What's new

[Chia sẻ] Peru

Mình đi Peru cũng đã được 3 năm rồi, nhưng vẫn thấy nhớ ghê gớm nên quyết định viết lại về quãng thời gian đó để chia sẻ với mọi người.

Khu Đông Bắc nước Mĩ đông dân nhập cư, trong đó có cộng đồng dân nhập cư người Mĩ La-tinh. Rất nhiều công sở, trường học thuê người lau dọn, người làm vườn từ những nước như Dominican Republic, El Savador... Được tiếp xúc nhiều với văn hóa Mĩ Latinh, từ ngôn ngữ đến những điệu nhảy, những bài hát, cũng làm mình nảy sinh nhiều tò mò muốn đi cho nó “trăm nghe không bằng một thấy.”

Vào kayak.com, đánh tên tất cả các sân bay lớn thì thấy có vé đi Mexico City và đi Lima, Peru với giá bất ngờ là $400 2 chiều, còn rẻ hơn cả vé trong nội địa Mĩ. Mà đi Lima thì quãng đường gấp đôi Mexico City nên mình chọn luôn Lima.

Nhờ được người bạn đèo qua lãnh sự Peru xin visa, chẳng hiểu sao đến nơi thì mới phát hiện ra thứ quan trọng nhất là hộ chiếu thì không có. Mấy bác làm lãnh sự phá lên cười còn mình thì cười cười mếu mếu. Bất đắc dĩ rút tờ copy hộ chiếu ra chứng minh là mình có hộ chiếu thật. Đúng lúc ấy có bác lãnh sự đi qua đứng lại hỏi chuyện, rồi bác ấy tặc lưỡi nói thôi lần này cho qua, sẽ process, ngày mai mang hộ chiếu ra sẽ dán tem visa vào.
 
@peccovn: bác còn định đi nước nào ở quanh Peru ko? Vì ở VN thì có sứ quán Chile đó bác. Bác có thể xin visa đi Chile và từ Chile sang Peru cũng đơn giản thôi. Hoặc nếu bác lên được lịch thì làm một chuyến sang Thái hay Sing rồi xin visa một thể, vì visa được 6 tháng để thoải mái.

@audioman: hồi em đi thì xin hôm trước là hôm sau có luôn.

Qoyllur Riti

Sara nhìn mặt mình xanh lét và thở không ra hơi, liền đưa mình một túi lá coca để nhai. Người ta kể rằng ngày xưa dân bản địa khi bị bắt làm lao động khổ sai cho người Tây Ban Nha, họ phải nhai lá coca để lấy sức. Nhà thờ Thiên Chúa trong nhiều thế kỉ coi đây là loại cây ma quỷ và ra sức loại bỏ nó, nhưng thất bại. Lá coca vẫn được tôn thờ, là một phần không thể tách rời trong tín ngưỡng và cuộc sống thường nhật của người dân ở đây.

Sara dẫn mình đi gặp một đoàn khác ở quán bar Km0. Mọi người thảo luận rất sôi nổi, mình chỉ ngồi nghe và nhai lá coca, chứ chẳng hiểu gì. Chị Sara lúc sau mới thuật lại cho mình.

Hàng năm, một tuần trước ngày lễ thi hài chúa Jesu (Corpus Christi), tức là khoảng cuối tháng 5 đầu tháng 6, các làng trong toàn vùng sẽ cử một nhóm người đến thung lũng Sinakara dưới chân núi Ausangante dự lễ Qoyllor Riti. Bọn mình sẽ được nhập vào một đoàn, nhưng phải tự đi xe đến làng Mahuayni rồi từ đó đi bộ 8km vào đến Sinakara.

Chị Sara kéo mình về chỗ nhà trọ chị ấy đang ở. Gặp anh chủ, chị ấy báo là mai sẽ bắt xe để đi Quollor Riti. Anh ấy nói, đi Qoyllor Riti à, đúng đấy, ai cũng nên đi ít nhất một lần. Anh ấy còn nói thêm, người ta đến Qoyllor Riti thường mang theo một điều ước, và nếu đến 3 lần thì điều ước đó sẽ thành hiện thực. Anh ấy đã đi một lần rồi, và đang chờ cơ hội để đi thêm 2 lần nữa.

