What's new

[Tổng hợp] Nhà thờ - Thiên Chúa giáo và...

Tôn giáo - tín ngưỡng

Nhiều người có hỏi sự khác biệt giữa Tôn giáo và Tín ngưỡng thế nào, có nhiều tiêu chí phân biệt, một trong số đó là hệ thống tổ chức.

Phân tích chi tiết thì rất khó. Đơn giản cho dễ hiểu thì Tôn giáo phải có hệ thống tu sĩ theo tổ chức cấp bậc, gọi là Giáo phẩm, có tổ chức hội đoàn, có lề luật, quy định, các tài liệu chính thức, nghi thức thờ cúng được quy chuẩn thành sách (kinh, luật), có sự truyền bá, nghi thức gia nhập, loại bỏ. Còn Tín ngưỡng thì không có những điều đó.

Thiên Chúa giáo - Công giáo La Mã - là một Tôn giáo quy chuẩn nhất, với đầy đủ hệ thống như trên.

Còn như đạo Mẫu ở Việt Nam hiện nay chỉ là Tín ngưỡng. Người ta có thể theo, không theo một cách tự do, tự nhiên, không có tầng lớp tu hành quản lý, không ai có quyền hơn ai trong lĩnh vực theo hay không, không kết tội và không ban phúc từ những người khác. Hệ thống tài liệu cũng không theo quy chuẩn.

Nhiều người cũng coi Phật giáo (nguyên thủy) chỉ là tín ngưỡng, vì nền tảng là một giáo lý, lý thuyết. Một người có thể tự mình ở nhà đọc kinh sách và suy ngẫm, không nhất thiết phải đến chùa, không phải gặp một vị sư ni nào, không cần làm lễ thụ giới vẫn có thể là một Phật tử chân chính, và cũng không ai có quyền cao hơn trong việc tiếp nhận giáo lý.

Trong khi đó, nếu không chính thức làm lễ gia nhập (hoặc được làm lễ từ sơ sinh), thì một người thường không thể là một giáo dân Công giáo (tín hữu, dân Chúa). Và sau khi gia nhập, thì thực hiện các nghi thức lễ như đến nhà thờ, chịu Mình Thánh, xưng tội... là điều bắt buộc. Và các giáo phẩm cũng có thể tước đoạt quyền được tham dự các nghi lễ đó, tức là loại khỏi tôn giáo, được gọi dưới tên là "vạ tuyệt thông" hay "rút phép thông công".
 
Giáo phẩm Công giáo

Hàng giáo phẩm Công giáo gồm chính thức chỉ gồm hai bậc: - Linh mục - Giám mục.
Nhưng chia theo chức vụ thì: - Linh mục - Giám mục - Tổng giám mục - Hồng y - Giáo hoàng.

Tìm hiểu sâu và kỹ thì rất phức tạp, hiểu đơn giản thì như sau:

Linh mục (người chăn dắt linh hồn) cai quản hoặc đồng cai quản một giáo xứ
Giám mục (giám sát việc chăn dắt) cai quản một giáo phận gồm nhiều giáo xứ
Tổng giám mục: cai quản một Tổng giáo phận, hay là Giám mục chung của nhiều giáo phận
Hồng y: Chức danh có vị trí cao cấp trong giáo hội, có nhiều loại chức Hồng y. Hồng y có thể không phải là Giám mục.
Giáo hoàng: được các Hồng y bầu lên, là Giám mục cao nhất, Giám mục của các Giám mục; Giám mục thành Roma.

Ngoài ra còn các tu sĩ dòng tu, các trợ tế, phó tế có chức tước khác.

Thời sơ khởi, chỉ có các vị rao giảng đạo, chưa có phân cấp, về sau mới có hai cấp là Linh mục và Giám mục, rồi thêm cấp Giáo trưởng cho mỗi miền giáo hội. Giáo trưởng Roma xưng là Pope (Cha Cả, ta dịch là Giáo hoàng) và đặt thêm bậc Hồng y để phụ tá cho công việc của mình.

Cho đến nay, người Việt Nam có 5 vị Hồng y, 3 vị đã qua đời. Trong đó bốn vị từng là Tổng giám mục Hà Nội, vị thứ 5 hiện là Tổng giám mục TPHCM. Tổng giáo phận Huế chưa có Hồng y nào.

Ba vị Hồng y đã qua đời, thì hai vị đầu đều được mai táng trong Nhà thờ Lớn Hà Nội, vị thứ ba qua đời ở Roma và mai táng ở đó.

