What's new

[Chia sẻ] Phía bên kia bán cầu - Nam Mỹ 66 ngày

Hiện em vẫn đang trong hành trình đi 4 nước Nam Mỹ là Peru, Bolivia, Chile, Argentina trong khoảng hơn 2 tháng. Nhưng cũng đã đi qua nửa chặng đường rồi nên trồi lên chia sẻ ít thông tin vụn vặt trên đường ạ.

Đầu tiên là PERU

image_zps8lkrkyzm.jpg


Nếu nhìn trên bản đồ về mặt địa lý thì Peru trông khá giống một miếng thịt ba chỉ với 3 phần riêng biệt: ngoài cùng giáp Thái Bình Dương là một dải mỡ mỏng nhạt màu tượng trưng , ở giữa là một lớp thịt dày to khoảng 1/3 miếng thịt, trong cùng là một mảng mỡ cộng bì cũng bự nhất nằm phía sâu trong lục địa Nam Mỹ. Lớp mỡ mỏng ngoài cùng tượng trưng cho khí hậu sa mạc nhiệt đới khô nóng với các thành phố duyên hải là Lima, Arequipa... Mảng thịt dày ở giữa là dãy Andes cao lừng lững trải dài từ Bắc xuống Nam với các thung lũng và cao nguyên màu mỡ cùng khí hậu núi cao, là cái nôi của nền văn minh Inca lừng lẫy cũng như là 1 trong những lý do chính mà người ta bay nửa quả địa cầu để đến thăm Peru. Lớp mỡ và bì trong cùng tượng trưng cho lưu vực rộng thênh thang của con sông dài nhất thế giới - Amazon.

I. Lima

Khu duyên hải của Peru diện tích ko lớn, chỉ khoảng hơn 10% so với tổng diện tích toàn quốc nhưng có gần 50% tổng dân số sinh sống. Mặc dù sát biển nhưng do khí hậu sa mạc nên ở đây nhiệt độ trung bình là khoảng từ 15 đến 25 độ C, ra đường vẫn luôn phải cố thủ 1 cái áo khoác mỏng. Lượng mưa ở đây cũng rất ít, thủ đô Lima còn được gọi tên là thành phố ko mưa vì mặc dù ngay gần sát Thái Bình Dương nhưng do có dòng hải lưu lạnh chảy từ nam lên bắc làm cho nhiệt độ của hải vực thấp, nước biển lạnh ko dễ bốc hơi thành mưa nên đến thành phố sáng có thể thấy mây mù nhưng hầu như chẳng có mấy ngày rớt xuống giọt nào cả. Bù lại thì đường bờ biển dài cung cấp sản lượng cá lớn, biến Peru thành 1 trong 3 vựa cá lớn nhất châu Mỹ Latin.

image_zpsbjsppjb1.jpg


Vốn trước khi tàu của Columbo cập bến và thực dân Tây Ban Nha biết đến sự tồn tại của lục địa này vào thế kỷ 16 thì người dân Indian bản địa là Quechua và Aymaran đã kiến quốc và xây dựng được nền văn minh phát triển cao ở lãnh thổ Peru (và cả Bolivia hiện đại) rồi. Trung tâm của đế chế Inca ngày đó đặt ở Cusco nhưng sau khi chiến bại và bị thực dân TBN đô hộ, người TBN đã chuyển thủ đô của Peru về Lima để tiện vận chuyển vàng là một trong những tài nguyên đáng giá ở thuộc địa này về quốc mẫu. Cũng chính vì thế nên là ở khu duyên hải chủ yếu có người da trắng và con lai giữa người da trắng và Indian bản địa sinh sống, mức sống cao hơn, hiện đại hơn so với mặt bằng chung. Muốn được tận mắt nhìn người Indian bản địa thì phải di chuyển lên khu cao nguyên Andes.

image_zps7oafiy59.jpg


Ảnh hưởng của văn hoá TBN ở đây sâu sắc. Khu quảng trường Plazas de Armas này là tập hợp của những toà nhà kiến trúc thực dân phương Tây trên nền đất Inca cũ ( kiến trúc Inca cũ ở đây bị người TBN phá huỷ ráo trọi rồi, chỉ còn sót lại 1 mảng bé tý ở Huaca Huallamarca, nơi thờ cúng thần mặt trời Pachacamac ở thời Inca cổ đại. Nhưng có lẽ ko nhiều người đến thăm lắm vì nếu muốn coi di sản Inca người ta phi tới khu khác dồi.)

image_zpsszfia6cs.jpg


Lima là điểm trung chuyển lớn ở Nam Mỹ nên thường người ta chỉ lưu lại ở đây 1,2 ngày trước khi di chuyển tới các điểm du lịch chính khác thôi nên nói chung về thắng cảnh mà nói thì cá nhưn thấy chưa đặc sắc lắm, mặc dù nói 1 cách công bằng thì từ sau khi Francisco Pizarro lập đô ở đây, nơi đây là một hộp báu chứa đựng lịch sử huy hoàng của Nam Mỹ. Vừa phong vị còn sót của đế chế Inca cũ, bên cạnh có lễ đường, nhà thờ được người TBN xây dựng tinh tế theo cách thời kỳ thực dân như ở khu quảnh trường vũ khí ở trên còn có khu trung tâm hiện đại, khu kinh doanh bên biển Larcormar náo nhiệt với các nhà hàng mở xuyên đêm hứng gió, ngắm nhìn sóng biển Thái Bình Dương dồn dập trải ra trước mắt.