Sáng hôm sau dậy sớm để chuẩn bị đồ. Mình chỉ có theo một túi quần áo nhỏ với mấy chiếc áo khoác mỏng, phải đi mua túi ngủ, khăn, tất, găng tay, v.v. Lều thì chị Sara có sẵn, mình sẽ ngủ chung với chị ấy.

Đường đi đến Mahuayni, cách Cusco khoảng 4, 5 tiếng đi xe buýt. Chỉ cần đi cách Cusco nửa tiếng là đã không thấy nhà cửa gì nữa.




Núi Ausangate phía bên phải, điểm đến của hành trình



Ausangate là một trong 12 apu vùng Cusco. Apu tiếng quechua có nghĩa là chúa. Người dân bản địa Peru tôn thờ và gọi các ngọn núi thiêng ở đây là Apu-thần núi. Họ coi các ngọn núi chính là con đường dẫn kết từ thế giới con người lên thế giới thần thánh bên trên. Núi càng cao thì càng thiêng liêng và quyền lực, có khả năng bảo vệ con người. Trong 12 apu ở đây thì Ausangate với đỉnh cao trên 6300m được coi là thiêng liêng nhất.
 
Qoyllur Riti - p. 2

Buổi tối mới đến Mahuayni. Trên đường đi chẳng có mấy người, nhưng đến nơi thì đã thấy lều lán dựng khắp nơi. Có một cái chợ tạm khá to, còn lại là chỗ các đoàn dựng lều trải bạt ngủ qua đêm. Bọn mình may mắn tìm được chỗ ngủ nhờ trong một lớp học, cũng khá tươm tất.








Ở đây tháng 6 là mùa đông, ban đêm rất lạnh, xuống đến 0 độ C là chuyện bình thường vậy mà người ta vẫn ngủ ngoài trời như không.

Sáng hôm sau bắt đầu cuốc bộ vào thung lũng Sinakara. Lúc đó mới thấy hóa ra có rất nhiều đường mòn dẫn vào thung lũng, vòng theo các dãy núi xung quanh. Người đi lẻ như bọn mình không có mấy, chủ yếu là các đoàn chiêng trống, nhảy múa rất sôi động. Hỏi ra thì mới biết nhiều đoàn phải đi bộ liên tục 7 - 10 ngày mới vào tới đây, và trên đường đi thì lúc nào cũng ầm ĩ như vậy. Nghe tiếng nhạc, tiếng hát, thấy tâm hồn phấn chấn lên nhiều, và chẳng bao lâu cũng hết 8km.





Thật không thể ngờ được ở một nơi hoang vu vắng cách như thế này lại có đến cả trăm nghìn người tụ tập. Không khí lễ hội tưng bừng náo nhiệt. Đâu đâu cũng nhìn thấy các đoàn đại diện ăn mặc rực rỡ, mỗi đoàn một vẻ rất riêng biệt.




Các cộng đồng người bản xứ hàng trăm năm nay đến hẹn lại lên, từ đời này qua đời khác về đây dự hội. Đoàn nào có vị trí của đoàn đó, bất di bất dịch, chỉ phân nhau bằng một đường đá nhỏ. Bọn mình đi tìm đoàn Q’ero, nằm dưới một tảng đá lớn màu đen, và do không biết nên chạy nhầm qua “nhà” của một đoàn khác. Những người phụ nữ Quechua hiền lành bình thường không nói năng bao giờ nhìn thấy vậy cũng nối đóa chạy theo mắng. Lúc đấy bọn mình đúng là những đứa du khách chẳng biết phép tắc lễ giáo gì, thấy xấu hổ vô cùng.
 
@peccovn: bác còn định đi nước nào ở quanh Peru ko? Vì ở VN thì có sứ quán Chile đó bác. Bác có thể xin visa đi Chile và từ Chile sang Peru cũng đơn giản thôi. Hoặc nếu bác lên được lịch thì làm một chuyến sang Thái hay Sing rồi xin visa một thể, vì visa được 6 tháng để thoải mái.

....

