What's new

Một số kiến thức cơ bản về Nhiếp ảnh

Một số kiến thức cơ bản về nhiếp ảnh

Một số kiến thức căn bản được tổng hợp và các thuật ngữ thông dụng cho những người mới đến với nhiếp ảnh (Nguồn sưu tầm)

Exposure (sự phơi sáng)

Bản chất của chụp ảnh là sự phơi sáng. Máy ảnh là một hộp tối. Khi bấm nút chụp ảnh, một cánh cửa được mở ra cho ánh sáng bên ngoài đi vào qua ống kính. Ánh sáng tác dụng vào film (hay sensor đối với máy digital _ từ sau đây tôi chỉ nói đến film) để tạo ra hình ảnh. Một bức ảnh ta có thể tạm chia làm hai phần : độ sáng và sự cân đối ánh sáng.
Ta hãy hình dung film là một vật thu sáng. Và độ sáng của bức ảnh quyết định bởi lượng ánh sáng mà film thu được. Khi lượng ánh sáng vào quá nhiều thì ảnh sẽ trắng xóa còn không đủ thì ảnh sẽ bị tối. Một bức ảnh có độ sáng đúng với đối tượng được chụp gọi là đúng sáng.Ngoài yếu tố độ sáng ra, sự cân đối ánh sáng khác nhau sẽ tạo ra những bức ảnh hoàn toàn khác nhau với cùng một độ sáng.
Lượng ánh sáng film thu được gọi là Ev ( Expoure value) . Chúng ta sẽ quay lại phần Ev này sau.
 
Trước hết bạn sẽ tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến độ sáng của ảnh.

Apeture (Độ mở ống kính)

Độ mở ống kính là phần điều chỉnh cường độ ánh sáng đi qua ống kính. Chúng ta có thể hiểu phần này như là khả năng cho ánh sáng đi qua của ống kính. Cấu tạo bộ phận này bao gồm những lá mỏng ghép lại tạo ra khe hở dạng hình tròn có thể điều chỉnh được. Tương ứng với các độ mở ống kính ta có dãy trị số tiêu chuẩn 1 , 1.4 , 2 , 2.8 , 4 , 5.6 , 8 , 11 , 16 , 32 … các trị số này gọi là F-stop hay Khẩu độ. Tại mỗi F-stop ta có đường kính lỗ mở d tương đương f/1, f/1.4 , f/2 f/2.8 … và f chính là độ dài tiêu cự ống kính. Như vậy ta có thể thấy Khẩu độ càng lớn thì đường kính d càng nhỏ và ánh sáng đi qua ống kính càng ít. Và thêm một điều nữa là cùng một đường kính lỗ mở d nếu độ dài tiêu cự ống kính càng dài thì khẩu độ càng lớn.


DOF.jpg



* Các bạn thường hay thắc mắc tại sao dãy trị số F-stop không phải là 1 ,2 ,3… mà là dãy bội số của căn bậc hai của 2. Trong kỹ thuật chụp ảnh, người ta chọn tiêu chuẩn điều chỉnh độ sáng với một khoảng cách là gấp đôi. Bạn có thể hiểu là khi bạn mở ống kính thêm một khẩu độ có nghĩa là lượng ánh sáng thu được sẽ tăng gấp hai lần. Muốn như thế diện tích lỗ mở phải tăng gấp đôi tương đương với đường kính tăng lên 1.4 lần. Đó là lý do tại sao ta có dãy trị số trên.
 
Last edited:
Shutter Speed (Thời gian chụp hay tốc độ)

Ngoài việc điều chỉnh cường độ ánh sáng đi qua ống kính ta còn có thể điều chỉnh thời gian cho ánh sáng đi vào để thay đổi độ sáng của ảnh chụp. Yếu tố này gọi là thời chụp hay tốc độ chụp. Đơn vị tính là giây.
Thời gian này chính là thời gian màn trập trong máy mở ra để cho ánh sáng đi vào. Thời gian này càng lâu (tốc độ chậm) thì lượng ánh sáng đi vào càng nhiều và ngược lại, thời gian này càng ngắn (tốc độ nhanh) thì lượng sáng đi vào sẽ ít đi.
Cũng như phần độ mở ống kính, theo tiêu chuẩn thì khi tăng một nấc thời gian chụp thì lượng ánh sáng đi vào gấp đôi. Tốc độ chụp nhanh hơn 1s có 1/2 , 1/4 , ….1/125, 1/250….Còn lâu hơn 1s là 2, 4, 8 , 16s….
Ngoài ra còn có ký hiệu B : màn chập mở cho đến khi buông tay bấm nút chụp.
Ký hiệu T : màn chập mở cho đến khi bấm nút chụp lần nữa.


Film speed (độ nhạy sáng)

Yếu tố này thể hiện khả năng hấp thụ ánh sáng của film.Có nhiều loại film khác nhau. Tuy nhiên hiện thông dụng nhất vẫn là film màu âm bản .loại film này dễ chụp hơn so với các loại khác nên thích hợp cho các bạn mới bắt đầu. Trên mỗi cuộn Film bạn sẽ thấy ghi độ nhạy sáng là 50 , 100 hay 200 ASA… Film 100ASA tốc độ thu sáng gấp đôi so với 50ASA và bằng một nửa so với 200ASA. Film có độ nhạy sáng càng cao thì hình ảnh càng độ mịn hạt càng kém.

Qua phần trên các bạn đã hiểu sơ lược về ba yếu tố liên quan đến độ sáng của ảnh chụp.
 
Exposure Value (Ev)

Trong nhiếp ảnh, sự kết hợp của độ mở ống kính và tốc độ chụp cho ta một đại lượng đặc trưng gọi là Exposure value (Ev). Ev 0 là khi ta đặt khẩu độ là 1 ở tốc độ chụp là 1 giây. Ev được tính bằng kết hợp hai hàm logarit của giá trị độ mở ống kính (Apeture value) và giá trị của thời chụp (Time Value).
EV = Av + Tv
Gọi N là trị số khẩu độ ( f-number) ta có Apeture value :

Untitled-a.jpg

Nếu t là thời chụp tính bằng giây ta có Time Value:

Untitled-b.jpg

Các công thức trên chỉ để tham khảo. Trong thực tế thì bạn chỉ cần hiểu là với khi bạn mở ống kính thêm một khẩu độ thì thời gian chụp phải giảm đi một nửa (hay ngược lại) thì Ev không thay đổi. Các bạn cần lưu ý một điểm mà các bạn mới chụp hay nhầm lẫn là mở ống kính thêm một khẩu nghĩa là giảm f-number một stop. Ví dụ như từ f/8 về f/5.6 .

Ánh sáng tác động vào film còn phụ thuộc vào độ nhạy sáng của film. Độ nhạy sáng của film thì đơn giản như khẩu độ hay tốc độ chụp là tăng gấp đôi thì lượng sáng vào sẽ tăng gấp đôi. Film 100asa thì gấp đôi 50asa, 200asa thì gấp đôi film 100asa… Tùy thuộc vào điều kiện chụp khác nhau sẽ có những chọn lựa khác nhau .Tuy nhiên để đơn giản thì các bạn mới chụp nên căn cứ vào mức chuẩn 100asa.

Quay lại độ sáng của hình chụp, đó là kết quả của việc dựa vào ánh sáng của chủ đề, độ nhạy sáng của film, khẩu độ và tốc độ chụp. Độ nhạy sáng của film thì tất nhiên là càng thấp thì hình ảnh càng mịn. Nhưng không phải điều kiện nào cũng có thể chọn lựa film có độ nhạy thấp được. Chúng ta sẽ quay trở lại vấn đề này trong bài nói về film. Còn bây giờ để đơn giản thì hãy chọn film 100asa và quan tâm đến khẩu độ và tốc độ.
Dưới đây là bảng giá trị Ev để các bạn tham khảo:

Untitled-c.jpg

Trong bảng trên, các giá trị Ev giống nhau sẽ nằm trên một đường chéo từ góc dưới bên trái sang góc trên bên phải. Ngay tại một Ev nào đó trong bảng, dóng thẳng sang bên trái và thẳng lên phía trên bạn sẽ tìm được một cặp Khẩu độ và tốc độ tương ứng. Nhìn trong bảng bạn sẽ thấy có nhiều cặp khẩu độ khác nhau cho cùng một Ev. Như vậy khi chọn khẩu độ và tốc độ khác nhau thì hình ảnh sẽ khác nhau như thế nào?
 
Depth Of Field ( DOF)

Một thực tế là khi bạn chụp một bức ảnh, độ rõ nét không xuyên xuốt. Khi bạn canh nét vào chủ đề thì trước và sau chủ đề sẽ có khoảng không rõ nét. Khoảng cách mà ảnh còn rõ nét trước và sau điểm lấy nét (tạm) gọi là độ sâu trường ảnh và thường gọi tắt là DOF.
Khoảng rõ nét do nhiều yếu tố ảnh hưởng đến. Tuy nhiên yếu tố đầu tiên có thể nói là độ mở ống kính.
Các bạn có thể xem hình minh họa sau đây.

