What's new

[Chia sẻ] Phusilung- không còn là bí ẩn

PHUSILUNG- KHÔNG CÒN LÀ BÍ ẨN
(Nội dung bài viết chỉ đề cập đến giới thích Du lịch - Phượt - Bụi)
Vì sao tôi nói vậy? Tuy là đoàn thứ 2 chinh phục đỉnh cao thứ 3/10 này nhưng cách đoàn đầu tiên 1 tháng và cũng nằm trong top 10 người (trừ dân bản địa và biến phòng), nhưng khi đến tôi thấy không như trong trí tưởng tượng trước khi tìm hiểu trước khi đến có quá ít thông tin, mọi thứ vẫn nằm trong bí ẩn. Đầu tiên là mốc 42, cách đây 1 năm người lên đầu tiên đó là nhóm của Quỷ cốc tử và đã để lại bài viết này (có lẽ là thông tin duy nhất lúc bấy giờ để tham khảo) và sau này biết thêm nhóm của Nhím xù và Lam ngố đi vào đầu tháng 4/2014 nên cũng biết thêm đường chút thông tin về đường đi. Bây giờ cột mốc 42 vừa rồi đã được xây kè lại, nên việc vận chuyển vật liệu lên cột mốc đã thành lối mòn dễ đi. Từ mốc 42 lên đỉnh cũng đã có lối mòn từ lâu có thể do dân bản hoặc do dân TQ tạo nên, nhưng bây giờ cũng đã được biên phòng phát cây làm vành đai biên giới nên cũng đã có lối đi.
Trân trọng cảm ơn bài viết của Quỷ cốc tử và Nhím xù, Lam ngố đã giúp chuyến đi của chúng tôi trọn vẹn.
Tracklog ghi lại trong 2 ngày Hikking của đoàn chúng tôi đi ngày 1-2/5/2014 (ngày 3/5 từ hang đá trở về không ghi nữa)

PSL%25202014-1.jpg


Vậy ta đến đó như thế nào.
1. Thủ tục đi lại nơi biên giới
Do địa điểm này nằm giáp biên và có Biên phòng cắm chốt nên theo nghị định 34 về luật biên giới các bạn phải có giấy tờ tùy thân sau:
-Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ do công an xã, phường thị trấn nơi cư trú cấp. (Các bạn có thể xin giấy tạm vắng nơi cư trú hoặc giấy giới thiệu của đơn vị công tác).
-Người đến trình báo với Đồn biên phòng hoặc Uỷ ban nhân dân sở tại phải nói rõ mục đích, nội dung, thời gian, danh sách người, phương tiện, phạm vi hoạt động ở vành đai biên giới.
Ở Lai châu có một số đồn BP không nằm trong mục đích khai thác du lịch nên không cấp phép cho các bạn luôn giống như Đồn BP ở Apachai, các bạn cầm giấy tờ trên làm việc với BCH Bộ đội biên phòng tỉnh Lai châu (giờ hành chính) ở Thị xã Lai châu xin phép, khi đến xã Pa Vệ Sử việc đầu tiên là đến đồn Biên phòng trình báo. Do là khu vực giáp biên nên ở đồn sẽ bố trí người dẫn đi cột mốc 42 và đỉnh Phusilung.
Và một việc không thể thiếu đó là nên có món quà nhỏ tặng các anh BP để thắm thiết tình quân nhân nhé.
Việc vào khu vực Biên giới không mất phí gì cả.

Đây là mối liên lạc đầu tiên cần đến Lai Châu

BỘ CHỈ HUY BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG TỈNH LAI CHÂU

Địa chỉ: Đường Hoàng Văn Thái, Phường Tân Phong - Thị Xã Lai Châu.
Số Điện thoại tổng đài: 069 888 900; 02316 269 000.
Số Điện thoại ban liên lạc: 069 888 918; 02316 269 666.
Số Điện thoại nhận fax: 02313 791 406/0231 6269007

Gọi số tổng đài là có thể xin được số liên lạc của thủ trưởng tỉnh hay các đồn (không tiên nêu cụ thể vì các thủ trưởng có thể chuyển công tác)