Rất cảm ơn thông tin của Fresh_air
Mình thường đi sẽ kết hợp 1 lèo 2, 3, 4 , 5 nước gì đấy để bù vào cái tiền vé máy bay cho nó xứng đáng...hehhehe.
Mình hỏi thông tin, nhưng chắc cũng phải thời gian sau mới đi được vì đang bận cày cấy :))
 
Qoyllur Riti - p. 3

Truyền thuyết: Chuyện kể rằng xa xưa ở vùng này có một cậu bé đi chăn cừu llama xa nhà, một mình nên rất cô đơn. Một hôm, em gặp một bạn người lai (mestizo) không biết từ đâu đến. Em bé chăn cừu có bạn chơi cùng nên rất vui, và đàn cừu của em cũng lớn nhanh và khỏe hơn. Một lần về thăm nhà, em kể chuyện cho bố mẹ nghe, và xin một ít tiền để đi mua quần áo mới cho bạn. Em đi ra chợ, cầm theo một miếng vải nhỏ từ áo của cậu bé mestizo làm mẫu, đi từ hiệu này sang hiệu khác mà không có ai bán loại vải tương tự. Có người mách em rằng miếng vải tuy cũ, nhưng là loại vải cực tốt, chỉ dùng để may quần áo cho tổng giám mục chứ không bán ở ngoài. Em đành quay về người không.

Vị tổng giám mục nghe chuyện, cho rằng có kẻ đã vào kho của mình lấy trộm vải, liền phái lính lên núi để điều tra sự việc. Lính tráng lên đến nơi, thấy đúng có một cậu bé mestizo, chạy lại định bắt thì bỗng nổi lên một luồng sáng chói lòa. Lúc ánh sáng tắt đi, cậu bé mestizo đã biến mất, chỗ cậu đứng bây giờ chỉ còn một tảng đá in hình chúa Jesus. Em bé chăn cừu tưởng lính đã hại bạn mình, buồn quá, chết ngay tại chỗ và được chôn dưới tảng đá đó.

Hình in trên tảng đá được gọi là đức Qoyllur Rit'i. Tiếng Quechua qoyllur nghĩa là sao, và rit'i có nghĩa là tuyết, qoyllur rit'i hiểu nôm na là sao của tuyết, hoặc tuyết sáng.

Lễ hội Qoyllur Rit'i hòa hợp cả Thiên Chúa giáo và tôn giáo bản địa. Người ta đã xây nhà thờ ngay nơi có hòn đá in hình chúa Jesus để người hành hương vào cầu nguyện và hôn lên mặt chúa.

Nhưng Qoyllur Rit’i cũng có thể là tuyết bao phủ trên ngọn Ausangate hùng vĩ. Không có gì là lạ nếu trước khi đạo Thiên Chúa được truyền bá, người ta đã đến đây để tỏ sự kính trọng với đấng thánh thiên nhiên này. Ngày nay, nghi lễ quan trọng nhất của hội Qoyllur Rit’i được diễn ra vào đêm cuối cùng, đại diện các nhóm sẽ leo núi Ausangate, và chờ lúc mặt trời mọc lấy một tảng băng mang về. Nước băng tinh khiết và thiêng liêng sẽ gột sạch các bệnh cả về thể xác và linh hồn, với hi vọng năm mới đến sẽ mang lại những điều tốt lành cho người trong làng. Đáng tiếc là trong khoảng chục năm trở lại đây, lượng tuyết phủ trên núi giảm đi rõ rệt, và nhiều cộng đồng đã quyết định vẫn leo núi nhưng không lấy băng mang xuống.



Dòng người xếp hàng chờ vào nhà thờ



Xếp hàng thâu đêm suốt sáng và đặt nến trên lối vào
 
Mỗi nhóm danza có một bài hát, một điệu nhảy đặc trưng riêng, nhưng có thể chia ra làm mấy nhóm chính:

Nhóm Ch’unchu, tượng trưng cho thổ dân vùng rừng núi, trên đầu thường đội mũ lông chim nhiều màu sắc.







