What's new

[Chia sẻ] Oman

Em mới đi Oman bằng đường bộ về, oh man, cả tuần trên đường, mệt quá!

Bên Oman có cái này là lạ, gần thành phố Quryat, giữa sa mạc tự nhiên có cái lỗ sâu sâu, nước xanh ngăn ngắt. Trong sách Lonely Planet gọi nó là cái Sinkhole.

Xem trên Google Maps ở đây


Ảnh em chụp thì như vầy

IMG_3052.jpg


Oman có cái Sinkhole
Hình thù trông giống cái rồn vũ tru (rốn vũ trụ)
Kính trình bá tánh Phượt Du
Không xa thành phố tên Qurayat
 
Bahrain cũng là một nơi xả hơi, giải trí cho western expat làm việc ở Trung Đông, nơi mà rượu bia là thứ cấm kỵ, thịt heo là sự báng bổ, gái gú thì dễ dẫn đến hình phạt ném đá tới chết. Ở Bahrain bia rượu như suối, thịt heo có bán trong siêu thị, gái gú thì cũng dễ tìm.

Ở những xứ này, toàn là các lâu đài trên cát, những lâu đài được xây từ nguồn lợi dầu mỏ gần như vô tận, những lâu đài được xây bằng mồ hôi, máu và nước mắt của lao động rẻ tiền từ các nước nghèo như Ấn độ, Bangladesh, Nepal, vv... và có cả Việt Nam.

Người địa phương chiếm thiểu số là đẳng cấp cao nhất, nhiều đặc quyền đặc lợi nhất. Kế tiếp là "western expat" và tương đương từ Mỹ, châu Âu, và các nước phát triển khác. Họ sống trong các cư xá sang trọng, đi xe công ty cấp, con cái học trong các trường xịn do công ty đài thọ, mỗi năm đi nghỉ mát nhiều lần, ở những thiên đường giải trí, thỉnh thoảng lại sang Bahrain hay Dubai xả hơi. Cuối cùng là lao động phổ thông, làm việc cực nhọc và trong điều kiện nguy hiểm, sống trong các trại thiếu tiện nghi tối thiểu và điều kiện vệ sinh tồi tệ, bị cấm cửa không được vào các shopping mall lộng lẫy, bị tước đi nhiều quyền căn bản khác.

Các thông tin khác: an ninh tốt, tương tác với dân bản xứ rất ít, đa số nhân viên trong các siêu thị, khách sạn, nhà hàng, ngân hàng vv đều là người nước ngoài, do đó tiếng Anh được sử dụng rộng rãi.
 
AV đọc thấy nói là Bahrain tuy là 1 nước nhỏ về diện tích nhưng có ảnh hưởng lớn về kinh tế và chính trị trong vùng Trung Đông trong đó có 1 lí do là Bahrain là nước đầu tiên phát hiện ra nguồn dầu mỏ ở bên Ả rập của vịnh Péc xích (vịnh Ba Tư) vào năm 1932 . Từ TK70, Bahrain đã chuyển sang đa dạng hóa nền kinh tế, hạn chế phụ thuộc vào dầu mỏ vì biết họ có nguồn dầu mỏ có hạn và ít hơn nhiều so với các nước láng giềng.

Hiện Bahrain có trung tâm tài chính phát triển nhanh nhất vùng Trung Đông (du lịch cũng rất phát triển nhưng chủ yếu khách du lịch từ các nước láng giềng với lí do đến như bác gps nói). Có vẻ như các tổ chức tài chính đến từ Malaysia chiếm 1 thị phần lớn trong các hoạt động tài chính ở Bahrain, chắc do thuận lợi về chung tôn giáo ?

Về lương, bên cạnh ko cần đóng thuế thu nhập cho chính phủ, khi người lao động kết thúc hợp động với cty ở Bahrain về nước, họ được nhận 1 khoản tiền goi là tiền cảm ơn của chính phủ do đã đóng góp cho Bahrain. Số tiền này ("end of contract benefit") được tính bằng 15 ngày đến 1 tháng lương nhân với số năm bạn làm việc ở Bahrain. Ko rõ với lao động chân tay thì họ có được số tiền này ko.

Người nước ngoài ko được sở hữu nhà ở Bahrain, nên chỉ có cách thuê nhà. Giá nhà cho thuê khá cao.
 
Tìm hiểu kỹ lưỡng nơi mình đến

Kan có dịp ở Iran 6 tháng, 6 tháng này cho Kan rất nhiều điều mà thật sự ngở ngàng vì mình có thể rủi ro bởi những điều mình không biết hoặc xem là bình thường. Kan muốn bạn nào có ý định đến Iran thì nên tìm hiểu thật kỹ để tránh những rủi ro đáng tiếc.

