What's new

Pleiku... Phố núi mưa..... T11/2011

Chuyến đi lần này khác với những chuyến đi trước của mình ... Những lần trước .. trở về phố để trốn chạy 1 điều gì đó. Còn lần này, về trong tâm trạng hoàn toàn vui vẻ.

Lần này dành đất để giới thiệu về phố núi Pleiku. Nơi mình đã sinh ra và lớn lên ...

310265_10150442228508115_735918114_10279335_1015909227_n.jpg
 
Chuyến đi lần này khác với những chuyến đi trước của mình ... Những lần trước .. trở về phố để trốn chạy 1 điều gì đó. Còn lần này, về trong tâm trạng hoàn toàn vui vẻ.

Lần này dành đất để giới thiệu về phố núi Pleiku. Nơi mình đã sinh ra và lớn lên ...

310265_10150442228508115_735918114_10279335_1015909227_n.jpg


Mình cũng là một người con của vùng đất đỏ Gia Lai, cũng gần năm mình chưa về nhà, đọc hồi ức của bạn tự nhiên thấy nhớ quá. Không sinh ra ở Pleiku nhưng thành phố cũng rất quen thuộc với mình! Viết tiếp hồi ức để cho những con người xa quê được thõa nỗi nhớ quê hương nha bạn! Cám ơn Gaubong
 
Những ngày này phố núi đang mưa đấy mọi người ạ. Mưa phố núi khác hẳn với mưa sì fố nhé...Mưa phố rả rích và âm ỉ ... dai dẳng và hình như chẳng bao giờ muốn dứt ... Chạy xe ngoài phố mà run cầm cập.... Nhưng không khí cực kỳ dễ chịu... sau cơn mưa ko phải là cái oi bức như Sì fố.

Những ngày mưa, chui trong mền, nằm với co ro với nhỏ bạn, tám đủ thứ trên đời, dưới đất, lúc này mới thấy cuộc sống thật yên bình đến kỳ lạ....ko bon chen, ko lừa lọc nhau .
 
Mình sẽ kể cho mọi người nghe về huyền thoại Biển Hồ nhé .... Biển Hồ hay còn gọi là hồ Ia Nueng, hồ Tơ Nuêng là một trong những danh thắng nổi tiếng của vùng Tây nguyên. Du khách mỗi khi dừng chân ở PleiKu hẳn không bỏ lỡ cơ hội chiêm ngưỡng “Đôi mắt Pleiku” và lắng nghe những huyền thoại được lưu truyền về Biển Hồ.

Và bắt đầu bằng 1 cụm từ quen thuộc : Chuyện kể rằng

Chuyện kể rằng Ia Nueng là một bến nước chung của dân làng. Một hôm Yă Pôm rủ Yă Chao đi múc nước ở bến thấy một con lợn trắng. Yă Chao đưa về nuôi. Thật lạ con lợn trắng chỉ ăn cát và lớn nhanh như thổi.Thế rồi trong lễ ăn mừng nhà rông lũ làng đã mổ thịt con lợn trắng. Khi đem phần thịt cho bếp Yă Chao bà không nhận và thề nếu ăn thịt thì đất sẽ động. Ia Nueng sẽ sụp đổ. Nhưng cháu của Yă Chao thì đòi ăn quấy khóc. Vì quá thương cháu bà đem miếng thịt nhỏ nướng cho cháu ăn. Yă Chao không giữ đúng lời thề khiến Giàng nổi giận. Đất động núi rừng rung chuyển. Ia Nueng sụp đổ vùi xuống đáy tất cả buôn làng.

Liên quan đến Biển Hồ cũng còn một câu chuyện khác. Tơ Nuêng là một bản làng phong phú tươi đẹp với những vũ điệu và rộn rã tiếng cồng chiêng suốt ngày đêm. Một hôm dân làng đang vui say trong lễ hội thì bỗng dưng núi lửa ập đến lấp làng. Những người sống sót khóc thương mãi không thôi. Nước mắt họ chảy thành suối đổ về làng mà thành hồ.

