What's new

Nhật ký hành trình Kenya bằng xe gắn máy.

Thân chào năm mới 2017 tới toàn thể ACE,

Cảm giác của bạn sau khi kết thúc một hành trình thường là gì? Phải chăng mỗi hành trình kết thúc thường để lại một khoảng trống, một cảm giác trống trải trong bạn? Và để lấp đầy khoảng trống trong tâm hồn đó bạn lại lên đường tìm kiếm thêm một cuộc phiêu lưu khác, trải nghiệm khác?

Cách đây không lâu, các chuyến đi của HDD82 bắt đầu từ sự thôi thúc đam mê miền đất mới, tâm trạng đầy háo hức và kích thích. "Thôi thúc + Đam mê" là công thức dẫn tới các cuộc hành trình khám phá trước đó. Tuy nhiên theo thời gian mọi chuyện đã có sự đổi khác: Đam mê thì vẫn còn nhưng thôi thúc thì giảm xuống. Tâm trạng cao trào bốc đồng ngày trước đã không còn nhiều nữa, thay vào đó là bình tĩnh tự tại, bình thản đối diện với mọi việc hơn. Và do không còn nhiều thôi thúc nên HDD82 từng suy nghĩ nhiều về lý do tại sao mình lại "phải" tiếp tục lên đường nữa? Nếu đi thì đi đâu? Nước nào? Lý do tại sao? Có nhất thiết phải đi? v.v và v.v.

Không còn là để củng cố cái Tôi bản thân nữa, không còn muốn được nhiều người biết tới, muốn tự hào, muốn chinh phục tự nhiên, chinh phục cái này cái kia... Các chuyến đi "khám phá" trong dấu ngoặc kép thật ra giống cảm giác về lại tự nhiên, về nhà, về lại con người xưa của ta. Được đi đã là niềm hạnh phúc rồi. Còn đi đâu mà không được? Và cần gì phải có lý do?
Đi để làm giàu trải nghiệm cuộc sống, làm mới cảm xúc, làm phong phú cảm nhận để rồi liên tục cho đi, liên tục chia sẻ với mọi người mà không mong được nhận lại.

"Nhật ký hành trình Kenya bằng xe gắn máy" xin phép được ra đời!
 
Khu cắm trại nằm lọt thỏm trong một ngôi lành nhỏ của người Maasai sinh sống, chỉ cách cổng vào Khu bảo tồn Maasai Mara khoảng 1-2km. Sekenani Maasai Development Project (SEMADEP) là một tổ chức cộng đồng do người dân địa phương lập. Dự án được thành lập và quản lý bởi người Maasai sinh sống tại Siana thuộc Hạt Mara. Dự án là một nỗ lực để giúp người dân bản địa thoát khỏi tình trạng đói nghèo, lạc hậu, thiếu thốn thiết bị chăm sóc sức khỏe y tế, mù chữ, xung đột giữa con người-thiên nhiên và căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS.

Cũng giống như nhiều cộng đồng thiểu số tại nhiều quốc gia, tỉ lệ đói nghèo cao trong khu vực xa xôi hẻo lánh này có nguyên nhân xâu xa từ nạn thất học, thiếu cơ hội việc làm, tảo hôn, thiếu thực phẩm sạch... Sự thật là cho dù Khu bảo tồn Maasai Mara nổi tiếng khắp Kenya và là địa điểm du lịch lớn thì 80% dân Maasai sống dưới mức nghèo khổ (dưới 1 USD ngày). Nếu biết rằng phần lớn số tiền thu được từ khách du lịch không được đầu tư vào người dân bản địa. Hay nói cách khác, thổ dân bản đại nhận được lợi ích rất nhỏ từ hoạt động khai thác du lịch khổng lồ. Phần lớn các công ty du lịch đặt trụ sở tại Nairobi chuyên chở khách đi và về trong ngày (hoặc vài ngày), nhiều khu cắm trại gần đây lại do các tập đoàn nước ngoài hoặc cá nhân lắm tiền nhiều của đầu tư vào, cùng lắm họ thuê lại một vài nhân công là người bản địa kèm theo mức lương rẻ mạt. Do thiếu thốn nguồn lực và sự hỗ trợ, cộng đồng thiểu số Maasai là những người bị bỏ lại sau trong cuộc chiến về lợi ích kinh tế...

Mỗi đồng tiền tiêu xài tại khu cắm trại SEMADEPT sẽ góp phần nào đó giúp đỡ người dân bản địa. Đó là lý do tôi tìm tới đây, cho dù đường xá khó khăn, chứ không phải nơi nào khác!