Nhóm Qolla, đóng vai những lái thương mestizo vùng cao nguyên nam Peru. Họ đội những chiếc mũ hình chữ nhật trang trí rất tỉ mỉ, xung quanh viền là những đồng xu cổ, còn sau lưng thì thường đeo một con cừu bông nhỏ (phương tiện chuyên chở chính trước thời TBN) và một túi đồ.






Ảnh hơi nhỏ nhưng nhìn kĩ sẽ thấy một vài người đội mũ len kín mít, gọi là ukuku, theo truyền thuyết là những nửa người nửa gấu. Đây là những người chịu trách nhiệm giữ gìn trật tự trong suốt lễ hội, giải quyết mâu thuẫn cãi vã hay phạt roi những người uống rượu (theo em được biết thì đây là lễ hội duy nhất cấm rượu bia). Và họ cũng chính là những người trèo lên đỉnh núi lấy băng như đã nói ở phần trên.

Một nhóm khác, không nhớ tên gọi là gì, mặc những trang phục tầng tầng lớp lớp và có một đặc trưng là sau mỗi lần múa hát là có một màn quất roi.





Trong ba ngày lễ hội chính, các đoàn múa hát gần như không ngừng nghỉ từ sáng đến tối, qua đêm sang sáng hôm sau. Thực sự mình không thể hiểu nổi tại sao các bạn Peru, bao gồm cả người già, phụ nữ, và trẻ em, lại có thể ngủ được trong cái không khí ầm ĩ náo nhiệt như vậy, và họ lại còn ngủ ngoài trời, chỉ dùng những tấm vải bạt hoặc nilon để che đậy.

Mình thì mất hai đêm trằn trọc, đêm đầu tiên lại còn có những ý nghĩ rất dramatic là không biết mình có sống được đến sáng ngày mai không. Chả là sau khi đến đây thì mình bị đau nhức nhối sau lưng, thực sự là cả cuộc đời ngắn ngủi chưa bao giờ mình bị đau đến như vậy. Lại còn không thở được nữa chứ. Lúc đầu thì nghĩ là do trời lạnh quá, vì lúc đấy là tháng 6, giữa mùa đông. Sau này mới biết tuy gọi là thung lũng nhưng ở độ cao 6300m, thiếu oxy trầm trọng, và vì mình thì mới 2 hôm trước còn ở dưới mực nước biển nên dù có nhai cả mấy túi lá coca thì cơ thể vẫn chưa thể thích nghi được. Ban ngày còn đỡ, vì mình chỉ cần ngồi một chỗ ngắm người ta qua lại, và đón ánh mặt trời ấm áp. Nhưng mặt trời xuống núi thì thực sự không thể chịu được. Vào trong lều, có túi ngủ dày ấm mà mình vẫn run cầm cập. Và nằm dưới đất mà đất cứ rung lên bần bật do người ta dẫm chân chạy nhảy, đầu đã nhức lại càng nhức hơn. Trong lúc bức bách ấy thì mình đã quyết định tìm đến rượu. Tuy lễ hội cấm, nhưng mình đã đề phòng trời lạnh không ngủ được và bàn với chị Sara để lén mang theo một chai rượu cañazo, là một loại rum cuốc lủi rẻ tiền. Mình hớp vài ngụm thấy người ấm lên hẳn, và cũng ngủ được thật. Nhưng khoảng mấy tiếng sau mình tỉnh dậy vì khát cháy cổ, sờ đến chai nước thì nước đã đóng băng tự bao giờ :|



Cắm trại cùng chị Sara.
 
Tìm việc

Như đã nói, Cusco lúc đầu không nằm trong dự định của mình, nhưng sau khi đi Qoyllor Riti về thì lại thấy muốn ở lại. Nhìn những ngọn núi sừng sững oai nghiêm này, thấy mình thật nhỏ bé, thấy có nhiều thứ vô hạn không thể chạm tới được. Tự dưng hiểu hơn vì sao người ta lại gọi núi là apu, vì đời người thì có hạn, còn những ngọn núi này đã đứng ở đây bất di bất dịch không biết tự khi nào.
Mình sẽ ở lại Cusco.

