hd128
Phượt thủ
Đi qua những cánh đồng bạc màu muối trắng, chúng em đến bến tàu để ra cồn ăn chơi Ngô Chi Châu, bằng tàu sắt:
Sau 20 phút chồi thụt trên sóng nước, đảo đã hiện ra phía mũi tàu. Hồi hộp, lần đầu ra đảo Du lịch của Làng ấy, lần trước ra thì chỉ loanh quanh ở đầu đình thôi, họp hành xong la hộc tốc lên tàu bay về. Chả phượt phẹt, ngó nghiêng được gì cả, lần này mới được:
Bến tàu gặp luôn bãi biễn nước xanh cát trắng, ĐẸP. Xem "Dạo qua THẩm quyến -... " Thấy Ông ác Anh Minh cũng đã đến đây, https://www.phuot.vn/threads/1530-Dạo-qua-Thẩm-quyến-Hải-Nam/page2 :
Bước xuống bến tàu, anh em ngỡ ngàng tìm hiểu cái cồn ấy, có trò gì hay ho không. Hỏi ra được biết, đi xe quanh cồn ngắm cảnh nước non, ngụp lặn dưới vũng, chạy nhảy bơi lội trên doi cát trên. Đắn đo một hồi, quyết định đi xe ngựa chơi. Xem quanh cồn bờ bãi vậy. Thế là lũ lượt kéo nhau lên xe, theo một cô gái người gốc trong làng đánh vào con đường quanh cồn.
Cồn này cũng không lớn, dài rộng chừng 1-2 dặm tây, con đường bao quanh vòng vèo. Cô đánh xe vừa chạy xe vừa giới thiệu: Đám này có mấy con cua, chỗ kia là nơi lặn ngụp, lai còn cả đám hoa leo tim tím cũng được giới thiệu rất nhiệt tình. Nghĩ thầm, mấy cái này làng tôi không thiếu, còn nhiều hơn nữa. Nhưng nghĩ lại, nhiều vậy mà có ma nào đem tiền đến xem đâu. Hay hơn người mà chả rủ rê mời chào được mấy người. Để nhà họ rủ hết, tiền người ta cứ đem đến tiêu pha, mua đồ của họ sao mình không làm cho ra hồn để rủ được nhiều người hơn?
Chỗ ngụp lặn đây, chả hơn gì mình cả:
Còn đây là mấy con cua cáy bò lên tảng đá:
Sóng biển:
Bụi cây (bìm bìm thì phải, ở nhà đầy ặc, phá không hết, vậy mà ở đây câu được tiền phục vụ, nghĩ ngẩn ngơ!):
Thường thì đi chơi, người ta hay thích thú đi xem cái lạ, cái lẫm mà làng mình, xóm mình không có. Vậy mà đến đây, rặt những cái giống y như xóm mình. Ấy thế mà người ta kiếm được tiền. Kiếm nhiều là khác. Xem ra vẫn còn nhiều người đem tiền đến đây tiêu nữa. Nguyên do thì cũng không quá khó hiểu: họ dám chi tiền trước! Chi làm đường sá, làm vườn tược, làm nhà cửa, hàng quán…mọi nhẽ. Cái gì cũng sạch sẽ, gọn gàng, đẹp đẽ, cả bề thế nữa. Cái nào cái ấy, đâu ra đấy cả. Không hẳn là thật to lớn, riêng biệt từng cái cũng không hẳn là thật đặc sắc. Vậy mà khi tất cả những thứ đó đặt cùng vào một chỗ thì nó rất ăn khớp, nhịp nhàng, hòa vào nhau, tôn nhau lên, cùng tỏa sáng, cùng thăng hoa tạo nên một chỉnh thể hài hòa hấp dẫn. Cộng với thái độ của chủ nhà tôi tớ nhà ấy nữa: luôn luôn cười vui vẻ! Nói, kể chuyện cười. Chêu trọc cũng cười. Cáu gắt những điều gì đó cũng cười. Cười rồi phụ họa, cười rồi thanh minh, cười rồi xin sửa. Thanh minh thật tình, chứ không lý do bao biện. Sửa thì đến nơi đến chốn, đến hết khả năng có thể. Không sửa được nữa, không cố hơn được nữa, người ta mới xin lỗi vì khả năng, điều kiện hiện nay hạn chế. “Khi nào có điều kiện em lại sửa tiếp”. Khách đến nước ấy dẫu chưa hài lòng thì cũng sẵn sàng thông cảm vì thấy cái cố gắng sửa chữa của người làng ấy là cái cố gắng thật sự. Không hề thấy cái sự chống chế, đối phó, gian manh lừa lọc ở đây. Họ bảo: “Sao làm thế được! Khách người ta đi tứ phương, có gì mà không biết, không gặp. Như mấy người làng Phượt nhà anh, không lừa người khác thì thôi, chứ lại còn để cho lừa à. Với lại chúng em sửa, thì tốt cho chúng em, các anh đi rồi, người làng khác đến thấy hay thấy tốt thấy thích lại rủ nhau đem tiền kéo đến tiêu pha chơi nhởi thì chúng em lại được hưởng chứ ai thiệt đi đâu”.
