What's new

[Chia sẻ] Queenstown New Zealand 2012

Không biết tự thuở nào và tại làm sao mà người Kinh sống trên xứ Kăng Gà Rù cứ khiêm tốn tự xưng mình là người sống ở "Xứ Miệt Dưới"! Chắc cũng có phần do cái chữ "Down Under" mà ra! Mà chắc tại cũng có phần do nhớ nhà nơi xứ Kinh, nơi mà hai chữ "Miệt Dưới" chỉ về 1 vùng đất phù sa dân tình thuần hậu chất phác!

Do vậy, mà khi muốn đi xem lá vàng lá đỏ ở Niu Dí Lần; hai bác già đã bị tổ trác: Cứ theo "Xứ Miệt Dưới" mà hai bác già sống lâu nay, thì cuối tháng 5 lá trên cành còn chưa hết màu xanh chen lẫn với màu vàng của thu! Có hay đâu là còn một "Xứ Miệt Dưới", dưới hơn cả Xứ Miệt Dưới Căng Gà Rù này! Quá gần với Cực Nam của trái đất yêu dấu, nên khung cảnh hiện ra dưới kia làm hai bác già ngơ ngẩn tưởng đâu mình lạc qua nước Thụy Sỹ trên kia.... Chập chùng đỉnh núi tiếp theo đỉnh núi, điểm xuyết là màu xanh của chút hồ và màu trắng của chút tuyết!

attachment.php


attachment.php
 
Last edited:
Te Anau, là 1 thị trấn nhỏ, rất nhỏ với dân cư vỏn vẹn có 3000 người. Tuy nhiên Te Anau lại nằm ngay trên tuyến đường đi Milford Sound và là nôi trung chuyển giữa Queenstown và Doubtful Sound. Te Anau còn là thị trấn có người ở, có tiện nghi cho khách du lịch trước khi vào vùng Fiord Land là vùng hầu như hẻo lánh - hẻo lánh vì không có internet, không có cây xăng, không có khu dân cư chứ không phải hẻo lánh là khu hoang phế!

attachment.php

Khác được ghé nghỉ chân, có thể vào Pop Inn uống ly cà phê hoặc xử dụng phòng vệ sinh miễn phí. Nơi đây chúng tôi nhận thấy cái hóm hỉnh của người chủ quán (thấy hầu như toàn người Nhật làm phục vụ nơi đây, không biết có phải họ là chủ không) : Pop Inn chứ không phải Pop In! Mà khách vẫn phải Pop In! Một cách chơi chữ rất hay...

attachment.php

Thị trấn nhỏ, nhưng nhìn thì thấy có trạm xăng (nếu tự lái xe đi Milford Sound, bạn nhớ thêm xăng nơi đây vì đây là trạm xăng cuối), có nhà thờ và dĩ nhiên, có cả nhà hàng Tàu.

attachment.php

Khách sạn thì nhiều, phần nhiều là lake view vì Te Anau nằm ngay bên bờ hồ Te Anau, tĩnh lặng nhưng cũng có nét duyên của nó. Hình như đặc điểm của các vùng thuộc rặng Alpes (Northern Alpes như Thụy Sỹ, Southern Alpes như New Zealand) là hồ, núi và đời sống con người kết nối chặc chẽ: Người vì nét duyên của hồ và núi mà tìm đến. Hồ và núi thêm duyên nhờ người điểm tô thêm, vun quén bồi đắp thêm!

attachment.php


attachment.php


attachment.php

Từ Te Anau trở đi, mới chính là cung đường đầy thích thú: Chúng tôi may mắn có người tài xế kiêm hướng dẫn viên gốc người Maori. Ông dẫn giải và thêm vào những huyền thoại Maori rất lý thú! Có thể tất cả tài xế lái buýt cung đường này đều được huấn luyện thuộc lòng những bài dẫn giải này. Nhưng nét riêng của Brownie (Tên ông là Paul Brown, ông hóm hỉnh bảo chúng tôi gọi ông là Brownie cho dễ nhớ...vì Brownie là tên gọi thân mật của Brown, brownie cũng là tên 1 món bánh ngọt chocolate màu nâu...nâu như màu da ông!!!! Cái hóm là ở chỗ đó!!!) là kể chuyện huyền thoại Maori, ông chêm vào những tràng đối thoại bằng tiếng Maori....nghe rất thích và rất...Maori!!

attachment.php
 
Last edited:
Từ TeAnau đến Milford Sound, Brownie ghé nhiều chỗ cho khách nghỉ chân và chụp ảnh. Khách có thể dạo quanh 1 khu rừng, cây lớn và rêu xanh như hình ảnh đã từng được ghi trong series phim Lord of The Ring

attachment.php


attachment.php




Nhưng kỳ thú, như lời Brownie đã nói : - Các bạn sẽ ngạc nhiên và thích thú với những gì các bạn nhìn thấy bên dưới kia"

Cái gì nghe, là tiếng ầm ầm như sấm động.