(Bài trên viết năm 2008, đến tháng 6 / 2009 thì Hồng y thứ tư qua đời ở Hà Nội, mai táng trong lòng nhà thờ lớn Hà Nội. Như vậy chỉ còn 1 Hồng y ở TP.HCM)

*Đến năm 2015, Việt Nam có Hồng y thứ 6, là Tổng giám mục Nguyễn Văn Nhơn - Chính tòa Hà Nội. Do vậy VN có 2 Hồng y còn đang tại thế*
 
Last edited:
Các bậc Thánh Công giáo

Trong Thiên Chúa giáo, có các bậc được tôn phong là Thánh (Saint), gồm cả nam và nữ. Cũng có nhiều cấp bậc và chức vị khác nhau cho hàng Thánh.

Những vị từ thời Tiên khởi của Thiên Chúa giáo, hầu hết đều là hàng vị các Thánh được đời sau sùng kính:

- Hàng Thánh đặc biệt quan trọng: Thánh Mẫu: tức Đức Mẹ Maria, mẹ Chúa Giesu, Mẹ Thiên Chúa, Thánh nhất trong hàng các Thánh. Thánh Cả Giuse: chồng bà Maria, là cha nuôi dưỡng Chúa Giesu, Thánh Gioan Tẩy giả: bậc Thánh đã rửa tội cho Giesu, là Thánh đi trước mở đường, xuất hiện trước cả Chúa.

- Thánh Tông đồ, hay Sứ đồ: là những đồ đệ lớn của Chúa Giesu. Kinh thánh nêu ra 12 Thánh tông đồ, nhưng cũng có những vị khác nữa cũng mang danh đó.

- Thánh sử: bốn vị đã viết 4 bản Kinh thánh Tân ước, giống nhau tổng quát nhưng khác nhau tiểu tiết.

- Thánh thánh tích: nhà thờ St.Peter thờ 4 vị Thánh đã lưu giữ hoặc tìm lại những thánh tích quan trọng nhất của Chúa, tôn vinh đức tin.

- Thánh Tử đạo: những người chết vì bảo vệ đạo, đức tin được phong Thánh.

- Thánh Quan thầy: bậc Thánh trông coi bảo hộ cho một địa phận, hoặc một lĩnh vực. Các Thánh quan thầy có thể là Đức Mẹ, các Tông đồ,...

- Thánh Bản mạng: mỗi giáo dân sẽ nhận một vị Thánh làm Bản mạng cho mình, và sử dụng tên của vị Thánh đó trước tên mình.
 
Last edited:
Khái niệm Thánh trong Thiên Chúa giáo cũng rất phức tạp, hiểu nôm na là bậc làm đẹp lòng Chúa nhất, và có những thánh tích đặc biệt.

Do đó, mặc dù các Giáo hoàng thường được tôn phong là "Đức thánh cha" nhưng chưa chắc đã được vào hàng Thánh. Trong số các Giáo hoàng, chỉ một số vị được phong Thánh thôi, rất nhiều vị khác không được dự vào bậc đó.

(Đức thánh cha = Holy father: Holy mang nghĩa thiêng liêng cao quý, chứ không phải bậc Thánh = Saint)

Khi Công giáo truyền vào Việt Nam, Tòa thánh đã tuyên Thánh Giuse (chồng bà Maria) là Thánh Quan thầy của toàn Việt Nam. Tuy nhiên mỗi giáo phận, giáo xứ lại có thể chọn Thánh Quan thầy cho mình. Như Hà Nội thì là Thánh Giuse, TPHCM là Đức Mẹ...


Các cấp bậc để đến được Thánh:

Hiền phúc, hay Bậc được tôn kính.

Chân phúc, hay Á Thánh (Blessed): do các giáo phận gửi về xin phong. Các vị này hoặc là Tử đạo, hoặc phải có liên quan đến phép lạ nào đó. Nếu được Tòa thánh thuận sẽ được làm lễ phong, ít nhất 5 năm sau khi qua đời.

Hiển Thánh, hay Thánh: phong cho các Á Thánh tôn lên Thánh.

Tại Việt Nam, năm 1988 Tòa thánh Vatican đã phong Thánh cho 117 vị Tử đạo mà trước đó đã được phong Chân phúc, gồm cả Giám mục, linh mục, giáo dân.