Ồ, thật thà là cha giả dối!
Giờ em mới thấy thấm thía câu ví của các cụ nhà mình. Ở nhà biết thì biết thế đấy, nhưng là biết rồi khổ lắm… có nói chưa chắc đã nghe. Họ thì như vậy thì hèn gì mà không giàu. Dẫu có chưa giàu như người xóm này thì cũng thấy tương lai chắc chắn khá giả. Chưa giàu thì cũng sang.
Gẫm lại xứ mình, cái gì cũng hay, cũng đẹp, nhiều cái độc đáo các làng khác nhìn mà phát thèm, thèm lắm lắm ấy, thèm đến ghen tị. Nhưng nhìn bao quát thì thấy cái tổng quan lộn xộn, rời rạc, manh mún thậm chí tương phản nhau, đối chọi nhau. Đến thảm hại! Rồi nhiều cái văn minh xứ Kinh làm người ta đến rồi chả muốn quay lại nữa. Có kiếm được mấy đồng tiền, rủng rỉnh, giàu có hơn họ thì vẫn chả thấy sang. Buồn!
Nghĩ kỹ hơn một chút, cũng làng này thôi mà xóm chợ ngoài kia cũng nhiều điều giống xứ Kinh mình lắm. Chắc nhờ mấy chỗ như xóm bãi này mà bà con các xứ mới đến nhiều thôi. Nhưng rồi cái lề, cái lối, cái lý lẽ của xóm bãi này sẽ lan ra, lây nghiễm sang các xóm khác. Khi đó thì cả làng này sẽ hút khách lắm lắm. Giàu sang chả mấy nả mà có. Xứ mình chỗ nào có cái lề lối, cái lý lẽ, cái cách nghĩ lây nghiễm như vậy chưa nhỉ ?!?
Sau 20 phút chồi thụt trên sóng nước, đảo đã hiện ra phía mũi tàu. Hồi hộp, lần đầu ra đảo Du lịch của Làng ấy, lần trước ra thì chỉ loanh quanh ở đầu đình thôi, họp hành xong la hộc tốc lên tàu bay về. Chả phượt phẹt, ngó nghiêng được gì cả, lần này mới được:
Bến tàu gặp luôn bãi biễn nước xanh cát trắng, ĐẸP. Xem "Dạo qua THẩm quyến -... " Thấy Ông ác Anh Minh cũng đã đến đây, https://www.phuot.vn/threads/1530-Dạo-qua-Thẩm-quyến-Hải-Nam/page2 :
Bước xuống bến tàu, anh em ngỡ ngàng tìm hiểu cái cồn ấy, có trò gì hay ho không. Hỏi ra được biết, đi xe quanh cồn ngắm cảnh nước non, ngụp lặn dưới vũng, chạy nhảy bơi lội trên doi cát trên. Đắn đo một hồi, quyết định đi xe ngựa chơi. Xem quanh cồn bờ bãi vậy. Thế là lũ lượt kéo nhau lên xe, theo một cô gái người gốc trong làng đánh vào con đường quanh cồn.
Cồn này cũng không lớn, dài rộng chừng 1-2 dặm tây, con đường bao quanh vòng vèo. Cô đánh xe vừa chạy xe vừa giới thiệu: Đám này có mấy con cua, chỗ kia là nơi lặn ngụp, lai còn cả đám hoa leo tim tím cũng được giới thiệu rất nhiệt tình. Nghĩ thầm, mấy cái này làng tôi không thiếu, còn nhiều hơn nữa. Nhưng nghĩ lại, nhiều vậy mà có ma nào đem tiền đến xem đâu. Hay hơn người mà chả rủ rê mời chào được mấy người. Để nhà họ rủ hết, tiền người ta cứ đem đến tiêu pha, mua đồ của họ sao mình không làm cho ra hồn để rủ được nhiều người hơn?