Cái gì thấy là hình ảnh khá lạ kỳ:

attachment.php

Nhìn gần hơn cái hình ảnh kỳ lạ kia:

P3260896-1.jpg

Nó làm chúng tôi nhớ lại bức tranh The Scream của họa sỹ người Na Uy Skrik

P3260899-1.jpg

Ra, tên The Chasm của khu này được đặt do nơi tiếng ầm ầm của nước, chì là 1 dòng nước nhỏ nhưng xoáy vào đá, lâu dần tạo thành những lỗ hổng kia, và chính lỗ hổng hình sọ người đó đã khuyếc âm tiếng nước... thành tên The Chasm (lỗ hổng)

Qua khỏi đườg hầm Homer, phong cảnh bắt đầu đổi khác: đèo nối tiếp đèo, trời cúi xuống bắt tay cùng núi. Đất và trời như giao thoa với nhau:

attachment.php

Là khi chúng tôi đã đặt chân đến Milford Sound, Piopiotahi như người Maori vẫn gọi

P3260905.jpg
 
P3260918.jpg

Chiếc tàu to lớn này sẽ là phương tiện đưa chúng tôi ngắm cảnh Milford Sound, từ lòng vịnh tiến thẳng ra cửa biển nơi tiếp giáp với biển Tasman; phía Bắc biển Tasman, thẳng tuốt bên trên là đảo Tasmania, hòn đảo hình trái táo của quê hương thứ hai của chúng tôi: nước Úc yêu dấu.

P3260967.jpg

Vịnh Hạ Long thường làm chúng tôi nhớ hồi nhỏ đi học, giờ thí nghiệm Vật Lý thường lén sớt trộm chút thủy ngân (còn dại nào biết thủy ngân là chất rất độc!) rồi đặt vào chiếc dĩa, dí ngón tay cho thủy ngân vụn tung tóe ra hàng chục hạt lớn nhỏ.... Còn Milford Sound lại làm chúng tôi liên tưởng đến chuyện cổ tích thời bé thơ, có anh chàng khổng lồ bước xoải những bước bàn chân to lớn của mình cố gắng chận đà xâm thực của biển cả vào đất liền. Như 1 chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh chiều thẳng đứng vậy!!! (thay vì dâng núi lên cao, thì chấn chân ngang ra ngăn nước)

P3260945.jpg


Nước trong vịnh màu xanh lục thạch, nhưng nước ngoài khơi thì lại xanh đen, và người hướng dẫn chuyên về ngành tự nhiên học trên tàu cho biết là nước rất sâu! Chứng minh: tàu tiến vào rất gần mỏm đá có thác Lady Bowen để khách xem, tàu lớn, nhưng chỉ cách mỏm đá độ vài chục mét! Thác đổ mạnh và mưa to nên phần lớn khách chỉ dám chụp hình qua khung kính cửa sổ tàu

P3260961.jpg

Đến cửa biển, tàu đập mạnh khi chạm vào đợt sóng đầu tiên của đại dương khiến nhiều người khách giật mình la hoảng! Chúng tôi thì đã có biết mùi này rồi hồi vài mươi năm trước nên nhìn nhau cười, lòng nhủ lòng sao mà nhớ!!!

P3260955.jpg

Mưa, thêm gió nên lạnh buốt. Nhà tàu mời mọi người vào trong khoang tàu, dùng phần trưa gồm sandwich, trái cây và bánh ngọt:

P3260920.jpg

Thêm vào ly súp nóng nấu mới xong thơm ngào ngạt, tất cả đều miễn phí trong mùa này:

P3260932.jpg

Nói theo nhà văn Lâm Ngữ Đường trong quyển Sống vui và đẹp thì:

"Trời gió lạnh đi du ngoạn tàu mà được ly súp nóng không phải trả thêm tiền, há chẳng thích lắm ru??"
 
