What's new

NGƯỜI NƯỚC NGOÀI XUẤT CẢNH Ở VIỆT NAM CẦN CHÚ Ý ĐIỀU GÌ?

phongveminhquan

Phượt tử
Mỗi quốc gia đều có những quy định riêng về vấn đề xuất cảnh. Trong bài viết, hãy cùng nhau tìm hiểu những quy định pháp luật của Việt Nam đối với người nước ngoài trong vấn đề này.

Xuất cảnh ở Việt Nam


Trước khi đi vào nội dung cụ thể, bạn cần biết:​

XUẤT CẢNH LÀ GÌ?

Xuất cảnh theo Từ điển Tiếng Việt nghĩa là qua biên giới, ra lãnh thổ của một nước; phân biệt với nhập cảnh. Với cách định nghĩa này, đối tượng xuất cảnh gồm cả hàng hóa và con người, cả người mang quốc tịch quốc gia đó lẫn người nước ngoài.

Theo Khoản 6 Điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 (sau đây gọi là Luật Xuất nhập cảnh 2014), thì: xuất cảnh là việc người nước ngoài ra khỏi lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam. Dễ dàng nhận thấy, quy định này giới hạn đối tượng trong phạm vi người nước ngoài.

Trong bài viết, Visa24h cũng dùng cách định nghĩa này để làm rõ các nội dung.

ĐIỀU KIỆN XUẤT CẢNH

Cũng giống như nhập cảnh, người nước ngoài muốn xuất cảnh ở Việt Nam cần phải đáp ứng những điều kiện nhất định.

Những điều kiện này phần lớn được đặt ra nhằm mục đích quản lý hành chính trong vấn đề xuất nhập cảnh; bảo vệ trật tự, an ninh; hoặc đảm bảo người nước ngoài đã thực hiện đầy đủ mọi nghĩa vụ trước khi rời Việt Nam.

Cụ thể, người nước ngoài cần:
  • Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế;
  • Chứng nhận tạm trú hoặc thẻ tạm trú, thẻ thường trú còn giá trị;
  • Không thuộc các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh.
TẠM HOÃN XUẤT CẢNH

Tạm hoãn xuất cảnh là việc người có thẩm quyền của Việt Nam quyết định tạm dừng xuất cảnh có thời hạn đối với người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam (Điều 7 Luật Xuất nhập cảnh năm 2014).

Người nước ngoài cần phải không thuộc các trường hợp tạm hoãn mới có thể xuất cảnh (như đã đề cập). Vậy đó là những trường hợp nào?

CÁC TRƯỜNG HỢP TẠM HOÃN
  1. Đang là bị can, bị cáo, người có nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc đang là bị đơn, người bị kiện, người có nghĩa vụ liên quan trong vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính, hôn nhân và gia đình;
  2. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định của Tòa án, quyết định của Hội đồng xử lý cạnh tranh;
  3. Chưa hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế;
  4. Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
  5. Vì lý do quốc phòng, an ninh.
Lưu ý: Các trường hợp trên không áp dụng đối với người đang chấp hành hình phạt tù bị dẫn giải ra nước ngoài để cung cấp chứng cứ. Trong trường hợp này, người nước ngoài có thể được xuất cảnh nếu người đó đồng ý. Đồng thời, có văn bản cam kết giữa Việt Nam và nước có yêu cầu theo Luật Tương trợ tư pháp.

THẨM QUYỀN
  • Thủ trưởng cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát, Chánh án Tòa án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án, Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định đối với các trường hợp thứ nhất và thứ hai.
  • Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quyết định đối với trường hợp thứ ba.
  • Bộ trưởng Bộ Công an có thẩm quyền quyết định trong trường hợp sau đây:
– Người nước ngoài có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Công an;

– Theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
  • Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với các trường hợp thứ năm.
Việc xác định thẩm quyền ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh là rất quan trọng. Nó giúp bạn nhận biết được các trường hợp vượt quá thẩm quyền xảy ra trên thực tế. Từ đó mà bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và người thân.

THỜI HẠN TẠM HOÃN

Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không quá 03 năm và có thể gia hạn. Như vậy, về mặt lý thuyết, người nước ngoài có thể bị không được xuất cảnh nếu không đáp ứng được những điều kiện đã đặt ra.

Việc gia hạn tạm hoãn trong từng trường hợp cũng được thực hiện theo thẩm quyền.

Người ra, cơ quan, cá nhân ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh có trách nhiệm ra quyết định giải tỏa tạm hoãn ngay sau khi điều kiện tạm hoãn không còn.

BUỘC XUẤT CẢNH

Người nước ngoài có thể bị buộc xuất cảnh khi ở Việt Nam.

BUỘC XUẤT CẢNH LÀ GÌ?

Buộc xuất cảnh là việc người có thẩm quyền của Việt Nam quyết định người nước ngoài phải rời khỏi lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam.

TRƯỜNG HỢP BUỘC XUẤT CẢNH

Thứ nhất, người nước ngoài hết thời hạn tạm trú nhưng vẫn ở trên lãnh thổ Việt Nam;

Thứ hai, vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

THẨM QUYỀN

Với mỗi trường hợp nêu trên, thẩm quyền sẽ thuộc về cá nhân, cơ quan khác nhau.
  • Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có thẩm quyền quyết định trong trường hợp người nước ngoài hết thời hạn tạm trú nhưng vẫn ở trên lãnh thổ Việt Nam;
  • Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc có thẩm quyền quyết định trong trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Trên đây là những nội dung liên quan đến việc xuất cảnh ở Việt Nam mà người nước ngoài cần lưu ý. Ở mỗi quốc gia sẽ có những quy định khác nhau. Hiểu biết và nắm rõ những quy định này sẽ giúp bạn và người thân giảm bớt khó khăn khi thực hiện các thủ tục hành chính. Một lần nữa chúc các bạn may mắn!

 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,577
Bài viết
1,153,802
Members
190,132
Latest member
thetkenoithat
Back
Top