2. Đường đi:
Hiện tại (T5/2014), mọi con đường đến Mường Tè đều khó khăn.
Đây bản đồ chụp tại BCH Bộ đội BP tỉnh

*Xóa ảnh này. Chitto*

Theo hướng Lai châu, theo hướng phong thổ, đến Pa tần, đi qua cầu thẳng tiến về Mường Tè, Cách Mường tè 73km, đoạn đường này hiện tại khá xấu và dốc. từ Lai châu đến Mường tè là 130km (khaongr 5h oto)


_MG_0850.jpg

Còn theo hướng Mường Lay, đường từ Công trường thủy điện Lai châu đến Mường tè khoảng 60km đường cũng rất xấu.
Vị trí lối rẽ đến Pa vệ sử là Bum Nưa, từ Bum Nưa , đến Pa vệ sử là 21km, từ Pa vệ sử vào đồn là 7,5km

_MG_0867.jpg



_MG_1000.jpg

Đây là Pa vệ sử và chốt đồn phía ngoài

_MG_0976.jpg


Đi qua Pa vệ sử thì để ý có lỗi rẽ bên phải ngược lại là vào đồn.
Đường vào đồn có thể đi được oto khá tốt (1 cầu), còn từ đồn vào bản thì phục thuộc vào thời tiết, nếu trời khô ráo trước đó nhiều này thì có thể đi được oto nhưng đường khá dốc và hiện tại là đường đất. Việc đi lại dễ dàng chỉ mới trong năm nay thôi, hiện vẫn còn đang làm đường từ Pa vệ sử đến Bản B và C nữa thì phải.

_MG_0912.jpg



GOPR1260.jpg
 
Last edited by a moderator:
Hoa tiêu chỉ đường (vốn là trực ban tác chiến Tên là Dũng được cử ra đón đoàn ở Pa Vệ Sử vì lo đoàn lạc đường, anh Đồn trưởng thật chu đáo)

_MG_0874.jpg


Cả đồn hôm nay có tiệc vì dịp lễ nên người nhà lên thăm và đoàn cũng ... lên thăm nên tiệc rượu rất thịnh soạn chờ tiếp. Không gì vinh dự bằng khi được đầy đủ lãnh đạo của đồn tiếp đón.



_MG_0884.jpg


Và sau đó, ngất 1/2 quân số. Mai leo sao đây :D


GOPR1142.jpg

Sáng hôm sau, may quá ai cũng tỉnh táo và quyết tâm lên đường. Lãnh đạo đồn đã chuẩn bị lương thực rất chu đáo cho 3 ngày và cử 1 cán bộ biên phòng (đ/c LY) dẫn đoàn và 1 chiến sĩ phục vụ đoàn (em Thắng). Ngoài ra đã cử 1 cán bộ biên phòng vào bản sớm để nhờ dân bản vác đồ cho đoàn.
Cả đoàn lên đường chinh phục được lãnh đạo đưa tiễn chúc thành công


_MG_0895.jpg
 
Từ đồn vào bản đi oto chỉ đến được cầu treo qua suối Xí Lùng là phải dừng, vì trận mưa đêm trước làm cho đường đất dốc yếu. Cây cầu này mới bắc T2/2014 giúp cho việc qua suối vào mùa mưa đỡ khó khăn, trước đây mùa mưa phải bơi qua suối đấy


_MG_0899.jpg

Từ đây vào bản với xế cứng mất khoảng 10-15 phút là vào đến bản Sin Chải A. Hiện tại địa hình núi nơi đây chủ yếu là đất yếu nên nếu vào mùa mưa để vào bản được là cả vấn đề khó khăn. nếu đi oto phải lội qua suối.
Hình ảnh đường vào bản


_MG_0904.jpg


Cầu treo dành cho người đi bộ và xe máy qua


_MG_0906.jpg




GOPR1258.jpg




GOPR1263.jpg



GOPR1265.jpg

Dừng chân ở bản Sín Chải A và bắt đầu từ đây, nếu đi từ Sín Chải B sẽ khó hơn, nhưng Sin Chải B lại gần mốc 44



_MG_0922.jpg


Có thể vào web này để tham khảo thêm về bản đồ hành chính xã Pa vệ Sử- Mường Tè- Lai châu
http://gis.chinhphu.vn/
 
Do không đi được oto vào tận bản nên phải thuê xe máy chở cả đoàn và đồ đạc tập kết tại bản Sín chải A, hôm này là ngày đầu tiên của mùa cấy nên việc nhờ dân bản thật là khó khăn.