Mùa thu và Arrowtown

Hôm mới đến Queenstown, khi làm thủ tục nhập cảnh chúng tôi có bị anh nhân viên di trú - anh này là nhân viên di trú mà không phài là người đã cho chúng tôi nhập cảnh vào NZ (không hiểu trường hợp của chúng tôi là trường hợp cá biệt hay là trường hợp chung của những công dân mang thông hành Úc mà sổ thông hành của chúng tôi không được đóng dấu nhập cảnh; giống y như trường hợp chúng tôi khi du lịch từ nước ngoài và trở lại Úc, cũng không có dấu xuất/nhập cảnh ra/vào nước nhà của mình), Chúng tôi đã được cho vào, mà anh này còn cầm sổ thông hành của chúng tôi săm soi rất lâu rồi đặt cho 1 lô 1 lốc các câu hỏi:

Hỏi: Tại sao quý vị đi Niu Dí Lần mà chỉ có mấy ngày?

Đáp: Tại Niu Dí Lần vốn là sân sau nhà chúng tôi (j/k! Trả lời tại 2 quốc gia quá gần nên chúng tôi chỉ cần vài ngày nghỉ dưỡng!

Hỏi: Làm gì để sống ở Úc?

Đáp: Làm công chức giữ Kăng Gà Rù cho chính phủ Úc (j/k! trả lời nghỉ hưu sau mấy chục năm đi cày rồi!

Hỏi: Qua đây tính đi đâu chơi?

Đáp: Chân trời góc biển, ngồi ngắm người cũng là cái thú du lịch rồi! (j/k, trả lời đi vòng vòng, thăm Milford Sound và Arrowtown.)

Hỏi: Đi Milford Sound mà có book chưa?

Đáp: Chưa! không biết xài internet làm sao book online bi giờ? (j/k, trả lời: còn tùy thời tiết chứ! qua đây rồi mua tour cũng đâu có muộn!)

Hỏi: Cho coi booking chổ ngủ!

Đáp (Sùng rồi à nha!): Nè coi đi! Ráng xài internet mua 4 đêm ở Novotel Lakeside trả tiền trước đàng hoàng rồi nè! (Cái này trả lời thiệt, không có j/k gì gì hết!)

Cười trả lại thông hành: Chúc quý vị có kỳ nghỉ dưỡng tốt lành tại Queenstown!

Excusez - moi! Bộ quý vị tưởng chúng tôi qua Niu Dí Lần để tìm việc sao chứ? Nếu mà dân Úc thòi lòi lặn lội xuống tuốt dưới này để tìm việc thì xin lỗi! mới hôm qua đây trên truyền thông xứ Úc có đưa tin 60.000 công việc của người Úc đã bị dân Kiwi sang đây dành làm!

Cáu nên kể lể chua cay thế, nhưng thật ra nếu bạn Phượt mình hỏi hai bác qua QT làm chi mà đi ngắn ngày thế thì câu trả lởi của chúng tôi là:

Autumn-in-Arrowtown.jpg

(Nguồn: internet)

Coi, vốn lỡ mang lá số "Thân cư di" lẽ nào nhìn thấy hình ảnh như thế này mà lại không thèm bay ngay xuống dưới? Nhưng mà, các bạn có nhớ câu than thở mở đầu của chúng tôi không?

"Do vậy, mà khi muốn đi xem lá vàng lá đỏ ở Niu Dí Lần; hai bác già đã bị tổ trác: Cứ theo "Xứ Miệt Dưới" mà hai bác già sống lâu nay, thì cuối tháng 5 lá trên cành còn chưa hết màu xanh chen lẫn với màu vàng của thu! Có hay đâu là còn một "Xứ Miệt Dưới", dưới hơn cả Xứ Miệt Dưới Căng Gà Rù này"

Vì nằm dưới, gần cực Nam hơn nên mùa thu của NZ cũng sớm hơn! Cho nên khi chúng tôi tìm đến nơi thì cành cây như thế này:

P3271018.jpg

Còn mùa thu của chúng tôi thì nẳm hết bên dưới gốc

P3271019.jpg
 
Last edited:
P3270980.jpg

Buổi sáng Chủ Nhật, thức giấc nhìn ra ngoài: trời xám xịt, mưa giăng giăng! Trời này đất này thì biết đi đâu bây giờ trong cái rét đầu đông miệt dưới này??? Mưa thì đi chơi bằng bus chắc là khỏe thân hơn, cho nên dự tính lấy tour The double decker bus thăm thú vùng Arrowtown.

http://www.arrowtownbus.co.nz/

Nào dè đọc kỹ thì bus này chỉ có chuyến 9 giờ 30 sáng, mà hôm nay là Chủ nhật thêm là ngày lễ trọng và nhà thờ St Joseph gần Novotel chỉ có 1 lễ là vào 9 giờ sáng! Đi lễ thì không thể nào đi tour kịp!!!. Con chiên ngoan như chúng tôi lẽ nào ham chơi mà bỏ lễ??? A lê! mặc áo đeo găng, chúng tôi gương dù leo dốc tìm đến nhà thờ St Joseph.