image_zps6x1rvdpi.jpg


Đường bờ biển Thái Bình Dương nhìn tu công viên Parque de amor. Gọi là công viên tềnh êu vì có cái tượng 2 người hun nhau màu đất sét ở góc phải kia kìa. Biển ở đây sóng lớn nên cũng là địa điểm lý tuỏng của dân lướt sóng. Trời gần vào thu nước lạnh thí mồ mà vẫn thấy các bạn ôm ván phi ra ngoài khơi...

Tham quan chủ yếu thì ngoài khu quảng trường Plaza de armas là khu trung tâm phố cổ với phủ tổng thống Peru, Nhà thờ lớn cùng các toà nhà kiến trúc màu vàng sáng khác rồi đài phun nước etc ở trên thì còn có nhà thờ San Fransisco nổi tiếng với khu hầm mộ với hàng nghìn cái đầu nâu.

image_zpsreayo1pu.jpg

(Thực ra e ko có vào trong vì ko thích đầu nâu.)

Ngoài khu trung tâm phố cổ này ra thì còn có 1 số khu neighborhood khác khá là hip mà người ta hay đến thăm là Miraflores và Barranco.

image_zpsop8p4fgr.jpg


image_zpsgog1agbt.jpg


Vì xét đến trị an của Nam Mỹ nói chung thì mọi người hay suggest khách du lịch lần đầu tiên đến Lima nên ỏ khu Miraflores vì nơi này là chỗ ở của tầng lớp khá giả của Lima nên khá là an toàn, tối có thể ra ngoài đi dạo loanh quanh mà ko lo lắng. Khu phố cổ Plaza de Armas ngược lại lại khá nguy hiểm đặc biệt lúc về đêm. Barranco là khu ở của dân nghệ sĩ, nên yên tĩnh và laid-back hơn, cũng là một lựa chọn ko tồi để làm nơi nghỉ lại.

image_zpsih6yy6n8.jpg


Nhà hàng ăn uống ngon cũng đều chủ yếu tập trung ở 2 khu này.

image_zpsiqtshbqo.jpg

Barranco có rất nhiều graffiti.
 
Số em đúng là có quý nhân phù trợ đấy :))). Anh đi mang theo mấy loại ví chim mồi để đề phòng nhưng may mắn ko bị mất phát nào :D
 
Số em đúng là có quý nhân phù trợ đấy :))). Anh đi mang theo mấy loại ví chim mồi để đề phòng nhưng may mắn ko bị mất phát nào :D
Kể trong cái rủi cũng có cái may. Nhưng nghĩ lại vẫn đắng lắm a ạ :<
 
Chile (3): Cửa ngõ vào Patagonia
Kế tiếp câu chuyện post trước. Sau khi đi chơi 1 ngày ở cái cảng cá kiêm trung tâm văn hoá của Chile là Valparaiso xong thì mình trở về Santiago và ở thêm 1 ngày nữa trước khi lên máy bay di chuyển tới mạn phía nam của Chile - công viên quốc gia Torres del Paine (highlight của cả hành trình Nam Mỹ).

tumblr_inline_pkgghfu0v01r46kh9_540.jpg

Công viên quốc gia Torres del Paine ở Tây Nam Chile thuộc khu vực trung tâm của vùng đất Patagonia là nơi sở hữu những vẻ đẹp tự nhiên ngoạn mục nhất mà bất cứ quốc gia nào cũng phải ao ước. Sở hữu những cung đường trekking đẹp nhất thế giới nên mặc dù để đến được Torres del Paine phải ngồi xe bus 3h đồng hồ kể từ điểm trung chuyển gần nhất là Punta Arenas nhưng hàng trăm nghìn khách du lịch hàng năm vẫn đổ xô đến đây tới khám phá mảnh đất hoang sơ, hùng vĩ, huyền bí và cũng không kém phần khắc nghiệt này. Trong đó nổi tiếng nhất là W trek dài 75km thường được thực hiện trong khoảng thời gian 5 ngày 4 đêm. Gọi là W trek vì lịch trình đường đi tạo thành 4 leg hình chữ W, đưa người ta đến với những vẻ đẹp xuất thần của thung lũng, núi, băng và nước ở cái xứ sở này. Công lược cụ thể mọi người có thể coi lại post trước. Ở đây chỉ có đôi dòng khái quát lại :D.