Hồi giáo là quốc giáo của Iran, qui định của tôn giáo, luật lệ xã hội và chính trị đều đồng nhất với nhau. Vi phạm luật tôn giáo bị phạt nặng nề và vì là quốc giáo nên tất cả những ai hiện diện tại đất nước này đều phải tuân thủ, dù bạn không là hồi giáo bạn vẫn phải tuân thủ và bị xử đúng luật nếu vi phạm. Luật này có nhiều điều rất lạ và đơn giản mà người VN chắc không ngờ đến khi mình vi phạm. Nếu bạn là nữ thì những quy định luật lệ bạn phải tuân thủ còn nhiều và hà khắc hơn nữa. Police của họ có thêm 1 lực lượng police tôn giáo chuyên đi bắt những người vi phạm quy định và luật tôn giáo rất đáng sợ. Khi vi phạm bình thường hay bị phạt đánh bằng roi da. Thời gian ở đấy, Kan được xem 1 phim về trừng phạt các tội của hồi giáo: ăn cắp => chặt tay, hảm hiếp => thiến, phụ nữ ngoại tình => ném đá

Kan rất may có 1 gia đình cưu mang (Kan được 1 người bên Anh giới thiệu, ban đầu Kan ở khách sạn, nhưng họ lo lắng có chuyện gì không hay xảy ra nên mang Kan về nhà. Gia đình này gồm bố mẹ và 2 đứa con, 1 trai 18 tuổi và 1 gái 12 tuổi, ông bố làm giám đốc 1 công ty xuất nhập khẩu). khi trong thời gian Kan o Iran, vì họ không giỏi tiếng Anh nên họ không giải thích được tất cả những thắc mắc của Kan khi Kan vi phạm những điều luật. Gia đình này không theo đạo hồi nhưng họ phải tỏ ra là người sùng đạo để được yên ổn. Gia đình này họ cũng không muốn nói nhiều cho Kan nghe về những quy định này vì họ cảm thấy đối với 1 người không là hồi giáo thì sẽ rất khó cảm thông được. Họ luôn theo sát Kan để bảo vệ Kan tránh những điều rắc rối có thể xảy ra cho Kan, Thật sự Kan thấy thương và cám ơn họ vô cùng. Ban đầu Kan không hiểu nên cho rằng họ nghi ngờ điều gì nên theo sát Kan và Kan đã thấy tự ái. Nhưng khi biết ra thì thật sự biết ơn và thấy thương họ vô cùng.

- Trong tháng chay Rammada, tất cả mọi người không được ăn và uống từ khi mặt trời mọc cho đến khi mặt trời lặn. Vi phạm bị bắt ít nhất 50 roi da. Trong tháng này Kan không hề biết điều luật này vì gia đình này họ dấu Kan trong nhà và trong văn phòng làm việc và họ cho Kan ăn uống bình thường, nhưng họ theo sát Kan, không hề cho Kan ra ngoài. Một hôm Kan trốn ra ngoài đi dạo. Chuyện trở nên ầm ĩ vì ông bố cho cả công ty nháo nhào đi tìm. Sau này Kan mới được giải thích là nếu Kan ra bên ngoài, đi dạo mà uống nước hay ăn sẽ bị bắt ngay lập tức vì trong tháng chay police tôn giáo làm việc rất căng, và ít nhất sẽ bị 50 roi da trước khi bị trục xuất.

- Kan có dịp đi từ cực bắc (giáp biển Caspi của Nga) đến cực nam (giáp Hồng Hải, chỉ 10 phút đi cano có thể sang Arap Saudi) của Iran. Khi đến thành phố cảng biển duy nhất của Iran, không có khách sạn, nên đành thuê phòng có toilet chung 1 tầng (3 phòng dùng chung toilet). Kan mặc quần short đi từ phòng đến toilet. Những người ở phòng bên cạnh gọi xuống manager của khách sạn yêu cầu gọi cho police. Manager thấy Kan là người nước ngoài nên mới giải thích cho Kan và yêu cầu người đi chung với Kan xin lỗi họ, vì nếu bị bắt Kan cũng có thể bị 50 roi da. Khi đó Kan mới hiểu là không được để người khác thấy chân của mình.