_MG_0927.jpg

Ngày đầu bản có một cửa hàng bán đồ tạp hóa tại nhà của đôi vơ chồng trẻ dưới thị trấn lên đây sinh sống lập nghiêp (sau này chúng tôi đặt tên là Khu liên hợp trạm xe bus và Siêu thị Thái mai là vậy, vì xe oto chở về bản cũng thuê của nhà này và xe và lái)

Xã Pa Vệ Sử vốn tập trung dân tộc La Hủ, đã tìm hiểu trước rằng người La hủ rất khó gần có lẽ do lối sống còn lạc hậu và xa thế giới văn mình chăng? :)
http://vov4.vov.vn/CoTu/gioi-thieu/dan-toc-la-hu-cgt2-84.aspx
Và có thể xem thêm trên bài viết của Quỷ cốc Tử
https://www.phuot.vn/threads/80938-...ành-trình-của-niềm-tin-và-tình-đồng-đội/page3
Sóng ở đây rất yếu, chủ yếu của Vinaphone, còn Viettel chưa có trạm thu phát nên hầu như không có.
Điện thoại phải treo để hứng sóng thế này

_MG_0919.jpg


Nói chung là dân vẫn còn nghèo lắm, và lần này tôi đến được biết là dân họ không cần tiền hay sao ý nên nhờ đi vác đồ chả công mà ai cũng kêu bận mặc dù họ đứng đấy nhìn cả đoàn mãi chả thấy làm gì. Vì vậy nên quanh năm ăn đói. Chúng tôi có chuẩn bị chút quà bánh và sữa và trong nhóm có 2 bạn trọng hội "TO CHÂN xe đạp hội" có 2 túi quà đồ dùng học tập cho 2 lớp học của bản
Không nhờ được porter, cả đoàn méo cả mặt có 2 lựa chọn: 1 là ngủ tại bản để đến tối nhờ trưởng bản huy động người, 2 là tự làm porter khuân chính đồ của mình. Sau khi bàn bạc kỹ và quyết tâm nên quyết định đi luôn vì ai cũng sợ ngủ tại bản có bọ chó bọ... đốt, mà đến mai cũng chả biết thế nào.
Đồ đạc được lọc lại lần nữa, chỉ mang đồ cần thiết vậy mà mỗi người đều >< 15kg hị hị:

GOPR1284.jpg


Tôi cũng phải quyết định bỏ lại cả máy ảnh DSLR vì quá nặng, đành chụp bằng điện thoại và ngoài ra còn một số thành viên trong đoàn cũng vác máy nhỏ gọn hơn theo.
Xuất phát lúc hơn 10h, trời thì nắng làm cho bước chân thêm nặng nề. Do không hỏi trước nên đi bộ mất đến 2-3 km đường dốc mà có thể đi xe máy. Đi đường vài km 1 thành viên (xã nhà tôi) do vác nặng không quen nên chân bị đau, nhưng vẫn cố, và may mắn gặp được 1 anh dân tộc đang dựng xe máy gần đó và gạ thuê chở hết đường xe máy, trên đường tôi gạ luôn đi khuân đồ giúp, anh rất lưỡng lự nhưng vì nếu không thuê được người vác chắc xã nhà tôi bỏ cuộc nên đành ra giá hấp dẫn là 800k/2 ngày (nghĩ là đi chỉ 2 ngày), do nhiều người hùa vào là có tiền nên đi nên anh dân tộc quyết định về cất xe và theo chúng tôi, thật là may mắn.


GOPR1318.jpg


Đây là điểm bắt đầu trek



GOPR1323.jpg


Nhìn xa xa thấy chủ yếu là những quả núi trọc, có lẽ do người La Hủ sống theo lối du canh du cư đốt rừng làm rẫy nên để lại vậy chăng ???