Untitled-d.jpg

Điểm lấy nét trong tất cả các hình là điểm giữa khoảng 3 – 4 inch. Số 3 và 4 rõ nét trong tất cả các hình. Các điểm còn lại rõ nét dần khi độ mở ống kính khóa nhỏ lại. Đến đây các bạn có thể hiểu rằng khi ống kính khép nhỏ lại thì khoảng rõ nét càng thu hẹp lại.

Giải thích một chút về khoảng rõ nét. Các bạn xem hình bên dưới.

Untitled-e.jpg

Chủ đề là điểm màu vàng và cũng là điểm lấy nét. Vì lấy nét vào chủ đề nên hiển nhiên các tia sáng từ chủ đề qua ống kính sẽ hội tụ trên film. Các điểm khác có cùng khoảng cách với chủ đề đều hiện rõ trên film. Bây giờ hãy xem điểm màu trắng xa hơn chủ đề. Điểm ảnh rõ của điểm trắng sẽ nằm ở phía trước film và ảnh của nó in trên film sẽ là vòng tròn màu trắng. Khoảng trắng đó gọi là Circle of Confusion ( CoC ).
Vấn đề đặt ra ở đây là làm cách nào để thu hẹp vòng tròn lờ mờ đó để ảnh rõ nét hơn. Trong hình minh họa dưới đây, bạn thấy từ một điểm sẽ có một chùm tia sáng đi qua ống kính và tạo ảnh trên mặt phẳng film. Khi khóa bớt cửa điều sáng lại nghĩa là một số tia sáng bị chặn lại ( phần màu xanh nhạt). Do đó phạm vi của CoC cũng được thu hẹp lại và hình ảnh trở nên sắc nét hơn.

Untitled-f.jpg

Hyperfocal

Khi bạn lấy nét vào điểm xa vô cực thì hình ảnh sẽ rõ nét từ vô cực cho đến một khoảnhg cách nào đó trước ống kính. Khoảng cách không rõ nét trước ống kính khi bạn lấy nét ở vô cực gọi là Hyperfocal.

Untitled-g.jpg

Sau khi xác định được khoảng hyperfocal bạn lấy nét lại vào khoảng cách đó. Lúc này độ sâu trường ảnh DOF sẽ bắt đầu từ giữa khoảng hyperfocal đến vô cực. Thực tế đây là DOF lớn nhất mà bạn có thể đạt được. Tuy nhiên bạn phải lưu ý rằng khoảng cách hyperfocal này không cố định mà phụ thuộc vào khẩu độ ống kính. Ở mỗi F-stop thì khoảng cách hyperfocal đều khác nhau.

Untitled-h.jpg


Như vậy trong trường hợp chụp hình cần lấy dof thật rộng, hình rõ nét trong phạm vi lớn nhất thì bạn sẽ lấy nét vào khoảng cách hyperfocal kết hợp với đóng nhỏ độ mở ống kính lại.
 
Shutter Speed ( Tốc độ hay Thời gian chụp)

Qua phần trên, các bạn đã biết được sự liên quan giữa khẩu độ và độ nét sâu của ảnh chụp. Phần tiếp theo các bạn sẽ quan tâm đến đó là tốc độ chụp. Như đã đề cập ở phần đầu tiên, lượng ánh sáng vào film phụ thuộc vào thời gian màn chập mở, tuy nhiên có thể kết hợp với việc thay đổi khẩu độ để có được hình ảnh cùng độ sáng với các tốc độ chụp khác nhau. Trên máy tốc độ nhỏ hơn 1s được ký hiệu bằng một con số thông thường. Ví dụ 250 nghĩa là 1/250s, 30 là 1/30s... Tốc độ lớn hơn 1s thì ký hiệu là con số đi kèm với dấu 〞ví dụ 2” là 2s, 8” là 8s...

Khi chụp chủ đề chuyển động là lúc bạn sẽ lưu ý đến tốc độ chụp. Để bắt đứng chủ đề bạn sẽ phải chụp với tốc độ nhah. Ngược lại để có ảnh mờ dạng chuyển động (motion blur) bạn sẽ chụp với tốc độ chậm hơn. Xem hình ảnh minh họa sau đây để thấy rõ hơn.