Sau này mới biết Cusco tiếng Quechua có nghĩa là cái rốn (trung tâm) của vũ trụ. Và biết thêm nhiều người vốn chỉ định đi qua nhưng cuối cùng ở lại thêm 1 tháng, 2 tháng, rồi thành 6 tháng, 1 năm lúc nào không biết.

Anh Augusto bạn chị Sara cũng nằm trong số này. Anh là thợ nhiếp ảnh, người Mĩ gốc Mexico. Anh đi chơi Nam Mĩ, đến Cusco và đã nghỉ chân ở đây... 3 năm. Mình ngỏ lời muốn ở lại một thời gian và cần tìm việc. Anh ấy hỏi sao đang kì nghỉ, không đi chơi mà lại đi làm. Mình thú thật là mình rất lười đi du lịch. Ví dụ như người ta một tháng có thể đi hết một nước, ba tháng có thể đi vòng quanh một châu lục, nhưng mình thì rất đủng đỉnh. Mình không thích đi nhiều, nhưng lại thích sống ở những nơi khác nhau, thích đi tìm những góc nhỏ phố nhỏ mà chỉ có những người sống lâu năm mới biết. Lúc đầu định đi xuống phía Nam đến thành phố Arequipa để tìm việc, nhưng thôi bây giờ không cần nữa, mình sẽ ở lại Cusco.

Augusto bảo, thế thì đến các quán rượu Ailen (Irish pub) hỏi xem họ có tuyển không. Những quán này nhiều khách Anh, chắc chắn cần người nói tiếng Anh, và những khách này thường tip nhiều nữa. Anh đưa địa chỉ 3 quán Irish pub cho mình.
Thật không may, cả 3 quán, không quán nào cần nhân viên. Quán cuối cùng, có một cô bé mách cho mình: Hay là đến quán bar 7 Angelitos, hình như họ cần người.

Lúc đó khoảng 6h tối, những nơi khác đã lên đèn và khách khứa tấp nập hết rồi. Quán này cửa mở, nhưng phía trong tối om. Mình thập thò ở cửa mà chẳng thấy ai. Vào trong xuống mấy bậc thang thì chó sủa inh ỏi, rồi một người ngó ra hất hàm ý hỏi cần gì. Mình nhỏ nhẹ, nói rất chậm: Ở đây có cần nhân viên không? Người này nhìn mình 2 giây rồi nói: Có.
- Tôi không nói được tiếng TBN, có được không? Tôi nói được tiếng Anh và Pháp.
- Được. Ở lại đây tối nay làm luôn nhé.
Giật bắn mình, tối nay á, sao gấp thế, mình đã chuẩn bị gì đâu.
-Tối mai được ko?
-Tối nay ko được à?
-Dạ không, tối nay bận mất rồi.
-Ừ tối mai. Làm từ 6h tối đến khi đóng cửa 2,3h sáng. 25 soles (=$8), cộng tiền thưởng. Bao ăn tối. Làm 6 ngày/tuần, nghỉ thứ ba. Mai đến nhé.
-Ok, mai đến.

Thực ra thì mình chẳng bận gì sất, nhưng muốn kéo chị Sara đến quán này thám thính xem nó thế nào đã rồi mới quyết định.
Tối mình mò đến với chị Sara thì thấy quán làm ăn cũng khá là chân chính. Khách đến nhậu, nghe nhạc (có nhạc sống mỗi tối) và nếu hứng lên thì nhảy nhót. Nhân viên phục vụ đồ uống, tiếp chuyện với khách, phục vụ ban nhạc, lúc cần thì tính tiền, pha đồ uống nữa. Hóa ra quán có 2 nhân viên nghỉ ốm nên rất thiếu người. Chủ quán tên Walter là người mình gặp lúc chiều, bạn gái chủ quán tên là Emily, gọi tắt là Emi, người Argentina, và bartender tên là Antonio, gọi tắt là Toño. Thành phần khách khá đa dạng: 1/3 là khách du lịch châu Âu, 1/3 là khách du lịch Mĩ Latinh, phần còn lại là khách Peru và những người sống quanh đây.