- Đứa con trai trong gia đình rủ Kan đi câu cá, cả ngày lạnh cóng chỉ câu được 1 con cá bằng bàn tay. Kan lấy 1 cái lọ được thức ăn bằng thủy tinh cho con cá vào và cho nước vào nhằm giữ cho con cá sống. Đi lên bus, mọi người nhìn Kan và thằng bé một cách ghê rợn và tránh xa. Đến khi xe chạy 1 đoạn thì mới có 1 bà tốt bụng nói nhỏ với thằng bé, không được để con cá như thế, như thế sẽ vi phạm luật vì con cá còn sống. Muốn mang con cá về nhà thì phải đổ hết nước đi, xem như mình mang con cá đã chết. Rất may là lúc lên xe là ở ngoại ô Teheran, nơi đó không có police và gặp bà già tốt bụng, nếu không đi một đoạn nữa là vào trung tâm, chắc chắn sẽ bị bắt.

- Suy nghĩ như VN, Kan thích đến xem những đền đài, nhà thờ hồi giáo cổ, nhưng gia đình này cảnh cáo Kan tuyệt đối không được vào những nơi đó. Bản thân họ cũng rất ngại vào những nơi đó. Đơn giản là người ngoại đạo không được vào, nếu vào mà vi phạm điều gì sẽ rất kinh khủng, thí dụ thấy một hoa văn đẹp trên tường mà mình chỉ trỏ là sẽ chết ngay. Vì những nước dùng chữ Arap hay viết những câu kinh Koran để trang trí (như mình viết thư pháp vậy, nhưng chữ Arap bay bướm hơn nhiều), nếu mình chỉ trỏ thì mọi người sẽ cho đó là hành động bất kính với kinh Koran, hậu quả khó lường. Kan lúc nào cũng phải nhớ không được dùng tay chỉ trỏ vào ai hay vật gì kể cả trên phố. Trên cờ của Iran có 1 biến cách của chữ Ala ở giữa, ban đầu Kan ngây thơ nói nó là quả á phiện vì thấy giống, mọi người trong nhà kinh hoàng khi nghe Kan nói điều đó và dặn dò cẩn thận không nói cho bất kỳ ai khác.

Còn nhiều điều nữa mà Kan không nhớ hết, khi nào nhớ sẽ kể tiếp nhé.

Kan muốn bạn nào muốn phượt ở Iran thì nên tìm hiểu hết sức kỹ trước khi đi.
 
Kan có dịp ở Iran 6 tháng, 6 tháng này cho Kan rất nhiều điều

Còn nhiều điều nữa mà Kan không nhớ hết, khi nào nhớ sẽ kể tiếp nhé.

Kan muốn bạn nào muốn phượt ở Iran thì nên tìm hiểu hết sức kỹ trước khi đi.

Hay quá. Bạn hãy kể về đất nước Iran đi, ở đây tớ không biết có ai có được trải nghiệm như thế không, nhưng viết ra thì chắc chắn là chưa có ai viết về Iran rồi.

Nếu bạn có điều kiện, xin vui lòng chia sẻ với mọi người nhé ! Nếu bạn đồng ý thì tớ sẽ tách bài này và bài của bạn thành topic về Iran riêng, để mọi người dễ theo dõi.
 
Em đã trải qua 5 cái Ramadan ở 3 nước khác nhau rồi nhưng thấy nó cũng không đến nỗi ghê gớm lắm. Có lẽ những nước em đi không cực đoan như Iran chăng.

Trong tháng chay Ramadan, người theo đạo Hồi không ăn, uống từ khi mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn. Vì thế, những người có điều kiện họ biến ngày thành đêm, biến đêm thành ngày. Nghĩa là ngày thì ngủ thẳng giấc, đêm ăn uống linh đình. Trước khi mặt trời mọc thì quất một bụng cành hông, nằm thở ì ạch một lúc rồi ngủ.

Người nước ngoài thì dĩ nhiên là nhập gia phải tùy tục, ít nhất cũng phải biết lịch sự tối thiểu, trong khi người ta đang nhịn đói, nhịn khát mà mình nhai nhồm nhoàm, uống ừng ực trước mặt người ta thì họ không kêu cảnh sát bắt cũng uổng. Trong tháng chay Ramadan, phải vô pantry mới được ăn trái cây, biscuit hay uống cà phê, trà, thậm chí chỉ là nước lọc. Tới giờ ăn trưa thì canteen rèm che kín mít.

Có lần em đi máy bay trong tháng Ramadan, bay từ một quốc gia Hồi giáo này sang một quốc gia Hồi giáo khác. Bất ngờ là họ vẫn phục vụ thức ăn và thức uống bình thường. Người ngồi kế bên em lại là một người Hồi giáo, ông ta không nhận thức ăn, nhưng bảo em mày cứ ăn tự nhiên. Sau vài phút ái ngại, nhìn quanh thấy ai cũng ăn, nên em cũng đành làm theo. Nếu không qua tới bên kia, ngồi họp mà bụng sôi sùng sục thì toi.