Các điểm thắng cảnh quan trọng nhất trong Torres del Paine có thể kể đến: Tam tháp Torres – 3 ngọn núi hoa cương trỏ lên cao như 3 ngón tay đức Phật phía bên trên mặt hồ xanh ngọc, thung lũng Frances , Los Cuernos và sông băng Grey. Trong đó tam tháp là biểu tượng của Torres del Paine cũng là hình ảnh được ịn trên tờ 1000 peso của Chile.

tumblr_p73vqnpAyV1r8957so1_1280.jpg

Tháp Torres đây

Mặc dù trekking vẫn là cách hay nhất để khám phá Torres del Paine tuy nhiên nếu bạn nào không quen việc làm thẻ gym và tìm niềm vui bên những quả tạ và có thể trekking liên tiếp dài ngày thì vẫn khuyến khích mọi người dành ít nhất 3 ngày ở đây (khi mua vé vào cửa Torres del Paine, vé có hiệu lực trong 3 ngày nếu đi ra đi vào mà ko ở hẳn luôn trong công viên). Trong đó 1 ngày để leo tháp Torres (17km đi trong 7,8h), 1 ngày có thể lái xe hoặc join tour để thăm hồ Pehoe và Los Cuernos, 1 ngày còn lại tham gia vào tour ngồi thuyền tham quan sông băng Grey của Hotel Lago Grey, 1 lần khoảng 3h.

Toàn bộ Patagonia có tổng cộng 48 sông băng, Perito Moreno ở El Calafate mạn Argentina mà mình đến thăm đợt sau là một trong những sông băng lớn nhất trên thế giới. Sông băng ở hồ Grey của Torres del Paine thì nhỏ nhắn hơn nhưng với mắt trâu như mình mà nói thì cũng hùng vĩ lắm rồi. Thực tế thì 2 sông này thuộc cùng 1 mảng, cũng chỉ cách nhau chừng mấy chục km thôi.

tumblr_inline_pkggl7ORp91r46kh9_540.jpg
Vì sao băng trôi trên sông băng lại xanh như vậy, bởi vì băng ở đây đều là từ hơn ngàn năm trước hình thành, thông qua quá trình dài lâu như vậy nên so với băng bình thường kết cấu chắc chắn hơn, bong bóng khí bên trong cũng ít hơn vậy nên là ánh sáng xanh bước sóng ngắn xảy ra phản xạ, vậy nên dưới mắt người mà nói sẽ thấy nó xanh vô cùng.

Mùa cao điểm du lịch ở Chile là mùa hè từ tháng 12-2. Trekking ở Torres del Paine có thể thực hiện đến cuối tháng 3. Sau tháng 3 vào mùa đông thì một số con đường sẽ bị đóng. Lúc đó vẫn có thể vào tham quan Torres del Paine được nhưng sẽ ko trekking được trọn vẹn cả cung (giá vé mùa thấp điểm cũng rẻ hơn nhiều so với mùa cao điểm). Trekking ở Torres del Paine đối với mình cũng là một trải nghiệm đặc sắc vì cảnh sắc phong phú, nhiều cung bậc cảm xúc cũng như mới lạ vì chưa đi trek đường trường bao giờ.

tumblr_inline_pkggmeU0G51r46kh9_540.jpg

Lên đèo, vượt núi rồi chui vào sơn cốc. Chỉ một chốc nữa thôi là khoảng rừng này bắt đầu rải bông tuyết.

Mặc dù khoảnh khắc ấn tượng nhất của chuyến đi ko phải là ở đây nhưng chắc chắn vẫn luôn nhớ mãi, cảm giác thử thách giới hạn sức khoẻ, niềm vui của những đoạn nghỉ chân bóc chocolate, ăn táo và hỏi chuyện những trekker khác trên đường, được trải qua sắc thu núi đồi non nước, lên cao xuống thấp như 1 bản giao hưởng với tiết trời thay đổi từ chớm thu sang mưa tuyết chỉ trong chưa đến 1 giờ đồng hồ đi bộ. Mặc dù thời điểm mình đi cuối tháng 3 cũng là cuối mùa, thời tiết cũng khó lường hơn nhưng may mắn cả 4 ngày thời tiết đều rất ưu ái (mặc dù cũng phải chờ một chốc mới nhìn được trọn vẹn 3 đỉnh Torres).

tumblr_p73vqnpAyV1r8957so2_1280.jpg


tumblr_p73vqnpAyV1r8957so8_1280.jpg

Thu Torres del Paine

tumblr_p73vqnpAyV1r8957so6_1280.jpg



Punta Arenas – Cửa ngõ bước vào Patagonia

Để đến được Torres del Paine thì phải đi qua Punta Arenas. Punta Arenas nằm ở phía cực nam của đại lục Nam Mỹ. Từ trước khi kênh đào Panama được khai thông, các tàu thuyền đến từ châu Âu phải đi dọc hết bờ Tây nước Mỹ và cả chiều dài Nam Mỹ mới có thể di chuyển được từ Thái Bình Dương sang Đại Tây Dương. Punta Arenas trong quá khứ đã từng là một điểm dừng chân quan trọng để bổ sung lương thực, thiết bị cho hành trình dài này. Sau khi kênh đào Panama được mở, cộng thêm sự phát triển mạnh mẽ của Ushuaia ở Argentina như một cảng khẩu quan trọng cho việc tiến hành khảo sát Nam Cực, Punta Arenas dần lui về hậu đài và chủ yếu phát triển ngành khai quặng. Tuy nhiên do những năm gần đây kinh tế Chile ngày một đi lên, nơi đây cũng là cửa ngõ chính để vào Torres del Paine nên Punta Arenas dần dần khôi phục vị thế huy hoàng xa xưa của mình.

