What's new

[Chia sẻ] Những cung đường ..

Ăn uống no say, lúc thanh toán chưa tới 400k. Rẻ thật. Rời khỏi quán ăn đoàn quay về Tuy Hoà bằng đường Ql 25, sau khi đã đi tham quan hồ thuỷ điện Sông Ba hạ và offroad một đoạn đường sỏi đá mà chỉ có bác Hanoi1111 mới biết.

DSC06893.jpg


Chú cẩu hình như cũng ngạc nhiên với các đối tượng lập dị.
DSC06894.jpg


DSC06900.jpg

Bên hồ thuỷ điện Sông Ba Hạ.
IMGP7410crop.jpg


Đường tắt ra ql25.
DSC06923.jpg


DSC06926.jpg

Chương trình chấm mút N13E109 tạm coi như kết thúc, còn lại là chương trình ăn nhậu, chơi bời tham quan ngày hôm sau, do nó không liên quan nhiều đến chuyện đi chấm nên tớ không viết tiếp, hơn nữa nó liên quan đến ẩm thực nhiều quá chẳng hạn như gỏi sứa, cá ngừ chấm mù tạt, rượu quán đế, sò huyết Ô loan, hàu sống mù tạt, cá mú nấu canh chua, sủn nướng mỡ hành... chẹp chẹp viết nữa hư bàn phím mất.

Trước khi kết thúc phải quảng cáo tí.
Cạch.........Lít Thờ Men một phong cách Men Lỳ
Cạch.........Lít Thờ Men một phong cách Men Lỳ
(Thiệt là giống Kangaroo quá đi) Men Lỳ - tạm dịch là "người đàn ông lỳ lợm nhé" Há há
4.jpg
 
5/ N12 E109 (Ô Kha, Ba Cụm Bắc, Khánh Sơn, Khánh Hoà) Ô Kha - ma nhập chấm :D

Đây là lần thứ 4 tôi lên Khánh Sơn, chuyến trước vì không đủ thời gian để chấm nên chỉ dừng tại ngã 3 khảo sát đường rồi tiếp tục đi Đà Lạt bằng cung đường Khánh Sơn – Phước Bình – Sông Pha. Lần này chuẩn bị kỹ hơn, dành nguyên một ngày quyết tâm chấm bằng được em nó…thế nhưng dường như một duyên nợ, tôi vẫn chưa đạt được những con số hoàn hảo.
Sáng thứ 7 có mặt tại Cam Ranh, vào nhà bà con ở thị xã, nguyên ngày ở ăn uống ở bãi biển khiến sáng sớm hôm sau cả xế lẫn ôm mệt đứ đừ, tất nhiên mệt thì mệt cũng nhất quyết dạy sớm để đi Khánh Sơn.
Vài địa điểm, phong cảnh Cam Ranh tôi đã giới thiệu trong một bài trước link tại đây. Lần này cũng không đi nhiều, chụp nhiều, chủ yếu là tập trung đi chấm.

Vài góc nhỏ bình yên Cam Ranh.
cr1.jpg


cr5.jpg


cr14.jpg


cr11.jpg


cr9.jpg


cr22.jpg
 
5h30 sáng dậy chuẩn bị để đi Khánh Sơn, thời tiết mát mẻ, càng mát mẻ dễ chịu khi lên đến đỉnh đèo ở độ cao gân 500m, đỉnh đèo sương mù dày đặc.

cr27.jpg


Khúc cua gấp gần đỉnh đèo.
cr26.jpg


Trên đỉnh đèo
cr23.jpg


cr33.jpg
 
Ảnh đẹp quá bác ơi. Pentax đây sao ???
Nó đó bác, cũng gần gần giống Nikon mà. :)

