What's new

[Chia sẻ] Một tháng ở Nam Mỹ: Hòn đảo cô đơn nhất thế giới: Đảo Phục Sinh (tr.32)

Một tháng ở Nam Mỹ: Hòn đảo cô đơn nhất thế giới: Đảo Phục Sinh (tr.32)

Tôi tự gọi lũ chúng tôi là đàn "động vật có vú biết bay" bởi hành trình bốn nước mà chỉ trong một tháng, đành phải dựa trên công nghệ di chuyển hiện đại là bay vậy !.

Nghe chúng tôi định đi Nam Mỹ chỉ trong có một tháng, những người có hiểu biết về nơi này đều kêu lên: Ít quá, đi được cái gì trong một tháng? Ít nhất phải 3 tháng chứ... rồi hàng đống các lời khuyên từ những bậc đi trước dày dạn kĩ năng và đầy kinh nghiệm lăn lộn như Net Walker, Anh Già.

Dưng mà chả thể nào nghỉ hơn được, kết hợp với 2 tuần Tết là nghỉ thêm 2 tuần là kịch kim. Đành cố được đến đâu hay đến đó.

Tiếp theo là việc liệt kê các điểm nhất định phải đến, toàn những tên tuổi khủng khiếp cả. Nếu theo cái danh sách các Kỳ quan thế giới mới do dân mạng bình chọn thì ở Nam Mỹ có 2 kỳ quan nhân tạo là Tượng Chúa cứu thế +Machupicchu; và 2 kì quan thiên nhiên là thác Iguazu + sông Amazon. Cuối cùng chúng tôi ngậm ngùi bỏ hai kì quan thiên nhiên khỏi danh sách, vì di chuyển khó quá, chúng ngược nhau, xa nhau và không thể sắp xếp cho kịp thời gian.

Tất nhiên vẫn có thể nhồi nhét thêm vài điểm, nhưng 7 người đã thống nhất là không quá tham - dán tem vào mông - mà giữ sức, giữ cho mình còn hơi đói một tí, mới thấy thèm hơn.

....
Và hành trình từ ngày 14/2 đã kết thúc vào ngày 15/3/2015 với 6/7 thành viên, còn một người tiếp tục đến với Ecuado - rừng mưa Amazon. Ngoài ra còn thành viên thứ 8 tham gia sau 1 tuần và còn tiếp tục lang thang Chile một tuần sau nữa.

Đúng một tuần trôi qua từ ngày về, tôi mới quyết định viết những dòng này.
 
Last edited:
Ahu Akivi

Chúng tôi thuê một chiếc xe bán tải để đi khắp nơi trên đảo. Trong khoang ngồi được 6 người, còn tôi thì đứng ở thùng đằng sau. Tôi thích đứng đó để ngắm được toàn bộ khung cảnh, và đón nắng gió trên đảo

41293547211_069f725ef7_c.jpg



Điểm đến đầu tiên là Ahu Akivi, là bệ gồm 7 tượng Moai đứng sâu trong lòng đảo. Đây là cụm tượng xa bờ biển nhất

41390070721_527af21548_c.jpg


Cụm tượng này được coi là một công trình thiên văn, khi mặt của các tượng quay chính xác về phía Mặt trời lặn vào ngày Xuân Phân, và lưng tượng quay chính xác về phía Mặt trời mọc vào ngày Thu Phân.

Lưu ý rằng không phải ở đâu và ngày nào thì Mặt trời cũng mọc và lặn vào đúng một chỗ, và đối xứng nhau đâu. Do Trái đất nghiêng, lại quay theo hình Elip quanh Mặt trời, nên mỗi ngày điểm Mặt trời mọc lại dịch đi một chút. Và nếu không ở trên Xích đạo thì vị trí Mặt trời mọc và lặn trong một ngày cũng không đối xứng nhau qua vị trí đứng.

Do đó các nhà khoa học đã tính toán và thẩy rằng trên đảo Phục Sinh, duy nhất điểm này có đặc điểm thiên văn như trên. Cũng vì vậy đây là cụm tượng đứng rất sâu trong đất liền, trong khi hầu hết các tượng đều đứng cạnh bờ biển. Các thổ dân xưa kia có khả năng quan sát rất chính xác.

39580732120_bcdfbe66ac_c.jpg
 
Ahu Akivi

Truyền thuyết kể rằng xưa kia người Rapa Nui sống ở các hòn đảo khác (vùng Đa đảo). Một lần Hau Maka, vị tư tế của vua Hotu Matu nằm mơ. Trong giấc mơ, ông bay khắp nơi, băng qua đại dương, và nhìn thấy hòn đảo xinh đẹp chơi vơi giữa biển. Tỉnh dậy, ông kể giấc mơ cho nhà vua.
Vua Hotu Matu phái một đoàn thuyền đi về hướng trong giấc mơ để tìm hòn đảo. Sau rất nhiều ngày, đoàn thuyền đã tìm được hòn đảo trong mơ. Bảy người trong số họ tình nguyện ở lại đảo, còn lại quay về quê hương để báo tin.

Bảy người trên đảo đã phải chờ đợi rất lâu. Ngày ngày họ đi vào sâu trong đất liền, nơi có ngọn núi cao, để nhìn về hướng Tây - hướng Mặt trời lặn - hướng của quê hương. Không biết khi người dân tìm đến, họ còn sống không. Về sau, để ghi nhớ bảy người này, người dân đã dựng 7 tượng Moai nhìn về phía Mặt trời lặn.

Các tượng có kích thước xấp xỉ nhau, cao khoảng 5m và nặng khoảng 18 tấn, dựng trên một bệ đá rất rộng

41390072711_4429dca9a5_c.jpg



Ở trên là truyền thuyết. Xưa kia, phía trước mặt của các tượng có một ngôi làng. Thông thường các tượng Moai được dựng lên đều được coi là để bảo vệ người dân trước mana - các thế lực đen tối của tự nhiên.
Khu vực này là của chi tộc Miru, và họ đã dựng các tượng này bảo hộ cho khu làng.


40494692115_7b654cacbf_c.jpg


39580730160_77a746df89_c.jpg
 
Re: Một tháng ở Nam Mỹ: Hòn đảo cô đơn nhất thế giới: Đảo Phục Sinh (tr.32)

Đi đảo Phục Sinh là giấc mơ từ thời bé thơ của tôi, nó nằm trong quyển sách cũ nói về những kỳ quan của thế giới. Tiếc là chuyến đi Nam Mỹ vừa rồi quá ngắn nên phải bỏ qua đảo Phục Sinh. Tôi nghĩ dân du lịch vẫn chưa chú ý nhiều tới các đảo quốc ở Thái Bình Dương. Họ là những người vượt biển lớn có thể rất sớm và rất mạo hiểm. Văn hóa đảo quốc có nhiều nét rất hay, đặc biệt hướng tới một cuộc sống đơn giản, thanh bình. Một người bạn sau khi đi khá nhiều nới kết luận là chỉ có hai dân tộc biết cách sống là người Ý và người Polynesian. Các bạn nên kết hợp đi các đảo này nếu có dịp đi Úc, New Zealand. Với tôi, dễ nhất là Fiji, 3 tiếng bay từ Sydney. Với các đảo quốc này bạn có thể kết hợp khám phá mạo hiểm, nghĩ dưỡng, scuba diving,..

Thanks topic của bạn đã cho tôi nhiều thông tin bổ ích về Nam Mỹ và giúp tôi lên kế hoạch chuyến đi của mình.
 
Road

Rời Ahu Akivi, xe chúng tôi chạy theo con đường xuyên chính giữa đảo.

Khắp đảo hầu như chỉ còn những đám cỏ thấp, với ít cây bụi. Nhưng chính giữa đảo còn lại một đám rừng nhỏ. Gọi là rừng cho vui, vì nơi đó cây vẫn còn cao lớn lâu năm và che bóng.

Từ hàng trăm năm trước, khi tạo tác và di chuyển các pho tượng Moai, có thể rất nhiều cây đã bị đốn hạ. Ngày nay ngoài vùng quanh thị trấn, chỉ còn đám cây này là to. Còn lại bao phủ bề mặt đảo hầu như là cây cỏ, cây bụi. Nhìn xa rộng mênh mông vì thế...

40494678535_cdeea1890c_c.jpg


Một ngã ba hiếm hoi giữa đảo, nơi con đường tỏa làm hai hướng: bên trái đi ra bãi biển và kết thúc, bên phải vòng theo bờ đông và nam của đảo.

40494669575_90df36dcf3_c.jpg


41390064631_4b7cf8cc85_c.jpg


40494671155_b3af32a040_c.jpg
 
Anakena beach

Bãi biển Anakena là một trong hai nơi có bãi cát ở đảo Phục sinh, và được coi là điểm có cảnh đẹp nhất ở đảo. Bãi cát phẳng lặng đứng cạnh quả đồi xanh, lại có mấy tượng Moai được dựng ở đó là Ahu Naunau và Ahu Ature.

Hầu hết các phía của đảo đều là bờ đá, chỉ chỗ này có bãi cát, có thể neo đậu tàu thuyền. Do đó xưa kia nhiều khả năng người dân nơi xa đến đã cập thuyền vào đây. Theo truyền thuyết thì các con thuyền của thủ lĩnh Hoto Matu đã cập vào bờ nơi này, và xây dựng đây là nơi định cư đầu tiên. Do đó nơi đây được coi là điểm khởi đầu của văn hóa Rapa Nui.

Cũng tại đây họ đã dựng hai cụm tượng Moai. Một tượng đứng đơn độc trên lưng đồi, và bảy tượng nằm ở dưới chân đồi.

Bảy tượng chân đồi (Ahu Naunau) là cụm tượng được đội mũ nhiều nhất, và còn được bảo tồn tốt nhất (cũng là dựng lại sau hàng trăm năm bị kéo đổ).

41390060021_06e8e045a8_c.jpg


Đi xuyên qua một vườn dừa, có thể thấy cụm tượng Ahu Naunau lấp ló

41390057601_57a54e323f_c.jpg



Bãi biển Anakena, với Ahu Naunau và Ahu Ature bên phải

40494661685_501c27fd1d_c.jpg
 
Ahu Nau nau

Bảy pho tượng Ahu Nau nau còn 4 pho có mũ đá trên đầu. Người ta từng tìm được một số mảnh mắt màu trắng rơi ở quanh tượng.

41390048421_8c6a679db9_c.jpg


Ahu Ature đứng cao hơn. Tất cả đều quay lưng ra biển

41347128022_0069a219f9_z.jpg


Biển xanh và bãi cát thoải. Chỉ có nước hơi lạnh nên chúng tôi tắm được một lúc là lên bờ

40675796084_6fd5bd8abc_c.jpg
 
Anakena beach

Chúng tôi còn quay lại đây một lần nữa cơ

41390040971_8bd03f3dba_c.jpg


Một anh chàng nhặt đá ném dừa. Thật sự kinh ngạc khi cây dừa cao thế mà anh ta ném rơi được hai quả, chắc là ném quen rồi

40675788244_85bfc83eb2_c.jpg
 
Te Pito Kura

Rời bãi biển, chúng tôi đi dọc bờ biển phía Đông của đảo, đến với Te Pito Kura.

Nơi đây có pho tượng Moai cuối cùng đã từng được dựng lên bên bờ biển, cũng là pho tượng lớn nhất được vận chuyển và dựng đứng (rồi lại bị kéo đổ). Pho tượng cao hơn 10m và nặng hàng chục tấn.

Cái mũ đá của nó lăn xuống ngay nơi nó đổ xuống. Pho tượng quá to nặng nên khi đổ xuống đã vỡ làm hai, do đó không thể dựng nó đứng lên được nữa.

27520058598_250867a6d8_c.jpg


39580680390_8807e77141_c.jpg


40675946224_196bf01bd9_c.jpg
 
The Belly Button stone

Ngay gần bên cạnh pho tượng Moai khổng lồ là một địa điểm thú vị.

Đó là một vòng đá thấp vây quanh năm hòn đá. Hòn ở giữa nhẵn lỳ và tròn trịa hoàn hảo. Xung quanh có bốn hòn khác không được tròn lắm. Người ta đã phát hiện hòn đá ở giữa có từ tính. Không nơi nào trên đảo lại có hòn đá được đẽo gọt tròn trịa như vậy, và hòn đá này không cùng chất đá với các tảng đá khác.

Có giả thuyết cho rằng hòn đá ở giữa là một thiên thạch, rơi xuống biển gần đây, và được sóng biển bào mòn nên mới tròn nhẵn đến vậy. Người Rapa Nui đã phát hiện ra nó, đem lên bờ và coi đó là một tảng đá thiêng. Ai chạm được vào nó sẽ có may mắn, và thế là tất cả cùng chạm vào xem sao.

27520199278_990d13a932_c.jpg


27520205298_93109c2208_c.jpg
 
Re: Một tháng ở Nam Mỹ: Hòn đảo cô đơn nhất thế giới: Đảo Phục Sinh (tr.32)

Nhìn lại pho tượng Moai cuối cùng

27520196118_786164479d_c.jpg


Chiều xuống, chúng tôi đi về cực Tây của đảo, nơi có cái miệng của ngọn núi lửa đã tắt Rano Kau

26519274267_8cba798ff1_c.jpg



27520192398_5d59a5957e_c.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,485
Bài viết
1,153,163
Members
190,103
Latest member
Penguin1
Back
Top