Một trong những hoạt động du lịch nổi tiếng nhất ở đây là đi thuyền tới đảo Madalena để ngắm chinh cánh cụt Magdalena. Cứ vào tháng 9 hàng năm hàng khoảng chục nghìn những chú chim cánh cụt sẽ di cư về đảo để sinh sản, đến tháng 10 sẽ bắt đầu đẻ trứng, trứng sau khi được ấp khoảng 40 ngày đến tháng 11 sẽ nở. Để các chú chim cánh cụt con phát triển đủ lông đủ cánh quá trình thường kéo dà đến hết tháng 1 và 2. Sau đó những chú chim trưởng thành sẽ thay lông và rời đất liền vào tháng 3,4, di chuyển men theo Đại Tây Dương hoặc Thái Bình Dương để kiếm ăn . Một số thậm chí còn lưu lạc đến các khu ven biển Brazil, Uruguay, thậm chỉ cả Peru để chơi đến tầm tháng 9 lại tiếp tục quá trình quay lại đảo để sinh sản.
 
tumblr_p73vqnpAyV1r8957so10_1280.jpg

“Patagonia ko phải là 1 khu vực định giới rõ ràng trên bản đồ. Nó là 1 vùng đất mênh mông bao trọn 900.000 km vuông ở Argentina và Chile. Khu vực này được định nghĩa 1 cách chính xác nhất dựa vào loại đất sở hữu của nó. Người ta biết mình đã đặt chân đến Patagonia khi nhìn thấy rodados patagonicos, loại sỏi bazan được sông băng bỏ lại sau khi rút nước đi và jarilla, giống cây bụi bạt gió bạt nắng là thảm thực vật phổ biến của nơi đây. "

Patagonia còn có thể được miêu tả bởi thời tiết. Với những ngọn gió thổi với sức mạnh kinh hoàng từ tháng 10 đến tháng 3, sức gió thổi buốt tất cả mọi thứ, đẩy ngược máy bay của Saint-Exupery dạt về phía sau thay vì tiến lên phía trước. Patagonia là 1 giấc mơ với những con người thích phiêu dạt. Vùng đất quá khứ của những con khủng long cổ dài tung hoành 1 vùng lục địa và những loài thú khổng lồ khác giờ ko còn bóng dáng nhưng người ta vẫn cảm nhận thấy trong nắng, trong gió của Patagonia hơi thở của ban xưa, nơi thời gian dường như ngừng lại : "Patagonia is different from anywhere else. That loneliness, that grandiosity. Anything can happen."

Part đầu tiên kể về 1 mảng nổi tiếng nhất của Patagonia mạn Chile:

TORRES DEL PAINE & W TREK
W trek ở công viên quốc gia Torres del Paine là 1 trong những điểm trek nổi tiếng nhất Chile và Nam Mỹ. Gọi là w trek vì lịch trình đường đi tạo thành 4 leg hình chữ W, đi qua hết các highlight của công viên và Patagonia nói chung như sông băng, núi tuyết, thung lũng, bình nguyên, thác nước và cơ man là hồ. Tổng cự ly của cả W trek là hơn 75 km, bình thường mọi người hay đi khoảng 5 ngày 4 đêm, nếu ai thể lực tốt có thể hoàn thành trong 3-4 ngày. Nếu muốn đi dài hơn có thể đi vòng chữ O hoặc chữ Q đi thêm về mặt sau của khu công viên trong khoảng 9-10 ngày, cảnh đẹp (nghe nói) cũng tương đương và ít đông đúc hơn.

Ban đầu khi biết đến W trek thì điều mình băn khoăn đầu tiên là thông tin toàn blog các bạn khoai Tây chân thì dài, đi thì nhanh, toàn các avid hikers cả. Sức mình khoai Ta chân ngắn đi thì chậm người thì đuối có đi nổi W trek ko . Nhưng thực tế cho thấy thì ngay cả đối với người sức khoẻ bình thường ít vận động như iem vẫn có thể thực hiện được trail này. Hiking trail được đánh dấu cẩn thận nên có thể đi mà ko cần guide, cungz ko cần ai vì trail lổi tiếng nên trên đường chả lúc nào thiếu người cả. Vậy nên là 1 người 1 balo 1 máy ảnh 3 bữa sáng 3 bữa trưa và 2 walking sticks quyết định lên đường sau khi ngâm cứu mấy tháng giờ và chỉ book chỗ ở trong công viên nhõn 3 ngày trước đi khi (vì tháng 4 đầu thu là cuối mùa trek nên mới có thể làm vậy. Còn bình thường mùa cao điểm từ tháng 10 mùa hè luôn recommend book chỗ trước vì hết rất nhanh.)