.....Tiếp theo

Vị trí chấm nằm ở đây.
[GMAP]<iframe width="425" height="350" frameborder="0" scrolling="no" marginheight="0" marginwidth="0" src="http://maps.google.com/maps?f=q&amp;source=s_q&amp;hl=vi&amp;geocode=&amp;q=12,109&amp;aq=&amp;sll=11.995919,109.007635&amp;sspn=0.023298,0.038581&amp;vpsrc=6&amp;g=12.002845,109.002056&amp;ie=UTF8&amp;ll=11.995919,109.007635&amp;spn=0.023298,0.054932&amp;t=h&amp;z=14&amp;output=embed"></iframe><br /><small><a href="http://maps.google.com/maps?f=q&amp;source=embed&amp;hl=vi&amp;geocode=&amp;q=12,109&amp;aq=&amp;sll=11.995919,109.007635&amp;sspn=0.023298,0.038581&amp;vpsrc=6&amp;g=12.002845,109.002056&amp;ie=UTF8&amp;ll=11.995919,109.007635&amp;spn=0.023298,0.054932&amp;t=h&amp;z=14" style="color:#0000FF;text-align:left">Xem Bản đồ cỡ lớn hơn</a></small>[/GMAP]​

Chúng tôi rẽ vào ngã 3 nhỏ nơi có vài nhà dân, từ đây cũng bắt đầu con đường mòn xuyên vào chấm. Nhanh chóng gửi xe tại một nhà dân ven đường chúng tôi bắt đầu leo, những quả đồi đầu tiên, độ dốc không lớn, nên cũng không mệt. Leo được một lúc thì con đường chỉ còn lại một đường mòn nhỏ, lối mòn dành cho người dân lên những rãy trồng ngô trên núi.

1.jpg


Những đỉnh đồi vẫn còn mờ sương.

2.jpg


3.jpg


7.jpg


Lúc này đã ở độ cao gần 589m, chấm cách 1.22km. Nhận định mình đã đi sai đường, con đường này chắc chắn không phải con đường mòn chúng tôi định đi, bởi con đường kia nhìn rất rõ trên bản đồ GE, rất có thể con đường đó là đường của máy cày chạy lên núi tương tự như ở N13E109 Phú Yên. Quyết định băng ngang những rãy ngô hy vọng tìm được đường mòn lớn hướng 9h.

5.jpg

Con đường mòn nhỏ dần rồi biến mất khi gặp một nương ngô đầy những tảng đá lớn. Đành băng ngang qua nương ngô hướng xuống phía dưới, nơi thấp thoáng có bóng người và một làn khói mong manh.

8.jpg
 
Những nương ngô với độ dốc kinh hoàng.

12-1.jpg

Gặp 3 chú bé trên nương ngô, hỏi đường, theo hướng chỉ của chúng có thể nhìn thấy rõ con đường mòn phía bên kia. Mọi khi đi lang thang trong balô của tôi gần như lúc nào cũng có ít kẹo bánh, gặp dịp cũng hay chia cho bọn trẻ, lần này leo lên núi sợ nặng chẳng mang theo và cũng không nghĩ giữa nơi heo hút như thế này lại gặp đám trẻ con. Thật tiếc, đã chả cho chúng được gì còn xin bắp nướng ngồi gặm (NO)

13.jpg

Đứng ở đây có thể nhìn thấy con đường bên kia đỉnh đồi, trông gần thế nhưng ra được đến nơi cũng không hề đơn giản.

14.jpg

Lại men theo đường mòn xuống suối để tìm đường ra đường lớn. Xuống đến suối, chúng tôi thấy một con đường mòn nhỏ hướng thẳng vào hướng chấm. Quyết định đi theo đường mòn này với hy vọng nó sẽ dẫn tới chấm nhanh nhất và gần nhất, mãi cho tới khi vào đến trong mới biết là một quyết định sai lầm, thật sai lầm, tuy vậy lại khám phá được đôi điều thú vị.

