What's new

Ôn Châu - Thái Châu - Hàng Châu - Quảng Châu - Thẩm Quyến

Status
Not open for further replies.
Chúng tôi tới Trung quốc một vài ngày sau sự kiện tàu của PVN bị cắt cáp và không khí chống Trung Quốc mỗi ngày một nóng ở trong nước.

Khi làm thủ tục ở sân bay Quảng Châu Baiyun ( Bạch Vân), chưa thấy có gì thay đổi ở thái độ của CA Biên phòng đối với những người mang hộ chiếu VN, chỉ có các bạn đen là được đối xử "trọng thị" ;) khi trong hàng của chúng tôi xếp, trên 50% số các bạn đen hoặc bị yêu cầu làm rõ thêm các giấy tờ travel hay mời vào phòng riêng để làm việc.

Trước tp.HCM hơn 10 năm, Trung quốc, và đặc biệt là Quảng Châu đã là điểm đến yêu thích với người gốc Phi, với môi trường tương đối cởi mở và dễ sống. Ngày nay, ở các chợ đầu mối bán buôn ở Quảng châu, chủng tộc đông nhất đến làm ăn trừ người Trung quốc vẫn là các sắc dân Tiểu Á ( thuộc LX cũ) và người gốc Phi. Người VN có lẽ chỉ chiếm một phần nhỏ trong số các khách hàng của thương lái Quảng Châu.

Một người bạn Nigeria đã từng than thở với tôi về sự phân biệt đối xử của người Trung quốc với người gốc Phi <=> tương tự như tình cảnh của LHS VN ở các nước bạn Cộng đồng Tương trợ Kinh tế ngày xưa, đặc biệt là Nga!

Làm xong thủ tục nhập cảnh, chúng tôi chuyển qua máy bay nội địa của China Southern Airlines để bay tới Ôn Châu – một trong các trung tâm của tỉnh Chiết Giang, nằm ở phía Đông Nam Trung quốc.
DSC01513.jpg

Vùng đất này, nơi đã từng là nguồn gốc của bộ tộc Âu Việt rồi Bách Việt.. ( hiện đang được coi như một trong các nguồn gốc của bộ tộc Lạc Long Quân đã immigrate vào đất Mường – VN cổ) trước đây chưa từng được coi là Hoa Hạ Thần Long gì gì đó theo ảo tưởng của các bạn theo tư tưởng Đại Hán mà vẫn thường được gọi chung cái tên là Lý Liêu cho đến khi Lý Thế Dân thống nhất Trung Quốc một lần nữa vào thế kỷ thứ 6 – 7 gì đó A.D.

So với các địa phương nằm ở duyên hải Trung quốc, Ôn châu bắt đầu một cách chậm chạp hơn dưới một cuộc " Đại cách mạng tư bản hóa" đất nước của Đặng Tiểu Bình vào những năm 80s.

Với việc phát triển công nghiệp đi theo hướng phụ trợ và OEM cho các doanh nghiệp lớn của Trung quốc, đất đai ở Chiết Giang trở nên đắt đỏ và cùng với hàng loạt các ông chủ đất mới xuất hiện nhờ bán đất ruộng làm nhà máy và chung cư thì sự bần cùng hóa cũng đã le lói ở những tầng nông dân và các tiểu thương của phố thị.
DSC01511.jpg

Bên cạnh những nhà máy hàng ngày sản xuất ra lượng hàng hóa công nghiệp khổng lồ là những căn chung cư tồi tàn, những con người vẫn lam lũ vất vả hàng ngày...

Đối tác của tôi rất tế nhị và lờ đi không đề cập đến cuộc đối thoại gay gắt giữa hai người phát ngôn của hai Bộ ngoại giao :D, nhưng mà rồi cái gì đến cũng phải đến khi cả hai phía đều tỏ ra lo lắng về tình hình tương lai, nhưng vẫn đạt được nhất trí cao là rồi sẽ chẳng có gì ghê gớm xảy ra đâu, và cứ thế cứ thế..

Mặc dù không phải là người hâm mộ đặc biệt của Mao chủ tịch ( câu này hình như lượm của bạn NBC) nhưng tôi đặc biệt hâm mộ món ăn Hồ Nam, quê hương của bạn ý vì rất cay ( hình như trên phuot cũng có bác nào comment là Mao có khi sadism nặng vì ăn cay thế, hix, trông người lại ngẫm đến ta, keke :D)

Kết thúc công việc ở Ôn Châu, chúng tôi lên đường đi Thái Châu.

Phải nói rằng, quyết định của Đặng Tiểu Bình khi bắt đầu công cuộc hiện đại hóa đất nước là đầu tư vào cơ sở hạ tầng trong đó có đường cao tốc và xe lửa quả là một quyết định chính xác và sáng suốt ! Ở một đất nước rộng lớn và địa hình, dân cư phức tạp như TQ, việc có hệ thống giao thông tốt đã góp phần thu hẹp khoảng cách về kinh tế văn hóa giữa các vùng miền, và khi cần, đưa quân đội đến trấn áp cũng nhanh hơn.
Đối tác TQ cũng cả nể, mặc dù biết tôi không mang bằng lái nhưng vẫn đưa xe để tôi lái trên quãng đường từ Ôn châu về Thái châu mặc dù bạn ngồi cạnh mà chân ga chân phanh cứ đạp tán loạn:))

Quãng đường từ Ôn Châu đến Thái Châu khoảng hơn 100km với 45' phải vượt qua phà ở cửa biển nhưng chúng tôi chỉ mất gần 2h để đi tới nơi.

Đường cao tốc ở TQ cho phép đi max 100km/h, chân ga chỉ nhấn được 1/3 là đã phải rà phanh rồi. Cũng tiếc vì đường đẹp thế mà không được đi cho đã :((

Chất lượng đường không so được với châu Âu hay Singapore/Malay nhưng cũng tương đối tốt.
Chờ phà làm tôi nhớ lại hồi nhỏ khi đi qua phà Rừng

Phà là loại phà vượt biển, được đóng quy môi theo kiểu Tàu chở xe ô tô và người, không biết có chở xe tải hay không nữa.
 
Tôi tạm khóa topic lại sau khi trao đổi với chủ topic. Khi nào bạn muốn mở lại topic để viết tiếp, bạn gửi PM cho tôi nhé.
 
Status
Not open for further replies.

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,428
Bài viết
1,152,751
Members
190,079
Latest member
Quynh258
Back
Top