Di chuyển đến Torres del Paine
Để đến được Torres del Paine mọi người đều xuất phát từ cửa ngõ gần nhất là Puerto Natales 1 thị trấn nhỏ ven biển vốn là khu khai quặng của Chile. Nếu ko phải là người di chuyển bằng bus từ phía Argentina sang thì phương thức phổ biến nhất để đến được Puerto Natales là bay tới sân bay Punta Arenas:

? Bay từ thủ đô Santiago, Sky airline, 77.58$/chiều có bao gồm hành lý. Bay 4.5h bao gồm thời gian transit ngắn ở Puerto Montt. Sau khi tới sân bay, nếu ko ở lại chơi Punta Arenas (có thể mua tour ra đảo ngắm chim cánh cụt) thì bắt bus di chuyển thẳng tới Puerto Natales:

?14.91$/chiều của Bus Sur, đi 3h đến nơi, có thể mua online tại website của hãng. Có khoảng 2 hãng xe bus chạy tuyến này, 1 ngày có khoảng 3,4 chuyến, có thể xuống sân bay rồi mua cũng được nhưng suggest mua online trước để tránh xe full chỗ phải chờ 2,3h cho chuyến sau.

Puerto Natales là thị trấn nhỏ, ko có điểm để thăm quan mấy. Mọi người đến đây sẽ ở lại khoảng 1,2 ngày để chuẩn bị cho hành trình tới Torres del Paine vd như thuê đồ camping, mua sắm đồ ăn thức uống cho chuyến đi…Các khách sạn đa phần đều cho gửi valy lại cho khách đi trek mấy ngày. Khu phố chính chủ yếu là các cửa hàng bán đồ outdoor, vì bên trong Torres del Paine cái gì cũng đắt, nên option tiết kiệm nhất là tự mang đồ cắm trại như lều bạt, đệm, túi ngủ, bếp ga cầm tay, nồi nhỏ và đồ ăn để nấu nướng cho mấy ngày. Nếu ko tự mang đồ của mình tới thì tất cả có thể thuê ở Puerto Natales. Ai ko mang lều trại thì sẽ phải lựa chọn option đắt hơn là thuê lều dựng sẵn của công ty quản lý công viên. Cụ thể như bên dưới.

Chỗ ở trong Torres del Paine
Vì là khu công viên quốc gia quy hoạch nên để ở lại qua đêm khách du lịch phải ở khu cắm trại hoặc nhà nghỉ quy định của công viên. Nếu tự camping thì phải book chỗ trả tiền (có 1 số camp site free), 20$/đêm. Nếu ko tự mang đồ cắm trại thì có option thuê lều đựng sẵn kèm túi ngủ: 40$/đêm (đây là option mình chọn để giảm tải cho balo ?). Cao cấp hơn thì có thuê bed trong refugio là nhà nghỉ (có tường :)) đàng hoàng. Phòng dorm 6 người, giá 70$-100$/đêm. (Nói chung là đắt đỏ vluuu)

Các khu camp site ở Torres del Paine do 2 công ty quản lý (nếu chỉ đi W trek, đi O hoặc Q thì sẽ cần book thêm qua 1 công ty nữa. Ở đây chỉ nói đến w trek) : Fantasicosur (http://www.fantasticosur.com) và Vertice (http://www.verticepatagonia.cl/) . Cả 2 đều có thể book online, trả tiền bằng Paypal hoặc đến văn phòng trực tiếp ở Puerto Natales để book.

Cụ thể: camp site mạn phía Đông do Fantasicosur quản lý, sẽ cần book 2 đêm ở đây. Campt site mạng phía Tây do Vertice quản lý, cungz cần book riêng 2 đêm ở đây. Cụ thể lịch trình book như bên dưới.

tumblr_p73vqnpAyV1r8957so3_1280.jpg


W trek - Lịch trình
Day 1: 7h sáng có mặt ở bến xe bus ở Puerto Natales, 7:30 lên xe đi đến Torres del Paine. Vé mua ngay sau khi đặt chân đến Puerto Natales từ Punta Arenas

?Vé bus: 15.000 Chile peso (25$) round trip. 10h xe bus đến cổng công viên ở Laguna Amarga để mua vé vào cổng:

? Vé vào cổng: 21.000 Chile peso (35$) mùa cao điểm. Sau khi mua vé sẽ được phát bản đồ, xem video hướng dẫn 1 số quy định trong công viên. Có 2 hướng để bắt đầu W trek: Tây sang Đông hoặc Đông sang Tây. Nếu đi hướng truyền thống mà nhiều người hay lựa chọn để khám phá Torres del Paine thì là Tây sang Đông thì sau khi xem xong video hướng dẫn, quay trở lại xe bus. Xe sẽ đi tiếp đến Pudeto, là điểm để lên tàu catamaran, đưa đến điểm đầu của đường trek Tây sang Đông là Paine Grande.

? Vé tàu catamaran: 18.000 Chile peso (30$)

Đi hướng này phổ biến hơn nên search lịch trình rất dễ. Đợt này em chọn đi từ Đông sang Tây. Nguyên nhân là bởi so với từ Tây sang Đông là lịch trình để điểm high light của Torres del Paine là tháp Torres vào ngày cuối cùng, lúc sức cùng lực kiệt chả biết có lết được đến nơi mà k bỏ qua cuộc nửa chừng sau nắng gió Patagonia ko thì đi hướng Đông sang Tây vào ngày đầu tiên sẽ trek đến tháp Torres luôn. Ngày đầu tinh thần dâng cao, kiểu gì cũng lên được đến đích! Nếu đi theo hướng này thì sau khi xem xong video hướng dẫn của công viên. Đi ra khỏi toà nhà sẽ mua vé shuttle bus để được đưa đến Torres Central Campground.

? Vé shuttle bus: 3000 Chile peso. Đi mất khoảng 15,20’. Sau khi xuống xe rồi thì checkin ở Torres Central Campground, tối ngủ ở Torres Central (book qua web của Fantasicosur). Nhận lều xong bỏ balo lớn xuống và xác balo nhỏ với nước, máy ảnh, đồ ăn trưa, snack và trek đến tháp Torres. Cự ly là 17km cả đi lẫn về. Người khoẻ đi trong 7h, người sức khoẻ bình thường thì mất tầm 8 ~ 8.5h. Cả chặng đường lên dốc xuống dốc nhiều nhưng cảnh cũng rất đẹp. Có lên núi, có vào rừng, có đi bên suối và cuối cùng là lên ngắm được ngọn tháp Torres nổi tiếng! Lượt đi 3h đầu mặc dù lên xuống nhiều nhưng ko khó đi. Khó nhất là 1h về sau khi bắt đầu lên gần tháp Torres đường toàn đá tảng lởm chởm và dốc!

tumblr_p73vqnpAyV1r8957so6_1280.jpg


1 điều cần chú ý là chuột là đặc sản của Torres del Paine. Vậy nên nếu ở lều thì ko được để đồ ăn trong lều mà phải đi gửi ở phòng reception nếu ko muốn về tent và thấy balo lủng lỗ chỗ! Vốn cứ nghĩ ban ngày có người thì chưa có chuột nên e cungz chủ quan đi luôn mà ko gửi đồ. Tối về thấy cái cereal bar bị cắn nham nhở, đến cái chai nước cũng bị gặm cho tan tành! Lều trại bỏ 40$/đêm mà lủng lỗ chỗ vì ko biết bị bao nhiêu con chuột cắn ?.

Torres Central là khu camp lớn, có cafeteria rộng. Ai ko muốn mang đồ ăn thì có thể đặt fullboard là dịch vụ bao gồm bữa sáng, trưa và tối ở campsite. Giá khoảng hơn 70$ cho cả 3 bữa :))). Hoặc có thể chọn option nhẹ túi hơn như e là chỉ đặt ăn tối thôi (khoảng 27$) và tự mang bữa trưa và bữa sáng. Ăn tối ở đây đủ 3 course: soup, món chính và tráng miệng. Mỗi tội chả hiếu sao mấy hôm ở đó toàn bị cho ăn gà…

Day 2: Sáng dậy sớm vác balo to đi từ Torres Central tới Frances Campground. Tối ngủ ở Frances Campground. Cự ly: 13km. Đi trong khoảng 6,5~7h Đoạn đường này phải vác balo to, lại đi qua bình nguyên nên gió rất là lớn. Trên đường đi đi ven hồ nên thấy cơ man là hồ. Nói chung ko breath-taking như ngày đầu tiên nhưng cũng vui cửa vui nhà ạ. Sau khi đến campsite thì việc đầu tiên là treo túi đồ ăn và rác lên cây cho khỏi chuột. Vậy mà tối đó vẫn có 1 e chuột đi lạc vào lều, chạy cả chục vòng ko biết đường ra. Thiệt đúng là ám ảnh kinh hoàng ?.

Torres del Paine chắc lạnh nhất tầm ban sáng. Đêm nằm túi ngủ ngoan như chó con nhưng 6,7h sáng là tỉnh dậy co ro vì lạnh quá. Ai cẩn thận có thể tự mang thêm túi ngủ của mình ngủ thêm cho ấm!

tumblr_p73vqnpAyV1r8957so7_1280.jpg


Day 3: Ngày hôm nay sẽ rất vất vả. Sáng dậy sớm đi bộ đến Camp Italiano (35 ~ 45’ từ Camp Frances). Bỏ balo to ở ghế bên ngoài chòi ranger camp Italiano và trek lên hướng Frances Valley.