P3270985.jpg

Nhà thờ nhỏ, trong cái lạnh ẩm ướt se sắt ngoài trời, không khí bên trong nhà thờ ấm áp hẳn lên. Lễ tan, cha xứ đứng ngoài cửa chào bổn đạo, chúng tôi chia sẻ vài lời cùng cha xứ và nhận được lời chúc vui từ ông. Trong những chuyến du lịch, những ấm áp chúng tôi nhận được từ người địa phương rất nhiều, và những ấm áp do tình người mang đến đó rất đáng quý trọng trong mọi thời, mọi lúc.

P3270987.jpg

Nhìn xuống hồ Wakatipu, Queenstown mờ mịt trong mưa! Trời ạ, chẳng lẽ về phòng khách sạn nhìn mưa? thôi thì lỡ, cho lỡ luôn!!!Tìm đến thương xá O'Connell lấy bus đi Arrowtown vậy!!!

P3270982.jpg

http://connectabus.com/timetables/Route-10-Arrowtown
 
Last edited:
Cháu rất thích cách bác kể chuyện. Nhờ bác mà tụi cháu ở quê nhà được đi du lịch miễn phí. Chúc 2 bác luôn mạnh khỏe để còn đi được nhiều nơi, vui vầy bên con cháu. Ước chi về già vợ chồng cháu cũng được như bác. Sang năm khoảng tháng 3 tháng 4 tụi cháu chắc cũng sẽ có dịp đi Sydney. Để gần gần tới ngày cháu xin hỏi bác một số thông tin về Sydney nha bác. Cảm ơn bác và đang mong chờ bác kể tiếp. Mà xin bác cho 1 tấm hình có 2 bác với. Để tụi cháu được chiêm ngưỡng 2 bác Bọ đáng yêu của nhà Phượt với.
 
@Dungbuocgiangho: Cám ơn cháu đồng hành cùng chúng tôi. Về việc thăm Sydney, cô Loan Châu chắc có nhiều thông tin hơn chúng tôi; chúng tôi (Lão Bọ) bị mù màu nên ít lái xe, Bà Bọ thì đàn bà nên ít lái đi xa. Do đó thông tin sẽ kém cô Loan Châu là bạn trẻ, tự lái đi nhiều hơn chúng tôi :). Về hình, chúng tôi tìm mãi mà không có tấm nào coi được, nên chắc cháu cảm phiền. Dù sao chúng tôi nghĩ "Độc kỳ văn, bất kiến kỳ hình" hay hơn nhiều chứ cháu :)
 
Arrowtown là 1 thị trấn nhỏ, rất nhỏ nằm cách Queenwtown 22 cây số, dân cư vỏn vẹn có 2400 người! Trước, vùng này là nơi tìm thấy vàng trên dòng sông Arrow giống như vùng Ballarat của nước Úc. Dĩ nhiên, tin tìm thấy vàng trong dòng sông đã cuốn hút dân tìm vàng tứ xứ đổ đến Arrowtown và trong số dân tứ xứ này, không thể thiếu người Tàu!

Vàng, ngày nay không còn sót lãi phân nào trong sông Arrow nữa (may ra còn vài vụn cát vàng!) và dân tìm vàng cũng đã trôi nổi đến những vùng đất cơ hội khác từ lâu, lâu lắm rồi. Và trôi theo bước chân họ, vùng Arrowtown bị bỏ lại là 1 vùng hoang phế (cùng với vùng đất bên cạnh là Macetown); tuy nhiên gần đây vùng Arrowtown đã hồi sinh nhờ vào làn sóng khách du lịch và trở thành thị trấn phụ cận Queenstown được khách du lịch dành nhiều thích thú. Vùng Macetown ngược lại, không có cái duyên dáng của Arrowntown nên hoàn toàn là 1 thị trấn bỏ hoang - môt kiểu thị trấn ma....

Người Tàu, công bình mà nói cách ăn ở của họ có bề luộm thuộm, như cái hang nhỏ bân thấy đâu (tôi chụp từ xa vì mưa không thể lội bùn xuống gần đó được) nhưng tính chất của họ thì cần cù, chịu thương chịu khó làm những công việc mà người khác chê...và từ đó họ tích tụ lại thành tài sản của họ. Khi vùng này không còn gì để bám vào mà sống, họ cũng theo chân những người tìm vàng kia và dấu tích họ để lại ngày nay là 1 điểm trong những điểm di tích của thời tìm vàng cho du khách đến Arrowntown tìm xem

P3271011.jpg

Arrowtown, chính nó chỉ là 1 thị trấn có 1 con đường chính

P3271001.jpg

Nhưng những cửa tiệm trên con đường này (Những cửa tiệm đã thành những nam châm hút "vàng" từ túi tiền du khách. Vâng, trên con đường này toàn là những gian hàng phục vụ cho du khách) tuy nhỏ nhưng có nét của 1 thành phố hoang dã như thời Viễn Đông của dân Mỹ, hoặc có môt chút gì đó ảnh hưởng của mẫu quốc Anh nên nó duyên dáng lạ...