Hai câu chuyện, hai huyền thoại khác nhau nhưng lại gắn liền với sự hủy diệt bi tráng đau thương của dân làng để lí giải cho sự xuất hiện của một biển hồ trên núi. Ở độ cao gần 1000m mà có biển thì là một sự lạ. Cái bất biến trong cách lí giải phản ánh ý thức hệ tộc, ý thức sinh tồn của cộng đồng người Jrai. Đây quả là nơi tương ngộ giữa thực và ảo. Cái thực lại tồn tại trong lòng tín ngưỡng của người bản địa vốn dĩ thờ tôn giáo đa thần( tô tem). Hiện tượng núi lửa cũng được giải thích là sự nổi giận của thần núi. Sự xuất hiện của biển trên núi thực tế là quá trình phun trào của núi lửa và Biển Hồ là miệng của một núi lửa đã ngưng hoạt động hàng trăm triệu năm. Sự tương ngộ đã tạo cho Biển Hồ một vẻ đẹp lung linh kì bí khơi gợi óc tưởng tượng và cả ý tưởng khám phá của những ai từng một lần đặt chân đến nơi này.


dsc00443_399.jpg
 
Bi chừ giới thiệu qua 1 số món ăn về Gia Lai ......... ^^ ....... Phần này thì có lẽ sẽ thu hút mọi người hơn ấy nhỉ ^^ :))

1. Món gỏi khô bò

167266_10150121101973115_735918114_7708542_3560410_n.jpg


2. Bún riêu chợ nhỏ

179038_10150121460328115_735918114_7714523_1940595_n.jpg


3. Bánh canh gia lai

179407_10150121659758115_735918114_7718623_311201_n.jpg


4. Mì Quảng

168759_10150122080563115_735918114_7727118_6103276_n.jpg


5. Bánh Canh cô Bảy

165618_10150122212338115_735918114_7729540_164259_n.jpg


6. Bánh bột lọc

168921_10150122212603115_735918114_7729546_3584955_n.jpg
 
Món ăn mà mình đặc biệt muốn giới thiệu với mọi người là món " PHỞ KHÔ GIA LAI"

Nước dùng phở khô không trong veo như món phở của các địa phương khác nhưng đậm đà và ngọt lạ nhờ những lát thịt bò non hoặc thịt bê được chọn kỹ, mềm và rất tươi ngon.Dù có nhiều điểm khác biệt với món phở Bắc vốn được xem là quốc hồn quốc túy cả trong cách chế biến lẫn thưởng thức, nhưng phở khô có một sức hấp dẫn riêng, không chỉ để thương để nhớ cho người Gia Lai xa xứ mà còn khiến du khách đến đây ăn qua một lần rồi lưu luyến mãi.



167577_10150132325998115_735918114_7873670_3496605_n.jpg



Độc đáo “phở hai tô”


Một “thổ địa” tại Pleiku đưa chúng tôi đến quán phở Hồng trên đường Nguyễn Văn Trỗi – nơi tô phở có giá 22 ngàn đồng, thuộc hàng đắt đỏ nhất tại phố núi này. Tuy đắt nhưng quán Hồng lúc nào cũng tấp nập khách ra vào, nếu phải đứng đợi một lúc để “xí bàn” thì cũng là chuyện “thường ngày ở huyện”. Bù lại, được thưởng thức những sợi phở khô hương vị đậm đà đựng trong những chiếc tô sứ trắng ngần cùng với đĩa giá trụng, rau thơm, ngò gai được nhặt rửa sạch sẽ cũng đủ làm dịu lòng những thực khách khó tính nhất. Đến Pleiku, ngoài địa chỉ này, du khách còn có thể tìm đến các quán phở ngon nổi tiếng khác như Tàu Lí (đường Trần Phú), Ngọc Linh (đường Sư Vạn Hạnh), Ngọc Sơn (đường Hùng Vương)…