- Hahaha. Cậu cũng bị té xe à... Hahaha...

Trong khi tôi đang gãi đầu gãi tai phân vân không biết cái phanh xe sau rớt ở đâu mất trên đường đi tới đây thì John - một tay Maasai trẻ tuổi, dáng người cao, da đen như bồ hóng - cười ngặt nghẽo. Nụ cười như muốn toác ra trên gương mặt tròn của hắn.

Cụm phanh sau đã âm thầm từ biệt với chủ nhân mà không thèm để lại một manh mối nào.... Từ nay trở về sau chỉ còn phanh trước để xài thôi đấy nhé... [_))_]

32015965093_144d828de6_c.jpg


- Mình cũng vừa mới bị té xe này. John nói.
- Cái gì? Cậu cũng té xe à.
John ngưng cười rồi chỉ cho tôi xem chiếc xe máy bị gãy đèn xi-nhan, rớt luôn đồng hồ công-tơ-mét và một bên đầu gối còn trầy trụa, vài con nhặng còn đang bám vào vết thương vừa mới khô trên đầu gối hắn.
- Haha. Bây giờ tới lượt tôi phá lên cười khoái trá! Tôi và John bắt tay nhau. "Ok. Vậy là chúng ta giống nhau nhé!"

32706763451_a041fe5e2b_c.jpg


Hạ trại nghỉ ngơi giữa khu vực lổn nhổn phân bò, phân cừu. Gốc cây này là "điểm sáng" duy nhất có thể dựng lều để tránh cái nắng Châu Phi.

32830334535_f2befc7c4e_c.jpg
 
Trời càng về khuya gió thổi càng mạnh. Khu cắm trại nằm trên một ngọn đồi và gió cứ liên tục thổi. Năm sáu người đàn ông Maasai tụ tập quanh đống lửa vừa mới được nhóm lên để tìm hơi ấm. Dĩ nhiên lửa trại là món ưa thích của tôi nên không thể không tham gia được. Mấy người đàn ông lịch sự dịch ra một bên nhường chỗ cho tôi ngồi. Bầu trời hàng vạn hàng vạn ngôi sao lấp lánh. Khối không khí lạnh lục địa tràn xuống Tanzania khiến nhiệt độ về đêm bắt đầu giảm dần, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm có thể lên tới hơn chục độ C. Đống lửa trại tuy nhỏ nhưng những thanh củi khô cháy rất ác liệt. Ánh lửa hồng hắt lên gương mặt của tay Saimon - bảo vệ khu cắm trại - trông như gương mặt hắn được tạc bằng đồng nguyên chất vậy. Giờ tôi mới nhìn kỹ tay Saimon này. Hai chân hắn gầy khẳng khiu như hai cây sậy. Thân hình dài lêu nghêu, phủ ngoài thân hình lêu nghêu đó là bộ quần áo khoác màu đỏ trông rất lạ mắt. Hắn nhìn tôi nở nụ cười thân thiện, lộ ra hàm răng trắng như ngọc trong bóng đêm. "Thiếu mất hai răng cửa bên dưới". Răng hắn khuyết mất hai cái răng cửa lớn bên dưới. Đôi tai có hai cái lỗ lớn toang hoác, dưới bóng đêm khiến ta có cảm tưởng như *** tai đã bị con gì ăn mất một mảng.

- Hì hì. Hắn cười. "Tục lệ của người Maasai chúng tôi đấy."
- Tục lệ là nhổ hai răng cửa và đục khuyên tai à? Tôi hỏi lại.
- Đúng rồi. Để cho đẹp. Hì hì...
- Ông làm bảo vệ đêm ở đây lâu chưa? Tôi thắc mắc.
- Năm năm rồi.
- Bảo vệ ban đêm khỏi trộm cắp hay sao?
- Không phải. Buổi tối thỉnh thoảng có vài con thú trong khu bảo tồn lang thang ra ngoài đây. Nhiệm vụ của tôi là xua đuổi chúng trở lại.

Rồi không đợi tôi phải... chờ lâu, Saimon rút ra một ngọn giáo bằng sắt dài chừng thước rưỡi. Ngọn giáo có hai đầu được mài rất sắc bén. Tôi cầm trên tay ướm ướm thử thấy ngọn giáo khá nặng. "Chà, nặng đấy". Tôi nói. Tay Saimon cười hì hì rồi cầm ngọn giáo lên phóng véo một cái, ngọn giáo găm phập vào dưới gốc cây cách chừng hơn 10m rất chính xác. "Nếu có thú đến, tôi sẽ xua đuổi chúng đi như vậy đó". Hắn nói chắc như đinh đóng cột như muốn làm cho một tay đến từ Châu Á cảm thấy yên tâm...

- Thế ông đã bao giờ gặp thú chưa?
- Rồi. Tao đã giết một vài con linh cẩu, ngựa vằn và một con sư tử. Giọng điệu Saimon nhấn mạnh từ "sư tử" không dấu được vẻ tự hào.
- Vậy... vậy... khu bảo tồn không xây hàng rào ngăn cách với ngôi làng chúng ta à?
- Không.
- Vậy... vậy... chúng có khi nào lọt vào đây bắt dê, cừu không? Tôi chỉ tay về chuồng cừu ngay sát bên cạnh.
- Thường xuyên.

Thấy vẻ mặt hoang mang trắng nhợt của tôi, tay Saimon phá lên cười khoái trá. "Xem tôi còn có cái gì này!". Nói rồi hắn lại cho tôi xem con dao găm lớn dắt bên mình, con dao găm này thực ra là một thanh đoản kiếm rất sắc bén. Tôi thấy bên hông Saimon còn lủng lẳng một thanh gỗ hình dạng chữ L, một loại vũ khí đặc trưng của người Maasai mà tôi đã thấy trên một bộ phim tài liệu NGC - National Geographic Channel... Nhưng thôi, hãy còn quá sớm để kể...

- Saimon, đừng có ngủ quên tối nay nhé! Hãy nhớ rằng có người đang ngủ trong chiếc lều đằng kia nhé. Tôi nhắc...
- Yên tâm đi anh bạn. Tay Saimon phá lên cười khùng khục.

Đêm khuya, tôi chui vào lều ngủ, lòng thầm mong đừng có con thú nào đánh hơi thấy mùi thịt 80kg của tay Châu Á này hấp dẫn mà tưởng nhầm là thức ăn... "Cảm giác cắm trại như thế này chỉ có ở Châu Phi". :D

32452132850_8c159a5c18_c.jpg


Saimon:

31990190494_5b98f88d0b_c.jpg
 
Nước sinh hoạt được chở từ con suối mà cả làng dùng chung về khu cắm trại, nó khá đục và có mùi bùn tanh tanh. Tất cả mọi người đều dùng nước suối để tắm rửa, giặt giũ, nấu nướng. Tôi cũng dùng nó để nấu nướng và không thấy bị đau bụng hay bất kỳ dấu hiệu đường ruột nào. Đang trong thời điểm mùa khô nên nước khá ít, mọi người đều dùng tiết kiệm. Buổi sáng sớm bọn con nít trong khu cắm trại sử dụng nước giặt đồ còn thừa trong chậu để rửa chân trước khi tới trường. Con bé chị nghe lời mẹ nó yêu cầu lấy nước rửa chân, nó chà chà đôi bàn chân đen và thô ráp bằng cái bàn chải mòn vẹt cứng như sắt. Nhìn thấy người lạ nên nó hơi bẽn lẽn. Cô bé chị này rất giỏi, bằng tí tuổi mà tôi thấy nó chăm sóc mấy đứa em nhỏ nheo nhóc rất chu đáo. Tóc của bọn con nít thật lạ, nó cứ xoăn tít thành các búp nhỏ trên đầu và cứng ngắc.

32744129412_058d96988a_c.jpg


32744130692_6abc18c1d4_c.jpg


32055050344_36bbd449dc_c.jpg


Ngay cạnh lều của tôi là khu vực nhốt mấy chục con cừu. Người Maasai sống bao đời bằng cách nuôi gia súc. Gia súc cung cấp cho họ mọi thứ cần thiết: thịt và sữa, phân dùng để xây nhà hoặc làm chất đốt, lông để giữ ấm. Gia súc là tài sản quý giá nhất của họ, ví dụ cừu có giá trung bình khoảng $30/con. Ban đêm lũ cừu được quây nhốt lại trong một khu vực rào chắn bởi các cành cây khô. Trông mấy đoạn hàng rào này có vẻ sơ sài nhưng được cái là "thân thiện với môi trường" nhỉ?

32054999634_3e88d2c66c_c.jpg


32517323580_47b184b515_c.jpg


32897470935_ee3f293606_c.jpg


Anh chàng Maasai cười như được mùa vì một con cừu mẹ vừa mới đẻ xong. Chú cừu con vừa ra đời còn dính đầy nhớt, nhưng chỉ chốc lát thôi chú ta đã đứng dậy và bước lò dò theo cừu mẹ rồi.

32773664371_c84075a18b_c.jpg


Đừng nhìn mấy cảnh tượng bên trên rồi vội chê Châu Phi nghèo, lạc hậu nhé!!! Không tin thì xem thiết bị sạc điện thoại bằng năng lượng mặt trời đây. Năng lượng mặt trời chứ không phải đi đâu cũng gặp thủy điện, thủy điện dày đặc và được cho là "thân thiện môi trường" như ở Việt Nam. :lol:

32517324110_60168afcc1_c.jpg
 
- Jumbo, Soba ! Xin chào!
- Soba !

Một người đàn ông chăn cừu tiến lại phía tôi cất tiếng chào.
- Này, anh bắt đầu một ngày chăn cừu đấy à?
- Đúng rồi. Tôi sẽ dẫn đàn cừu tới phía bên kia kìa...
Thấy anh ta không mang theo bất kỳ thức ăn nước uống gì, chỉ có mấy thứ vũ khí của người Maasai nên tôi hỏi:
- Anh không mang theo nước uống à?
- Không !
- Vậy anh có thể đi bao lâu mà không cần uống nước?
Anh ta nhăn đôi mày tựa hồ không hiểu câu hỏi của tôi là gì rồi cười nói:"Tôi có thể đi từ sáng tới 6 giờ tối mà không cần ăn hay uống nước gì cả".

32097381503_57d9bf8d17_c.jpg


Quang cảnh buổi sáng tại làng Semadept thật ồn ào huyên náo khi đàn ông trong làng chuẩn bị lùa đàn cừu, dê ra thảo nguyên. Phụ nữ thì ra suối lấy nước hoặc đi chợ.
- Soba. Xin chào.
Một người phụ nữ thấp bé Maasai tiến lại bắt tay tôi và bắt đầu câu chuyện. Họ thật dạn dĩ ! Hơn rất nhiều những nhóm dân tộc thiểu số khác, và thật tế thì thổ dân Maasai là nhóm thiểu số được biết đến rộng rãi nhất vì định cư gần các khu bảo tồn thiên nhiên (từ phía Nam Kenya tới phía Bắc Tanzania) và tính tình hiếu khách.
- Chụp hình không? Người phụ nữ cười toe miệng khi tôi đưa máy chụp hình lên, đôi *** tay của bà lủng một lỗ lớn dài cả tấc trên đó đính nhiều đồ trang sức đỏ, tím, vàng rất bắt mắt.

32912066675_3f7e90060e_c.jpg


Bọn con nít chơi xung quanh đó từ đâu xúm lại cả bầy. Trời nắng chang chang mà chúng chỉ có áo cộc tay và quần. Nhiều đứa nước mũi chảy thò lò quanh mặt, quần áo thì bẩn và rách rưới nhưng chúng dường như không để ý, cứ thế mà chạy suốt ngày chơi đùa. "Hì hì. Lại chụp hình nào." Thế là cả đàn con nít xúm xa xúm xít xếp một hàng... Xung quanh là một "trận địa" cứt cừu, cứt dê nhan nhản, bốc mùi thum thủm... "Ấy mới là Châu Phi"! Hì hì.

32788432841_771e7a76de_c.jpg


32097382553_90268cb872_c.jpg
 
Mùa mưa tại khu đồng cỏ Maasai bắt đầu từ tháng sáu tới tháng mười, đây cũng là lúc hàng triệu con linh dương đầu bò và các con thú khác di cư từ vùng đồng cỏ Sereganti của Tanzania tới đây. Thời điểm cuối tháng một là giữa mùa khô, cây cối đều héo vàng thiếu sức sống, việc chăn thả gia súc vì thế cũng phải xa hơn và đi nhiều ngày hơn. Để hiểu hơn về văn hóa của người Maasai, tôi nói với Joshep - người quản lý khu cắm trại - "cử" hai "chiến binh" Maasai thiện chiến nhất của ông ... hộ tống tôi đi bộ vào khu đồi núi ở phía sau. Làng Sekenani chỉ cách khu bảo tồn 1-2 km và giữa khu bảo tồn và dân cư không có hàng rào ngăn cách nên các con thú thi thoảng lang thang gần đây kiếm ăn.
- Được rồi, tôi sẽ nói Danish và John đi với cậu. Danish rất giỏi về phát hiện các dấu chân thú rừng và lần theo dấu vết. Hắn là một tay thợ săn cừ khôi đấy.
- Còn John? Tôi hỏi.
- Ồ, John thì rất vui tính. Cậu cứ đi cùng John rồi sẽ thấy rất cởi mở và vui tính.
Vậy là sáng đó tôi bắt đầu đi bộ cùng John và Danish tới ngọn đồi phía sau, hướng thẳng về khu bảo tồn. Mới đi bộ chừng 30 phút là hai tay Maasai đã cho tôi ngửi khói. Cước bộ của họ rất nhanh và nhẹ nhàng, khác hẳn với bước đi nặng nề trong đôi ủng chuyên dụng lái xe moto của tay Châu Á. Đôi ủng nặng tới gần 2kg trong chuyến hành trình Trung Quốc - Tây Tạng của tôi gần bốn năm về trước, được tận dụng lại cho chuyến đi Châu Phi lần này. Đôi ủng mùa đông còn xài tốt nhưng xem ra chủ nhân của nó thì bắt đầu thở dốc dưới cái thời tiết nắng nóng...

32069905524_78efac4fb0_c.jpg


- Dong. Đây là cây mà chúng tôi gọi tên là "Wait a bit" (Chờ một chút). Danish nói với tôi.
- Nghĩa là sao?
- Nghĩa là đi ngang qua cây này thì các mũi gai móc vào quần áo của chúng ta và khiến chúng ta phải dừng lại một chút đó mà... Tay John xen vào cười hóm hỉnh. Thực vật ở đây đa phần là cây lá nhỏ, lá gai để hạn chế sự bốc hơi nước. Rất nhiều cây có gai nhọn và rất sắc.

32788930461_fec91c2004_c.jpg


Trong khi tôi đang lê những bước chân nặng nhọc trong đôi ủng mùa đông thì tay Danish cứ liếc nhìn bên này bên kia. Đột nhiên hắn cúi xuống chăn chú nhìn dưới nền cát một dấu chân thú. Giữa vô vàn dấu chân trên đường hắn chỉ cho tôi một dấu chân còn in khá rõ trên nền cát vàng.
- Còn mới. Hắn nói.
- Của con gì vậy?.
- Rihanna. Rihanna là linh cẩu. Linh cẩu một kẻ thù không đội trời chung với gia súc của người Maasai.
- Tối hôm qua tôi nghe tiếng rú "Hú hú" trong đêm khuya. Không biết có phải đó là linh cẩu không?. Tôi hỏi.
- Đúng rồi. Danish gật đầu trả lời.

32758901992_d8e0985e46_c.jpg


Hắn lại chăm chú vừa đi vừa quan sát xung quanh.
- Gì vậy?
- Dấu chân của một con thú (Báo hay sư tử gì đó tôi không nhớ rõ).
- Hả??? Thú à???
- Đúng rồi. Có một vài con sống phía bên kia ngọn đồi. Thỉnh thoảng chúng cũng đi vào gần làng. Tay Danish thản nhiên đáp.

May mà trời nắng nên không ai phát hiện thấy một tay Châu Á đang mặt cắt không còn giọt máu. "Mẹ ơi! Hôm qua mình ngủ trong lều ngoài kia". Tay Châu Á len lén nhìn về phía khu cắm trại dưới chân đồi và thầm ước tính khoảng cách. "E hèm... Cũng còn tới 30 phút đi bộ kia mà! Vẫn an toàn chán!"

32758903232_a295a0b7df_c.jpg


32758902582_634e75e392_c.jpg
 
Trong khi tôi vừa đi vừa va hết vào bụi cây này tới bụi cây kia thì Danish và John cứ thản nhiên như không. Hai tên cứ xuyên qua các đám cây gai hết lần này tới lần khác, các cành cây khô và gai sượt qua da mà cả hai đều không hề hấn gì. Còn đôi mắt cận thị chuyên ngồi trước máy laptop của tôi thì không thể so sánh với cặp mắt của hai tên này. Cặp mắt của hai tên này như chó sói, cực kỳ sắc bén.

- Suỵt, Dong. Đừng gây nhiều tiếng động. Từ từ thôi.
- Có chuyện gì nữa à?
- Có vài con thú đang gặm cỏ đằng kia. Chúng ta từ từ tiếp cận nhé...
Tối cúi người xuống và bắt đầu bám gót theo Danish và John. Hai tên này luồn lách một lúc thì quả nhiên trước mặt có nhiều bóng đen đang di động.

32758900402_b6438cf893_c.jpg


32097851683_d6f0c5cde2_c.jpg


Ồ, vài con linh dương...

32872225866_07d3a5326a_c.jpg


Thêm nhiều con lợn rừng và khỉ đầu chó xuất hiện:

32759482962_cabf3b2742_c.jpg


32789580361_496a8666f0_c.jpg


Danish:

32872829596_ac678a4a3b_c.jpg


Và đây là John. Trên tay hắn cầm cục phân con gì đó tôi không nhớ. Cục phân tròn trịa và cứng như cục đá. Cả ba chúng tôi cùng phá lên cười khoái trá.

32097855163_72312fc629_c.jpg
 
Người dân tộc ở mọi nơi đều có sức chịu đựng tốt hơn hẳn người bình thường. Riêng với người Maasai thì việc nhịn ăn, nhịn uống, đi bộ đường dài dưới thời tiết khắc nghiệt quả là phi thường. Ai cũng biết Kenya là quốc gia nổi tiếng sản sinh ra các vận động viên marathon vô địch Thế giới. Rất nhiều vận động viên Kenya thống trị các cự li đường trường có lẽ là bởi tố chất gen của họ rất đặc biệt.

Tôi nhìn vào đôi chân dài ngoẵng của Danish và đôi dép cao su hắn đang mang. Đôi dép mòn vẹt gần đứt, phía cuối nhô ra một miếng cao su che chắn mắt cá khỏi bị cào xước khi bước trong bụi rậm. Hắn có thể đi bộ từ sáng tới chiều 40 cây số không cần ăn uống mà vẫn cảm thấy bình thường. Thế giới thường đề cập tới cụm từ "biến đổi khí hậu" và tác động của nó tới đời sống. Nhiều nghiên cứu khoa học tìm hiểu các cách con người có thể sinh tồn trong môi trường dần khắc nghiệt hơn ở tương lai. Theo tôi, một ví dụ điển hình của việc thích nghi với biến đổi khí hậu là đây: chính là cơ thể của người Maasai này. Một bộ máy vận hành bền bỉ, tiêu tốn rất ít năng lượng trong những điều kiện khắc nghiệt nhất của Châu Phi.

32097852503_40c9811768_c.jpg


Ngồi dưới bóng mát của một tán cây to, chúng tôi cùng nhau trò chuyện. Không giống suy nghĩ của người Việt Nam hễ thấy con thú rừng nào là tìm cách bắt để nhậu hoặc ăn thịt. Thậm chí nhiều người mời những bạn bè thân thiết nhất, gần gũi nhất tới nhậu thịt thú rừng vì với họ đây là món đặc sản. Không hiếm trường hợp người ta biếu nhau thịt thú rừng, các sản phẩm làm từ thú rừng trong những dịp lễ tết. Hậu quả là thiên nhiên bị tàn phá, thú rừng biến mất, nhiều loài gần như bị tuyệt chủng... Dù là rừng vàng biển bạc nhưng với tốc độ ăn nhậu kiểu "gặp con gì chén con đó", thì thế hệ tương lai sau này của chúng ta chỉ có thể đọc sách vở hoặc vào vườn thú để tìm hiểu cuộc sống tự nhiên mà thôi. Chỉ có giáo dục thế hệ trẻ ngay từ bây giờ về việc giữ gìn và tôn trọng thiên nhiên, thì chúng ta mới có thể cứu vãn được tình trạng này.

- Các cậu có săn thịt các con lợn rừng hoặc linh dương kia không? Tôi hỏi.
- Không! Trước đây chúng tôi cũng có săn thú, nhưng chỉ khi tối cần thiết. Khi đàn gia súc của chúng tôi không còn cung cấp đủ thịt cho dân làng. Bây giờ, chúng tôi chỉ xua đuổi thú dữ khỏi làng mạc và bảo vệ gia súc thôi.
- Thế các cậu ăn thịt cừu, dê thôi à?
- Đúng thế.

32806861041_c261297583_c.jpg


Tôi bắt đầu để ý hơn tới thứ vũ khí truyền thống của người Maasai mà tay Danish đang mang theo bên mình. Rất đơn giản! Gồm có 01 cung tên làm từ gỗ cây, 01 vũ khí có hình dạng chữ L với một đầu nặng, đây là thứ vũ khí rất lợi hại của riêng người Maasai.

32872226896_074c2e23ee_c.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,069
Bài viết
1,173,464
Members
191,892
Latest member
79king1app
Back
Top