P3271002.jpg


P3270998.jpg


P3271007.jpg
 
Như đã nói bên trên, điều khiến thúc đẩy bước chân chúng tôi trôi đến Queenstown là hình ảnh đỏ thắm mùa thu của thị trấn Arrowtown. Chỉ vì 1 chút đãng trí vụng tính mà đi sau thời gian non tháng! Nhìn xem, triền núi nhìn từ Arrowtown vẫn còn ánh vàng như thế này:

P3271006.jpg

Thì bạn tính ngay giữa thu, khoảng tầm cuối tháng 4 đầu tháng 5 ánh vàng đó còn rực rỡ đến thế nào? Nhất là con đường Buckingham mà chúng tôi đã post bên trên giờ post lại nơi đây

Autumn-in-Arrowtown.jpg

Đường Buckingham, như bạn thấy cách đặt tên như để tỏ lòng hoài vọng cố quốc Anh của người di dân thuở đó, như cái bốt điện thoại công cộng đặt đầu đường này:

P3270994.jpg



Có sách gọi con đường Buckingham này là Trees Avenue: nếu bạn có dịp đến đây vào đúng dịp lá vàng, sẽ thấy đẹp biết bao khi nhìn hai hàng cây giao lá và trải dưới chân, trong lòng con đường là 1 màu vàng rực. Còn chúng tôi vì vụng tính nên hai hàng cây trụi lủi ủ ê:

P3270992.jpg

P3270995.jpg
 
Arrowtown còn có 1 di tích liên quan đến người Công Giáo Úc, đó là nhà thờ Thánh Patrick và căn chòi của nữ tu Mary MacKillop hồi còn sinh thời đã từng phụng vụ giáo dục con trẻ cùng trong thời kỳ tìm vàng ở Arrowtown. Nhà thờ St Patrick, tuy là nhà thờ Công Giáo nhưng không hiểu tại sao trên khung kính tiền diện có hình ngôi sao David là biểu tượng của người Do Thái

P3271021.jpg

Nữ tu Mary MacKillop là người Úc và là vị Thánh đầu tiên của cộng đồng Công Giáo Úc. Nước Úc, vốn được xây dựng và bồi đắp bởi người Anh nên Anh Giáo được coi trọng hơn là Công Giáo nên chưa từng có được 1 vị thánh; không lạ gì dân chúng Úc (kể cả người Úc không theo Công Giáo) vui mừng hân hoan đến thế nào khi hay tin Bà được phong thánh. Suốt cuộc đời Thánh MaryMacKillop phụng vụ cho người nghèo đặc biệt là vấn đề giáo dục cho trẻ em nghèo; ngày nay các trường Công Giáo Úc đều coi Bà là thánh bổn mạng của ngành Giáo Dục.

Căn lều của Thánh MaryMaxKillop - Gọi là căn lều chứ thật ra đây là căn nhà nhỏ nhưng xây bằng đá được trang trí so8 sài, d8u1ng theo tinh thần nghèo khó của người nữ tu và có đặt tượng Thánh MaryMacKillop bằng sáp, chúng tôi thì đặc biệt dị ứng với cách dùng tượng sáp để miêu tả lại cách sống của người xưa (bên Paris chúng tôi không vào xem bảo tàng Conciergerie cũng vì mấy cái tượng sáp của hoàng hậu Marie Antoinette!) nên chỉ chụp bên ngoài và bên trong là chiếc dương cầm mà thôi!

P3271023.jpg


P3271022.jpg


P3271024.jpg


P3271025.jpg

Đón bus trở về lại Queenstown, nhìn thấy chiếc bus The Double Decker đậu ở bến xe, hỏi ra thì hôm nay mưa vắng khách nên xe nghỉ! Đúng là người tính không qua trời tính!!!

P3271030.jpg

Chút thông tin cho bạn, trong trường hợp bạn muốn thăm Arrowtown:

http://www.arrowtown.com/
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,589
Bài viết
1,153,852
Members
190,138
Latest member
NgoDieu
Back
Top