Lần nọ em dọn nhà qua một nước kia, cũng vào đúng dịp Ramadan. Đồ đạc chở 1 container 40 feet. Anh em khuân vác dỡ hết đống hàng, lắp ráp bàn ghế tủ giường, dù rất mệt nhưng không ai trong số họ uống nước. Phải công nhận là niềm tin tôn giáo của họ rất mãnh liệt.

Tuy nhiên, không phải tất cả mọi tín đồ Hồi giáo đều phái nhịn đói, nhịn khát vào tháng Ramadan. Những người bị bệnh, phụ nữ có thai, trẻ em, những người làm việc nặng nhọc đều được miễn. (Chẳng hiểu sao mấy ông khuân vác lại tự cho mình là làm việc nhẹ).
 
Cách đây mấy bữa, có thằng bạn định đi Mekkah hành hương vào tháng 4. Em xin đi theo thì nó bảo mày không có đạo, không được vào thánh địa. Em mới bảo tao cải đạo trước khi vào được không. Nó mới cười bảo, đường một chiều mày ơi, mày mà theo đạo Hồi rồi phải theo luôn, nếu mày bỏ đạo thì coi như mang án tử hình, ai cũng có thể giết mày được. Em nghe vậy thì thôi luôn ý định đi phượt Mekkah. Theo đạo Hồi cũng được, cấm thịt heo, cấm rượu em cũng chịu được; ngày tụng kinh 5 lần em cũng ok; riêng cái đoạn lấy 4 vợ thì em hãi lắm. hehe
 
Iran

Ở Teheran hay các thành phố, thị trấn lớn của Iran thì Kan thấy đàn ông phần lớn cũng chỉ có 1 vợ mà thôi. Chỉ có những người lớn tuổi (thế hệ xa xưa) và ở những vùng quê xa thì đàn ông mới có 4 vợ. Vì tình hình kinh tế không tốt nên họ cũng ý thức việc nhiều vợ sẽ không kham nỗi. Con gái miền bắc Iran rất đẹp, da trắng mắt đen sâu tuyệt đẹp (nét đẹp quyến rủ của 1001 đêm). Ngược lại con gái miền nam thì da đen và không đẹp bằng. Cho đến nay Kan đã đi nhiều nơi nhưng vẫn chưa có nơi nào con gái mang lại cho Kan ấn tượng về vẽ đẹp như con gái miền bắc Iran.

Rượu là mặt hàng quốc cấm, trên lý thuyết thì toàn Iran không bán và tiêu thụ một giọt rượu bia nào, nhưng vẫn có thể mua lén lút ngoài chợ đen được, rất đắt và rất nguy hiểm (gia đình này vẫn hay mời Kan uống rượu khi có tiệc trong gia đình). Ở nhà hàng có bán 1 loại bia lon, mùi giống hoàn toàn với bia của mình nhưng chỉ khác là không có rượu trong thành phần, nên uống rất kỳ dị, Kan không thích chút nào cả. Á phiện (hút theo kiểu ở VN thời xa xưa bằng bàn đèn) vẫn tồn tại (không biết có hợp pháp hay không). Ông bố trong gia đình mà Kan ở vẫn hút khi có khách thân quen đến nhà (truyền thống tiếp khách của quý tộc).

Hệ thống loa truyền đi khắp thành phố (như hệ thống loa tin tức ồn ào của phường xã ở VN vào những năm 70, 80) hàng ngày phát kinh Koran. Đến giờ đọc kinh và làm lễ thì mọi người phải ngừng tất cả hoạt động để quỳ lễ. Kan đi bus từ Teheran đến miền nam mất 8 tiếng thì bus phải dừng 2 lần để cho tất cả khách xuống làm lễ vào đúng giờ quy định. Giữa sa mạc hoang vu mỗi người nhặt 1 cục đá đặt trước mặt để quỳ lễ. Ở Teheran thì có thể mình bỏ qua lễ vì là thành phố đông đúc nên có nhiều châm chế, miễn sao mình đừng ra ngoài thanh thiên bạch nhật mà cười nói, nhưng đi ra vùng quê thì dân chúng thật thà hơn ở Teheran nhưng sùng đạo tuyệt đối. Mình không làm lễ phải kiếm chổ trốn khuất mặt đi chứ không thể tự nhiên ngồi đó khi họ hành lễ được.

