diengiadung
Phượt gia
Đến thị trấn Phước Hải:
Phước Hải là một thị trấn thuộc huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Xưa nay, người dân Phước Hải chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt cá, trong số những làng cá lâu đời ở Bà Rịa - Vũng Tàu, làng cá nơi đây có lịch sử lâu đời nhất. Nước mắm và cá khô Phước Hải là hai sản phẩm nổi tiếng khắp vùng.
Bạn đừng ngại khi không rành đường vì bất cứ nơi nào tại VN: các ngõ rẽ quan trọng đều có bảng hướng dẫn. Bảng trong hình như bạn thấy: Rẽ trái Là đi Long Hải, phải là đi Đất Đỏ:
Từ khi được quy hoạch và mở thêm các con đường ven biển, Phước Hải trở thành điểm khám phá mới của khách du lịch phương xa với bãi biển khá sạch đẹp sau nhiều lần ra quân tổng vệ sinh của các chi đội thanh niên.
Bọn mình chọn hướng trái vào trung tâm thị trấn, đây là chợ Phước Hải:
Thẳng theo đường này (vẫn là đường ven biển), mình sẽ đến Long Hải.
Đoạn đường ven biển từ Phước Hải về Long Hải rợp bóng cây xanh và người ta thường nhắc đến rừng hoa anh đào được người Nhật trồng trong chiến tranh Việt Nam (mình không chắc đây thật sự là anh đào, cũng có thể là loại cây nào đó có hoa từa tựa).
Ngã rẽ đường lên núi Minh Đạm:
Năm nào cũng vậy, cứ đến dịp xuân về thì hoa anh đào nở rộ khoe sắc suốt đoạn tỉnh lộ 44 dài gần 5 km từ đèo Nước Ngọt đến cầu Tum (thị trấn Phước Hải). Trên đường nhộn nhịp từng cặp, từng tốp nam thanh nữ tú rủ nhau đến đây dã ngoại và ngắm hoa và chụp ảnh.
Đào hay không phải đào thì đây cũng là cung đường tuyệt diệu khi mùa xuân về, một màu hồng lẳng lơ khoe sắc bên bờ biển xanh. Đây là một lợi thế của thị trấn Phước Hải, làm phong phú thêm nguồn cảnh quan đẹp cùng núi Minh Đạm.
Đường lên núi, chính xác là đường lên khu di tích căn cứ Minh Đạm:
Tuy nhiên qua ảnh vệ tinh thì mình thấy rõ diện tích rừng anh đào này đã giảm xuống rất nhiều so với dăm bảy năm trước - tỷ lệ nghịch với diện tích các resort được xây dựng mới. Phần khác: trước kia có nhiều đoạn đường nhỏ, lối mòn để người lữ khách có thể xuống biển nhưng bây giờ "hơi bị" hiếm, thế vào đó là những cổng resort và khu du lịch - khách thích "tự do" cũng khó còn xuống biển theo kiểu "tự do" tại đoạn đường này, tiếc!
Cổng dưới, mình chộp vài phát rồi chạy xe thẳng cào:
Người ta bảo, đến với Minh Đạm, không chỉ để thả hồn trở về quá khứ với những chiến tích oanh liệt mà còn thanh thản với không gian bao la của rừng, của núi và của những cơn gió khơi xa thổi vào từ bãi tắm Thùy Dương..

Phước Hải là một thị trấn thuộc huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Xưa nay, người dân Phước Hải chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt cá, trong số những làng cá lâu đời ở Bà Rịa - Vũng Tàu, làng cá nơi đây có lịch sử lâu đời nhất. Nước mắm và cá khô Phước Hải là hai sản phẩm nổi tiếng khắp vùng.
Bạn đừng ngại khi không rành đường vì bất cứ nơi nào tại VN: các ngõ rẽ quan trọng đều có bảng hướng dẫn. Bảng trong hình như bạn thấy: Rẽ trái Là đi Long Hải, phải là đi Đất Đỏ:

Từ khi được quy hoạch và mở thêm các con đường ven biển, Phước Hải trở thành điểm khám phá mới của khách du lịch phương xa với bãi biển khá sạch đẹp sau nhiều lần ra quân tổng vệ sinh của các chi đội thanh niên.
Bọn mình chọn hướng trái vào trung tâm thị trấn, đây là chợ Phước Hải:

Thẳng theo đường này (vẫn là đường ven biển), mình sẽ đến Long Hải.
Đoạn đường ven biển từ Phước Hải về Long Hải rợp bóng cây xanh và người ta thường nhắc đến rừng hoa anh đào được người Nhật trồng trong chiến tranh Việt Nam (mình không chắc đây thật sự là anh đào, cũng có thể là loại cây nào đó có hoa từa tựa).
Ngã rẽ đường lên núi Minh Đạm:

Năm nào cũng vậy, cứ đến dịp xuân về thì hoa anh đào nở rộ khoe sắc suốt đoạn tỉnh lộ 44 dài gần 5 km từ đèo Nước Ngọt đến cầu Tum (thị trấn Phước Hải). Trên đường nhộn nhịp từng cặp, từng tốp nam thanh nữ tú rủ nhau đến đây dã ngoại và ngắm hoa và chụp ảnh.
Đào hay không phải đào thì đây cũng là cung đường tuyệt diệu khi mùa xuân về, một màu hồng lẳng lơ khoe sắc bên bờ biển xanh. Đây là một lợi thế của thị trấn Phước Hải, làm phong phú thêm nguồn cảnh quan đẹp cùng núi Minh Đạm.
Đường lên núi, chính xác là đường lên khu di tích căn cứ Minh Đạm:

Tuy nhiên qua ảnh vệ tinh thì mình thấy rõ diện tích rừng anh đào này đã giảm xuống rất nhiều so với dăm bảy năm trước - tỷ lệ nghịch với diện tích các resort được xây dựng mới. Phần khác: trước kia có nhiều đoạn đường nhỏ, lối mòn để người lữ khách có thể xuống biển nhưng bây giờ "hơi bị" hiếm, thế vào đó là những cổng resort và khu du lịch - khách thích "tự do" cũng khó còn xuống biển theo kiểu "tự do" tại đoạn đường này, tiếc!
Cổng dưới, mình chộp vài phát rồi chạy xe thẳng cào:

Người ta bảo, đến với Minh Đạm, không chỉ để thả hồn trở về quá khứ với những chiến tích oanh liệt mà còn thanh thản với không gian bao la của rừng, của núi và của những cơn gió khơi xa thổi vào từ bãi tắm Thùy Dương..