15.jpg

Chấm còn cách 407m.
16.jpg
 
Cuối đường có nhiều tảng đá, con đường mòn cũng mất dấu, thật vô lý, chả lẽ có ai thường đi vào đến đây để chơi rồi quay ra? Nhìn ngược lên đỉnh núi thấy một rãy lúa, nhất định phải có đường lên đó chứ nhỉ. Nhìn quanh quất một hồi, quyết định xông vào hướng tảng đá có vài bụi cây rậm rạp, thật ngạc ngạc nhiên qua khỏi góc khuất chúng tôi thấy một bãi đất đầy dấu chân và phân bò, nhìn xéo vào phía trong thì thấy 2 căn nhà sàn nhỏ, dựng cheo leo trong góc khuất, dưới gầm sàn nhà mấy khúc cây to vẫn đang đỏ lửa. Thì ra trong này cũng có người sinh sống.

17.jpg

Căn nhà của anh này đây. Rãy lúa trên đỉnh núi kia là của anh. Anh có nhà ở dưới núi nhưng dọn hẳn lên trên này để tiện trông coi rãy lúa, nuôi gà, nuôi bò. Anh ở trong này 6 năm rồi.

18.jpg


Tại căn nhà sàn của anh dân tộc, tôi đo khoảng cách thì chấm chỉ còn cách gần 300m, nhưng hướng đó hỏi anh thì anh nói khó đi lắm, toàn cỏ lau và những khe núi, anh chỉ đi ngược lên nương lúa của anh rồi vòng xuống thì đường dễ đi hơn.
Hướng chấm.

19.jpg


21.jpg

Chưa chịu tin lời anh dân tộc, tôi vẫn xông vào, quả thực đường quá khó đi, những bụi cây dại mọc chờm lên che khuất những hốc đá, khe núi khiến đoạn đường vô cùng nguy hiểm. Cố gắng tiến thêm được 100m thì bó tay, đành quay ra và leo ngược lên đỉnh núi nơi có nương lúa của anh dân tộc. Phải nói đây là con dốc kinh khủng, độ dốc lúc nào cũng trên dưới 45% khiến chúng tôi mất sức rất nhanh.

22.jpg

Lên đỉnh dốc. Độ cao lúc này 717m. Chúng tôi gặp một bác lớn tuổi đang ngồi nghỉ, hỏi bác xem có đường mòn qua hướng chấm không thì bác nói không có, thất vọng khủng khiếp, với khoảng cách chỉ 300m thôi nhưng xuyên qua đám rừng khủng kia chắc hẳn tôi không tài nào đi nổi. Đành vậy ngồi nghỉ mệt xíu để rồi quay xuống. Đang ngồi thì có tiếng chó kêu ăng ẳng trong đám rừng phía trên, bác kia nói để chạy lên xem, hình như con chó của bác bị dính bẫy thú, nói vừa dứt lời đã thấy bác phi như bay lên đỉnh núi chỉ một loáng đã mất hút vào đám cây rừng phía trên, còn một điều nho nhỏ nữa là bác ấy đi chân trần. Ngưỡng mộ. (Thật tiếc, chưa kịp chụp hình thì bác đã đi mất)

20.jpg


23.jpg
 
Chả còn cách nào khác, chúng tôi đành quay xuống nhà sàn của anh dân tộc. Vẫn còn cay cú tôi định bụng mượn anh con dao đi rãy để quay lại điểm cách chấm 200m lúc nãy hòng tìm đường vào. Xuống đến nơi thấy anh khoác gùi cầm dao chuẩn bị đi nên tôi thôi không hỏi mượn dao nữa, nói chuyện dăm câu rồi chào anh quay ra.
Con đường mòn trơn nhẵn dốc xuôi xuống, đi rất đau đầu ngón chân. Lúc này cái chân trái bắt đầu trở chứng đau nhức kinh khủng. Lần ngược theo con đường mòn dẫn vào nhà anh dân tộc chúng tôi ra đến đường lớn, con đường dành cho máy cày chở gỗ. Nhìn vào khoảng cách trên GPS chúng tôi lại cách chấm gần 1km, cảm giác thật thất vọng, từ sáng chúng tôi leo lên leo xuống bắt đầu từ cao độ 420m lên đỉnh điểm 717m, đã có lúc chấm chỉ còn cách 200m và bây giờ nó lại cách gần 1000m, đường dẫn đến chấm cứ dốc ngược lên nhìn đã thấy choáng. Mệt, đói, khát, chân đau nhức là cảm giác rõ nét nhất lúc đó, đã dợm bước quay xuống núi, chấp nhận bỏ cuộc nhưng nghĩ sao lại dừng lại, động vên, thậm chí khích tướng để bạn đồng hành tiếp tục leo lên.

24.jpg

Quãng đường ngắn dần nhưng các con dốc càng dốc thêm. Tới đây chúng tôi đã đạt độ cao 777m và chấm chỉ cách 147m. Khoảng cách ngắn dần 100m, 90m, hướng chấm đã nằm ngang với con đường máy cày và chấm nằm đâu đó trong đám rừng cây rậm rạp kia. Thật may, gần như thẳng hướng chấm có một đường mòn nhỏ, chúng tôi cứ thế men theo, tới khoảng cách 15m thì chấm nằm ngang đường, trượt xuống đám rừng để chấm thôi.

26.jpg


25.jpg


28.jpg


27.jpg
 
Kết quả của chuyến chấm 13N 109E mừng sinh nhật GPSClub.vn
DSC06239.jpg


Và ấn tượng nhất với màn khui sâm banh mừng chấm thành công, không ly không cốc nhưng vẫn quất sạch chai sâm banh với những cái bao tử đói meo, uống vào phê như tê tê đi xuống núi mà lâng lâng ...
 
Loay hoay chấm trong tâm trạng bất ổn, phần vì đói, mệt, phần cũng lo trượt té bởi khu vực chấm khá dốc, đám lá mục dưới chân không biết có rắn rết hay không nữa, 5 phút, 10 phút trôi qua, các con số chuẩn vẫn không tài nào lên đủ, thậm chí trèo lên vách đá, trèo lên cây vẫn không lấy được 00/00, 15 phút, 20 phút trôi qua tiếp vẫn không lấy được tọa độ chuẩn. Hẳn những ai đã từng chấm trong rừng cũng đã gặp trường hợp tương tự, cây rừng cao và rậm rạp đã cản tầm hoạt động của khá nhiều vệ tinh, khiến cho sai số tọa độ nhiều và độ nhạy của máy định vị giảm, một phần nữa do tâm lý bất ổn, càng về sau càng nôn nóng, mà càng nôn nóng càng khó chấm chính xác. Gần 30 phút trôi qua, cứ như có ma làm vậy đích gần nhất tôi chạm chỉ có thể là 12.00.000/109.00.001, 12.00.001/109.00.000 11.59.999/108.59.999 và 12.00.001/109.00.001. Đành vậy, cũng phải xuống núi thôi. Tôi biết, tôi sẽ quay lại Khánh Sơn.

30.jpg


33.jpg


36.jpg

Trên đường đi xuống, chúng tôi gặp một anh dân tộc đang đi ngược lên, tay cầm nỏ và một ống tên, hỏi chuyện thì anh nói đi săn chồn, dúi, đại loại là loại thú nhỏ thôi, thú to có đâu mà săn, cây nỏ bắn mũi tên đi xa cả trăm mét mà vẫn chính xác. Loại nỏ này tôi đã từng thấy qua, nhưng cái dây nỏ kiểu này tôi chưa thấy, thông thường các loại nỏ dùng một loại dây rừng gì đó bện lại để làm dây, nhưng cây nỏ của anh cái dây lại làm bằng nguyên một mảnh cây chẻ ra (loại cây họ tre trúc vì tôi thấy nó có những lóng và đầu mật – anh gọi đó là cây lật). Hỏi han nói chuyện một hồi thì chúng tôi đi xuống, anh đi lên. Giá mà lúc chúng tôi đi lên gặp anh đi xuống, sau lưng có vài con thú săn được thì chắc tôi bỏ luôn cái chấm kia ở đó, kiếm mấy món dúi hay chồn để chấm cho rồi :D.

37.jpg


39.jpg


38.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
58,923
Bài viết
1,176,375
Members
192,176
Latest member
ok3658com
Back
Top