Ngoại ô teheran có 1 thánh đường rất to lớn, tuyệt đẹp của giáo chủ Khomeni toàn bằng vàng ròng, những mái nhà hình tròn có nhiều hoa văn rất đẹp (đặc trưng giáo đường hồi giáo) được chiếu sáng bằng đèn hết sức rực rỡ vào ban đêm, ban ngày thì lấp lánh, vàng rực dưới ánh nắng. Kan nhiều lần được gia đình này chở qua lại thánh đường này từ xa nhưng họ tuyệt đối không cho Kan đến gần thánh đường này.

Xã hội Iran cực kỳ ghét Mỹ và tất cả những gì liên quan đến Mỹ. Do đó, khi đến Iran thì trên vali, quần áo, vật dụng mang theo thì tuyệt đối không có bất kỳ dấu hiện nào liên quan đến Mỹ (như cờ Mỹ, những chữ (logo nhãn hiệu) liên quan Mỹ như USA, US Army ...). Hầu hết các khách sạn lớn, building lớn thường hay lát 1 lá cờ Mỹ (vẽ bằng sơn hoặc lát bằng gạch) ngay thềm cửa ra vào, như thế mỗi khi mình ra vào mình sẽ phải bước lên lá cờ Mỹ này mà đi. Đến những nơi cần trình hộ chiếu thì Kan đều bị hỏi có gì liên quan đến nước Mỹ không? gặp police ở ngoài phố thì cũng bị hỏi là có phải đến từ Mỹ không? khi đó hộ chiếu của Kan chưa có visa Mỹ. Không biết nếu có thì sẽ có vấn đề gì xãy ra hay không? Mỗi khi bị hỏi thế thì Kan đều ca bài ca tao là người VN, VN đánh thắng Mỹ, VN không sợ Mỹ, như thế thì các nhân viên hay police hòi han mình đều rất vui vẽ và hài lòng ra mặt. Thành ra, bài ca này trở thành bài ca vui vẽ của Kan mỗi khi gặp police hay nhân viên chính quyền đấy.
 
Có lần em đi máy bay trong tháng Ramadan, bay từ một quốc gia Hồi giáo này sang một quốc gia Hồi giáo khác. Bất ngờ là họ vẫn phục vụ thức ăn và thức uống bình thường. Người ngồi kế bên em lại là một người Hồi giáo, ông ta không nhận thức ăn, nhưng bảo em mày cứ ăn tự nhiên. Sau vài phút ái ngại, nhìn quanh thấy ai cũng ăn, nên em cũng đành làm theo. Nếu không qua tới bên kia, ngồi họp mà bụng sôi sùng sục thì toi.


Tuy nhiên, không phải tất cả mọi tín đồ Hồi giáo đều phái nhịn đói, nhịn khát vào tháng Ramadan. Những người bị bệnh, phụ nữ có thai, trẻ em, những người làm việc nặng nhọc đều được miễn. (Chẳng hiểu sao mấy ông khuân vác lại tự cho mình là làm việc nhẹ).

Năm ngoái mình có tham gia 1 khóa học cùng với mấy bạn theo đạo hồi đúng vào đợt Ramadan. Trên tầu đi từ thành phố này đến thành phố khác, mình thấy các bạn vẫn ăn uống như thường. Hỏi thì các bạn ấy bảo rằng trên đường travelling thì vẫn được phép ăn uống (bởi vậy bạn mới thấy nhìn quanh ai cũng ăn)

Ngoài ra phụ nữ có thai, trong thời kỳ nguyệt san cũng được miễn. Bởi vậy cô bạn cùng khóa vẫn thấy cô chén tì tì những hơn chục ngày ;)
 
Khiếp, cái xứ gì mà kinh quá! Có mời em sang em cũng chả thèm. Đạo giáo gì mà cứ như khủng bố người ta thế kia...
 
2 tháng trước em cũng bò cuộc...sau khi dài cổ chờ thư mời

Bác ơi nếu mình apply xin visa từ Kuwait thì sao ạ?? Bác đã nghiên cứu đường này chưa??



còn thiếu bây giờ phải "xúc tuyết" chứ không được "xúc than" =))

Đùa thôi, đang nghiên cứu lộ trình đi từ Venice qua Thổ Nhĩ Kỳ mấy nước Trung Đông, Trung Á,

Bác ơi em cũng đang nghiên cứu đi thế nào sang một số nước Trung Đông, trong đó có Kuwait, và một số nước phụ cận như Syria, Hy Lạp... Em là lính mới, nên nếu bác và các bác khác vẫn giữ ý định đi (có) Trung Đông thì chỉ dẫn em với nha!!
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,637
Bài viết
1,154,243
Members
190,154
Latest member
tranquochuy86
Back
Top