh kim truyền vận sự.
Hiển linh lưu thánh tích, qui đổi từ long tảng miếu, hội đồng sở tại, phong vận tự cổ hộ trừ tư
.
Dịch là:
Nơi đây cởi áo trận nổi lên tiếng ngựa hí, tiếng sóng kình giông tố nổi uy, việc tốt xưa nay trẻ già còn đàm luận.
Hiển linh thánh tích còn lưu lại đền, lưng rùa miếu trán rồng hội tụ, tại đây gió mưa từ xưa vẫn chở che.

Cổng này là cổng bề thế nhất trong các cổng trên đường Bưởi. Trước đây, cổng chính của làng Hồ chỉ được mở vào ngày hội hoặc khi có quan lớn trên về, thường người dân làng chỉ đi cổng phụ ở hai bên. Còn hiện nay, cổng làng mở quanh năm. Cổng làng còn bị lấn chiếm. Trước cổng buôn bán tùm lum. Thật khó mà tìm được một khoảnh khắc vắng vẻ để chụp được tấm ảnh cho sạch sẽ.

IMG_1879_zpsa07bdeec.jpg
 
Last edited:
Gắn liền với tam quan đình về phía bên trái là cổng vào giáp Bắc của làng, còn gọi là cổng Giếng. Đôi câu đối trên cổng ghi là:
Cổ vãng kim lai hành chính đãng
Nam du bắc ngoại hướng danh nam

Dịch là:
Xưa nay qua lại đều trên đường này
Từ nam tới bắc hướng tới tây hồ.

Nhà Bác Đa tôi ở ngay đây, bây giờ là gia đình anh Ấm

IMG_1880_zpsfa03a317.jpg
 
Last edited:
Phía bên phải cổng chính của làng là cổng vào chùa Chúc Thánh, gọi là cổng Chùa.

IMG_1875_zps8bf7c99c.jpg


Tiếp theo còn một cổng nữa là cổng giáp Đông (giáp như là một xóm). Trên cổng Đông có chữ Đông giáp môn và đôi câu đối:
Mỹ tục thuần phong vĩnh chiếu tây hồ mính kính
Thiện ngôn hảo sự trường lưu mạt lợi danh hương

Tạm dịch là:
Mỹ thục thuần phong soi sáng mãi gương tây hồ trong sáng
Nói hay làm tốt hoa nhài còn mãi danh thơm

Phải nói các cụ ngày xưa thật là văn hay chữ tốt. Và bây giờ con cháu cũng cố gắng bằng với tổ tiên, nên có đôi câu đối bằng chữ quốc ngữ ở phía trong của cổng:
Nếp sống văn minh gương tây hồ trong sáng
Câu thơ thanh lịch lan tỏa mùi hoa bưởi ngát hương


IMG_2375_zpsde789439.jpg


Qua cổng Giáp Đông thì đến cầu Đông, tới chính cửa nhà bác Cả Mỳ tôi ngày xưa. Cái cổng này rất quen thuộc đối với anh em chúng tôi, vì mỗi khi lên Bưởi, đều vào nhà bác Cả đầu tiên. Sau đó có đi đâu thì đi. Vậy nên tất yếu phải qua cổng này rồi. Khi tôi lên nhà bác Cả đang được xây mới lại. Cầu Đông cũng khác lạ rất nhiều, không còn cái vẻ cổ kính khi xưa nữa.

IMG_2342_zps8ff0aa80.jpg


Tiếp theo, rẽ phải ra phía hồ là qua giếng giáp Đông (là một mắt rồng của làng), qua dãy tàu xeo giấy là ra hồ Tây. Giếng giáp Đông, tàu xeo giấy giờ cũng chẳng còn. Một cảm giác bâng khuâng luyến tiếc cái gì ngày xưa đó. Rồi hình ảnh những người thân xưa đã ra đi …Đành lấy hình ảnh tư liệu xưa minh chứng cho cảnh cũ vậy

cases_de_fabricants_de_papier_zps591e6a45.jpg

NgheLamGIAY2_zpsad7828d8.jpg
 
Last edited:
Tôi đã đi dọc đường Bưởi, qua các cổng làng. Mỗi cổng làng có một hình thức, một dáng vẻ riêng. Ngoài ghi tên cổng, có nhiều cổng làng còn có thêm câu đối hai bên. Điều này đã mang lại nhiều vẻ đa dạng của cổng làng kẻ Bưởi. Cổng làng còn là nơi để người dân biểu thị bản sắc văn hóa của làng. Dấu ấn thời gian như in đậm trên mỗi cổng làng, một nét đẹp rất giêng mà không một con phố nào khác ở Hà Nội có được.
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,626
Bài viết
1,154,121
Members
190,153
Latest member
kientruckhangvinh
Back
Top