- Lại xem tên Châu Á này nấu nướng nè...
Từ một người, hai người, đến cả mấy tay nhóc tì cũng xúm quanh lại xem cái nồi cơm điện, mấy loại tôm khô, ruốc, rong biển, kể cả mấy sợi miến... mà tay Châu Á đang bày biện trên bàn chuẩn bị nấu nướng một cách rất tò mò. Khách du lịch không phải là ít, nhưng khách du lịch mà mang theo cả nồi cơm điện để nấu cơm ăn hàng ngày thì dân ở đây hình như chưa thấy hay sao đó? Các loại như rong biển, tôm khô mấy đứa đều ngạc nhiên và khi tôi mời họ nếm thử thì không ai nỡ từ chối. Ở đây không có điện nên phải nấu bằng bếp ga, tuy nhiên nấu bằng ga thì xem ra còn tốt hơn bằng điện. Các thứ như cơm cháy, xôi cháy cứ thế mà xuất hiện dưới đáy nồi, ăn rất ngon mà nếu nấu bằng nồi cơm điện thì chắc không có được. Buổi tối tôi thường ăn chung với Joshep, Danish, John... còn lại thì tự nấu ăn cho mình. Người Maasai không có ăn chung mâm giữa đàn ông, đàn bà. Phụ nữ thì ăn ở dưới bếp, còn đàn ông thì ăn trên nhà.
Trong số mấy người ở nhà Joshep tôi để ý một cậu bé thanh niên trẻ tên là Solomon. Nhà cậu ở tít dưới xa trong xóm, cậu xin vào đây dọn vệ sinh toalet, phụ việc nấu ăn... để có tiền trang trải thêm học phí. Bọn trẻ con, thiếu niên ở đây học tới cấp 2 thì phải lên các thị trấn lớn hơn như Narok, Kericho để tiếp tục học lên cấp 3 hoặc Đại học. Gia đình Solomon đông anh chị em nên không đủ tiền cho cậu ta học lên cao hơn, Solomon phải đi làm thêm để nuôi giấc mơ thoát nghèo.
Tôi nói:
- Này Solomon, em có thể mua giúp cái bấm móng tay không?
Solomon nói:
- Bấm móng tay à? Được, ở quầy tạp hóa gần đây có bán.
- Đây, tiền đây. Nhờ em mua giúp nhé!
Cu cậu Solomon nhanh nhảu chạy như bay ra ngoài trời, dù mưa hơi lất phất. Mười lăm phút sau cậu ta quay lại đưa cho tôi mấy con dao lam.
Tôi nói:
- Ủa? Dao lam à?
- Đúng rồi. Bọn em hay cắt móng tay bằng dao lam.
- Hả? Làm sao cắt được?
Solomon cười cười chỉ cho tôi cách đưa ngọn dao lam sát thịt để cắt móng tay như thế nào... "Nguy hiểm quá. Anh không cắt được. Em mua cái bấm móng tay được không? Ở quầy tạp hóa có bán không?". Lần này tôi cố diễn tả cái bấm móng tay là như thế nào.
Solomon nói:
- Ở đây không bán, nhưng ở làng bên cạnh thì có. Để em đi mua cho.
Cu cậu không nói không rằng vẫn đầu trần phóng ra ngoài trời mưa. Lần này là leo lên một chiếc xe máy hai thì. Xe không nổ. Cậu ta hì hục với thằng Danish đẩy xe nổ máy. Tôi thấy ngại quá vì trời mưa gió thế này... Đang định nói "Thôi" thì Solomon đã phóng xe đi mất tiêu. Một tiếng đồng hồ sau mới thấy Solomon quay trở về, trời vẫn còn mưa... Cu cậu nói "Làng bên" mà thật ra là cả mười cây số. "Hì hì". Cậu ta cười nhe răng lấy trong túi nilong ra chiếc bấm móng tay, lẫn lộn trong đó là mấy quả cà chua chín bị dập nát gần một nữa vì đường xấu... "Cảm ơn Solomon nhé!"
Từ một người, hai người, đến cả mấy tay nhóc tì cũng xúm quanh lại xem cái nồi cơm điện, mấy loại tôm khô, ruốc, rong biển, kể cả mấy sợi miến... mà tay Châu Á đang bày biện trên bàn chuẩn bị nấu nướng một cách rất tò mò. Khách du lịch không phải là ít, nhưng khách du lịch mà mang theo cả nồi cơm điện để nấu cơm ăn hàng ngày thì dân ở đây hình như chưa thấy hay sao đó? Các loại như rong biển, tôm khô mấy đứa đều ngạc nhiên và khi tôi mời họ nếm thử thì không ai nỡ từ chối. Ở đây không có điện nên phải nấu bằng bếp ga, tuy nhiên nấu bằng ga thì xem ra còn tốt hơn bằng điện. Các thứ như cơm cháy, xôi cháy cứ thế mà xuất hiện dưới đáy nồi, ăn rất ngon mà nếu nấu bằng nồi cơm điện thì chắc không có được. Buổi tối tôi thường ăn chung với Joshep, Danish, John... còn lại thì tự nấu ăn cho mình. Người Maasai không có ăn chung mâm giữa đàn ông, đàn bà. Phụ nữ thì ăn ở dưới bếp, còn đàn ông thì ăn trên nhà.
Trong số mấy người ở nhà Joshep tôi để ý một cậu bé thanh niên trẻ tên là Solomon. Nhà cậu ở tít dưới xa trong xóm, cậu xin vào đây dọn vệ sinh toalet, phụ việc nấu ăn... để có tiền trang trải thêm học phí. Bọn trẻ con, thiếu niên ở đây học tới cấp 2 thì phải lên các thị trấn lớn hơn như Narok, Kericho để tiếp tục học lên cấp 3 hoặc Đại học. Gia đình Solomon đông anh chị em nên không đủ tiền cho cậu ta học lên cao hơn, Solomon phải đi làm thêm để nuôi giấc mơ thoát nghèo.
Tôi nói:
- Này Solomon, em có thể mua giúp cái bấm móng tay không?
Solomon nói:
- Bấm móng tay à? Được, ở quầy tạp hóa gần đây có bán.
- Đây, tiền đây. Nhờ em mua giúp nhé!
Cu cậu Solomon nhanh nhảu chạy như bay ra ngoài trời, dù mưa hơi lất phất. Mười lăm phút sau cậu ta quay lại đưa cho tôi mấy con dao lam.
Tôi nói:
- Ủa? Dao lam à?
- Đúng rồi. Bọn em hay cắt móng tay bằng dao lam.
- Hả? Làm sao cắt được?
Solomon cười cười chỉ cho tôi cách đưa ngọn dao lam sát thịt để cắt móng tay như thế nào... "Nguy hiểm quá. Anh không cắt được. Em mua cái bấm móng tay được không? Ở quầy tạp hóa có bán không?". Lần này tôi cố diễn tả cái bấm móng tay là như thế nào.
Solomon nói:
- Ở đây không bán, nhưng ở làng bên cạnh thì có. Để em đi mua cho.
Cu cậu không nói không rằng vẫn đầu trần phóng ra ngoài trời mưa. Lần này là leo lên một chiếc xe máy hai thì. Xe không nổ. Cậu ta hì hục với thằng Danish đẩy xe nổ máy. Tôi thấy ngại quá vì trời mưa gió thế này... Đang định nói "Thôi" thì Solomon đã phóng xe đi mất tiêu. Một tiếng đồng hồ sau mới thấy Solomon quay trở về, trời vẫn còn mưa... Cu cậu nói "Làng bên" mà thật ra là cả mười cây số. "Hì hì". Cậu ta cười nhe răng lấy trong túi nilong ra chiếc bấm móng tay, lẫn lộn trong đó là mấy quả cà chua chín bị dập nát gần một nữa vì đường xấu... "Cảm ơn Solomon nhé!"