167813_10150121546773115_735918114_7716419_257037_n.jpg



Phở khô là tên gọi của người địa phương, nhưng với nhiều du khách từ nơi khác đến, món ăn này là một sự kết hợp độc đáo giữa hủ tiếu nam vang và… phở bò. Những ai lần đầu tiên thưởng thức món phở khô của người dân nơi phố núi thường không khỏi ngạc nhiên trước sự “hoành tráng” của món ăn này. Món phở khô được dọn lên gồm một tô bánh phở, một tô súp, đĩa rau sống nhiều loại đầy vun và một chén tương đậu thơm phức. Có lẽ vì vậy mà nhiều người gọi món ăn này với một cái tên khác, nôm na, dễ thương mà lại rất gợi hình là “phở hai tô”. Sợi phở khô khá đặc biệt, dù được làm từ bột gạo nhưng không mềm và dẹp như bánh phở thông thường mà có dáng tròn, mảnh và hơi dai. Nhờ vậy mà khi trộn đều lên, sợi phở rất dễ thấm gia vị nhưng không bị nát. Làm thế nào để sợi phở vừa đủ mềm, vừa đủ dai cho đến nay dường như vẫn còn là bí quyết riêng của người dân phố núi, nên các quán phở khô ở Sài Gòn thường mua sợi phở từ Gia Lai chuyển xuống mỗi ngày. Sợi phở khô được trụng sơ rồi trộn với thịt băm, tỏi, hành phi và tóp mỡ. Tuy nhiên, tô phở sẽ hấp dẫn hơn nếu cho thêm ít tương pha ớt bằm (tương hột giã nhuyễn) để có chút vị mằn mặn, beo béo, cay cay. Nước dùng đi kèm tuy không trong veo như món phở ở các địa phương khác nhưng có mùi thơm và vị ngọt đậm đà của thịt bò xắt mỏng.



Phở khô “xuống núi”

180433_10150132326548115_735918114_7873678_7117373_n.jpg




Có thể nói, hiếm có món ăn nào kết hợp cùng lúc cả thịt bò lẫn thịt heo nhuần nhị như món phở khô. Thịt heo được băm nhuyễn, xào qua với hành phi thơm phức, rắc lên trên bề mặt bánh trông thật hấp dẫn. Phải chọn thịt ba chỉ để khi băm nhuyễn có cả nạc cả mỡ ăn thấy dai dai, beo béo, ngon mà không ngán. Trong khi đó, thịt bò được xắt thành từng lát mỏng cho vào tô nước dùng. Nước dùng trong món phở khô không trong veo như món phở của các địa phương khác nhưng đậm đà và ngọt lạ nhờ những lát thịt bò non hoặc thịt bê được chọn kỹ, mềm và rất tươi ngon. Từ khi món phở khô “xuống núi”, đến Sài Gòn, người ta đã làm nên những biến tấu mới. Tô nước súp không chỉ có thịt bò non xắt mỏng mà tùy theo sở thích từng thực khách còn có thêm bò viên dai dai, sừn sựt và gân bò giòn giòn.



167813_10150121546768115_735918114_7716418_4500582_n.jpg



Với món phở khô độc đáo của người Gia Lai, thực khách không chỉ là người thưởng thức mà đồng thời cũng là người chế biến. Thưởng thức món đặc sản của phố núi, dù có là người bận rộn đến mấy cũng không ai cho cả tô nước súp vào bánh phở để “đánh nhanh rút gọn”, bởi cái ngon không chỉ nằm ở hương vị của món ăn mà còn ở cái cách tự mình hí hoáy vừa trộn vừa nếm cho đến khi vừa miệng rồi từ từ nhấm nháp. Gắp một đũa bánh phở đã trộn đều với tương đậu cho vào miệng, cảm nhận vị béo của bánh, vị bùi bùi, mằn mặn của tương đậu, thêm một ít xà lách, húng quế để thấy cái tươi ngon và vị the the tan nơi đầu lưỡi. Sì sụp húp một muỗng nước súp nóng hổi, thơm phức và tận hưởng vị ngọt của miếng thịt bò non vừa chín tới thì quả không còn gì bằng. Một chút kiểu cách, một chút từ tốn, thong dong, đó là cách người sành ăn thưởng thức món ngon phố núi.
 
Bánh canh cô bảy nay dời đi đâu vậy bác. Mấy lần về nhà mà tìm không ra chỗ cô Bảy??? Bác post hình tiếp đi. ^^
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,485
Bài viết
1,153,140
Members
190,103
Latest member
vuthihaianh
Back
Top