Ngoài 117 Thánh tử đạo, hiện có thêm 1 vị Chân phúc là Anđrê Phú Yên, mà ai qua nhà thờ Mằng Lăng ở Phú Yên có thể thấy tượng.

Năm 2007, Chân phúc Andre Phú Yên đã được phong Thánh, nâng số Thánh tử đạo của Việt Nam lên 118.
 
Last edited:
Tượng Thánh Cả Giuse bế chúa Hài đồng tại bàn thờ chính Nhà thờ Lớn Hà Nội. Nhà thờ Chính tòa này để tượng Thánh Giuse chứ không phải tượng Đức Mẹ bế Chúa, vì đây là Thánh Quan thầy của Hà Nội.

Hai bên là tượng hai Thánh Phêrô và Phaolô (Peter và Paul)

picture.php
 
Last edited:
Trong ngôn ngữ Thiên Chúa giáo ở Việt Nam, do đặc điểm sử dụng ngôn ngữ, nên thường có hai cách gọi theo tiếng Anh và tiếng Latin Việt hóa. Cách gọi theo tiếng Anh thông dụng với người ngoài đạo, trên báo chí và các tài liệu thông thường.
Cách theo tiếng Latin được Việt hóa hoặc Hán-Việt hóa dùng cho kinh sách và nội bộ người theo đạo. Một số từ quá quen thuộc thì dùng tiếng Latin

Như trong các từ thông thường sau, từ đầu tiên là tiếng Anh

Jesus - Giêsu - Giatô
Christ - Kitô - Cơ Đốc
Joseph - Giuse
Peter - Phêrô
Paul - Phaolô
Mathew - Mátthêu
Dominican - Đa Minh
Fanxisco - Phan Sinh
Vincent - Vinh Sơn
John - Gioan
Benedict - Biển Đức
Phillip - Philipphê
...

Do đó nhiều người có thể nhầm lẫn khi lúc thì nói thánh Peter, lúc nói Phêrô,.. nhưng cũng chỉ là một.
 
Đức Mẹ kiểu Trung Quốc

Đã có Đức Mẹ kiểu Việt Nam thì cũng có Đức Mẹ kiểu Trung Quốc.

Trong tranh vẽ này, Đức Mẹ bế Chúa Hài đồng được khoác bộ trang phục của triều Mãn Thanh, trông y như Hoàng hậu nương nương và Hoàng tử gia vậy

picture.php
 
Last edited:
Tôi nhớ có câu chuyện đã từng được viết trên báo thế này, không còn nhớ chi tiết tên tuổi nữa:

Vào khoảng những năm 40 thế kỷ trước, đã có những biến động lớn về chính trị ở Việt Nam mà ai cũng biết. Một gia đình thương gia người Hoa rời bỏ Sài Gòn vội vã, chỉ mang theo tiền bạc và để lại gần như bán tống bán tháo tất cả các sản vật khác.

Khi đó có một thương gia người Việt đã mua lại tất cả tài sản. Trên tường gian phòng thờ, ông thấy có treo bức tranh mà ông tin chắc là tranh "Quan Âm tống tử", vì đúng là kiểu tranh TQ vẽ Phật bà Quan Âm bế tiễn đứa trẻ. Vốn là một Phật tử, ông tiếp tục thắp hương thờ cúng bức tranh đó một cách thành kính.

Đến ba mươi năm sau, một lần có người biết chữ Hán vô tình đọc hàng chữ Hán nhỏ tí viết bên cạnh mới thấy hàng chữ viết:
Vạn thánh Mã Lợi A
Thiên phúc đáo lâm gia
Tức là: Bà Maria rất thánh, phúc của Thiên Chúa đã đến nhà, (Mã Lợi A là phiên âm của Maria). Thì ra mấy chục năm người Phật tử đã thờ bức tranh Đức Mẹ của Thiên Chúa giáo mà không biết, và vị thương gia TQ kia là người theo Thiên Chúa giáo.

Đó là một câu chuyện thú vị về bức tranh TCG vẽ theo phong cách Trung Hoa, khiến người ta nhầm lẫn. Và ở TQ, nhiều gia đình giáo dân để thờ lén, cũng thường treo tranh Quan Âm tống tử hoặc tượng Quan Âm rồi vẽ và khắc Thập giá ra phía sau để thờ.


Tranh Đức Mẹ bế Chúa hài đồng giống hệt Quan Âm tống tử


picture.php
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,486
Bài viết
1,153,190
Members
190,104
Latest member
tranvouu12
Back
Top