Bố tôi sinh ra và lớn lên tại thôn Hồ Khẩu, phường Bưởi. Rồi trưởng thành, Bố lấy vợ, thoát ly và sinh sống ở dưới phố. Hồi còn bé tý, cứ tới Chủ Nhật tôi thường được bố mẹ đưa về thăm ông bà nội, và gọi là lên Bưởi. Cái câu lên Bưởi nó rất tự nhiên thân thương từ xa lắm với tất cả mấy anh em tôi. Nay cũng đi nhiều nơi, tìm hiểu nhiều về các danh lam thắng cảnh trên mọi miền của Tổ quốc. Nhưng nếu không tìm hiểu và về tận nơi tìm hiểu về quê nội, e rằng rất có lỗi với Bố, với tổ tiên. Lần này nhân dịp ra giỗ Bố, tôi nhất quyết phải tranh thủ lên Bưởi, đi thăm những danh lam thắng cảnh của làng mà khi ở xa tôi thường nhớ về
1- Hồn quê qua những chiếc cổng làng trên tuyến phố
Trước hết phải nói đến Tổng Bưởi (một cấp quản lý hành chính từ xưa), còn nay là phường Bưởi. Phường Bưởi bao gồm 4 làng: làng Hồ Khẩu, Đông Xã, An Thọ và Yên Thái (hoặc An Thái). Đây là vùng đất đầy ắp những huyền thoại về công cuộc lao động khai phá hồ Tây xưa, và cũng là nơi hội tụ nhiều di tích, đình, đền chùa miếu vào loại bậc nhất ở đất kinh thành Thăng Long. Con đường Bưởi, từ Thụy Khuê lên tới chợ Bưởi mang một nét đẹp rất riêng mà không con đường nào khác ở khắp đất nước có được. Đó là hàng chục chiếc cổng làng mang đậm dấu ấn thời gian, lưu giữ lại nét hồn quê giữa lòng thủ đô đang thay đổi hiện đại từng ngày. Có thể gọi đó là những con mắt của lịch sử.
Đi từ chợ Bưởi trở xuống, đầu tiên là cổng làng Yên Thái
Cổng làng được vua Tự Đức đặt 4 chữ vàng “Mỹ tục khả phong” vào năm 1867. Làng Yên Thái nồi tiếng với nghề làm giấy qua câu thơ mà ai cũng biết:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa nghìn sương
Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây hồ
Nhưng trong tâm thức giới trẻ ngày nay, những nhịp chày rộn rã năm nào đã xa xăm lắm rồi. Nghề làm giấy ở Bưởi không ai còn làm nữa
Đối diện với cổng làng Yên Thái là giếng Mắt Rồng và Đền Long Tỉnh, thờ Đức Chúa Cả. Giếng là giếng thiêng nhưng hiện bị lấp mất rồi, tuy nhiên hệ lụy của nó thì vẫn còn. Đó là rất nhiều người của làng Yên Thái bị mù mắt. Còn khúc cua này hiện là một điểm đen giao thông. Xưa thì đâu có thế nhỉ
Quay trở lại với các cổng làng trên đường Bưởi Tôi thì tôi vẫn cứ gọi là đường Bưởi chứ nhất quyết không gọi là đường Thụy Khuê như các nhà chức trách đã đổi tên. Tổng Bưởi xưa, nay là phường Bưởi bao gồm các làng phía Tây, Tây Nam hồ Tây. Vậy xưa tên đường bọc lấy các làng đó gọi là đưởng Bưởi. Chẳng hiểu vì lý do gì mà đoạn đường Bưởi đến dốc Nhật Tân thật dài lại được đặt tên truyền thuyết Lạc Long Quân.Con đường từ chợ Bưởi trổ xuống Cầu Giấy không một chút nào dính đến vùng Bưởi bây giờ lại gọi là đường Bưởi. Còn Đường Bưởi cũ từ dốc Tam Đa lên ngã ba chợ Bưởi chạy qua các làng nghề giấy vùng Bưởi tự dưng lại gọi là đường Thụy Khuê.
Đây là cổng Hầu của làng An Thọ
Kế bên là cổng Đình An Thọ
Tôi nhớ không nhầm thì ngày xưa, ngôi nhà bên phải Đình An Thọ xưa là văn phòng của Liên hiệp Hợp tác xã ngành giấy Bưởi. Nay thì Liên Hiệp và cả nghề giấy ở Bưởi không còn nữa
Cổng Xanh là một cổng khác của làng An Thọ
Đi độ hơn trăm mét nữa là tới cổng làng Đông Xã
Còn kế bên là đình làng và chùa làng Đông Xã, cũng hướng ra đường Bưởi.
Bên ngoài là cổng tam quan, bên trong sân đình, phía chính diện là chùa Mật Dụng. Chùa còn chuông đồng đúc năm Cảnh Thịnh 2 trên có bài minh 1000 chữ. Đây là 1 quả chuông vào loại lớn và khá cổ. Đình nằm phía bên phải của chùa. Cả hai đều được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia
1- Hồn quê qua những chiếc cổng làng trên tuyến phố
Trước hết phải nói đến Tổng Bưởi (một cấp quản lý hành chính từ xưa), còn nay là phường Bưởi. Phường Bưởi bao gồm 4 làng: làng Hồ Khẩu, Đông Xã, An Thọ và Yên Thái (hoặc An Thái). Đây là vùng đất đầy ắp những huyền thoại về công cuộc lao động khai phá hồ Tây xưa, và cũng là nơi hội tụ nhiều di tích, đình, đền chùa miếu vào loại bậc nhất ở đất kinh thành Thăng Long. Con đường Bưởi, từ Thụy Khuê lên tới chợ Bưởi mang một nét đẹp rất riêng mà không con đường nào khác ở khắp đất nước có được. Đó là hàng chục chiếc cổng làng mang đậm dấu ấn thời gian, lưu giữ lại nét hồn quê giữa lòng thủ đô đang thay đổi hiện đại từng ngày. Có thể gọi đó là những con mắt của lịch sử.
Đi từ chợ Bưởi trở xuống, đầu tiên là cổng làng Yên Thái