GOPR1329.jpg
 
Tớ đang theo sát bước chân của Bạn sau khi đã xem lại thởt của Quỷ .Xin hỏi xe ô tô của Bạn là xe gì đấy ,mấy chấm số sàn hay AT .Tớ hỏi vậy vì tớ chiến các cung bằng con Captiva 2.4 LT ) .Nhìn sơ đồ ở trang 1 thì ô tô vào đc Sín Chải A ( trạm xe bus ) ,từ đây đến hang đá là 16km ,đi thêm 4km nữa là M.42 tổng cộng là 20km đúng ko Bạn ( có thể thuê xe máy rút ngắn đc tí nữa ) ...viết tiếp đi Bạn tớ rất tâm đắc thể loại này ...Tks nhiều nhiều nhé
 
Tớ đang theo sát bước chân của Bạn sau khi đã xem lại thởt của Quỷ .Xin hỏi xe ô tô của Bạn là xe gì đấy ,mấy chấm số sàn hay AT .Tớ hỏi vậy vì tớ chiến các cung bằng con Captiva 2.4 LT ) .Nhìn sơ đồ ở trang 1 thì ô tô vào đc Sín Chải A ( trạm xe bus ) ,từ đây đến hang đá là 16km ,đi thêm 4km nữa là M.42 tổng cộng là 20km đúng ko Bạn ( có thể thuê xe máy rút ngắn đc tí nữa ) ...viết tiếp đi Bạn tớ rất tâm đắc thể loại này ...Tks nhiều nhiều nhé
Cám ơn bác Thái đã theo dõi bài, cháu không dành về xe lắm mà chỉ biết mấy loại nhà cháu hay đi thôi, để vào được bản chắc chắn phải xe 2 cầu lốp MT, nhưng còn phụ thuộc vào thời tiết vì địa hình ở đây là núi đất, đường thì mới san ủi nên còn rất yếu nếu gặp mưa trước đó lâu ngày thì xe oto nào vào cũng khó đấy, phải tay lái cứng vì đường rất dốc và gấp khúc nhiều. Nếu bác đi thời điểm này thì càng khó vì đang là mùa mưa, đi oto phải lội qua suối nếu nước nhiều không ổn đâu ạ. Vừa rồi nhà cháu đi xe KIA Carnival nhưng chỉ đến được cầu treo thôi ạ. Nếu bác đi thì để xe oto ở đồn BP sau đó nhờ các anh Biên phòng đi xe máy chở vào, nếu bác đi ít người thì nhờ thêm chiến sĩ đi khuân đồ giúp luôn (các chiến sĩ ở đây lúc luyện tập cháu nghe nói phải khuân đủ 50kg thì phải) vì khi vào bản bộ đội cũng đi xe máy vào mà. đến điểm không thể đi xe được nữa thì gần hơn được khoảng 3-4km tức là để lên mốc 42 khoảng đường còn khoảng 16-17km bộ thôi. đường lên mốc 42 bác tưởng tượng đi lên xuống các quả đồi trọc nên khá nắng và nóng, nước rất quan trọng, các chiến sĩ và cán bộ BP bảo uống nước suối trực tiếp nhưng mà cháu sợ nên không dám uống. Trên đường đi có lội qua 5-6 lần qua suối nên chuẩn bị dép thêm nữa ạ.
Vậy là tổng cộng là 32-34km đường núi cuốc bộ chỉ đến mốc 42 nên bác liệu sức bố trí thời gian ạ. Như bọn cháu sức trẻ 1 ngày cuốc bộ đường núi được khoảng 16-18km. Nhưng nếu ngắm nghía chụp ảnh chắc lâu hơn nữa đó
Còn nữa, các anh Biên phòng ở đây rất tốt và chu đáo ạ (Bác nhớ mua ít Bánh kẹo chia cho các bé nha, mỗi bản bé cấp 1 trở xuống khoảng 20-30 cháu), dân số mỗi bản khoảng gần 100 người thông tin này cháu hỏi qua trưởng bản đó ạ
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,637
Bài viết
1,154,210
Members
190,154
Latest member
tranquochuy86
Back
Top