What's new

[Tổng hợp] Nhà thờ - Thiên Chúa giáo và...

Đêm Giáng sinh

Đêm Giáng sinh là đêm nào? Đó là đêm mà trong một hang đá (hoặc chuồng cừu) tại Bethlehem ở gần Jerusalem, nơi những người du mục chất cỏ và nhốt bò, cừu tránh rét, một đứa trẻ Do Thái đã ra đời, mà tên của đứa trẻ đó thế giới sẽ nhắc đến mãi: Giesu (Jesus).

Theo Kinh thánh, thì đêm đó một ngôi sao rực sáng trên bầu trời, và ba nhà thông thái phương Đông nhìn thấy ngôi sao ấy, đã tìm đến và nhận ra đứa trẻ đó sẽ là Đấng Cứu thế sau này. Do vậy trong lễ Giáng Sinh, người ta thường làm một hang đá với những con cừu, và bên trên là một ngôi sao năm cánh rất lớn tỏa sáng. Ngôi sao sáng rực cũng là biểu tượng của Giáng Sinh.

Trong hang đá, là bà Maria, mẹ của đứa trẻ ôm con, bên cạnh là chồng bà - ông Giuse - người mà TCG không công nhận là cha của Giêsu. Vì ông Giuse và bà Maria sống ở Nazareth, nên Chúa Giesu theo cách gọi thông thường là Giesu người Nazareth.

Trên thực tế, người Kitô giáo cũng không thể biết chính xác ngày sinh của Chúa Giesu, vì Kinh thánh không ghi rõ đó là ngày nào, và cũng không có tư liệu nào khác ghi rõ điều này. Chỉ đến thế kỷ thứ 4, khi La Mã công nhận Thiên Chúa giáo là Quốc giáo, thì họ đi tìm lấy một ngày để kỷ niệm ngày Giáng sinh.

Trước đó, người La Mã đa thần thờ nhiều vị thần, và thần Mặt Trời được tôn kính rất mực, là hội tụ của thần Heliox và Aponlon của Hy Lạp cũ. Vị thần này được kỷ niệm ngày sinh vào 25/12 lịch La Mã. Khi chuyển sang thờ Chúa, thì họ lấy luôn đêm 24 ngày 25 / 12 thành thời điểm Giáng sinh của Chúa. Và thế là ngày sinh của thần Mặt Trời đã trở thành ngày sinh của Chúa Giesu, và mười bảy thế kỷ sau, người ta vẫn kỉ niệm ngày sinh ước lệ đó.
 
Last edited:
Hình ảnh đêm thiêng liêng đó có thể như thế này

picture.php

Thần thánh hóa thì có thể thêm thật nhiều thiên thần bay lượn bên trên thế này

picture.php
 
Last edited:
Công nguyên

Cũng tương tự như ngày sinh của Chúa Giesu được dùng một cách ước lệ, tính theo ngày của vị thần Mặt Trời; năm sinh của Chúa cũng chỉ được ước tính nên cũng nhiều sai lệch.

Ta thường được nghe rằng năm đầu Công nguyên chính là năm sinh của Chúa Giesu, thực ra không phải. Kinh thánh và các tài liệu cũng không thể cho biết chính xác năm Giesu ra đời.

Thời Chúa Giesu là thời La Mã chiếm nước Do Thái, và lịch Julius của La Mã là lịch chính thức, lịch này lấy năm gốc là năm Romulus (tương đương năm 753 TCN). Còn người Do Thái dùng lịch Do Thái, lấy năm gốc là năm Chúa tạo Thế giới (tương đương 3741 TCN). Chúa Giesu ra đời vào khoảng năm 745-749 lịch La Mã.

Sau khi Thiên Chúa giáo phát triển ở La Mã, thì họ vẫn dùng lịch La Mã. Cho đến một năm quan trọng, năm 1278 lịch La Mã, một tu sĩ đã ngồi tính toán ra rằng Chúa ra đời trước đó 525 năm. Giáo hoàng công nhận điều đó, và tuyên bố đổi năm 1278 lịch La Mã thành năm 525 lịch Chúa.

Từ đó tính ngược ra, thì Năm Chúa 1 (Anno Domini) tương ứng năm 753 lịch La Mã.

Hiện nay, người ta thấy rằng cách tính năm sinh của Chúa Giesu là không đúng, đáng ra phải lùi đi thêm 4 - 8 năm nữa. Nhưng do tính lịch sử lâu dài, nên không thay đổi nữa. Và như vậy Năm Chúa thực ra không phải năm sinh của Chúa, mà cũng chỉ là một năm ước lệ.