Untitled-i.jpg

Cùng chụp chiếc xe chuyển động, nhưng các bạn thấy rõ rằng tốc độ chụp càng chậm thì chủ đề càng không rõ. Khi chụp ảnh không có chân máy để không bị “rung tay” thông thường sẽ phải chụp với tốc độ từ 1/30s thậm chí có thể từ 1/60s trở lên. Chụp với tốc độ chậm hơn, cần thiết bạn phải dùng đến chân máy.

Khi chụp trong điều kiện ánh sáng đủ không có khả năng chụp với tốc độ chậm được thì bạn sẽ phải dùng đến kính lọc ND (Neutral Density). Kính lọc này sẽ giúp bạn giảm cường độ sáng vào ống kính. Ngược lại khi chụp ban đêm điều kiện ánh sáng không đủ, bạn phải có chân máy để chụp với tốc độ chụp chậm.

Untitled-k.jpg

Khi muốn thể hiện sự chuyển động của chủ đề, bạn sẽ dùng kỹ thuật lia máy (paning). Có nghĩa là khi chụp máy sẽ được lia “bám” theo chủ đề. Khi đó chủ đề sẽ rõ nét, phông nền sẽ lu mờ .

Untitled-l.jpg

Đôi khi chụp phong cảnh, cần có sự thể hiện một chuyển động nào đó như mưa rơi, nước chảy ….thì bạn cũng sẽ dùng đến tốc độ chụp chậm hơn. So sánh hai hình dưới đây bạn sẽ thấy hiệu quả của việc chụp tốc độ chậm tạo ra hình ảnh chuyển động của dòng suối.

Untitled-m.jpg

Và khi chụp ở tốc độ chậm:

Untitled-n.jpg
 
Quy tắc bố cục tranh phong cảnh

Dưới đây tôi trích bài viết rất hay về bố cục tranh phong cảnh của Nguyễn_Việt thành viên của diễn đàn GÓC HÀ NỘI dịch từ bài của tác giả Johannes Vloothuis

Quy tắc bố cục tranh phong cảnh - Tác giả: Johannes Vloothuis

Tôi sưu tầm ở đây môt loạt quy tắc (hay hơn nên gọi là mẹo) bố cục tranh mà khi sử dụng đúng thì sẽ giảm bớt sai lầm trong các bức tranh phong cảnh. Đây là những mẹo có ở trong hầu hết các sách dạy vẽ phong cảnh cộng với một số ý tưởng riêng của tôi. Xin nhắc các bạn trước: đừng để cho những quy tắc này trói buộc bạn. Quy tắc chỉ giúp bạn lúc bạn băn khoăn có quá nhiều thành tố muốn đưa vào tranh mà không biết sắp xếp ra sao. Quy tắc được là ra để người ta sử dụng, và vi phạm nhưng biết các quy tắc căn bản thì chí ít khi vi phạm quy tắc bạn cũng biết rõ mình đang vi phạm quy tắc nào, thay vì vi phạm chỉ vì không biết. Có đến 4 chục quy tắc nên tốt nhất bạn nên kiếm ly cà phê vừa đọc vừa uống thì hơn.
1.jpg
 
Last edited by a moderator:
1. Hãy nhìn vào bức tranh trên đây. Một bức tranh phong cảnh cần phải có một trung tâm chú ý, một điểm nhấn, là khu vực đẹp nhất. Điểm nhấn có thể được nhấn mạnh ở vị trí của nó và bằng màu sắc và độ tương phản. Một điểm nhấn tốt thường có:

* Màu mạnh nhất.
* Thay đổi đột ngột về độ tương phản.
* Nên nhưng không nhất thiết chiếm một phần tương đối lớn của bức tranh.
* Những cấu trúc do con người tạo nên, động vật hoặc hình dáng con người cũng giúp tăng thêm điểm nhấn. Đó là những diến viên chính.
* Khu vực xung quanh phụ trợ cần phải hướng người xem đến điểm nhấn bằng một chỉ báo hoặc một đường dẫn (xem hình 1 & 2)
* Điểm nhấn không nên đặt ở chính giữa bức tranh, tốt nhất là ở tỷ lệ 1/3.
* Điểm nhấn không nên bị che khuất, dù chỉ là một chút. Làm thế sẽ làm giảm tầm quan trọng.
* Một điểm nhấn được chọn tốt sẽ thu hút tâm trí người xem.