Chỗ ngụp lặn đây, chả hơn gì mình cả:
Còn đây là mấy con cua cáy bò lên tảng đá:
Sóng biển:
Bụi cây (bìm bìm thì phải, ở nhà đầy ặc, phá không hết, vậy mà ở đây câu được tiền phục vụ, nghĩ ngẩn ngơ!):
Thường thì đi chơi, người ta hay thích thú đi xem cái lạ, cái lẫm mà làng mình, xóm mình không có. Vậy mà đến đây, rặt những cái giống y như xóm mình. Ấy thế mà người ta kiếm được tiền. Kiếm nhiều là khác. Xem ra vẫn còn nhiều người đem tiền đến đây tiêu nữa. Nguyên do thì cũng không quá khó hiểu: họ dám chi tiền trước! Chi làm đường sá, làm vườn tược, làm nhà cửa, hàng quán…mọi nhẽ. Cái gì cũng sạch sẽ, gọn gàng, đẹp đẽ, cả bề thế nữa. Cái nào cái ấy, đâu ra đấy cả. Không hẳn là thật to lớn, riêng biệt từng cái cũng không hẳn là thật đặc sắc. Vậy mà khi tất cả những thứ đó đặt cùng vào một chỗ thì nó rất ăn khớp, nhịp nhàng, hòa vào nhau, tôn nhau lên, cùng tỏa sáng, cùng thăng hoa tạo nên một chỉnh thể hài hòa hấp dẫn. Cộng với thái độ của chủ nhà tôi tớ nhà ấy nữa: luôn luôn cười vui vẻ! Nói, kể chuyện cười. Chêu trọc cũng cười. Cáu gắt những điều gì đó cũng cười. Cười rồi phụ họa, cười rồi thanh minh, cười rồi xin sửa. Thanh minh thật tình, chứ không lý do bao biện. Sửa thì đến nơi đến chốn, đến hết khả năng có thể. Không sửa được nữa, không cố hơn được nữa, người ta mới xin lỗi vì khả năng, điều kiện hiện nay hạn chế. “Khi nào có điều kiện em lại sửa tiếp”. Khách đến nước ấy dẫu chưa hài lòng thì cũng sẵn sàng thông cảm vì thấy cái cố gắng sửa chữa của người làng ấy là cái cố gắng thật sự. Không hề thấy cái sự chống chế, đối phó, gian manh lừa lọc ở đây. Họ bảo: “Sao làm thế được! Khách người ta đi tứ phương, có gì mà không biết, không gặp. Như mấy người làng Phượt nhà anh, không lừa người khác thì thôi, chứ lại còn để cho lừa à. Với lại chúng em sửa, thì tốt cho chúng em, các anh đi rồi, người làng khác đến thấy hay thấy tốt thấy thích lại rủ nhau đem tiền kéo đến tiêu pha chơi nhởi thì chúng em lại được hưởng chứ ai thiệt đi đâu”.
Ồ, thật thà là cha giả dối!
Giờ em mới thấy thấm thía câu ví của các cụ nhà mình. Ở nhà biết thì biết thế đấy, nhưng là biết rồi khổ lắm… có nói chưa chắc đã nghe. Họ thì như vậy thì hèn gì mà không giàu. Dẫu có chưa giàu như người xóm này thì cũng thấy tương lai chắc chắn khá giả. Chưa giàu thì cũng sang.
Gẫm lại xứ mình, cái gì cũng hay, cũng đẹp, nhiều cái độc đáo các làng khác nhìn mà phát thèm, thèm lắm lắm ấy, thèm đến ghen tị. Nhưng nhìn bao quát thì thấy cái tổng quan lộn xộn, rời rạc, manh mún thậm chí tương phản nhau, đối chọi nhau. Đến thảm hại! Rồi nhiều cái văn minh xứ Kinh làm người ta đến rồi chả muốn quay lại nữa. Có kiếm được mấy đồng tiền, rủng rỉnh, giàu có hơn họ thì vẫn chả thấy sang. Buồn!
Nghĩ kỹ hơn một chút, cũng làng này thôi mà xóm chợ ngoài kia cũng nhiều điều giống xứ Kinh mình lắm. Chắc nhờ mấy chỗ như xóm bãi này mà bà con các xứ mới đến nhiều thôi. Nhưng rồi cái lề, cái lối, cái lý lẽ của xóm bãi này sẽ lan ra, lây nghiễm sang các xóm khác. Khi đó thì cả làng này sẽ hút khách lắm lắm. Giàu sang chả mấy nả mà có. Xứ mình chỗ nào có cái lề lối, cái lý lẽ, cái cách nghĩ lây nghiễm như vậy chưa nhỉ ?!?
Last edited: