What's new

Sáu ngày lang thang 5 tỉnh Miền Tây! Thông tin chính xác từ người Hà nội.

Re: Sáu ngày lang thang 5 tỉnh Miền Tây! Thông tin chính xác từ người Hà nội.

Xin cảm ơn bạn vì những thông tin hết sức bổ ích cho người xem. Mình là dân miền Tây đã từng đến đó, nhưng có lẽ cảm xúc và suy nghĩ của mình không được như bạn. Cuộc đời của một con người nổi tiếng với danh xưng công tử Bạc Liêu, nhưng hiện nay nơi an nghỉ của ông thì thiếu người chăm sóc, hoang tàn ( mình chỉ nghe thông tin sau lần đến Bạc Liêu - Không biết có là chính xác không ? ). Đúng là đời cha ăn mặn thì đời con khát nước.

Cảm ơn bạn đã ghé thăm và chia sẻ cảm xúc cùng tôi! Rất tiếc chỉ chụp ảnh bằng Ipad nên không có ảnh minh họa mà toàn phải diễn tả cảm xúc bằng văn xuôi, vậy mà các bạn vẫn dành thời gian và cả sự kiên nhẫn để đọc hết. Tôi cảm động quá!
 
Re: Sáu ngày lang thang 5 tỉnh Miền Tây! Thông tin chính xác từ người Hà nội.

Tôi tính toán, đi xe ôm hay taxi thì giá chắc cũng bằng nhau, nhưng mấy ngày vừa rồi toàn ngồi hết tàu cao tốc đên oto nên chúng tôi muốn đi xe ôm cho thoáng, có thể dừng nghỉ theo ý và có thể đến những chỗ mà taxi không thể vào được, hoặc các chú lái xe trẻ không phải người địa phương không thể biết những điều về cuộc sống thường ngày mà chúng tôi muốn tìm hiểu qua chuyến đi này.
May là tất cả những điểm định tham quan đều cùng một tuyến. Đầu tiên chúng tôi định ghé thăm vườn chim Bạc liêu, trên đường rẽ vào gần tới nơi tôi chợt nhớ ra rằng đến sân chim nên đến buổi chiều thì mới thấy hết được các hoạt động của muôn loài chim. Đó là lúc những con chim kiếm ăn ban ngày quay về tổ và cũng là lúc bọn ăn đêm chuẩn bị lên đường, mọi hoạt động của chúng sẽ rất sôi nổi và đặc trưng chứ vào 9h sáng này chắc chỉ còn chim non nằm trong ổ, thôi đành để dịp khác vậy!
Chúng tôi đi chùa Xiêm cán. Đây là một ngôi chùa Khome lớn gần như nhất vùng, cách trung tâm Bạc liêu chừng 12km. Vừa đi vừa trò chuyện tôi mới vỡ lẽ một điều rằng không có khu vườn nhãn cổ nào cả mà trên đường chúng ta đi chùa Xiêm cán, dọc hai bên đường đều là những vườn nhãn cổ thuộc về các gia đình, chủ yếu là người Tiều ( gốc Hoa???). Khi đọc trên diễn đàn tôi thường nghĩ rằng đó là một khu vườn riêng biệt, rộng lớn và dưới các gốc nhãn cổ thụ là các hàng quán bán hàng ăn uống, hay lưu niệm cho du khách, hoặc giả là nó nằm sát mép biển, nơi ta có thể mắc võng nghỉ ngơi và thưởng thức hải sản, đắm mình trong gió biển mặn mòi và trong cái cảm giác tuyệt vời đó ta có thể phóng tầm mắt ra xa ngắm nhìn những đồng muối trắng tinh phơi mình trong nắng gắt…
Tuy vậy, ta có thể thấy những cây nhãn hàng trăm năm với thân hình vặn vẹo, xù xì tỏa bóng rợp trong các khu vườn suốt dọc đường đi. Đường khá đẹp, tráng nhựa phẳng lỳ và khá mát mẻ, những ngôi nhà xinh xắn với các hàng rào cây xanh trổ hoa rực rỡ rất vui mắt, tạo cho người đi một cảm giác thật yên ả. Rất ít xe máy, oto dường như không có, lâu lắm tôi mới được đi trên con đường bình yên đến vậy.
Đã đến chùa Xiêm cán. Chùa mới được trùng tu, với các tòa tháp mới xây thếp vàng rực rỡ, nhưng ngôi chùa cổ thì vẫn giữ nguyên được vẻ thâm u trầm mặc vốn có. Chúng tôi đến thăm không đúng ngày lễ hội nên rất vắng vẻ, yên tĩnh… Chùa Khome hay các chùa tôi được tham quan khi đi Mianma đều rất ít ban thờ, rất ít tượng, gần như chỉ có một ban chính, chứ không nhiều tượng, nhiều ban thờ như chùa ở Việt nam…Đi vòng quanh chùa chụp ảnh tôi thấy có một lớp học mà thày giáo là một Ông Lục và các học trò là những chú thiếu niên cởi trần quàng chéo tấm khăn vàng. Hình như đang giờ học về toán, vì tuy thày giảng bằng tiếng Khome tôi vẫn nghe lõm bõm vài từ: decimet, centimet…nên tôi đoán vậy…
Khuôn viên chùa rộng, có một ngôi nhà trưng bày các hiện vật của người Khome được làm hoàn toàn bằng gỗ, các cầu thang, sàn nhà, rui, mè đều có vẻ cổ, đã ngả màu và khi bước lên thấy rung rinh, cọt kẹt… Chúng tôi ngồi nghỉ một chút, tận hưởng cảm giác thanh thản chỉ có nơi chùa chiền thanh vắng mới có, cảm giác này bây giờ cũng khó tìm và có thể là không thể có nếu bạn đi những chùa lớn như chùa Hương hay chùa Bái đính ngày lễ hội! Ồn ào quá! Xô bồ quá! Dung tục quá! Đó là cảm giác tôi nhận được qua rất nhiều lần đi lễ chùa của tôi. Vì vậy khi đến nơi đây tôi đã tìm thấy cảm giác thanh thản như ngày thơ bé, khi Cha, Mẹ tôi dắt chị em tôi lên chùa Quán sứ nghe giảng kinh mỗi sáng Chủ nhật cách đây khoảng 55 năm về trước! Bao giờ cho đến ngày xưa!
Dù không muốn chúng tôi vẫn phải rời ngôi chùa yên tĩnh này để di chuyển đến một nơi ồn ào hơn đó là biển Nhà Mát. Bác xe ôm cho biết, đối với người Khome, uy tín của các Ông Lục là rất lớn, họ như là một người cai quản về mặt tinh thần cho người Khome, có thể họ còn có uy tín hơn cả những người có chức có quyền ở địa phương…
Trên đường đi, qua một vài nhà bán bánh xèo nổi tiếng, nhất là nhà A Mật, nhưng vì mới ăn sáng xong còn khá no nên chúng tôi đành bỏ qua cơ hội nếm món bánh xèo được truyền tụng trên diễn đàn.
Ghé mua 1kg nhãn của một nhà dân trên đường đi, nhãn quả nhỏ nhưng khá ngọt, 25k/kg, có nhãn tiêu, hạt bé cùi dày nhưng đã được hái khá lâu, bị quá nước nên tôi không mua mà mua loại nhãn thường để nếm. Trên đường trở ra, trong khu vườn nhãn có một cây xoài cổ 300 năm, gốc khoảng 3-4 người ôm không xuể, dưới gốc cây có bát hương và ban thờ nhỏ… Theo dân gian thì những cây cổ thụ đều có linh thần nên người dân thờ cúng. Tôi cũng vái lạy cho đúng phép vì mình đi đường xa, không nên khinh suất, vả lại, có mất gì đâu cho một nghi lễ…. Bao quanh gốc cây là rất nhiều ngôi mộ của người Tiều được xây cất cẩn thận, đây là khu vực có rất nhiều người Tiều sinh sống, họ là một trong những nhánh người Hoa gốc nhà Minh đã bỏ quê hương sang đây để lánh nhà Minh và sinh cơ lập nghiệp tại đây, chủ yếu là trồng nhãn. Điều này tôi được biết khi đọc tiểu thuyết Công tử Bạc liêu…
Trên đường đi chùa Xiêm cán và trở ra có rất nhiều hàng bánh xèo, hai anh xe ôm nói bánh xèo hàng A Mật là ngon nhất, tôi định ghé vào ăn cho biết mùi thì ông chồng không đồng ý vì mới ăn sáng xong vẫn còn no nguyên…. Tiếc quá!!! Già rồi nó khổ thế đấy, no quá cũng không chịu được, như thanh niên thấy sướng ăn cái gì cũng ngon, ăn lúc nào cũng ok!!!
Xe chở chúng tôi ra lễ Phật bà Nam Hải ở khu vực biển Nhà Mát. Tượng Phật bà rất lớn, hướng mặt ra biển, dáng vẻ hiền từ với một nét mặt từ bi mang lại cho mọi người một cảm giác yên bình, chở che….khiến cho tâm ta như tĩnh lặng, hướng thiện hơn khi đứng dưới bóng Bà!
Khu vực tâm linh này được quản lý khá tốt, phía ngoài cổng được bảo vệ không cho hàng rong vào trong bán hàng nên khá trật tự. Tôi được biết nếu vào những ngày lễ thì khu vực này rất đông người đến lễ bái và thường xảy ra kẹt xe, nhưng hôm chúng tôi đi thì không, mọi việc đều ổn thỏa.
Rời khu vực tâm linh chúng tôi đi ra khu biển Nhà Mát. Biển ở đây là cửa sông nên toàn là bùn và bị chắn tầm nhìn bởi hàng cây chắn sóng. Ở đây có khu vực biển nhân tạo với hồ bơi, các khu vui chơi dành cho trẻ em… Thất vọng vì không được ngắm biển chúng tôi tìm quán ăn hải sản. Giữa trưa nắng như đổ lửa chúng tôi tìm đến một dãy quán mái lợp tôn có những quầy bán hải sản. Thôi thì đủ cả: tôm, cua, ốc, ghẹ, mực, bề bề…Nghêu sò nữa chứ. Đã ra đến đây mà không ăn cũng phí, chúng tôi vào một quán ở gần cuối chợ mua mấy con ghẹ. Không có ghẹ bơi chỉ có ghẹ đã chết nhưng còn tươi, chủ quán quảng cáo, hàng em tươi lắm các anh chị cứ hỏi khách đang ăn xem ạ! Tôi hỏi một gia đình đang ngồi ăn thì được biết ghẹ chắc, tươi…thế là tôi gọi hai con ghẹ một thịt, một gạch ăn xem sao. Chủ quán tự chọn và đưa cho một người đàn bà khác luộc và dọn cho chúng tôi hai đĩa muối ớt… Ăn xong thấy ngon và chắc tôi lại bảo chọn hai con nữa. Tổng cộng mất hai trăm ngàn cho 4 con ghẹ khá ngon. Trời nắng chang chang, trên đầu mái tôn nóng hừng hực, hàng quán sơ sài không có quạt…Thật sự là đói và muốn ăn hải sản mà phải ngồi thế này chứ mồ hôi cứ rịn ra khiến người nóng muốn phát điên. Rồi bữa ăn cũng kết thúc với cái nóng lử người, chúng tôi trở về khách sạn, tạm biệt xứ Công tử Bạc liêu với bao nuối tiếc…Đến Sóc trăng, thành phố nhỏ với rất nhiều ngôi chùa Khome nổi tiếng.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
37,451
Bài viết
1,147,418
Members
193,519
Latest member
001085002914
Back
Top