Cổng làng được vua Tự Đức đặt 4 chữ vàng “Mỹ tục khả phong” vào năm 1867. Làng Yên Thái nồi tiếng với nghề làm giấy qua câu thơ mà ai cũng biết:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa nghìn sương
Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây hồ
Nhưng trong tâm thức giới trẻ ngày nay, những nhịp chày rộn rã năm nào đã xa xăm lắm rồi. Nghề làm giấy ở Bưởi không ai còn làm nữa
Đối diện với cổng làng Yên Thái là giếng Mắt Rồng và Đền Long Tỉnh, thờ Đức Chúa Cả. Giếng là giếng thiêng nhưng hiện bị lấp mất rồi, tuy nhiên hệ lụy của nó thì vẫn còn. Đó là rất nhiều người của làng Yên Thái bị mù mắt. Còn khúc cua này hiện là một điểm đen giao thông. Xưa thì đâu có thế nhỉ

Quay trở lại với các cổng làng trên đường Bưởi Tôi thì tôi vẫn cứ gọi là đường Bưởi chứ nhất quyết không gọi là đường Thụy Khuê như các nhà chức trách đã đổi tên. Tổng Bưởi xưa, nay là phường Bưởi bao gồm các làng phía Tây, Tây Nam hồ Tây. Vậy xưa tên đường bọc lấy các làng đó gọi là đưởng Bưởi. Chẳng hiểu vì lý do gì mà đoạn đường Bưởi đến dốc Nhật Tân thật dài lại được đặt tên truyền thuyết Lạc Long Quân.Con đường từ chợ Bưởi trổ xuống Cầu Giấy không một chút nào dính đến vùng Bưởi bây giờ lại gọi là đường Bưởi. Còn Đường Bưởi cũ từ dốc Tam Đa lên ngã ba chợ Bưởi chạy qua các làng nghề giấy vùng Bưởi tự dưng lại gọi là đường Thụy Khuê.
Đây là cổng Hầu của làng An Thọ

Kế bên là cổng Đình An Thọ

Tôi nhớ không nhầm thì ngày xưa, ngôi nhà bên phải Đình An Thọ xưa là văn phòng của Liên hiệp Hợp tác xã ngành giấy Bưởi. Nay thì Liên Hiệp và cả nghề giấy ở Bưởi không còn nữa
Cổng Xanh là một cổng khác của làng An Thọ

Đi độ hơn trăm mét nữa là tới cổng làng Đông Xã

Còn kế bên là đình làng và chùa làng Đông Xã, cũng hướng ra đường Bưởi.

Bên ngoài là cổng tam quan, bên trong sân đình, phía chính diện là chùa Mật Dụng. Chùa còn chuông đồng đúc năm Cảnh Thịnh 2 trên có bài minh 1000 chữ. Đây là 1 quả chuông vào loại lớn và khá cổ. Đình nằm phía bên phải của chùa. Cả hai đều được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia

Last edited: