What's new

[Chia sẻ] New Zealand, thiên đường Nam bán cầu

New Zealand, thiên đường ở Nam bán cầu

Nhiều lần chat chit với bọn Tây tình cờ gặp trong các chuyến đi, tôi hay hỏi chúng, đi nhiều như bọn mày, nước nào là thích nhất ?
Có những chú thì thủng thẳng suy nghĩ kỹ càng rồi mới trả lời, còn có nhiều chú thì lập tức có câu trả lời ngay.

Nói chung là cũng toán loạn cả, tuỳ theo cảm hứng từng người, nhưng nhiều câu trả lời mà tôi nhận được, đó là 2 đất nước Nepal và New Zealand. Rồi tôi cũng tò mò, mua về 2 quyển sách Lonely Planet của 2 nước này, để trong giá sách nhà mình. Mà cũng lạ, cứ mua quyển nước nào để ở nhà, suốt ngày nhìn thấy nó, ngứa ngáy không chịu được là thể nào cũng mò đến đó. Sau này, Lonely mà có ra quyển LP Mặt trăng nữa thì gay to!!!

Nhưng rồi, đọc trên các diễn đàn, sách hướng dẫn du lịch, cũng nói tới hai nước này là hai nước đẹp nhất, đáng đi vô cùng. Thế là tôi quyết phải tới được. Chuyến đi Nepal thì đã hoàn thành từ năm trước, còn New Zealand là một nơi còn phải đến.

May mắn là dịp này chúng tôi đang ở Úc, nên việc sang NZ cũng khá tiện lợi, so với nếu phải bay từ Việt nam xuống tận đất nước xa tít ở Nam bán cầu này.

1. Vài nét chính:

Quốc đảo New Zealand bao gồm hàng trăm đảo lớn nhỏ khác nhau, nhưng chung quy lại, nó chia thành hai nhóm đảo Bắc và đảo Nam. Tuy hai nhóm đảo này chỉ cách nhau một eo biển hẹp, chừng 20 km nhưng không chỉ là khoảng cách địa lý, hai hòn đảo này nằm trên hai đĩa địa lý khác nhau, chịu những ảnh hưởng khá là khác biệt của khí hậu và quá trình hình thành địa chất. Những ngọn gió nóng ẩm từ biển Tasman phía Tây – Bắc gặp khối khí lạnh Nam cực ở phía Đông Nam tại Newzealand, tạo ra một những vùng khí hậu trái ngược nhau : miền Tây của dãy Alp ở đảo Nam là những cánh rừng nhiệt đới ẩm ướt với lượng mưa khá lớn tới 7500 mm, trong khi đó, chỉ cần vượt con đèo cao cỡ trên ngàn mét sang phía đông của hòn đảo này khí hậu đã khô ráo hẳn với lượng mưa trung bình chỉ cỡ 330 mm. Trong khi đó, Đảo Bắc như những hòn đảo núi lửa với đặc trưng là cụm núi lửa nằm ở chính giữa đảo, xung quanh là miền thảo nguyên bằng phẳng đất đai phì nhiêu và màu mỡ.

Quá trình hình hành NZ hình dung như này cho dễ hiểu, nếu ta có 2 cái đế pizza chưa nướng đẩy dồn vào nhau, thì ở rìa của đĩa bột sẽ dồn lại và trồi cao lên chính là đảo Bắc và đảo Nam của NZ. Rìa cao nhất của “ đĩa bột “ bị dồn lên ấy tạo nên dãy núi chính ở phía Nam mà dân xứ này gọi là dãy Alp. Còn đảo Bắc thì khá bằng phẳng, chính giữa và bắc đảo nhô lên một chùm các ngọn núi lửa, vẫn đang hoạt động. Dường như quá trình kiến tạo này chưa dừng lại, nên hiện nay, ở NZ, động đất vẫn thường xuyên xảy ra trên cả hai hòn đảo, tới mức người xứ Kiwi cũng khá quen với những trận lắc lư tới 5,6 độ Richte. Và ở khá nhiều nơi trên đảo Bắc, chúng ta có thể nhìn thấy những hình ảnh tiềm tàng của núi lửa đang hoạt động. Mặc kệ thiên nhiên với những kiến tạo vĩ đại, cái mà chúng ta được thừa hưởng ngày nay là một đất nước NZ với những rặng núi tuyết cao chót vót ở đảo Nam, những hồ xanh lộng lẫy soi bóng tuyết trắng phau, và những mu đồi xanh mướt mượt ở đảo Bắc, điểm xuyết là đàn cừu trắng lốm đốm.

-----

Welcome to NZ

P1040142+%255BDesktop+Resolution%255D.JPG


Câu tuyên ngôn ở cửa khách sạn đầu tiên tại NZ:

P1040144+%255BDesktop+Resolution%255D.JPG


Đừng lo vội, NZ còn nhiều chỗ để chơi hơn chỉ là tuyên ngôn trên:

P1040270+%255BDesktop+Resolution%255D.JPG


và cũng nổi tiếng với nhiều con hồ đẹp:

P1040529+%255BDesktop+Resolution%255D.JPG
 
Giờ đây, trước mặt chúng tôi là hơn ba trăm cây số đường đến với hồ lớn nhất của đất nước, hồ Taupo.

Đảo bắc của New Zealand gần xích đạo hơn so với đảo nam, do vậy, mùa xuân ở đây cũng đến sớm hơn.


Những đoạn đường trên đảo nam tuy đã phơn phớt xanh của mùa cỏ mọc, nhưng vẫn nhiều chỗ đất nâu tuyết trắng. Còn trên đảo bắc, mùa xuân đến trước vài tuần. Cỏ mọc xanh mướt ngút ngàn trên đường chúng tôi đi. Cừu trắng cũng vì thế mà trắng hơn. Trên con đường ấy, chỉ có ba thứ màu. Màu xanh non nõn nà của cỏ mới mọc, màu xanh biếc của nền trời trong veo, trên hai nền xanh ấy là những đốm trắng. Dưới mặt đất là những đốm cừu và trên trời là những đốm mây.


Không thể kìm được trước sắc màu quyến rũ của thiên nhiên, chúng tôi đã phải dừng lại không biết bao lần. Lần thì mở ô kính xe, xem xem cái màu xanh ấy có phải là thật hay không, lần khác lại dừng lại để ngắm chú cừu con dễ thường đang tì cái đầu trắng lông xoăn tí vào hàng rào, cũng ngắm nhìn chúng tôi với vẻ thích thú y hệt. Lần nữa là … là … là… nhiều cái là quá, nhiều lý do quá để dừng – thế nên đường đi cứ bị chẻ vụn ra.


HỒ TAUPO VÀ CÁC NÚI LỬA PHỦ TUYẾT


Nằm về phía gần Taupo là khu vực núi lửa hồ Taupo, đây là một khu vực khá rộng lớn, phía nam của nó là một cụm ba ngọn núi lửa, hai trong số ba ngọn núi này vẫn đang hoạt động. Phía bắc kéo dài tới tận hồ Rotorua. Giờ thì chúng tôi đang đi ngang qua khu vực ba ngọn núi lửa phía nam. Hai núi lửa đang hoạtđộng là mt Ngauruhoe và MtRuapehu. Ngọn Ruapehun, ngọn cao nhất (2797 mét) và cũng là một trong những ngọn núi lửa hoạt động nhiều nhất thế giới, gần nhất, năm 2007 đã bất ngờ phun đất đá ở mức độ nhỏ và gây thương tích cho một tay leo núi nhưng từ đó đến nay,năm nào nó cũng được cảnh báo là có thể hoạt động. Áp lực của nham thạch dưới lòng đất đang chực chờ phun lên bất kỳ lúc nào, khiến việc thăm quan núi lửa là trở nên cực kỳ nguy hiểm. Còn ngọn Ngauruhoe cao 2287 mét lại là một ngọn núi“nhi đồng”. Nó mới chỉ hình thành chừng 2500 năm trước do hoạt động của núi lửa phun trào. Giờ thì nó hiền lành hơn tuy vẫn đang hoạt động. Lần phun trào gầnnhất của nó là năm 1977, do vậy, trên ngọn núi này người ta vẫn cho phép leo lên để thăm quan cái miệng núi lửa. Thêm ngọn núi cuối cùng trong các cụm núi lửa này, núi Tongariro, hình thành nên cụm núi lửa phía nam của hồ Taupo. Cụm núi lửa này, mùa đông tuyết phủ thành những chòm núi tuyết trắng phau trên nền xanh mươn mướt của mùa xuân đến sớm trên đảo bắc, là một cảnh quan mỹ miều của đất nước xanh tươi. Công viên núi lửa Tongariro là một trong những thắng cảnh nổi tiếng và đẹp bậc nhất ở xứ Kiwi do những núi lửa này. Trời bắt đầu xẩm tối, những ngọn núi tuyết vẫn nổi trên nền trời đang thẫm dần màu xanh huyền bí của bóng đêm.


Như chúng ta đã biết, hai hòn đảo của Nz là hai sự khác biệt, đảo Nam hình thành do lục địa va chạm và nổi lên thành dãy núi Alp nhấp nhô như răng cưa,còn đảo Bắc là đảo của núi lửa với hàng chục núi lửa trong đó có nhiều ngọn núi vẫn đang hoạt động trên đảo.Và chỉ hai ngày sau khi chúng tôi bay khỏi Nz, một ngọn núi lửa nằm ngoài biển tên là White Island cũng trở mình, phun ra một cột khói cao tới hai cây số. Thế nên, động đất, núi lửa là thứ quen thuộc với dân xứ này. Cảnh động đất, chúng tôi đã được chứng kiến ở Christchurch, thế còn núi lửa, liệu có cơ hội nhìnthấy? Thật chả cần lo bò trắng răng! Không chỉ là một ngọn núi lửa nho nhỏ, hẳn cả một vùng đất núi lửa đang hoạt động mà một thành phố du lịch nổi tiếng đang nằm trên nó, thành phố Rotorua.

----

Ba ngọn núi đẹp nhất đảo Bắc, 2 ngọn trước là núi lửa vẫn đang hoạt động:

MEy1ajG13-MFCHgmEb-oP0d_s_qtLSvzzaDw9dj0Gas=w634-h461-no


Ở chân những ngọn núi này có thể là những cánh đồng xanh mướt,

9B0DhIKQcGkcRI_uSK6riGNsdm9HFLpiRsjGc5Wvrpg=w712-h534-no


có những trang trại nuôi hươu

1798443_683734345016184_651662771_n.jpg


Nhưng trên đỉnh có thể núi lửa vẫn đang phì phì

1901933_683735771682708_1775845000_n.jpg


kệ núi lửa, cứ đi ngắm cảnh đã

10003310_683736075016011_740363044_n.jpg


dừng lại một chút, chim chóc đã đậu đầy trước mũi xe ô tô

10001558_683736191682666_431159680_n.jpg
 
ROTORUA

Rotorua đón chúng tôi bằng một mùi… thum thủm! Nói để dễ hiểu thì nó như mùi nước giải lâu ngày để khẳm lại. Chắc ai ở quê hay ngoại ô thành phố ngày xưa có gần những gia đình trồng rau mới biết mùi này. Hoặc những nhà vệ sinh (khu đi tiểu) mà không được dọn sạch thì cũng có mùi khủng khiếp như vậy. Khách phương xa tới đây ai cũng nhăn mặt nhăn mũi vì cái mùi ấy nó ở khắp nơi. Có vào khách sạn đóng kín cửa rồi vẫn ngửi thấy mùi đặc trưng ấy. Sao tránh khỏi khi cả cái thung lũng này nằm trên một vùng địa nhiệt với hàng trăm suối nước nóng lưu huỳnh, các bể bùn đang sôi, các suối nước phun. Cả thành phố cứ lảng bảng cái làn sương khói mù mịt của hơi lưu huỳnh bốc lên. Thậm chí công viên Kuirau nằm giữa thành phố cũng bốc hơi nghi ngút, với những hàng rào bảo vệ chắn cho khách khỏi bước nhầm xuống những bể bùn sùng sục. Hay là cạnh hồ Rotorua, ngay sát bờ hồ cũng có vài ba cái hố sulphur,rồi một hòn đảo nhỏ cách bờ hồ vài trăm mét đầy ắp chim đậu, cũng có hố sulphur… cứ thế mà tính thì có khi ngay trong vườn nhà người ta cũng có hố sulphur nốt. Đặc biệt thế nên mặc cái mùi thum thủm khó chịu ấy, mỗi năm, có tới hơn ba triệu du khách ghé thăm thành phố này.