 
Đi làm

Trước khi đi làm, chị Sara dạy mình mấy câu:
Buenas noches (Chào buổi tối)
Que quieres tomar? (Muốn uống gì?)
Un momentito (Đợi một tẹo)
Mas despacio, por favor (Làm ơn nói chậm lại một chút)

Còn đến nơi, sếp dạy, bia là cerveza, rượu vang là vino, có vino tinto (vang đỏ) và vino blanco (rượu trắng), còn tên các loại mixed drinks khác thì giống tiếng Anh: mojito, cuba libre, v.v. Khách sẽ gọi số đếm uno, dos, tres, cuatro + tên đồ uống. Chỉ cần nghe cho chính xác cái đó thôi. Rồi sếp nói thêm: Này chinita, ngày xưa tao đi làm ở Ý, không được nói tiếng TBN, chỉ nói tiếng Ý. Bây giờ mày làm ở Peru, thì phải nói tiếng TBN. Hiểu chưa? Mình gật đầu: Dạ hiểu. Từ đó trở đi, sếp toàn nói tiếng TBN với mình. Nhiều khi không hiểu, nhưng may có anh bartender Toño giải thích lại bằng tiếng Anh cho mình.

Thực ra take order của khách không khó. Khách vào, mình dẫn vào bàn. Khách gọi đồ, mình ghi lên phiếu rồi thu tiền luôn. Trong lúc chờ đồ uống, chị Emi ngồi cạnh bàn pha rượu sẽ thối lại tiền để mình đưa lại cho khách, và nhân tiện dạy mình đếm. Chị vừa nói vừa ra hiệu: tres mojito, ocho soles cada uno, sale venticuatro, de cinquenta, el cambio es ventiseis (ba cốc mojito, 8 soles mỗi cốc, tổng cộng 24, khách trả 50 soles, trả lại khách 26). Chỉ sau vài buổi là mình đã đếm số khá thông thạo, và cứ như vẹt, khi thu tiền khách mình cũng nói giống hệt như chị Emi nói với mình.

Phần khó là lúc khách bắt chuyện. Khách Peru, cũng như khách Mĩ Latinh, giống người Việt Nam ở chỗ tò mò và rất thích hỏi. Các bạn thấy mình là cứ hỏi tới tấp. Mấy ngày đầu, cuộc đối thoại thường diễn ra như sau:
- De donde eres? (Từ đâu đến?)
- De Vietnam
- Que haces aqui? (Làm gì ở đây?)
- Viajar (Đi du lịch)
- oiqjtinalj nlazkiqjre oqijeroie
Mình lắc lắc đầu, cười rất tươi rồi nói No entiendo (Không hiểu đâu). Định rút lui thì họ chặn ngay lại, và cố gắng nói rất chậm từng từ một để mình hiểu. Nhưng trình độ gà mờ, chỉ mấy câu là hết vốn rồi nên có chậm mấy mình cũng không hiểu.
Cũng nhờ mọi người nhiệt tình như vậy nên mình học tiếng khá nhanh. Ban ngày mình mở sách ra học, rồi ra đường tập với mọi người, người ta trả lời lại, câu hiểu câu không. Câu nào không hiểu thì mình lại lôi từ điển ra bắt họ chỉ vào từ đó.

Buồn cười là lúc đó mình không biết rằng tiếng Tây Ban Nha cách phát âm và ngữ điệu giữa các nước rất khác nhau. Lần đầu tiên nói chuyện với một anh người Argentina trong quán, anh hỏi:
- Cô-mô tê sa ma?
- Cái j?
- Cô-mô tê sa ma?
- Trong tiếng TBN làm gì có vần nào là vần s?
- Dĩ nhiên là có rồi.
Hóa ra anh ấy hỏi, Em tên gì? (Como te llama?), nhưng thay vì phát âm chữ ll giống vần y, như những người khác, thì người Argentina lại đọc thành vần s, thành ra mình nghe mà chẳng giống tiếng TBN chút nào.
 
Giờ visa Peru cũng không khó xin lắm đâu bạn nào đi phượt thì cũng không lo lắm - Mỗi tôi phải chuyển ra nước ngoài làm thôi chứ không khó xin ah.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,485
Bài viết
1,153,182
Members
190,103
Latest member
Penguin1
Back
Top