Ở Torres del Paine thì ngoài tháp Torres, Frances Valley là nơi đẹp nhất. Trek lên viewpoint Frances Look out là đoạn khá dốc và khá khó, mất khoảng 1h. Sau khi lên đến nơi có thể trek tiếp lên Britanico look out nếu đẹp trời (3h/chiều). Sau khi đến được Britanico lookout sẽ trở ngược lại Italiano Camp, bốc balo to lên và đi thêm 2.5 ~ 3h nữa về Paine Grande. Đoạn này cũng là open field nên gió rất dữ, bay người lunnn. Tổng cự ly nếu đi tới cả Britanico lookout: 17km.

Sau khi tới Paine Grande sẽ nghỉ đem ở đây để hôm sau đi tiếp leg còn lại của W trek là về phía Glaicer Grey. Nhưng 1 phần vì đợt đi em ko đặt được camp ở Paine Grande vì đặt trước có 3 ngày, đồng thời cũng đi qua 2 điểm đẹp nhất của Torres del Paine rồi nên dừng W trek ở đây. Chiều hôm đó bắt catamaran từ Paine Grande lúc 6:30 chiều để thuyền chở tới Pudeto. Từ Pudeto lên xe bus đã đặt trước để trở về Puerto Natales lúc 7h tối (đi 3h đến nơi). Kết thúc hành trình W trek (thực ra là N trek vì bỏ leg cuối) 3 ngày 2 đêm và 50km.
 
163558


Argentina (1) - El Calafate, Patagonia mạn Argentina

500 năm trước Ferdinand Magellan là người châu Âu đầu tiên đặt chân lên cao nguyên Patagonia sau khi dẫn thuỷ thủ đoàn trên hành trình vòng quanh trái đất, vượt qua Đại Tây Dương và đặt chân đến cực nam của châu Mỹ. Khi đến vùng đất hoang sơ này thì ông đã phát hiện thấy người Andes bản địa thân mặc áo lông thú, người thì đồ sộ cao hơn 9 thước, lục trí nhớ thấy hồi trước có đọc quyển tiểu thuyết tiếng Tây là Primaleon, trong đó người ta gọi những người chân to là Patagon, thế nên ông mới lấy cảm hứng đặt tên cho vùng đất là Patagonia - vùng đất của những người khổng lổ - Patagonia.

Sau 500 năm Patagonia vẫn là một trong những khu vực có mật độ dân số thấp nhất trên thế giới, đến ngày hôm nay nó vẫn giữa là phong mạo như hàng trăm năm trước. Ở Patagonia, bên cạnh công viên quốc gia Torres del Paine ở Chile thì đến điểm nổi tiếng kế tiếp là sông băng Perito Moreno ở mạn Argentina. Nếu đi thẳng thì 2 bên cách nhau có khoảng hơn 100 cây số đường quạ bay thôi nhưng mà do giữa 2 bên ko có biên giới nên phải đi vòng. Vậy nên sau khi kết thúc 4 ngày trek ở Torres del Paine, mình leo xe bus từ Punta Arenas, vượt biên giới Chile rồi chạy men theo quốc lộ số 40 của Argentina để đi đến điểm kế tiếp của hành trình - El Calafate, nơi có sông băng Perito Moreno kể trên.

163560

Sông băng Perito Moreno

Quốc lộ số 40 là con đường đi dọc dãy Andes có độ dài hơn 5000km là con đường dài nhất và cũng đẹp nhất ở Argentina. Quốc lộ số 40 bắt đầu từ Tierra del FUego ở cực nam Argentina kéo dài đến biên giới Bolivia, trên suốt độ dài của mình đi qua vô vàn hồ muối, thảo nguyên rồi núi tuyết. Từ hoang mạc cho đến sông băng, núi đá hoa cương ko có cái gì là ko có, mặc dù chưa thực sự nổi tiếng trên toàn thế giới lắm nhưng nó vẫn luôn được coi là con đường thiên đường.

163559

Trong Motorcycle diaries cuốn hồi ký của Che Guevara ông cũng là người đã từng phiêu lưu trên quốc lộ số 40 năm 23 tuổi. Chỉnh tại nơi này ông đã bắt đầu nghĩ về loài người, xã hội, kinh tế văn mình cũng như nỗi khổ của loài người. Là nguồn cảm hứng cũng như thôi thúc ông sau này rời bỏ Argentina, tới Guatemala rồi Cuba, Bolivia… thực hiện cách mạng (Truyện gốc bằng tiếng TBN, mình có đọc bản dịch tiếng anh, đọc cũng có cái thú nhưng ko thích bản dịch lắm nên ko nhiều ấn tượng. Che cùng với 1 ông bạn của mình 2 người đồng hành trên con xe cà tàng, nhiều lúc ko 1 xu dính túi, phải lấy ná bắn chim hoang về lót dạ hay phải đi làm thuê ngắn hạn để kiếm tiền tiếp tục hành trình. Đúng là 1 câu chuyện của tuổi trẻ. Truyện cũng được Hollywood chuyển thể thành fin rồi.)

163561

Trên quốc lộ 40

163564
Cây bụi cũng nhiều. Trên đường đi cũng có khá nhiều thú hoang. Thi thoảng mọi người trên xe bus cứ ồ lên một tiếng lố nhố đứng lên khỏi ghế là biết lại nhìn thấy thú rồi. Của đáng tội mắt mũi 3 kèm nhèm, nhìn thấy mỗi 1 con cáo lúc xuất nhập cảnh, 1 con guanaco với một chú chồn thì phải.

El Calafate là một thị trấn nhỏ ở Argentina, nằm ở gần khu hồ Argentina của cao nguyên Patagonia, sát với biên giới Chile. Tên thị trấn được đặt theo 1 loại quả berry dại màu tím, giang hồ đồn đội nuốt 1 quả vào bụng vào là nhất định sẽ quay lại vùng đất này. Nổi tiếng nhất ở El Calafate là công viên quốc gia Los Glaciares, bên trong công viên có 47 sông băng có khởi nguồn ở băng nguyên Patagonia, được xếp vào làm di sản thiên nhiên của thế giới. Trong đó đáng xem nhất là sông băng Glaciar Perito Moreno đã có từ 20 vạn năm trước. Là 1 trong số ít những sông băng còn hoạt động, nó còn cải lão hoàn đồng, dưới điều kiện nóng lên và ô nhiễm của trái nhất nhưng nó ko tan đi mà còn mở rộng thêm 30mm mỗi năm nữa.

163562
Gần sông có cài hàng rào với hành lang đi bộ. Khá là tiện tham quan đi lại. Nhưng không dài lắm nên đi được 1 téo là chả biết làm gì ở đây nữa rồi.

Đến đây chơi thì ngoài ngắm ko còn có trò mua tour leo lên sông băng rồi uống whiskey nữa nhưng e đã leo sông băng ở Iceland rồi nên tiếc tiền ko có đi.Phía bên trên nhìn hơi bửn bửn ko phải là do khách du lịch leo nhiều quá làm bửn hay do ô nhiễm ko khí mà là do bụi với cát ở núi Pietrobelli kế bên hàng năm thổi xuống nên trông mới như vậy.

163563

Mấy ảnh chụp xa nhìn ko rõ bụi, chứ thực ra nhiều đoạn nhìn khá là nham nhở. Thủ phạm chính là mấy ngọn núi kế bên kia.

EL Calafate là 1 thị trấn bé tý, không khí rất giống mấy cái làng quê nông thôn châu Âu, nhỏ nhắn, sạch sẽ, màu sắc tươi tắn hiện đại. Nếu ko có cái sông băng kia thì chắc chẳng được mấy ai biết đến. Nhưng mà cái trấn bé tý có chưa đến 2000 người thôi mà cũng cho ra được 2 ông tổng thống Argentina rồi đấy. Cả thành phố có 1 đoạn phố chính, 2 bên là hàng quán làm bằng gỗ, chủ yếu là bán đồ lưu niệm rồi vật phẩm liên quan đến sông băng, đồ outdoor rồi bar, quán ăn …
163565
 
Bạn ơi hóng mãi chưa thấy phần tiếp theo nhỉ :)
Mình muốn hỏi là nếu chỉ đi tam tháp ở công viên Torres del Paine trong 1 ngày thì có được không ạ? Tks bạn nha
 
ôi, hết rồi ạ?

mình ko hiểu lắm. vậy bạn có qua argentina luôn a? Mình ko đủ thời gian, chắc tính đi patagonia phía chile thoi

đợt này đi chile 1 mình sợ lại ko an toàn hiu hiu
 
ôi, hết rồi ạ?

mình ko hiểu lắm. vậy bạn có qua argentina luôn a? Mình ko đủ thời gian, chắc tính đi patagonia phía chile thoi

đợt này đi chile 1 mình sợ lại ko an toàn hiu hiu
Patagonia mạn Argentina đẹp ko hề kém phía Chile mà nhiều chỗ lại còn free (vd như El Chalten ...) bác ạ.
Về trị an thì trộm cắp vặt nói chung ko chỉ riêng Nam Mỹ ngay cả ở VN cũng có. Đương nhiên mình vẫn luôn nên giữ tinh thần cảnh giác còn e nghĩ ko nên chỉ vì sự cố của người đi trước mà bỏ qua 1 quốc gia như Chile ạ
 
Patagonia mạn Argentina đẹp ko hề kém phía Chile mà nhiều chỗ lại còn free (vd như El Chalten ...) bác ạ.
Về trị an thì trộm cắp vặt nói chung ko chỉ riêng Nam Mỹ ngay cả ở VN cũng có. Đương nhiên mình vẫn luôn nên giữ tinh thần cảnh giác còn e nghĩ ko nên chỉ vì sự cố của người đi trước mà bỏ qua 1 quốc gia như Chile ạ
1.Bạn cho hỏi mình nên ở El Chalten và El Calafate mỗi nơi khoảng mấy ngày là đủ ?
2.Visa Argentina bạn xin từ Việt Nam hay e - visa khi đã có visa Schengen hoặc Mỹ multipe ?
3.Tháng 9 cung 4 nước bạn đi có lạnh lắm ko bạn ?
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,184
Bài viết
1,150,412
Members
189,945
Latest member
Karide
Back
Top