Nằm bên bờ hồ Rotorua có một toà nhà lộng lẫy mang phong cách kiến trúc Mock-Tudor (Kiến trúc Tudor phục hưng). Toà nhà này có hình khối thẳng thớm, đơn giản và có các đường phào kẻ khung trông đầy sức sống. Nếu các bạn mà yêu thích các toà lâu đài ở châu Âu thì sẽ nhìn thấy rất nhiều toà lâu đài được dựng theo phong cách kiến trúc Tudor này. Nó không quá rườm rà nhiều chi tiết và đặc trưng nổi bật từ những hình khối của những công trình kiến trúc lớn như toà lâu đài hay các đường kẻ tạo ô chữ nhật trên mặt trang trí ở các toà nhà nhỏ như biệt thự, nhà dân... Toà nhà với những tháp chuông xinh xắn, đường kẻ trang trí, mái ngói đỏ tươi, nổi bật trên khu vườn với bãi cỏ xanh rì, lối đi trong vườn thẳng tắp dẫn tới trước tiền sảnh thênh thang của toà nhà, có thể coi là toà nhà đẹp nhất trong cả hành trình trên đất New Zealand mà chúng tôi được thấy.

Hiện nay, toà nhà được sử dụng làm viện bảo tàng của Rotorua, một nơi sang trọng và văn hoá bậc nhất của thành phố này, trưng bày tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật, các hiện vật văn hoá và lịch sử của vùng đất này. Từ bên ngoài của toà nhà đã toát ra sự sang trọng trong các đường nét kiến trúc, trên cảnh quan tổng thể cho đến cái nội dung của một viện bảo tàng. Hẳn ai cũng cho rằng nó phải là một toà dinh thự của một vị thống đốc hay ít ra cũng phải của một tay đại gia. Tuy thế, nguyên thuỷ nó được xây dựng là một khu spa và nhà tắm công cộng vào năm 1908, có thể coi là khoản đầu tư đáng kể đầu tiên của chính phủ New Zealand nhằm thu hút khách du lịch tới vùng đất của núi lửa này. Sau này, có lẽ người ta thấy thu tiền tắm thì khó hơn là thu tiền bán tranh, vả lại, toà nhà quá đẹp để làm nhà tắm nên mới quyết định biến nó thành cái viện bảo tàng, và những phòng xông hơi giờ biến thành nơi trưng bày hiện vật.

Ngay bên cạnh nhà bảo tàng này, giờ vẫn còn một khu bể bơi và spa đang hoạt động, lấy nước nóng từ suối nước nóng cách đó vài chục mét, gọi là Blue baths; vì nó nằm ở chỗ sang trọng bậc nhất nên cũng chỉ mở cửa cho các thành viên có membership của mình.

Rất nhiều vùng phụ cận xung quanh Rotorua nằm trên vùng địa nhiệt nên có nhiều suối nước nóng, lưu huỳnh. Rải rác khắp nơi trên mặt đất là những điểm phát nhiệt, ngoài những khu chính thức được khai thác du lịch thì còn vô vàn các điểm khác không có tên trên các bản đồ du lịch. Nhưng không vì thế mà chúng kém phần hấp dẫn. Ngay một thứ lạ lẫm là các hệ thống nước nóng và sưởi thì được cấp nhiệt bởi các nhà máy địa nhiệt, nơi mà người ta sử dụng nguồn nhiệt thiên nhiên này để làm nóng các nguồn cấp nước nóng cho thành phố hay để phát điện. Hoặc là có nhiều khu du lịch spa nước nóng thiên nhiên…