Hình 2: Cây gỗ trong bức ảnh này được đặt ở vị trí phù hợp làm đường dẫn cho mắt người xem hướng tới điểm nhấn:

2.jpg

Hình 3: Trong bức tranh này đường viền mé nước là đường dẫn cho người xem hướng tới cây cầu là nhân vật chính trong bức tranh.

3.jpg

2. Bạn có thể tạo một điểm nhấn thứ 2 trong tranh, coi như chương 2 trong câu chuyện của bạn. Tôi khuyên các bạn mới tập vẽ không nên dùng phương pháp này đến khi bạn thật sự thành thạo vì có thể 2 điểm nhấn sẽ cạnh tranh với nhau. Hai điểm nhấn không được chồng lên nhau. Một điểm phải lớn hơn và mạnh hơn. Cách tốt nhất là 2 điểm nhấn chéo nhau. Nếu không chéo được thì phương án 2 là theo phương nằm ngang.

Hình 4: Bức tranh dưới đây có thể đẹp mà không cần có bụi cây hoa ở phía dưới. Tuy nhiên tác giả đã quyết định thêm nó vào làm điểm nhấn thứ 2 cho bức tranh.

4.jpg

3. Nên tránh đẩy người xem ra ngoài bức tranh bằng cách có những thành tố chỉ ra viền tranh hoặc chạy ra ngoài tranh, ví dụ cây gỗ, con đường, dòng sông chạy ra ngoài bức tranh. Lỡ có mà khó tránh được thì đặt một cái gì đó chặn không cho người xem đi ra ngoài tranh. Quy tắc tối thiểu là người và động vật nên hướng về người xem và vào phía giữa bức tranh.

Hình 5: Hãy chú ý đến con ngựa ở bên phải bức tranh này. Chú ý họa sĩ đã làm giảm giá trị con ngựa này bằng cách vẽ nó màu sẫm và nhòa vào với bụi cây. Nếu con ngựa này màu sáng hơn và tương phản với nền thì rõ ràng nó đã hướng người xem chạy thẳng ra ngòai bức tranh.

5.jpg

Hình 5a. Hãy nhìn bức tranh thứ 1 dưới đây. Cây gỗ quá thẳng và chỉ thẳng ra ngoài bức tranh. Bức thứ 2 đã được sửa, một vài cành gãy, nhánh cây được thêm vào để giảm tốc độ người xem chạy đi mất. Nhìn vào bức thứ 3, cây gỗ được đưa ra khỏi bức tranh và người xem bây giờ sẽ hướng theo đường mép nước để thưởng thức bức tranh.

6.jpg

7.jpg

8.jpg
 
4. Sông, suối, đường nên vào bức tranh theo hình chữ "S" hoặc chí ít thì cũng là hình uốn cong chữ "C". Tránh đường thẳng bằng mọi giá vì nó quá nhanh. Hãy để cho người xem "đi bộ" chầm chậm vào bức tranh

Hình 6. Dòng suối này bố cục theo chữ S, chậm chạp và lười biếng.

9.jpg

Hình 7. So sánh hình 6 với bức này uốn hình chữ C. Bạn sẽ thấy bức số 6 cho phép người xem đi chậm hơn và thưởng thức kỹ hơn.

10.jpg

Hình 8. Bố cục sai, con đường là một đường thẳng. Đường dẫn quá nhanh

11.jpg

Hình 9. Tốt hơn vì có khúc quanh

12.jpg

5. Nghệ thuật nhiều khi không cần logic. Tác động bằng hình ảnh là điều quan trọng nhất.

Hình 10. Chú ý hàng cây làm cho người ta cảm giác gió thồi từ bên phải sang bên trái. Thế nhưng hướng của mưa thì lại cho thấy gió thổi ngược lại.

13.jpg

6. Đặt các chủ thể quan trọng vào điểm nhấn, đừng để họ chạy lung tung vì như thế họ sẽ cạnh tranh sự chú ý của người xem.

Hình 11. Tất cả người trong bức tranh này nằm trong bán kính của điểm nhấn ở góc dưới bên phải.

14.jpg

Hình 12. Con ngựa này đặt sai chỗ. Giá mà họa sỹ đặt nó cạnh cái ghế băng thì bố cục đã đẹp hơn.

15.jpg

(Còn tiếp)
 
Last edited:
Bác anson có thể bày giúp em vài chiêu hiệu quả để chụp pháo hoa không?
Em sắp dự Hội pháo hoa lớn nhất Đức ở bên bờ sông Rhein ạ.
Cảm ơn bác nhiều.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,485
Bài viết
1,153,187
Members
190,103
Latest member
Penguin1
Back
Top