Từ Năm Chúa (Anno Domini) đổi sang là Kỷ nguyên Kitô (Christ Era = C.E), rồi C.E đổi một lần nữa thành Common Era, kỷ nguyên Chung, hay Công nguyên.(*)

Do đó, năm sinh của Chúa đúng ra phải nằm vào khoảng năm 8 - 4 trước Công nguyên.
___________________

(*) về chuyện từ Công nguyên không phải xuất phát từ chữ Công giáo, tôi đã viết khá nhiều với bác Lamchieu trong topic Jerusalem. Vì nhiều lý do, và theo tôi thấy, từ Công nguyên trong tiếng Việt có trước từ Công giáo, nên không thể cho rằng Công ở đây là Công giáo được. Bên cạnh đó trong tiếng TQ còn một loạt từ: công cân (=kg), công lý (=km), công thước (=m), chữ công đều mang nghĩa chung, do đó Công lịch và Công nguyên cũng là mang nghĩa "chung" chứ không phải từ Công giáo.

Điều này nhiều người có thể không đồng ý với tôi.
 
Ban Chitto quả là có vốn kiến thức uyên thâm,thật đáng ngưỡng mộ. Mình cũng rất muốn tìm hiểu về TCG,cảm ơn Chitto nhiều.
Có lẽ việc đầu tiên là kiếm một quyển Kinh thánh có cả Tân Ước và Cựu Ước để nghiên cứu mới được.
 
Tổ phụ Abraham

Quay trở lại với thần thoại Do Thái đã được viết thành Kinh Do Thái, và trở thành Kinh Cựu Ước của Kitô giáo.

Với phần kinh Do Thái này, tôi dùng "Thần Jehovah" - tên của Thượng đế Duy nhất. Khi sang đến giai đoạn Kitô giáo thì mới gọi là Thiên Chúa.

Sau khi loài người tản mát ra khắp mặt đất, thì bỗng một hôm, một người là ông Abram được Thượng đế - Thần Jehovah đặc biệt ưu ái gọi riêng ra và bảo ông rời quê hương đến một nơi mà Thần hứa sẽ ban cho ông và con cháu đời sau, nơi đó gọi là Đất Hứa, đồng thời đổi tên ông thành Abraham.

Người Do Thái tôn ông Tổ phụ của dân Do Thái, từ khi là người du mục cho đến khi định cư và thành lập quốc gia. Người Ả Rập cũng tôn ông là tổ phụ dân Ả Rập. Người Kitô giáo cũng tôn ông làm Tổ phụ của các Tiên tri, là người được làm bạn với Thiên Chúa; nhưng không có cuốn kinh nào giải thích tại sao chỉ riêng ông Abraham là được Chúa chọn, mà không phải người khác??

Và họ chỉ nói rằng: loài người không thể hiểu hết được ý muốn của Thiên Chúa, nên cứ chấp nhận thế đi.

Cũng vì cả Do Thái giáo, Kitô giáo, Hồi giáo đều lấy Abraham làm Tổ phụ, nên ba Độc thần giáo này còn được gọi chung là Tôn giáo khởi phát từ Abraham.

Khi Abraham "nghe lời hứa", rời bỏ thành phố Ur của xứ Babylon để làm dân du mục, thì các nền văn minh Babylon, Ai Cập đã rất rực rỡ rồi. Kinh thánh cũng ghi rằng ông đã đến tận Ai Cập, khi đó đã có vua, và quanh vùng đất mà ông du cư, cũng đã có các vương quốc cổ giao tranh, các thành phố phát triển.

So với các vương quốc đã phát triển khi đó, Tổ phụ Abraham chỉ là một tộc trưởng du mục lang thang từ đất này sang đất kia. Đó là vào khoảng 2000 năm trước Công nguyên.[/COLOR]
 
Last edited:
Bộ kinh Do Thái - chính là Cựu Ước của Kitô giáo - được ghi chép chính thức khoảng 700 năm Trước Công nguyên.

Dễ dàng thấy rằng bộ kinh Do Thái chỉ quan tâm đến duy nhất dân tộc Do Thái. Do đó Thần Giêhôva - khi đó cũng chỉ mang tính chất một vị thần của riêng một dân tộc. Vị thần này chỉ quan tâm chăm sóc, thưởng phạt, dạy dỗ, và đòi hỏi sự cúng tế quỳ lạy của dân tộc Do Thái, mà không thấy nói gì đến các dân tộc khác (dù rằng cùng là con cháu Adam Eva cả).

Bộ kinh Do Thái giáo này có vẻ giống một bộ Huyền sử của người Do Thái, và cũng là linh hồn của dân tộc này, khiến cho họ đi đâu cũng gắn kết thành một khối, một Dân tộc được Giêhôva chọn, một dân tộc tôn quý hơn tất cả trong mắt Thần Giêhôva.

Mặc dù các tôn giáo sau như Kitô giáo, Hồi giáo cũng sử dụng kinh Do Thái là một phần không thể thiếu cho Độc thần luận của mình, nhưng luôn thoát ly ý tưởng rằng Jehovah (Giêhôva) là Thần riêng của người Do Thái. Người Kitô giáo đã nâng Thần Jehovah thành Thiên Chúa, người Ả Rập nâng lên thành Đấng Allah, là Thượng đế của mọi dân tộc, mọi người trên thế giới, mà trước tiên là của riêng tín đồ đồng giáo.[/COLOR]
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,637
Bài viết
1,154,241
Members
190,154
Latest member
tranquochuy86
Back
Top