Công viên Kurau nằm giữa thành phố Rotorua... đầy màu sắc và thanh bình... nhưng hãy chú ý những khu có hàng rào chắn

1897834_688114724578146_315678104_n.jpg


Lại gần mới biết, cả cái công viên này là những hố bùn khoáng

1380202_688114777911474_904596767_n.jpg


đang sôi lục bục và cung cấp cái mùi thum thủm cho thành phố này

1797397_688114924578126_105270291_n.jpg


dù ngay cạnh đó là những sân chơi trẻ em

1010659_688115294578089_48243845_n.jpg


nhưng nó vẫn ngào ngạt toả lên

url]


còn đây, nhà tắm lộng lẫy xưa kia, nơi mà chỉ cần chọc vòi xuống đất là có nước nóng

923487_688115584578060_2055413469_n.jpg


nay đã được dùng làm museum và quán ăn sang nhất thành phố

1509270_688115807911371_287028307_n.jpg


bồn Spa ngày xưa

1781890_688118044577814_1517182908_n.jpg


còn đây là tắm bùn

1896811_688118121244473_1252603561_n.jpg


ngày nay, nó là nơi trưng bày những hiện vật lộng lẫy

1620396_688118251244460_635645522_n.jpg


đây là toàn cảnh một nhà máy điện địa nhiệt, nơi người ta dùng nước nóng dưới đất để phát điện

1888658_688119284577690_1168012894_n.jpg
 
New Zealand cũng là 1 miền đất yên bình nên đến 1 lần. Mình có người nhà đang ở Aukland, NZ có phòng cho thuê rộng rãi, nếu cần có thể thuê cả oto để tự lái, short term hoặc long term đều ok, sẽ ở cùng nhà với gia đình nhé. Bếp núc các bạn tự do sử dụng, Giá mềm cho các mems của phuot.vn

Hy vọng các mem khác có thông tin về các nước đều chia sẻ với nhau để phuot tử bọn mình được đi khắp nơi với giá rẻ.

Nếu cần hỗ trợ thông tin về NZ, sẵn sàng giúp đỡ các bạn, all for free

Welcome all, số điện thoại của Hương 0913.853.053 hoặc skype: viendongtour, Y! huongnguyen_124
 
Hi tabalo, thấy chuyến đi của bác thật sự hoành tráng quá. Nếu có thể được thì Bác có thể share cho e cái schedule của chuyến đi được không? Thanks bác.
 
WAIOTAPU VÀ LADY KNOX

Vùng đất Rotorua không chỉ lạ lùng về mặt địa lý, nó còn là vùng đất thiêng của người thổ dân Mauri. Nơi đấy, họ đặt tên cho một khu vực gọi là vùng nước thánh (Waiotapu). Và đó cũng là nơi mà chúng tôi sẽ đến thăm, không phải vì nó là vùng nước thánh, mà vì nó là một khu du lịch kỳ lạ.

Đầu tiên là Lady Knox Geyser. Lady Knox là tên của con gái một vị thống đốc người Anh ở Nz. Không hiểu sao nó lại mang tên của một tiểu thư, vì trông nó thì người ta chả có liên tưởng gì đến vẻ đẹp của phụ nữ cả… theo giải thích ngoài luồng, đầu thế kỷ 20, vị thống đốc kia, người quyền lực nhất khu vực này,nên đương nhiên tiểu thư nhà ông cũng phải là loại cành vàng lá ngọc, đặt tên cái geyser này theo tên của nàng, ắt hẳn là một sự tôn trọng giành cho ông bố.Vậy là ta được biết đến cái tên thứ hai được ăn theo ông bô, ngoài cái tên đèo Arthur ở đảo Nam đã nói ở phần trên. Lady Knox lúc sinh thời chả biết có gì lạ lùng quyến rũ không, còn Lady Knox Geyser giờ thì rõ mê hoặc bà con, bằng chứng là cứ đến mười giờ mười lăm sáng hàng ngày, bà con lại túm tụm lại quanh nàng để xem nàng … phun nước. Nhưng chả phải tự dưng mà nàng lại phun cho mọi người xem. Gần giờ đó, một gã Mauri chính hiệu đứng lên huyên thuyên một hồi về tích này tích nọ của người Mauri, mà tôi đồ là do cái ban quản lý nó mới dựng lên để có mùi truyền thuyết, sau đó nhét một cục xà phòng vào cái lỗ ở trên Lady Knox Geyser. Hơ, Lady nào cũng vậy nhé, cho cục xà phòng là mừng rơn, thế rồi chừng mươi phút sau, từ cái lỗ ấy, nước bắt đầu đùn lên. Lúc đầu, nó chỉ phun nhè nhẹ rồi cứ mạnh dần, mạnh dần lên tới mức như một đài phun nước, có độ cao tới haimươi mét. Khó có thể lý giải vì sao, nhưng một phân tích “khoa học” nhất thì cho biết là khi bị xà phòng bít lại, lớp nước lạnh ở phía trên của cái suối phun nước này (geyser) sẽ bị trộn với lớp nước nóng ở dưới và tạo ra một áp lực nước phun ra ngoài tới 20 mét, trong khoảng chừng một giờ đồng hồ. Tôi nghe thấy nó cứ lùng bà lùng bùng không rõ lắm về mặt vật lý, nhưng thôi, đến đây không phải để nghiên cứu, cái quan trọng là xem cái nàng Knox kia phun nước cơ.Bạn nào mà muốn xem nàng này phun nước, thì chỉ cần đến đó vào lúc 10h45, khi này mọi người đã về hết, cả mấy gã nhét-xà-phòng-kiêm-xé-vé cũng biến rồi, tiết kiệm được một khoản kha khá, chỉ có điều không hồi hộp nhìn thấy một cái đụn đất đang dưng đang lành nước lại phun lên. Nhớ là cái cửa này nó cách gần đến bãi xe để vào cổng chính của công viên Waitopu chừng 100 mét, và chả có biển báo gì cả để bà con khỏi rẽ vào linh tinh.

Cũng trên đảo Bắc này, năm 1904 người ta còn ghi nhận có một geyser phun nước cao tới 150 mét, và cao nhất đã từng ghi nhận là 460 mét, là geyser phun nước cao nhất trên thế giới. Nhưng bây giờ nó đã im lìm ngủ yên hơn một thế kỷ rồi.

Gần đến giờ, bà con tụ tập xung quanh Lady, chờ "nàng" trào nước, nhưng trước đó, chỉ là những hơi thở hồi hộp!

10013951_692181890838096_637749559_n.jpg


đương nhiên, như mọi lady, Lady Knox cũng cần một chàng trai để nàng có thể có cảm xúc đến mức phọt cả nước lên, tuy vậy, không ai chắc là nàng cảm xúc chàng này hay là cục xà phòng mà chàng chuẩn bị nhét vào cái lỗ kia

1450261_692182277504724_12995294_n.jpg


Từ từ, từ từ, cột nước từ lady nó dâng dần dần và trong vòng 10 phút, nó đã tới độ 10 mét

1920223_692182347504717_233618592_n.jpg


Ngày nào cũng vậy, 10 giờ sáng là các bạn có thể tới chiêm ngưỡng cột nước phun cao hơn 10 mét.

10011211_692183174171301_234982078_n.jpg
 
Em định đi Úc và New Zealand vào cuối năm này: 2018. Các bác có biết tình hình xin vísa của 2 nước vào thời điểm này có gì thay đổi không. Em vô Úc rồi qua NZ xong trở lại Úc rồi mới về VN. Em tính xin visa Úc Multi và NZ, nhưng mới nghe nói là 2016 2 nước này có dùng visa chung. Không biết thực hư nên post lên đây hỏi thăm. Gọi điện hỏi bọn VFS trả lời nhát gừng không biết có không nữa
Có ai có lịch trình Úc &NZ 2 tuần cho em xin để tham khảo với ạ.
Em cảm ơn
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,453
Bài viết
1,152,967
Members
190,094
Latest member
chikoru
Back
Top